Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.08 KB, 119 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<i><b> Ngời hớng dẫn khoa học:</b></i>
<b>gs. ts. đỗ thị kim liên</b>
Để thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, chúngtôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, tỉ mỉ của GS. TS. Đỗ ThịKim Liên cùng sự động viên, tạo điều kiện của gia đình và sự giúp đỡ củađồng nghiệp.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đặc biệt sâu sắc tới cô giáo Đỗ Thị Kim Liên - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi, cùng các thầy côgiáo, các bạn bè, đồng nghiệp, học sinh và gia đình đã động viên tơi hồnthành luận văn.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên khơng thể tránh khỏi những thiếusót, bản thân tơi ln mong muốn nhận được sự hướng dẫn, góp ý chân thànhcủa các thầy cô giáo, bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn.
<i>Vinh, tháng 12 năm 2011</i>
Tác giả
Nguyễn Thị Hương
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỞ ĐẦU...1</b>
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Lịch sử vấn đề...2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu...5
4. Phương pháp nghiên cứu...5
5. Cái mới của đề tài...6
6. Cấu trúc luận văn...6
<b>Chương 1. <small>GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI</small></b>...7
1.2.1. Tổng quan về lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người...21
1.2.2. Tổng quan về lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trongtục ngữ...25
1.3. Tiểu kết chương 1...28
<b>Chương 2.<small>ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC PHÁT NGƠN TỤCNGỮ CĨ TỪ CHỈ BỘ PHẬN BÊN NGOÀI CƠ THỂ</small></b>...29
2.1. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ và trong sử dụng...29
2.1.1. Phân biệt khái niệm ngữ nghĩa, nghĩa, ý nghĩa...29
2.1.2. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ...30
2.1.3. Ngữ nghĩa trong tục ngữ Việt Nam...31
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">2.2. Các nhóm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ bộ
phận bên ngoài cơ thể người...35
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">ngữ có từ chỉ bộ phận bên ngồi cơ thể người...35
2.2.2. Phân tích và mơ tả các nhóm ngữ nghĩa của các phát ngơn tụcngữ có từ chỉ bộ phận bên ngoài cơ thể người...43
2.3. Tiểu kết chương 2...70
<b>Chương 3.<small>ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC PHÁT NGƠN TỤCNGỮ CĨ TỪ CHỈ BỘ PHẬN BÊN TRONG CƠ THỂ NGƯỜI</small></b>...72
3.1. Nghĩa biểu trưng của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ bộ phậnbên trong cơ thể người...72
3.1.1. Thống kê định lượng và nhận xét khái quát...72
3.1.2. Phân tích và mơ tả nghĩa biểu trưng của các phát ngơn tục ngữcó chứa từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể người...73
3.2. Một số đặc trưng văn hóa của người Việt qua bộ phận tục ngữcó từ chỉ bộ phận cơ thể người...84
3.2.1. Mối quan hệ giữa tục ngữ và văn hóa...84
3.2.2. Một số đặc trưng văn hóa Việt qua bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộphận cơ thể người...88
3.3. Tiểu kết chương 3...106
<b>KẾT LUẬN...108</b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...110</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>1. Lý do chọn đề tài</b>
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ là một thể loạira đời từ rất sớm và được xem là những viên ngọc quý giá. Tục ngữ phản ánhlời ăn tiếng nói cũng như lối suy nghĩ của dân tộc Việt về các vấn đề của cuộcsống, đồng thời cũng tiêu biểu cho lời ăn tiếng nói của dân tộc. Đã là ngườiViệt chắc hẳn ai cũng thuộc và vận dụng ít nhất một vài câu tục ngữ tronggiao tiếp của mình để vừa diễn đạt một vấn đề nào đó một cách vừa hàm súcvừa giàu hình ảnh, gợi sự liên tưởng. Vì vậy, hiện nay tục ngữ vẫn tiếp tụcđược sử dụng, khai thác, bổ sung và được đi sâu nghiên cứu trên nhiều bìnhdiện khác nhau, trong đó có bình diện ngữ nghĩa.
1.2. Trong kho tàng tục ngữ Việt, từ chỉ bộ phận cơ thể người chiếmmột số lượng khá lớn. Hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể người có từ rất lâu đời,từ khi con người tự nhận thức được về chính bản thân mình. Sau đó, conngười lại lấy mình làm thước đo vũ trụ thơng qua các bộ phận chỉ các giácquan cơ thể mình để nhận thức và lí giải hiện thực xung quanh. Những nhậnthức đó được ghi lại trong tục ngữ. Người Việt Nam, do nền sản xuất lúanước, đặc trưng văn hóa, rất chuộng cách vận dụng tục ngữ trong lời nói. Ởhầu hết các lĩnh vực nhận thức trong tục ngữ, từ chỉ bộ phận cơ thể người đềucó mặt. Và trong bất kỳ cuốn sách nào sưu tập tục ngữ thì bộ phận tục ngữ cótừ chỉ bộ phận cơ thể người cũng chiếm một số lượng rất lớn. Vì thế việcnghiên cứu ngữ nghĩa các phát ngôn tục ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngườilà một việc làm hết sức cần thiết.
1.3. Trong chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, tụcngữ đang được đưa vào giảng dạy ở các cấp học. Việc tìm hiểu bộ phận tụcngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người sẽ góp phần củng cố kiến thức về tục ngữ
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">cho giáo viên phổ thông, giúp cho việc giảng dạy phần tục ngữ được sâu sắc,vững vàng và đạt được hiệu quả cao nhất.
<i><b>Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đặc điểm ngữ nghĩa của</b></i>
<i><b>các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tụcngười Việt” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.</b></i>
<b>2. Lịch sử vấn đề</b>
Là một trong những di sản quý báu của ngôn ngữ dân tộc, tục ngữ đãthu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, xã hội nhânvăn. Cho đến nay, số lượng công trình, bài viết nghiên cứu về tục ngữ là rấtlớn. Dưới đây, chúng tôi xin điểm lại một số công trình nghiên cứu tục ngữ cóliên quan đến đề tài luận văn này.
Từ trước đến nay các nhà nghiên cứu văn học đã đề cập nhiều đến việcxác định đúng khái niệm tục ngữ bằng việc phân biệt tục ngữ với thành ngữ,tục ngữ với ca dao.
Tác giả Dương Quảng Hàm là người đầu tiên phân biệt tục ngữ với
<i>thành ngữ (1945): “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc</i>
<i>khuyên răn hoặc chỉ bảo một điều gì. Cịn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn đểta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì cho nó màu mè” [26, tr.15].</i>
Tiếp sau đó nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng tán thành ý kiến trên
<i>và đưa ra phân biệt rõ ràng khi ông nhấn mạnh thêm: “Tục ngữ là một câu tự</i>
<i>nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một ln lý, mộtcơng lý có khi là sự phê phán”, cịn thành ngữ là “một phần câu sẵn có, nó làmột bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng nó khơng diễn đạtmột ý trọn vẹn” [47, tr.31].</i>
Các tác giả trên khi đưa ra định nghĩa về tục ngữ hay phân biệt tục ngữvới thành ngữ, tục ngữ với ca dao đều lấy tiêu chí nội dung làm cơ sở mà xem
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">tiêu chí hình thức chỉ là yếu tố phụ. Ngược lại, các nhà ngôn ngữ học lại rấtquan tâm đến tục ngữ trên cả hai phương diện hình thức và nội dung.
<i>Trong cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”(1978) Nguyễn Văn Tuđã khẳng định “Trong tiếng Việt, những tục ngữ, những phương ngơn và</i>
<i>ngạn ngữ có liên quan đến thành ngữ và quán ngữ. Chúng không phải là đốitượng của từ vựng học mà là đối tượng của văn học dân gian, nhưng vì chúnglà đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ học được dùng đi dùng lại để trao đổi tưtưởng cho nên chúng dính dáng đến vấn đề cụm từ cố định. Thực ra chúng lànhững câu hồn chỉnh chỉ một nội dung đầy đủ khơng cần những thành phầncú pháp nào cả” [60, tr.87].</i>
<i>Có thể coi cuốn Tục ngữ Việt nam cấu trúc và thi pháp (1997) của</i>
Nguyễn Thái Hòa là cuốn chuyên luận khảo sát về tục ngữ một cách công phu
<i>nhất dưới góc nhìn ngơn ngữ học. Trong phần Cấu trúc tác giả đã tìm hiểu</i>
các vấn đề: Tính cố định của tục ngữ, mơ hình tổng qt của tục ngữ, phânloại các khn hình cơ bản của tục ngữ, những câu tục ngữ phức hợp. Trong
<i>phần Thi pháp có các nội dung: Tục ngữ - một tổng thể thi ca nhỏ nhất; Tục</i>
ngữ - một danh mục các lẽ thường; sự vận dụng tục ngữ.
<i>Năm 2001, trong cuốn “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt nam”, tác giả</i>
Phan Thị Đào đã trình bày về các vấn đề: kết cấu của tục ngữ; vần và nhịptrong tục ngữ; cách tạo nghĩa trong tục ngữ.
<i>Cơng trình “Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng</i>
<i>học” (2006) của tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu tục</i>
ngữ và nhận diện tục ngữ, ngữ nghĩa của các lớp từ trong tục ngữ; Các quanhệ ngữ nghĩa trong tục ngữ, một số trường ngữ nghĩa phản ánh đặc trưng vănhóa Việt trong tục ngữ; Vấn đề dạy tục ngữ trong nhà trường. Đây là cơngtrình đi sâu nghiên cứu tục ngữ dưới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng đã cónhững đóng góp mới mẻ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Ngoài những chuyên luận nghiên cứu về tục ngữ trên, cịn có một số
<i>bài viết về tục ngữ đáng chú ý như: “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”(1972) của Nguyễn Văn Mệnh, Tạp chí Ngơn ngữ số 3; “Góp ý kiến về phân</i>
<i>biệt thành ngữ với tục ngữ” (1973) Của Cù Đình Tú, Tạp chí Ngơn ngữ, số 1;</i>
<i>“Dấu ấn văn hóa trong tục ngữ” của tác giả Nguyễn Q Thành, Tạp chí Văn</i>
<i>hóa dân gian (số 4, 1998); “Tìm hiểu văn hóa ứng xử của người Việt qua tụcngữ” của tác giả Nguyễn Văn Thông, Tạp chí Văn hóa dân gian (2000);</i>
<i>“Tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học” của tác giả Hồng Minh Đạo haytạp chí Văn hóa dân gian (2006), Về bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thểngười đã có một số bài viết đăng trên tạp chí Ngơn ngữ: Nguyễn Văn Nở vớibài “Dấu ấn văn hóa dân tộc qua chất liệu biểu trưng tự nhiên và từ chỉ bộ</i>
<i>phận cơ thể người trong tục ngữ” đăng trên tạp chí Ngơn ngữ và đời sống, (số</i>
12 - 2006). Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra từ chỉ bộ phận cơ thể ngườiđược dùng làm chất liệu biểu trưng trong hầu hết tục ngữ các nước. Điểmkhác nhau là ở cách diễn đạt hoặc ở chỗ lựa chọn đặc trưng của từ chỉ bộ phậncơ thể người.
