Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tín hiệu stress phát ra từ bộ phận cơ thể pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.81 KB, 4 trang )

Tín hiệu stress phát ra từ bộ phận
cơ thể
Có một điều thú vị là khi cơ thể bị stress, nó phát ra những tín hiệu
qua các bộ phận của cơ thể.
Stress là một trạng thái có thể xảy ra bất cứ khi nào trong cuộc
sống của bạn. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn stress nhưng điều
quan trọng là không ít người không hề nhận ra mình đang bị stress.
Điều này rất nguy hiểm vì nếu không biết mình đang stress thì bạn
sẽ càng khó kiểm soát sức khỏe của mình.
Dưới đây là những biểu hiện bên ngoài của một người đang trong
tình trạng stress.
- Tóc: Rụng tóc hoặc tóc chuyển sang màu xám là những dấu hiệu
chứng tỏ tâm trạng của bạn đang không được thoải mái. Càng thấy
tóc rụng bạn càng lo lắng, điều này làm cho tình trạng căng thẳng
tồi tệ hơn. Vậy nên, hãy thư giãn để được thoải mái nhất có thể.
- Não: Khi stress, não của bạn bị kích thích, hậu quả là bạn có
cảm giác nhức đầu, liên tục mất ngủ, gặp ác mộng, lo âu Bạn
cũng có thể cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, khó tập trung, suy nghĩ
không mạch lạc
- Miệng: Đôi khi tình trạng loét miệng lại không liên quan đến
những gì bạn ăn, bạn đã biết điều này chưa? Đó rất có thể là do
tình trạng căng thẳng gây ra. Căng thẳng còn có thể gây ra các
triệu chứng khác ở miệng như: nghiến răng, nói lắp, khô miệng,
khó nuốt.


- Đau nhức cơ bắp: Đau, co thắt cơ bắp; co giật; suy nhược cơ
thể là những biểu hiện ít gặp khi bị stress. Tuy nhiên, nếu không
được khắc phục kịp thời, nó sẽ làm cho cơ bắp cả bạn yếu dần đi
và dễ bị chấn thương. Duy trì một thói quen tập thể dục tốt và bổ
sung dinh dưỡng đầy đủ là cách tốt nhất để chống đau nhức và co


thắt cơ bắp, nhất là khi bạn bị stress.
- Tim và phổi: Stress có liên quan đến bệnh tim mạch và cao
huyết áp, ví dụ như khi stress bạn có biểu hiện đau ngực và hồi
hộp. Căng thẳng còn có thể khiến bạn khó thở, liên tục thở dài.
Thực hành các bài tập hít thở sâu để chống lại các tác động của
căng thẳng đến tim và phổi là cách tốt nhất bạn nên làm.
- Đường tiêu hóa: Đừng nghĩ căng thẳng không liên quan đến
đường tiêu hóa, mà ngược lại, có liên quan rất chặt chẽ. Tình trạng
căng thẳng dễ gây ra kích thích ở các bộ phận tiêu hóa, dẫn đến
kích thích đại tràng, loét Một số bệnh tiêu hóa như táo bón và
tiêu chảy cũng là những phản ứng khá phổ biến khi bị stress.
- Sinh lý: Phụ nữ dễ bị rối loạn kinh nguyệt và nhiễm trùng âm
đạo tái phát, trong khi đó bất lực và xuất tinh sớm là các vấn đề
thường gặp ở nam giới. Tất cả những vấn đề trên đều liên quan đến
tình trạng căng thẳng, stress.
Ngoài ra, stress còn là nguyên nhân góp phần dẫn đến hội chứng
buồng trứng đa nang, các rối loạn liên quan đến sự mất cân bằng
nội tiết tố ở người phụ nữ. Tình trạng này về lâu dài, các vấn đề
như vậy có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của bạn.
- Da: Mặc dù ít được biết đến nhưng căng thẳng cũng có thể dẫn
đến các bệnh liên quan đến da như eczema và bệnh vẩy nến. Bên
cạnh đó, ra mồ hôi, phát ban, ngứa và nhiễm trùng cũng liên quan
đến mức độ gia tăng của sự lo âu.
Bạn càng chia sẻ lo lắng và căng thẳng với những người khác,
nguy cơ bị bệnh của bạn càng giảm. Vì vậy, đừng cố giữ những lo
lắng trong lòng mà thay vào đó hãy tạo cho mình lối sống vui vẻ.

×