Về mảng đề tài nghiên cứu trong nhà trường, cần phải nhắc đến luận
<i>văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hương “Đặc trưng ngữ nghĩa của tục ngữ</i>
<i>Việt Nam”,(1999). Trong đề tài của mình, tác giả Nguyễn Thị Hương đã</i>
nghiên cứu trường ngữ nghĩa của tục ngữ qua lớp từ chỉ quan hệ thân tộc; lớptừ chỉ bộ phận cơ thể người; lớp từ chỉ đơn vị tính tốn, đo lường. Tác giả đãdày cơng khảo sát 3 lớp từ này để từ đó rút ra đặc trưng về ngữ nghĩa của tụcngữ. Trong đó, nhóm tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người đã được phânloại và xem xét về vai trò ngữ nghĩa; đặc trưng văn hóa, ngơn ngữ. Tuy nhiên,ở đề tài này, do quy mô quá lớn nên tác giả chưa có điều kiện khảo sát, đi sâuvào nhóm tục ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người, chưa làm rõ đặc điểmcủa lớp từ này trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Tóm lại, bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người tuy đã đượcnghiên cứu nhưng vẫn còn sơ lược, chưa tồn diện và có hệ thống. Với đề tàinày, chúng tơi mong muốn tìm hiểu đầy đủ hơn về bộ phận các phát ngôn tụcngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người.
<b>3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu</b>
<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>
<i>Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn bộ sưu tập Kho tàng tục ngữ</i>
<i>người Việt do tác giả Nguyễn Xuân Kính làm chủ biên cùng với một số tác</i>
giả khác, in năm 2002, Nxb Văn hóa thơng tin, làm đối tượng khảo sát. Đây làcơng trình quy mơ nhất, gồm 16.098 câu tục ngữ từng có mặt trong 52 đầusách khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung vào bộ phận tục ngữ có từchỉ bộ phận cơ thể người gồm 1881 câu, với 2687 lượt từ xuất hiện, gọi tên104 bộ phận cơ thể người.
<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau:
a. Khảo sát số lượng xuất hiện của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộphận cơ thể người.
b. Phân tích, mơ tả đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từchỉ bộ phận cơ thể người.
c. Chỉ ra đặc trưng văn hóa của người Việt qua các phát ngơn tục ngữcó từ chỉ bộ phận cơ thể người.
<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phươngpháp sau:
<i><b>4.1. Phương pháp thống kê và phân loại</b></i>
<i>Qua khảo sát 16098 câu tục ngữ trong Kho tàng tục ngữ người Việt,</i>
chúng tôi đã thống kê được 1881 phát ngôn có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">người. Sau đó, chúng tơi đã phân loại chúng theo vị trí xuất hiện: Cụ thể có1610 phát ngơn có từ chỉ bộ phận cơ thể người ở bên ngồi và 271 phát ngơncó từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể người, tổng số từ mà chúng tôi thu được là89 từ chỉ bộ phận cơ thể người ở bên ngoài và 15 từ chỉ bộ phận cơ thể ngườiở bên trong.
<b>5. Cái mới của đề tài</b>
Có thể xem đây là cơng trình tìm hiểu một cách tương đối hệ thống vềđặc điểm ngữ nghĩa (đặc biệt là nghĩa biểu trưng) của các phát ngơn tục ngữcó từ chỉ bộ phận cơ thể người.
<b>6. Cấu trúc luận văn</b>
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài này gồmba chương:
<i><b>Chương 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài</b></i>
<i><b>Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ</b></i>
<i>bộ phận bên ngồi cơ thể người</i>
<i><b>Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ</b></i>
<i>bộ phận bên trong cơ thể người.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i>Theo Từ điển tiếng Việt thì “Tục ngữ là những câu ngắn gọn thường có</i>
<i>vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiÔn của nhândân” [48, tr.1062]. Đây là định nghĩa mang tính chất sơ lược vì cơng trình</i>
này nghiêng về giải nghĩa từ.
<i>Các tác giả của cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, đưa ra quanniệm: “Tục ngữ là mét câu nói thường ngắn gọn, có vần hoặc khơng có vần,</i>
<i>có nhịp điệu hoặc khơng có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấutranh, rút ra chân lý phổ biến, ghi lại một nhận xét tâm lý, phong tục tậpquán của nhân dân” [45, tr.277].</i>
<i>Hồng Tiến Tựu trong Giáo trình văn học dân gian Việt Nam cũngđịnh nghĩa: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có chức năng chủ yếu</i>
<i>là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét dưới hình thứcnhững câu nói ngắn gọn súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền"</i>
[62, tr.129].
Khi nghiên cứu về tục ngữ, tác giả Cao Huy Đỉnh lại phát hiện ra tính
<i>chất hai mặt của tục ngữ: “Vừa có tính chất nghệ thuật văn học vừa khơng</i>
<i>phải vậy”. Ơng giải thích: “Tính chất nghệ thuật văn học ở phần tư tưởng,tình cảm (vỊ mỈt nội dung) và kết cấu, âm điệu, hình ảnh của ngôn ngữ trừu</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i>tượng (về mặt hình thức). Tính chất phi nghệ thuật là ở chỗ nó làm ra vì mụcđích khoa học và triết lý hay nói đúng hơn là vì mục đích đúc kết và truyềnthụ một cách trực tiếp tri thức, những kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân, dođó mµ nội dung cách trí thường thức, khoa học thực hành và triết lý thực tiễncũng chiếm phần cơ bản trong bộ phận sáng tác dân gian này” [18, tr.260].</i>
Như vậy, có thể thấy, các định nghĩa về tục ngữ đều đề cập đến haibình diện: Nội dung và hình thức. Về nội dung, tục ngữ là những thông báotrọn vẹn, đúc rút kinh nghiệm, tri thức của đời sống tự nhiên, xã hội, cũng nhưphong tục tập quán của nhân dân. Về hình thức: Tục ngữ là câu nói ngắn gọnsúc tích.
<i>Trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu", Dương Quảng Hµm cho rằng:</i>
<i>“Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉbảo một điều gì” [26, tr.15].</i>
Tiếp sau đó, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng tán thành ý kiến trên
<i>và nhấn mạnh thêm “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một</i>
<i>nhận xét, một kinh nghiêm, một luận lý, có khi là sự phê phán” [47, tr.31].</i>
Hai tác giả này khi đưa ra định nghĩa về tục ngữ đều lấy tiêu chí nộidung làm cơ sở mà xem nhẹ tiêu chí hình thức. Ngược lại, các nhà ngơn ngữlại quan tâm đến tục ngữ trªn cả hai phương diện hình thức và nội dung.
<i>Hồng Văn Hành lại cho rằng: “Trong cách nhìn của ngữ nghĩa học, thì</i>
<i>tục ngữ khơng phải chỉ là phán đốn. Có thể nhận định tục ngữ là những câuthông điệp nghệ thuật" [27, tr.59]. Với hớng nghiên cứu tục ngữ về mặt nhận</i>
thức luËn, nhãm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri của
<i>Tục ngữ Việt Nam quan niệm: “Tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội, bởi vìmỗi con người ít hoặc nhiều đỊu tích lũy và sử dụng một số câu tục ngữ nhấtđịnh, phù hợp với kinh nghiệm sống và lý tưởng của người ấy. Cịn tồn bộ vốntục ngữ của người dân một dân tộc sáng tạo, tích lũy, lưu giữ được tạo thành</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><i>vn tục ngữ của dân tộc, phản ánh khá trung thành kinh nghiệm sống v lýtưởng sống của nhân dân dân tộc ấy trong một thời kỳ nhất định” [11, tr.102].</i>
Ngồi ra, cịn có một số cách định nghĩa rất khái quát về tục ngữ như:
<i>tục ngữ là "một tổng thể thi ca nhỏ nhất” (R.Jacobson), là “cấu trúc mang tính</i>
<i>thơ của ngơn từ" (Hồng Trinh), là “lời nói có tính chất thơ” (R.V.</i>
<i>Vinogrador), là “những phát ngôn làm sẵn” (J.Lyons). Tác giả Hồ Lê cho tụcngữ là “những câu cố định”, còn Nguyễn Thái Hịa thì coi tục ngữ là “những</i>
<i>phát ngơn đặc biệt”.</i>
Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩavề tục ngữ. Các ý kiến này mặc dù khác nhau nhưng không mâu thuẫn, loạitrừ nhau mà mỗi ý kiến lại làm rõ thêm khái niệm tục ngữ ở một khía cạnhnào đó. Việc để có được một khái niệm thật đầy đủ, chính xác về tục ngữ thậtkhơng dễ. Chúng tơi đã tổng hợp các ý kiến khác nhau về tục ngữ dưới nhiềugóc nhìn để có được một định nghĩa sau: Tục ngữ có kết cấu là một câu hồnchỉnh ngắn gọn súc tích, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, dễ nhớ, dễthuộc. Tục ngữ thường thể hiện những nhận xét, phán đo¸n, kinh nghiƯmđược đúc kết từ cuộc sống con người, về tự nhiên và xã hội.
<i><b>1.1.2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao</b></i>
Thành ngữ và ca dao là hai thể loại gần gũi với tục ngữ, thậm chí rất dễlÉn với tục ngữ. Vì vậy, phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao gần như làđiều bắt buộc khi nghiên cứu đối tượng này. Bởi vì vậy, cơng việc này có ýnghĩa rất lớn đối với việc xác định đặc trưng của từng đơn vị nói chung và tụcngữ nói riêng. Mặt khác, nó cho phép đi sâu vào bản chất tục ngữ, vì có nắmđược đặc trưng bản chất của nó thì mới có thể tiến hành phân tích, tìm hiểumột cách đúng đắn chính xác bản thân tục ngữ.
<i>1.1.2.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ</i>
Tục ngữ và thành ngữ là hai thể loại có điểm tương đồng nhau cả vềhình thái cấu trúc lẫn khả năng thể hiện trong quá trình giao tiếp: Chúng đều
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">là những đơn vị có sẵn, có tính cố định, bền vững về thành phần từ vựng vàcấu trúc, giàu sắc thái biểu cảm khi đi vào hoạt động giao tiếp. Chính vì vậy,thực tế phân tích, sự lẫn lộn giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn thường xảy ra.
<i>Dương Quảng Hàm là người đầu tiên phân biệt tục ngữ với thành ngữ: “Một</i>
<i>câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo mộtđiều gì. Cịn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ýgì cho nó màu mè” [26, tr.15]. Ý kiến này phần nào bộc lộ xu hướng coi tục</i>
ngữ như một hiện tượng ý thức xã hội còn thành ngữ như một hiện tượngngơn ngữ.
<i>Trên tạp chí Ngơn ngữ, số 3 (1972), trong bài Về ranh giới giữa thành</i>
<i>ngữ và tục ngữ, tác giả Nguyễn Văn Mệnh đã cho rằng "giữa thành ngữ và tụcngữ vẫn cã thĨ tìm ra những điểm khu biệt rõ ràng cỏc phng diện nộidung và hình thức”. Từ đó ơng kết luận: "Nội dung của thành ngữ mang tínhchất hiện tượng, cịn nội dung của tục ngữ mang tính chất quy luật. Từ sựkhác nhau cơ bản về mặt nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữpháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói và sự khác nhau về số lượngtuyệt đối nữa. Về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ chỉ là mộtcụm từ, khơng phải là câu hồn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tốithiểu là một câu” [40, tr.13].</i>
<i>Tiếp đến cũng trên tạp chí Ngơn ngữ, trong bài Góp ý kiến về sự phân</i>
<i>biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, Cù Đình Tú cho rằng: “Sự khác nhau cơ bảngiữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng. Thành ngữ lành÷ng đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tênsự vật, tính chất hành động” và “Tục ngữ đứng về mặt ngơn ngữ học, cóchức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tạo kháccủa dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là những thơng báo… Nó thơngbáo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><i>khách quan. Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạttrọn vẹn một ý tưởng” [61, tr.40-41]. Trong bài viết của mình ngồi việc dùng</i>
chức năng làm tiêu chí khác biệt với thành ngữ, Cù Đình Tú cịn đưa ra tiêuchí cấu tạo: Thành ngữ có kết cấu một trung tâm, tục ngữ có kết cấu hai trungtâm.
<i>Còn các tác giả trong cuốn Tục ngữ Việt Nam lại đưa ra tiêu chí phânbiệt mới: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ sẽ được phát hiện</i>
<i>như là sự khác nhau giữa hai hình thức tư duy khác nhau, là khái niệm vàphán đoán” [11, tr.27-28] và “sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ởchỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sựvật hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thứccủa nhân dân. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy, khi được rút lạithành những khái niệm thì ta có thành ngữ, cịn khi được trình bày, được diễngiải thành những phán đốn thì ta có tục ngữ" [11, tr.73].</i>
<i>Trong cuốn Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánhchủ biên lại phân biệt tục ngữ và thành ngữ về mặt chức năng: “Sự khác nhau</i>
<i>giữa tục ngữ và thành ngữ thường là sự khác nhau về chức năng. Sự khácnhau ấy thể hiện ra cả nội dung và cấu tạo ngữ pháp của hai loại hình đó.Mỗi thành ngữ là một tổ hợp nằm trong một câu hoàn chỉnh, là một bộ phậncấu thành của câu. Bản thân thành ngữ khơng đưa ra một kết luận gì, nó chỉcó nội dung trong khn khổ của câu mà nó là một bộ phận cấu thành, trongkhi bản thân mỗi câu tục ngữ đã có một nội dung trọn vẹn được khuôn đúc lạitrong một mệnh đề tuy rút ngắn nhưng hồn chỉnh” [33, tr.246].</i>
<i>Chính tác giả Chu Xn Diên đã từng nhận định: “Với tư cách là một</i>
<i>hiện tượng ngôn ngữ, tục ngữ có nhiều đặc điểm rất gần gũi với thành ngữ.Điều đó khiến cho tục ngữ và thành ngữ nhiều khi xảy ra hiện tượng khơng cósự phân biệt, không những về cách dùng mà cả về quan niệm nữa” [12, tr.74].</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Điều này gây khơng ít lúng túng cho những người muốn có sự phân địnhnghiêm ngặt về ranh giới của các đơn vị trên. Một số tác giả tìm cách khỏalấp khó khăn này bằng cách đặt những đơn vị liền kề nhau mà khơng có sự
<i>phân biệt hay giải thích rõ ràng. Chẳng hạn, trong cuốn Từ điển tục ngữ,</i>
<i>thành ngữ Việt Nam, giáo sư Nguyễn Lân đã giải thích gộp chung thành ngữ,</i>
tục ngữ theo thứ tự anphabet chứ khơng tách riêng hoặc chú thích đâu là tụcngữ, đâu là thành ngữ.
<i>Gần đây, trong cơng trình nghiên cứu Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn</i>
<i>ngữ nghĩa - ngữ dụng, của tác giả Đỗ Thị Kim Liên, khi phân biệt tục ngữ với</i>
thành ngữ, tác giả đã đưa ra các tiêu chí về: hình thức, cấu trúc, chức năng,ngữ nghĩa và đích tác động.
Như vậy, vấn đề phân biệt tục ngữ với thành ngữ từ trước đến nay đãđược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có những nội dung được thống nhấtnhưng cũng có những vẫn đề cịn chưa nhất trí. Trong phạm vi đề tài của luậnvăn này, chúng tơi xin đưa ra tiêu chí để phân biệt như sau:
<i>Tiêu chí hình thøc: Tiêu chí này biểu hiện rõ nhất ở số lượng âm tiết:</i>
Tục ngữ có số lượng chủ yếu là 6 âm tiết, loại nhiều nhất là 28 âm tiết. Thànhngữ có cả 3 âm tiết nhưng chủ yếu là 4 âm tiết.
<i>Tiêu chí cấu trúc: Tục ngữ có cấu t¹o ngữ pháp của câu cịn thành ngữ</i>
có cấu tạo ngữ pháp của cụm từ cố định, có kết cấu bền vững. Thực tế, tathấy một số câu tục ngữ có chứa cả thành ngữ mà khơng có điều ngược lại.Chẳng hạn:
<i><b>- Già đời cịn mang tơi chữa cháy- Chồng yêu xỏ chân lỗ mũi</b></i>
<i><b>- Có vay có trả mới thỏa lịng nhau</b></i>
Vì thế có thể khẳng định: Tục ngữ ë cấp độ cao hơn thành ngữ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Tiêu chí cấu trúc cịn được thể hiện ở tính chất quan hệ trong nội bộ các
<i>thành tố: “Trong tục ngữ, giữa các thành tố có quan hệ tự do nên có thể</i>
<i>chuyển đổi một số thành tố, thêm thành tố hoặc tỉnh lược các thành tố khi cósự bù đắp của các phương tiện khác trong những ngữ cảnh cụ thể. Ngược lại,trong thành ngữ giữa các thành tố lại có quan hệ cố định, chặt chẽ nên cáckhả năng cải biến, thêm thành tố, tỉnh lược lại hạn chế hơn rất nhiều” [39,</i>
<i>tr.30]. Chẳng hạn, câu tục ngữ: Một điều nhịn, chín điều lành có thể có các</i>
cách nói:
<i>- Một điều nhịn là chín điều lành- Một điều nhịn bằng chín điều lành- Một điều nhịn hơn chín điều lành</i>
<i>Tiêu chí chức năng: Tục ngữ có cấu tạo là một câu nên nó mang chức</i>
<i>năng thơng báo, diễn đạt trọn vẹn một ý. Ví dụ: Một giọt máu đào hơn ao</i>
<i>nước lã diễn đạt ý coi trọng quan hệ huyết thống hơn người dưng nước lã;Cịn cha gót đỏ như son, một mai cha thác gót con như chì, diễn đạt ý con có</i>
cha thì sung sướng, mất cha thì vất vả, khổ sở. Cịn thành ngữ do cấu tạo làcụm từ cố định nên mang chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật, biểuthị khái niệm, hình ảnh, thuộc tính… và là bộ phận dùng để cấu tạo nên câu.
<i>Chẳng hạn: Nước đổ đầu vịt; Nước đổ lá khoai biểu thị nội dung khái niệm“sự uổng công"; Nghèo rớt mồng tơi; Rách như tổ đỉa biểu thị nội dung khái</i>
niệm “cảnh nghèo khổ, thiếu thốn”.
<i>Tiêu chí ngữ nghĩa: Được xem là một tiêu chí quan trọng khi phân biệt</i>
tục ngữ và thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa định danh hình thành docụm từ tự do và khi biểu thị khái niệm thường dựa trên hình ảnh và những
<i>biểu tượng cụ thể. Chẳng hạn, khi biểu thị khái niệm dại, khôn thành ngữ đãsử dụng những hình ảnh như: Khơn nhà dại chợ; Khơn ba năm dại một giờhay khi biểu thị khái niệm ăn thành ngữ có những dạng như ăn bớt, ăn xén;</i>
<i>Ăn cháo đá bát; Ăn ốc nói mị.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Nghĩa của thành ngữ là nghĩa bãng, nghĩa khái quát, tốt lên từ tồnkhối chứ khơng phải nghĩa của từng thành tố riêng lẻ. Còn nghĩa của tục ngữthường thuộc một trong ba nhóm nghĩa: Nghĩa thực (cịn gọi là nghĩa đen,nghĩa trực tiếp), nghĩa bóng (cịn gọi là chuyển, nghĩa gián tiếp) và đa nghĩa.Những nghĩa này được nhận diện dựa vào ngữ cảnh sử dụng cụ thể, phản ánh
<i>một kiểu quan hệ. Chẳng hạn, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cónghĩa thực (nghĩa trực tiếp): Khi ăn quả thì phải nhớ người trồng cây cho</i>
mình ăn quả. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ này khơng dừng lại ở đó. Tụcngữ là những chân lý đã được kiểm nghiệm qua bao thế hệ, ý nghĩa của tụcngữ là ý nghĩa khái quát được diễn đạt từ những câu, chữ, hình ảnh rất cụ thể.
<i>"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" không cịn mang nghĩa cũ nữa mà nghĩa của nó đã</i>
chuyển hóa thành nghĩa mới (nghĩa gián tiếp) là khi hưởng thụ cái gì thì phảinhớ cơng lao của người đã làm ra cái đó.
Như vậy, thành ngữ và tục ngữ đều được hình thành trong hiện thực đờisống của nhân dân và là sản phẩm của trí tuệ dân gian. Giữa thành ngữ và tụcngữ, bên cạnh những điểm giống nhau nhất định thì chúng có sự khác nhau cơbản về hình thức cấu trúc, chức năng và ngữ nghĩa. Tuy nhiên, ranh giới nàycũng khơng hồn tồn rạch rịi. Không hiếm trường hợp, sù phân biệt là hếtsức nan giải như những trường hợp sau vừa được xem là thành ngữ lại vừa
<i>được xem là tục ngữ: Tham thì thâm; Cay như ớt; Lo bị trắng răng; Cha</i>
<i>truyền con nối…</i>
<i>1.1.2.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao</i>
<i>Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Ca dao còn gọi là phong</i>
<i>dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theonghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát khơng có khúc điệu.Ca dao là danh từ chung chỉ những bài hát lưu truyền phổ biến trong dângian có hoặc khơng có khúc điệu. Trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩavới dân ca”[30, tr.26].</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Ca dao và tục ngữ là hai phần phong phỳ nhất trong văn học dõn giancủa dõn tộc Việt Nam. Đõy cũng là bộ phận cú giỏ trị về mặt trí tuệ, tình cảmvà nghệ thuật biểu hiện. Để phân biệt giữa tục ngữ với ca dao, tỏc giả Hoàng
<i>Tiến Tựu đó nhận xột: “Tục ngữ thiờn về lý trớ nhằm nờu lờn những nhận xột</i>
<i>khỏch quan, cũn ca dao thiờn về tỡnh cảm…Khi chỳng được dựng theophương thức núi luận lý thỡ chỳng là tục ngữ, cũn khi được dựng theo phươngthức hỏt trữ tỡnh thỡ chỳng là ca dao" [62, tr.131]. Như vậy, về diễn xướng, ca</i>
dao dựng để hỏt, cũn tục ngữ dựng để núi. Về cấu trỳc, tục ngữ thường ngắnhơn ca dao.
<i>Trong cuốn Văn học dõn gian Việt Nam, tỏc giả Đinh Gia Khỏnh (chủbiờn) cho rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hỏn - Việt. Theo cỏch hiểu</i>
<i>thụng thường thỡ ca dao là lời của bài hỏt dõn ca đó tước bỏ đi tiếng đệm,tiếng lỏy… hoặc ngược lại, là những cõu thơ cú thể “ bẻ” thành những lànđiệu dõn ca" [33, tr.436]. Cũn tục ngữ lại là: Những cõu nói ngắn, gọn có ýnghĩa hàm sỳc, một cõu tục ngữ thường cú hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩabóng, “ lối núi bằng tục ngữ thường là một lối núi ẩn dụ" [33, tr.244].</i>
Như vậy, để phõn biệt tục ngữ và ca dao, cỏc nhà nghiờn cứu đó dựavào một số tiờu chớ nhất định. Cụ thể là cỏc tiờu chớ sau:
<i>Tiờu chớ hỡnh thức: Biểu thị ở số lượng õm tiết. Tục ngữ thường cú số</i>
lượng õm tiết ngắn hơn so với ca dao. Tục ngữ chủ yếu là 6 õm tiết, ngắn
<i>nhất là 3 õm tiết (chẳng hạn: miệng có thép), dài cú 23 õm tiết, thậm chớ 28õm tiết, chẳng hạn: Chớp đằng Đụng vừa trụng vừa chạy, chớp đằng Tây ma</i>
<i>giây ma giật, chớp đằng Nam vừa làm vừa chơi, chớp đằng Bắc đổ thúc raphơi; Hoặc: Tháng bảy ông thị đỏ da, ơng mít lởm chởm, ơng da rụng rời,ơng mít đóng cọc mà phơi, ông da rụng rời đỏ cả chân tay. Tuy nhiờn, cõu</i>
cú số lượng õm tiết lớn như vậy khụng nhiều. Cũn ca dao cú dạng 2 dũngthơ 6/8 (theo thể lục bỏt gồm 14 õm tiết) hoặc cú dạng từ 8 đến 16 dũng thơ
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">cũng khụng hiếm. Giữa hai dũng lục và dũng bỏt luụn bị quy định chặt chẽbởi vần chõn và vần lưng:
<i><b>- Cụ kia cắt cỏ một mỡnhCho anh cắt với chung tỡnh làm đụi</b></i>
<i><b>Cụ cũn cắt nữa hay thụiCho anh cắt với làm đụi vợ chồng</b></i>
<i><b>- Thõn em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai</b></i>
Còn tục ngữ cũng cú sự quy định về vần nhưng là vần liền hay vần
<i><b>cỏch: Một nghề thỡ sống, đống nghề thỡ chết; Giầu chủ kho, no nhà bếp; Con</b></i>
<i><b>dại, cỏi mang (vần liền) và Gần mực thỡ đen, gần đốn thỡ sỏng; Trăm hay</b></i>
<i><b>khụng bằng tay quen…(vần cỏch).</b></i>
Cú những trường hợp, về hỡnh thức cả tục ngữ và ca dao đều cú cõu sỏuvà cõu tỏm, chẳng hạn:
<i>- Người thanh tiếng núi cũng thanhChuụng kờu sẽ đỏnh bờn thành cũng kờu</i>
<i>(Tục ngữ)- Mấy đời bỏnh đỳc cú xươngMấy đời dỡ ghẻ mà thương con chồng</i>
<i>(Ca dao)</i>
Lỳc này tiờu chớ hỡnh thức khụng cũn giỳp người nghiờn cứu nhận diệntục ngữ hay là ca dao, cho nờn phải tỡm đến tiờu chớ nội dung.
<i>Tiờu chớ nội dung: Tục ngữ hướng đến nội dung nhận thức, kinh</i>
nghiệm nhận thức về tự nhiờn hay kinh nghiệm nhận thức xó hội mang tớnhkhỏi quỏt cho nhiều trường hợp. Chẳng hạn:
<i>- Chớp đụng nhay nhỏy, gà gỏy thỡ mưaMựa hố đang nắng cỏ gà trắng thỡ mưa</i>
Nhận thức giới tự nhiờn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><i> Miệng ca tay cấy mà lịng nhớ ai.</i>
<i>Tiêu chí cấu trúc: Tục ngữ có cấu trúc Đề - Thuyết đơn (Ngựa quenđường cũ; Thuốc đắng giã tật) hoặc có cấu trúc Đề - Thuyết sóng đơi (gầnmực thì đen, gần đèn thì sáng; Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào). Còn ca</i>
dao có cấu trúc tồn chỉnh thể gồm 2 phần: Phần thứ nhất nêu lên hoàn cảnhkhách quan (thiên nhiên, con người) phần thứ hai ngụ tình (bộc lộ tình cảm,cảm xúc). Ví dụ:
<i>- Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai</i>
<i>- Chàng ơi phụ thiếp làm chiThiếp như cơm nguội đỡ khi đói lịng</i>
<i>Tiêu chí ý nghĩa: Ý nghĩa của tục ngữ chủ yếu là nghĩa đen, nghĩa</i>
bóng, đa nghĩa cßn ý nghÜa của ca dao là ý nghĩa biểu cảm.
<i>Tiêu chí chức năng: Tục ngữ và ca dao đều có chức năng thông báo. </i>
<i><b>1.1.3. Nhận diện tục ngữ</b></i>
Một đơn vị được xem là tục ngữ ph¶i có các đặc điểm sau:
<i>a. Đặc điểm về hình thức</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Tục ngữ có số lượng âm tiết ngắn từ 3 đến 28 âm tiết, nhưng chủ yếu là
<i>từ 6 âm tiết trở lên. Những yếu tố hình thức của tục ngữ bao gồm: Vần, nhịpvà kiến trúc sãng đôi.</i>
<i>Về vần: Thơ ca khác biệt với văn xuôi tự sự ở nhiều yếu tố trong đó có</i>
yếu tố vần. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vần trong thơ ca cũng chiếm mộtvị trí quan trọng, tạo nên dáng vẻ riêng cho thơ ca.
Do đặc trưng của tục ngữ là ngắn gọn, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ thuộc,nên yếu tố vần được đặc biệt coi trọng. Theo thống kê của Nguyễn Thái Hịa,chỉ có khoảng 100/5000 câu tục ngữ được khảo sát là khơng có vần, chiếm tỷlệ 0,02%. Cịn lại là có vần và chính điều này tạo nên đặc trng ngoại hình củatục ngữ so với các phát ngơn làm sẵn khác. Xét theo vị trí của vần trong câu,
<i>tục ngữ có hai loại vần: Vần liền và vần cách. Vần liền là hai tiếng hiệp vần</i>
<i><b>đi liền với nhau trong câu tục ngữ. Chẳng hạn: Một vèn, bốn lời; Ăn chắc,</b></i>
<i><b>mặc bền; Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen; Mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Vần cách</b></i>
là hai tiếng hiệp vần đứng cách nhau từ một tiếng trở lên. Cụ thể: Cách 1
<i><b>tiếng: Quân tử gian nan, hồng nhan vất vả... cách 2 tiếng: Đàn ơng l«ng</b></i>
<i><b>chân, đàn bà gân cổ... cách 3 tiếng: Làm ruộng ba năm không bằng chăntằm một lứa... cách 4 tiếng: Gái có chồng như chơng nh mác, gái không</b></i>
<i><b>chồng như rác như rơm... cách 5 tiếng: Đàn bà tóc tốt thì sang, đàn ơng tóctốt thì mang nặng đầu... cách 6 tiếng: Chê cơm ăn c¸ lù đù, chê thằng ỏngbụng lấy thằng gù lưng...</b></i>
Trong câu tục ngữ, vần là yếu tố quan trọng có hai chức năng, chứcnăng liªn kÕt trong phát ngơn và chức năng liên kết ngữ nghĩa. Ở chức năngliên kết trong phát ngôn, nhờ vần mà hai vế trong phát ngôn được liên kết
<i>thành một chỉnh thể thống nhất (Một vốn, bốn lời; Mặt rỗ, tổ ghen; Mặt kẻ</i>
<i>Báng, dáng chợ Dầu). Ở chức năng liên kết ngữ nghĩa, một số câu có sự tỉnh</i>
<i>lược đến tối đa: Chim gà, cá nhệch, cảnh cau, rau cải, nhân ngãi vợ, đầy tớ</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><i>con thì nhờ sự liên kết trên trôc ngữ nghĩa mà ta hiểu được nghĩa của cả câu</i>
tục ngữ là: Trong các lồi chim thì chim ngon nhất là gà, trong các lồi cá thìngon nhất là cá nhệch, trong các loại rau thì rau ngon nhất là rau cải, trong cácloại người có nhân nghĩa trước sau thì người có nhân nghĩa nhất là vợ, trongsố những người đầy tớ thì đầy tớ trung thành nhất là con.
<i>Về nhịp điệu: Cùng với vần, nhịp cũng đóng vai trị rất quan trọng</i>
<i>trong hình thức và nội dung tạo sự ổn định và bền vững cho tục ngữ. Nhịp</i>
chính là những chỗ ngừng, chỗ ngắt, được tổ chức hợp lý dựa trên quy luật tổchức nội dung, ý nghĩa của ngôn từ. Nội dung của câu tục ngữ còn chịu sự chi
<i>phèi của cách ngắt nhịp trong câu. Chẳng hạn, câu tục ngữ: Ăn trông nồi,</i>
<i>ngồi trông hướng, nếu ngắt nhịp 3/3 là đúng nhưng nếu ngắt nhịp 2/2/2 thì</i>
khơng đúng với nội dung ý nghĩa ban đầu. Hầu hết, nhịp câu tục ngữ trùng
<i>với ranh giới giữa các vế có số lượng âm tiết bằng nhau. Ví dụ: Gần mực thì</i>
<i>đen / gần đèn thì sáng; Miếng ngon nhớ lâu / địn đau nhớ đời; Sơng cókhúc / người có lúc; Bán anh em xa / mua láng giềng gần…Nhưng cũng có</i>
trường hợp hai vế khơng cân xứng với nhau về số lượng từ mà nhịp vÉn xuất
<i>hiện: Lo trẻ mùa hè / không bằng lo què tháng sáu; Cấy tháng bảy / vợ chồng</i>
<i>rẫy nhau…Cách bắt nhịp đó cịn nhờ ở yếu tố vần tạo nên. VÉn cã những</i>
<i>trường hợp khi giữa hai vế khơng có sự bắt vần thì nhịp vẫn rõ: Cái lưng</i>
<i>thước mốt / cái giò thước hai; Má bánh đúc / mặt mâm xơi…Như vậy, vai trị</i>
của nhịp điệu là rất quan trọng, vần và nhịp gắn bó với nhau tạo nên tínhnhạc, và góp phần làm nổi bật giá trị thẩm mỹ.
<i>Về kiến trúc: Tục ngữ là sự nén chặt các phát ngôn, do vậy, dấu hiệu để</i>
phân biệt tục ngữ với các phát ngơn khác là kiến trúc sóng đơi trong cấu tạo.Trong tục ngữ, cấu trúc sóng đơi biểu hiện ở sự lặp lại về mặt ngữ pháp của
<i>câu, trong các thành phần cấu tạo nên tục ngữ. Chẳng hạn: Nhất nước, nhì</i>
<i>phân, tam cần, tứ giống; Bán anh em xa, mua láng giềng gần…</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Theo thống kê của Nguyễn Thái Hòa, trong 5000 câu tục ngữ chỉ cókhoảng 150 câu khơng có cấu trúc sóng đơi, chiếm gần 0,03%. Điều nàychứng tỏ, cũng như vần, kiến trúc sóng đơi là hiện tượng phổ biển nhất trongtục ngữ. Nhưng nếu như vần là đặc điểm chung của thơ ca thì kiến trúc sóngđơi là đặc điểm riêng của tục ngữ, phổ biến nhất trong tục ngữ. Tục ngữ cóhai kiểu sóng đơi: Sóng đơi bộ phận, một từ hoặc cụm từ giống hoặc khác
<i>chức năng (Trai/ lính tuần, lính thú // gái / cửa phủ, cửa đồn; Có đi có lại //</i>
<i>mới toại lịng nhau…); Sóng đơi phát ngơn (con hư tại mẹ / cháu hư tại bà; Ởbầu thì trịn / ở ống thì dài…).</i>
<i>b. Đặc điểm về chức năng</i>
Tục ngữ có cấu tạo là câu nên nó mang chức năng thơng báo diễn đạttrọn vẹn một ý. Đây cũng là chức năng cơ bản để phân biệt tục ngữ với đơn vịbên dưới là thành ngữ. Trong trường hợp cả thành ngữ và tục ngữ đều lựa
<i><b>chọn những hình ảnh như nhau, ví dụ: Anh em như tay với chân (tục ngữ) và</b></i>
<i><b>Ba chân bốn cẳng (thành ngữ); Xa mặt cách lòng (tục ngữ) và lịng chim dạ</b></i>
<i>cá (thành ngữ)…Thì lúc này phải lấy tiêu chí chức năng để phân biệt.c. Đặc điểm về cấu tạo</i>
Tục ngữ có cấu tạo tự do, gồm một kết cấu Đề - Thuyết đơn hoặc sóng
<i>đơi. Kết cấu Đề - Thuyết đơn: Ai biết được ma ăn cỗ; Trứng địi khơn hơn vịt;</i>
<i>Người ta là hoa đất... Kết cấu Đề - Thuyết sóng đơi: Chè hâm lại, gái ngủtrưa; Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà; Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen...</i>
<i>d. Đặc điểm về ý nghĩa</i>
Tục ngữ thường có nghĩa đen, nghĩa bóng và đa nghĩa. Những câu tụcngữ mang nghĩa đen chủ yếu chứa đựng nội dung thông báo về các hiệntượng tự nhiên, thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất cũng như các đặcđiểm địa phương. Nghĩa của các câu tục ngữ này thường khơng có hàm ý gì
<i>khác ngồi ý nghĩa toát ra từ bản thân các hiện tượng ấy. Chẳng hạn: Chớp</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><i>đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Dưa La,cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rơ Đầm Sét; NhútThanh Chương, tương Nam Đàn…</i>
Cịn một bộ phận tục ngữ đồng thời mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng
<i>nhưng chủ yếu là nghĩa bóng như: Cỏ úa thì lúa cũng vàng; Uống nước nhớ</i>
<i>nguồn; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khácgiống nhưng chung một giàn…</i>
Trong tục ngữ, nghĩa đen và nghĩa bóng có quan hệ hữu cơ với nhau.Nghĩa bóng được thể hiện thơng qua nghĩa đen, trên cơ sở của nghĩa đen vàchỉ có thể giải nghĩa được khi đặt nó trong quan hệ logic với nghĩa đen.
<b>1.2. Tổng quan về từ chỉ bộ phận cơ thể người và các phát ngơn tục ngữcó từ chỉ bộ phận cơ thể người</b>
<i><b>1.2.1. Tổng quan về lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người </b></i>
Hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể người có từ rất lâu đời, từ khi con ngườitri giác về chính bản thân mình. Con người đã xác định được những đặc trưnglàm cơ sở định danh cho các bộ phận cơ thể. Cụ thể: Đặc trưng hình thức
<i>(chiếm 52%). Ví dụ: Lá mía, mắt cá, nhãn cầu, xương chậu…Đặc trưng vị trí(chiếm 22%), ví dụ: Tai trong, tai giữa, xương sườn, xương hông…Đặc trưngvề cơng dụng, chức năng (chiếm 9%), ví dụ: Dây thanh, ruột thừa…Đặc trưngvật lý (chiếm 6,6%), ví dụ: Ruột già, ruột non, động mạch, tĩnh mạch…Đặctrưng về kích thước, kích cỡ (chiếm 6,1%) như: Đại não, tiểu não, đại tràng,</i>
<i>ngón cái…Những đặc trưng tản mạn khác chiếm 3,7% như chỉ màu sắc, cấu</i>
<i>tạo, hành vi. Ví dụ: Trịng trắng, huyết mạch…</i>
Như vậy, các đặc trưng hình thức và vị trí được sử dụng làm cơ sở địnhdanh bộ phận cơ thể người nhiều hơn tất cả các đặc trưng khác. Trong đó, đặctrưng hình thức ln đứng đầu, có giá trị nhất đối với sự định danh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Về cấu trúc ngữ nghĩa, theo thống kê của Nguyễn Đức Tồn, tên gọi bộphận cơ thể người trong tiếng Việt xuất hiện 10 dạng thông tin (hay 10 loạinghĩa vị) gồm:
1. Tên gọi chỉ loại (bộ phận chỉ loại trực tiếp) chiếm 57%. Chẳng hạnnhư: “Đầu” - phần trên cùng thân thể con người; “tay” - bộ phận phía trên cơthể con người từ vai đến ngón tay.
2. Vị trí: Trên - dưới, trái - phải, trong - ngồi, trước - sau…nghĩa vịnày chiếm 53%. Có thể có vị trí tuyệt đối: Trên cùng, phía trước hoặc tươngđối: Dưới cái gì, sau cái gì.
3. Chức năng bộ phận cơ thể chiếm 34%. Có 2 trường hợp: Chỉ ra chứcnăng thực của bộ phận cơ thể (như tiêu hóa, tuần hồn, hơ hấp…) hay chỉ rachức năng giả, chức năng biểu trưng của bộ phận cơ thể người (như bụng dạ -biểu trưng ý nghĩa tình cảm của con người).
4. Tính sở thuộc: Của bộ phận cơ thể nào đó, chiếm 22%. Nghĩa vị nàythường hàm ẩn trong siêu nghĩa vị trực tiếp. Nó được biểu hiện tường minhtrong trong ngơn ngữ có hai từ khác nhau, một từ biểu thị cơ thể người, từ kiabiểu thị cơ thể động vật. Chẳng hạn: “l«ng” - Những sợi đơn hay sợi kép mọcở ngoài da cầm thú hoặc da người.
5. Cấu trúc - nghĩa vị này chiếm 19%. Khi trong định nghĩa không diễnra “tên gọi chỉ lồi” thì nghĩa vị cấu trúc thay thế cho nghĩa vị này. Chẳnghạn, “thủy tinh thể” - bộ phận của mắt dưới dạng thấu kính trong suốt, lồi haimắt, co giãn được, “lợi” - mô cơ che phủ chân răng.
6. Kích thước, chiếm 14%. Ví dụ: “Tá tràng” - phần ruột non tiếp vớidạ dày, dài chừng 12 cm.
7. Hình dạng, chiếm 11%. Chẳng hạn: "Nhãn cầu" - phần chính củamắt, hình cầu, nằm trong hõm mắt.
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">8. Thuộc tính vật lý, chiếm 9%. Ví dụ: “Thịt” - phần mềm dưới da baophủ xương trong cơ thể.
9. Màu sắc, chiếm 4%. Chẳng hạn: “Máu” - chất lỏng màu đỏ chảytrong mạch máu người và động vật.
10. Thời gian, chỉ chiếm 0,8%. Ví dụ: “Răng khơn” - răng hàm thứ bamọc sau 20 tuổi.
Về cấu tạo tên gọi bộ phận cơ thể người, vì tiếng Việt thuộc loại hìnhngơn ngữ đơn lập (phân tích tính) nên nó chi phối đến đặc điểm định danhtrong ngôn ngữ này. Cách định danh theo lối phân tích đóng vai trị chỉ đạotrong tiếng Việt. Cho nên, từ chỉ bộ phận cơ thể người được xây dựng theo lèi
<i>tạo từ ghép chiếm 37,8%. Ví dụ: tâm thất, lưỡng quyền, đồng tử…</i>
Tên gọi bộ phận cơ thể người là từ đơn tiết, được cấu tạo trên cơ sở sửdụng tổ hợp âm tố biểu thị đặc trưng nào đó được chọn lựa từ trong số các đặctrưng của bộ phận cơ thể người chỉ chiếm gần 27% trong trường từ vựng ngữ
<i>nghĩa tiếng Việt. Chẳng hạn: thóp, sọ, gáy, chân, tay…</i>
Ngồi ra, trong tiếng Việt cịn có kiểu định danh theo kiểu đặc ngữ hóa
<i>một cụm từ trong tiếng Việt, chiếm 29%. Ví dụ: trịng trắng, răng hàm, bàn</i>
<i>tay, lá mía, bắp thịt…</i>
Như vậy, xét về phương diện cấu tạo từ, trong trường từ vựng ngữnghĩa tiếng Việt, bộ phận cơ thể được định danh theo lối cấu tạo từ ghép làchủ yếu. Tuy nhiên, trong tục ngữ thì từ chỉ bộ phận cơ thể người là từ đơntiết chiếm phần đa. Về mặt nguồn gốc: Tên gọi bộ phận cơ thể người trongtiếng Việt được tạo ra từ hai nguồn là thuần Việt và vay mượn. Kết quả cụ thểlà trong số 397 tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt thì số từ có
<i>nguồn gốc thuần Việt chiếm 66,2%, đó là những từ như: Đầu, mình, tay,</i>
<i>chân, cánh tay, bàn chân…Các tên gọi cơ thể người vay mượn chiếm số</i>
lượng ít hơn là 33,8% (134/397). Bộ phận tên gọi vay mượn chủ yếu từ hai
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">nguồn là: Từ tiếng Hán và từ ngôn ngữ Ấn - Âu, trong đó vay mượn từ Tiếng
<i>Hán chiếm phần đa 98% (132/134 từ) gồm những từ như: Tâm thất, thanh</i>
<i>quản, đại tràng, khẩu, diện… Số tên gọi bộ phận cơ thể được vay mượn từ</i>
<i>ngôn ngữ Ấn - Âu là không đáng kể chỉ chiếm 2% (2/134) như ven, amidan.</i>
Việc số lượng từ thuần Việt trong trường tên gọi chỉ bộ phận cơ thểngười nhiều hơn hẳn so với từ vay mượn hồn tồn có thể giải thích được. Hệthống tên gọi này có rất lâu đời khi con người tri giác được về chính bản thânmình. Nó ra đời từ rất sớm và thuộc về lớp từ cơ bản của người Việt. Tuynhiên, trong bức tranh ngôn ngữ về các bộ phận cơ thể người lúc đó cũng cónhiều ơ trống, “vết trắng” (như cách gọi của Nguyễn Đức Tồn) cho nên ngườiViệt phải lấp đầy bằng cách vay mượn chủ yếu từ tiếng Hán. Do các nguyênnhân tiếp giáp về địa lý, quan hệ lịch sử - văn hóa lâu đời, những cuộc chiếntranh xâm lược và do đặc điểm cùng loại hình ngơn ngữ đơn lập mà ngườiViệt vay mượn tiếng Hán nhiều hơn, có thể nói là gần như toàn bộ. Đặc điểmnày cũng phản ánh đặc điểm chung của tiếng Việt. Điều đặc biệt là do xuhướng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nên nhiều tên gọi Hán - Việt đãđược Việt hóa. Cá biệt, có những tên gọi thuần Việt đã hồn tồn thắng thế,
<i>đẩy những từ Hán - Việt vào vốn từ cổ như dây thanh (thanh đới), ruột non(tiểu tràng), ruột thừa (manh tràng).</i>
Theo vị trí cơ thể, tên gọi bộ phận cơ thể người có thể chia ra hai tuyến:Bên ngoài cơ thể và bên trong cơ thể. Lớp từ chỉ bộ phận cơ thể bên ngoài rađời trước bởi vì đây là những đối tượng dễ tri nhận và phần lớn là những từ
<i>đơn tiết, từ thuần Việt. Chẳng hạn: thân, mình, đầu, tay, chân…Bộ phận này</i>
xuất hiện nhiều hơn và thường dùng khi miêu tả, theo nghĩa đen. Lớp từ chỉbộ phận cơ thể người bên trong xuất hiện sau, có cấu tạo là những từ đa tiết vàthường là từ Hán -Việt. Những từ này ít phổ biến trong cuộc sống thường nhật
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><i>mà được dùng nhiều trong chuyên môn của ngành y học như: ruột thừa, dạ</i>
<i>con, dạ dày, đại tràng, tá tràng…</i>
Như vậy, từ chỉ bộ phận cơ thể người là lớp từ thuộc vốn từ vựng cơbản, ra đời sớm, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp. Lớp từ này có cấu trúcngữ nghĩa phong phú, cấu tạo đa dạng, được tạo ra từ nhiều nguồn. Sử dụngtừ chỉ bộ phận cơ thể người là một nhu cầu tất yếu để con người bộc lộ hiểubiết về chính bản thân mình và thế giới. Chính bởi vai trị quan trọng như thếcho nên khơng có gì lạ khi ta thấy tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người củangười Việt phong phú đến thế.
<i><b>1.2.2. Tổng quan về lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong tục ngữ</b></i>
Qua khảo sát bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong
<i>cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt, chúng tôi thống kê được 1881 câu tục</i>
ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người với 2687 lượt từ gọi tên 104 bộ phận cơthể người.
<i>Theo số liệu thống kê của Nguyễn Đức Tồn trong bài viết Ngữ nghĩa</i>
<i>các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga đăng trên Tạp</i>
<i>chí Ngơn ngữ, số 4 (1989) thì tiếng Việt có 397 từ chỉ bộ phận cơ thể người,</i>
397 đơn vị này gọi tên 289 bộ phận cơ thể khác nhau của người, trong đó cónhững bộ phận được gọi bằng nhiÒu tên khác nhau. Sở dĩ con số từ chỉ bộphận cơ thể người có sự lệch nhau là bởi vì số liệu của giáo sư Nguyễn ĐứcTồn là những từ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện với chức năng định danhsự vật, gọi tên thuần t cịn số liệu của chúng tơi chỉ xuất hiện trong thể loại
<i>tục ngữ với chức năng là tín hiệu nhận thức và tín hiệu nghệ thuật. Ví dụ: Anh</i>
<i>em như tay với chân thì tay, chân được xem như tín hiệu nhận thức (nói đến</i>
sự gắn bó mật thiết) và tín hiệu nghệ thuật (tác động đến người nghe một cáchbiểu cảm)....
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><small>BẢNG SỐ LƯỢNG VÀ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CỦA TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂNGƯỜI TRONG TỤC NGỮ</small>
<b><small>TT</small><sub>BPCTN</sub><sup>Từ chỉ</sup><sub>xuất hiện</sub><sup>Số lần</sup><sub>hạng</sub><sup>Thứ</sup><small>TT</small><sub>BPCTN</sub><sup>Từ chỉ </sup><sub>xuất hiện</sub><sup>Số lần</sup><sub>hạng</sub><sup>Thứ</sup></b>
<small>1Bàn tay162753Mắt15842Bàn chân14054Mắt cá (chân)140</small>
<small>15Dạ511367Mang tai33816Dái tai14068Mỏ ác140</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><small>25Giị33877Nước mắt123126Hàm53678Nước đái23927Hàm răng43779Người3619</small>
<small>29Háng33881Ống chân23930Họng83382Quai hàm14031Hơng33883Răng631032Huyết23984Râu142933Khốy43785Ruột4615</small>
<small>35Khúc giữa14087(BP) Sinh dục202636Khoeo14088Sườn43737Lặc lè23989Thân451638Lỗ mũi14090Thịt202639Lỗ tai14091Tóc431740Lỗ miệng23992Tóc mai23941Lơng123193Tai531242Lơng mày23994Tay327143Lơng nách14095Trán932</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33"><b>1.3. Tiểu kết chương 1</b>
Từ việc trình bày trên, chúng tơi rút ra những kết luận chính như sau:1. Ở chương 1, chúng tôi đã đưa ra rất nhiều định nghĩa của các nhànghiên cứu về tục ngữ. Trên cơ sở đó, chúng tơi phân tích, lí giải để đưa ramột định nghĩa về tục ngữ làm cơ sở để đi vào tìm hiểu các phát ngơn tục ngữcó từ chỉ bộ phận cơ thể người.
2. Trên cơ sở phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao, chúng tơi đưa racác tiêu chí để nhận diện tục ngữ trên các mặt: hình thức, cấu trúc, chức năng,ngữ nghĩa.
3. Chúng tôi cũng đã đề cập đến các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phậncơ thể người. Trong Kho tàng tục ngữ người Việt, từ chỉ bộ phận cơ thể ngườixuất hiện với số lượng lớn, có những đặc điểm riêng về ngữ nghĩa.
<i> Khảo sát bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong cuốn Kho</i>
<i>tàng tục ngữ người Việt, chúng tơi thống kê được 1881 câu tục ngữ có từ chỉ</i>
bộ phận cơ thể người với 2687 lượt từ xuất hiện, gọi tên 104 bộ phận cơ thểngười. Đây là những căn cứ bước đầu giúp chúng tôi đi vào tìm hiểu sâu hơnbộ phận tục ngữ này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><b>Chương 2</b>
<b>ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC PHÁT NGƠN TỤC NGỮCĨ TỪ CHỈ BỘ PHẬN BÊN NGỒI CƠ THỂ </b>
<b>2.1. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ và trong sử dụng</b>
<i><b>2.1.1. Phân biệt khái niệm ngữ nghĩa, nghĩa, ý nghĩa</b></i>
<i><b>Về khái niệm ngữ nghĩa, theo Từ điển tiếng Việt, ngữ nghĩa (d) được</b></i>
hiểu là: “1. Nghĩa của từ, câu, v.v…trong ngơn ngữ” (nói khái qt). Ngữnghĩa của từ. Phân tích ngữ nghĩa của câu thơ. 2. Ngữ nghĩa học (nói tắt) [48,tr.861].
<i>Theo Từ điển thuật ngữ học của Nguyễn Như Ý (1977) khái niệm ngữ</i>
nghĩa là: “Toàn bộ nội dung thông tin được ngôn ngữ truyền đạt hoặc đượcđơn vị nào đó của ngơn ngữ thể hiện (như từ, hình thái ngữ pháp của từ, cụmtừ, câu [64, tr.183].
Cịn tác giả Lê Quang Thiêm (2008) cho rằng “…Nói đến hình thứcbiểu thức, từ, ngữ, câu, lời, văn bản… là nói đến những hiện tượng, đơn vị,thực thể của ngơn ngữ trong ngôn ngữ học. Nghĩa của những đơn vị, thực thểtrong ngơn ngữ…. đó là nghĩa của ngơn ngữ, thuộc ngôn ngữ, thuật ngữ đểgọi thứ nghĩa này là ngữ nghĩa” [53, tr.1].
<i>Về khái niệm nghĩa, cũng theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm nghĩa được</i>
hiểu: "1. Nội dung diễn đạt của một ký hiệu, đặc biệt là của ký hiệu ngơn ngữ.Giải nghĩa từ. Tìm hiểu nghĩa của câu ca dao. 2.Cái nội dung làm thành giá trị.Điều đó chẳng có nghĩa gì hết, một việc làm có ý nghĩa” [48, tr.839].
<i>Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học cho rằng: “…Nghĩa của từ là</i>
<i>một tập hợp các nét khác biệt (còn gọi là nét nghĩa, hay nghĩa vị). Đó là</i>
những tiêu chí mà tiếng nói giữ lại để nhận biết một loại đối tượng nào đó
<i>trong những vật thể của hiện thực. Như vậy, nghĩa của từ là một cấu trúc có</i>
thể phân xuất ra những yếu tố cấu tạo nhỏ nhất, giống như các nét khác biệt
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><i>trong âm vị học. Ví dụ: Nghĩa của từ “anh” trong tiếng Việt gồm các nghĩa vị</i>
“đàn ông”, “sinh trước”, “trước quan hệ gia đình với người cùng thếhệ”..v.v..” [64, tr.143].
<i>Về khái niệm ý nghĩa, theo Từ điển tiếng Việt, được hiểu: “1. Nội</i>
dung chứa đựng trong một hình thức biểu hiện bằng ngơn ngữ, văn tự hoặcbằng một ký hiệu nào đó. Bài thơ có ý nghĩa châm biếm. Lời nói hàm ýnghĩa. 2. Giá trị, tác dụng. Chiến thắng có ý nghĩa quyết định. Việc đó chẳngcó ý nghĩa gì đối với tơi” [48, tr.1437]. Theo cách hiểu này thì ý nghĩa cóđược biểu hiện trong từ, trong câu và những đơn vị trên câu (đối lập với mặthình thức).
<i>Như vậy, từ sự phân biệt các khái niệm ngữ nghĩa, nghĩa, ý nghĩa trên,trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm ngữ nghĩa theo nhóm một của</i>
<i>Từ điển tiếng Việt, chỉ: Nghĩa của từ, câu... trong ngôn ngữ.</i>
<i><b>2.1.2. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ </b></i>
<i>Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học cho rằng: "Ngữ nghĩa: 1.</i>
Tồn bộ nội dung, thơng tin được ngơn ngữ truyền đạt hoặc được đơn vịnào đó của ngơn ngữ thể hiện(như từ, hình thái ngữ pháp của từ, cụm từ,câu) [64, tr.183].
Bất cứ một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó đều có ý nghĩa củanó. Khi trả lời câu hỏi những sự vật, sự việc hiện tượng đó có ý nghĩa gì chínhlà chúng ta đi tìm nghĩa của chúng. Khi nói đến nghĩa là chúng ta đang nóinghĩa của cái gì đó đã biết, đã tiếp nhận. Phạm vi của nó vơ cùng rộng lớn,bởi mọi sự vật khác xung quanh ta đều có nghĩa của chúng.
Trong ngơn ngữ, ngữ nghĩa tồn tại ở nhiều cấp độ. Nói đến cấp độ ngơnngữ là nói đến cấu trúc hệ thống của ngơn ngữ. Đơn vị có nghĩa, mang nghĩatrong các cấp độ ngơn ngữ từ thấp đến cao như: Hình vị, từ, ngữ, câu, đoạnvăn, văn bản. Các cấp độ, đơn vị ngơn ngữ này có quan hệ, liên hệ với hình vị
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để cấu tạo từ, từ cấu tạo nên ngữ đoạn, ngữđoạn câu tạo nên câu, câu, lời cấu tạo nên văn bản diễn ngôn. Xác định đốitượng nghiên cứu là bước quan trọng đầu tiên của ngữ nghĩa học.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngữ nghĩa học truyền thống là từ.Các nhà ngôn ngữ học truyền thống nghiên cứu ý nghĩa của các từ cô lập vớinhau, tách rời văn bản và được xem xét chủ yếu dưới góc độ lịch đại. Cịntrong ngơn ngữ học hiện đại lại quan tâm nghiên cứu ý nghĩa xét trong cácđơn vị lớn hơn: cụm, câu, đoạn, văn bản.
<i><b>2.1.3. Ngữ nghĩa trong tục ngữ Việt Nam</b></i>
Tục ngữ được nhiều người nói đến như là một pho sách phổ thơng đầykinh nghiệm của các bậc tiền bối, đó là những kinh nghiệm được đúc rúttrong quá trình đấu tranh thiên nhiên và xã hội, là kho tàng trí tuệ vơ giá củanhân dân, là hình thái tổng hợp đặc biệt của trí thức dân gian….Vì thế, việcnghiên cứu ngữ nghĩa của tục ngữ là một điều lý thú và bổ ích với mỗi chúngta trong cuộc sống.
Tục ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, đúc kết mọi kinhnghiệm sống, kinh nghiệm lịch sử, xã hội và được lưu truyền từ đời này sangđời khác nên ngữ nghĩa của tục ngữ, có một bộ phận dễ hiểu nhưng có bộphận lại khó hiểu hoặc khơng hiểu. Tuy vậy, khi bàn về ngữ nghĩa trong tụcngữ Việt Nam đã có nhiều ý kiến tranh cãi. Các tác giả nghiên cứu ngữ nghĩatrong câu tục ngữ Việt Nam đã có những ý kiến tranh luận về nghĩa đen vànghĩa bóng của tục ngữ. Đinh Gia Khánh cho rằng “Một câu tục ngữ thường
<i>có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng” [33, tr.202]. Các tác giả của Giáo</i>
<i>trình văn học dân gian Việt Nam lại tuyệt đối hố tính hai nghĩa của tục ngữ</i>
và khẳng định “tục ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: Nghĩa đen (hay nghĩa gốc)và nghĩa bóng". Bùi Mạnh Nhị viết: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắngọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa. Trong tục
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">ngữ, cái cụ thể và cái khái quát liên quan với nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩađen là nghĩa trực tiếp gắn liền vớii sự việc và hiện tượng ban đầu. Nghĩa bóng
<i>là nghĩa gián tiếp, nghĩa biểu tượng, ẩn dụ”. Trong Giáo trình văn học dân</i>
<i>gian Việt Nam, Hồng Tiến Tựu cho rằng có những câu tục ngữ chỉ có một</i>
<i>nghĩa (Ví dụ: Khoai ưa lạ, mạ ưa quen, Một búi cỏ, một giỏ phân; Chớp đông</i>
<i>nhay nháy, gà gáy thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống). Nhưng bộ</i>
phận tục ngữ đa nghĩa chiếm tỷ lệ khá lớn và là bộ phận tiêu biểu nhất của thểloại này. Như vậy, ông cũng đề cập tới hai nghĩa: Nghĩa đen (nghĩa trực tiếp)
<i>và đa nghĩa (nghĩa gián tiếp). Tác giả Nguyễn Xuân Đức trong bài "Về nghĩa</i>
<i>của tục ngữ" đăng trên tạp chí Văn hố dân gian, số 4, năm 2000, khơng đồng</i>
tình với các tác giả trên, sau khi phân tích, ơng đã đi đến kết luận: “Tóm lạichúng ta khơng nên nói tục ngữ có nhiều nghĩa, lại càng khơng nên nói tụcngữ là đa nghĩa. Tục ngữ sinh ra để ứng dụng trong cuộc sống,có nhiều nghĩa,hơn thế nữa lại là đa nghĩa thì thật khó vận dụng. Chính chức năng ứng dụngđã khiến cho: "Tục ngữ ngắn gọn, cô đọng mà không khó hiểu” như HồngTiến Tựu đã tổng kết. Mặt khác, tục ngữ dù đã hàm chứa những thành tố nghệthuật, dù có giá trị nghệ thuật thì nó vẫn là thể loại tiền nghệ thuật, hay nóinhư Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn: Là thể loại đang gầnvới lời ăn tiếng nói nhân dân. Thuật ngữ đa nghĩa vì thế chỉ nên dành riêngcho những thể loại văn học đích thực mà thơi…Thiết nghĩ nên nói một cáchthận trọng rằng: Tục ngữ xét trên văn bản có từ một đến hai nghĩa, nhưng xéttrong môi trường ứng dụng, tức là môi trường lưu truyền và tồn tại đích thựcthì với mỗi lần phát ngơn chỉ có một nghĩa (có thể là nghĩa đen hay nghĩabóng) tức là nghĩa đang được ứng dụng theo mục đích phát ngơn” [19, tr.52].Ở bài viết này, tác giả đã chứng minh tục ngữ không tồn tại trên văn bản màgắn với phát ngôn và với mỗi lần phát ngôn tục ngữ chỉ có một nghĩa, nghĩađang ứng dụng. Như vậy, tác giả Nguyễn Xuân Đức chỉ thừa nhận tục ngữ cómột nghĩa trong sử dụng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><i>Ở bài thứ hai Về tính nhiều nghĩa của tục ngữ, tạp chí Văn hố dân</i>
<i>gian, số 3, năm 2003, Nguyễn Xuân Đức lại một lần nữa khẳng định ý kiến</i>
trên: “Tóm lại, nghĩa tục ngữ được quy định bởi mục đích phát ngơn chứkhơng gắn chặt với văn bản như một tác phẩm văn học viết. Tục ngữ khôngphải là lời nói "lấp lửng” như ca dao mà là những phát ngơn “dễ hiểu”. Đểtruyền đạt một cách chính xác những kinh nghiệm, và vì thế, trong mỗi lầnphát ngơn nó chỉ truyền đạt một nghĩa. Tục ngữ có nhiều nghĩa nhưng đó lànghĩa trong nhiều lần phát ngơn gắn với nhiều ngữ cảnh và vì thế khơng nênxem đây là thể loại đa nghĩa. Thuật ngữ đa nghĩa có lẽ nên dùng để chỉ nhữngthể loại nghệ thuật đích thực như ca dao, cổ tích, như những sáng tác thơ cabằng chữ viết …” [20, tr. 58]. Khi bài viết của Nguyễn Xuân Đức nhận đượcsự trao đổí ý kiến của Phan Trọng Hồn thì một lần nữa, ơng khẳng định lại
<i>quan điểm của mình trong bài "Trở lại vấn đề tính một nghĩa trong phát ngơn</i>
<i>của tục ngữ" (2003) đăng trên tạp chí Văn hố dân gian, số 5, vấn đề xem tục</i>
ngữ là nhiều nghĩa, đa nghĩa, hay như Nguyễn Xuân Đức xem tục ngữ cónhiều nghĩa nhưng đó là nghĩa trong nhiều lần phát ngơn và gắn với ngữ cảnhđều không sai. Ở đây, Nguyễn Xuân Đức xem tục ngữ chỉ có một nghĩa trongmỗi một lần phát ngôn, bởi theo tác giả, mỗi câu tục ngữ tồn tại trong phátngơn thì nghĩa của nó gắn với mục đích của người phát ngơn. Cịn các tác giảkhác xem tục ngữ là nhiều nghĩa, đa nghĩa là do đứng ở góc độ người tiếpnhận, khi người ta nói rằng “Phương ngơn nói một hay mười” là xuất phát từngun nhân đó. Bản thân người phát ngơn phải hiểu nghĩa của tục ngữ thìmới có thể vận dụng tục ngữ trong những ngữ cảnh khác nhau. Vậy thì ngườiphát ngôn đầu tiên phải là người tiếp nhận tục ngữ, hiểu tục ngữ. NguyễnXuân Đức cũng cho rằng: “Nếu thừa nhận một tục ngữ có thể được ứng dụngtrong hàng ngàn trường hợp khác nhau và quá trình vận dụng tục ngữ là mộtq trình tạo nghĩa khơng ngừng thì chúng ta sẽ có được rất nhiều nghĩa trên
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">một đơn vị tác phẩm tục ngữ. Tuy nhiên, đó là những nghĩa của nhiều lầnphát ngơn khác nhau chứ không hàm chứa đồng thời trong một lần phát ngơnnhư một văn bản nghệ thuật đích thực”. Ở đây, chúng tơi đồng tình xem mỗilần phát ngơn tục ngữ chỉ hàm chứa một nghĩa trong mục đích của người phátngôn. Nhưng chúng ta phải thấy rằng tục ngữ là một văn bản sống, tồn tạitrong lời ăn, tiếng nói của nhân dân, mỗi phát ngơn tục ngữ khi ra đời đều cónghĩa của nó được sử dụng với nghĩa đen hay nghĩa bóng. Nhưng rất nhiềutrường hợp, “Cái vỏ ngơn ngữ của một câu tục ngữ có thể chỉ ra đời một lần”.Nhưng nội dung ý nghĩa của nó lại có thể “ra đời nhiều lần” [20, tr.115-116]“rất nhiều câu tục ngữ qua quá trình lưu truyền, q trình sử dụng trong lờinói và suy nghĩ, đã lấy từ ý nghĩa ban đầu nói về bản chất của một nhiều hiệntượng khác nữa. Đó là một quá trình sáng tạo liên tục về ý nghĩa (hay quátrình tạo nghĩa liên tục) trên cơ sở hình thành ban đầu, nghĩa gốc của một câutục ngữ” [20, tr.113]. Như vậy, qua quá trình sử dụng, tục ngữ đã được cấpthêm những nghĩa mới, có thể nói tính nhiều nghĩa là một đặc điểm quantrọng của tục ngữ. Vậy, để xác định được trường nghĩa của từng câu tục ngữtrong trường phát ngơn thì địi hỏi người nghiên cứu phải chú ý đến lịch sử rađời, lịch sử lưu truyền và sử dụng tục ngữ.
Theo chúng tôi, nếu xét bộ phận nghĩa của tục ngữ thì có thể chia ra bộphận tục ngữ dùng theo nghĩa đen, bộ phận tục ngữ dùng theo nghĩa bóng vàbộ phận tục ngữ đa nghĩa (dùng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Nhưng ởluận văn này, chúng tơi tìm hiểu ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từchỉ bộ phận cơ thể người gắn với ngữ cảnh, môi trường ứng dụng. Xét theonghĩa của tục ngữ thì ngữ nghĩa của tục ngữ bao gồm: Nghĩa đen (nghĩa thực,nghĩa gốc, nghĩa vốn có) và nghĩa bóng (nghĩa chuyển, nghĩa biểu trưng).
Tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng: "Nghĩa đen được xem là nghĩa từvựng theo đúng nghĩa của nó, cịn gọi là nghĩa trực tiếp, khác với nghĩa bóng
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">- nghĩa ẩn dụ, bóng bẩy và cũng khác với những sắc thái cảm xúc, biểu cảm đikèm theo nó. Nghĩa đen đồng thời cũng là nghĩa ban đầu, nghĩa xuất phátkhơng có căn cứ, khơng có tính lý do" [64, tr.145].
Cịn: "Nghĩa bóng là nghĩa phái sinh, nghĩa thứ yếu của từ, bắt nguồntừ nghĩa đen hoặc một nghĩa khác nhờ kết quả của việc sử dụng từ có ý thứctrong lời nói để biểu thị sự vật không phải là vật quy chiếu tự nhiên, thườngxuyên. Một từ có được nghĩa bóng khi nó định danh sự vật không phải trựctiếp, mà qua một sự vật khác theo phép ẩn dụ, hoán dụ hay cải dung. Nhưvậy, nghĩa bóng của từ là nghĩa có căn cứ, có tính lý do” [64, tr.144].
Qua việc tìm hiểu ngữ nghĩa của tục ngữ chúng tơi cịn nhận thấy mộthiện tượng ngữ nghĩa khá phổ biến, đó là hiện tượng dùng từ chỉ bộ phận cơthể động vật để nói những vấn đề của con người. Những điều này thể hiện đặctrưng tri nhận cũng như nét văn hoá rất riêng của người Việt.
<b>2.2. Các nhóm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ bộ phậnbên ngồi cơ thể người.</b>
<i><b>2.2.1. Thống kê định lượng và nhận xét khái qt về các phát ngơn tục ngữcó từ chỉ bộ phận bên ngoài cơ thể người</b></i>
<i>2.2.1.1. Thống kê định lượng</i>
<i>Qua khảo sát 16098 câu tục ngữ trong cuốn Kho tàng tục ngữ người</i>
<i>Việt do Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), chúng tơi thống kê được 1881 câu có</i>
từ chỉ bộ phận cơ thể người, chiếm 11,7%. Với 2687 lượt từ xuất hiện, gọi tên104 bộ phận cơ thể người.
Trong 1881 câu có từ chỉ BPCTN, chúng tơi lại thống kê được có 1610câu có từ chỉ bộ phận cơ thể người ở bên ngoài, với 2216 lượt từ xuất hiện gọitên 89 bộ phận cơ thể người (xem bảng 2.1).
</div>