Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thiên chúa giáo thời kỳ đầu và nghệ thuật Byzantine pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 8 trang )

Thiên chúa giáo thời kỳ đầu và nghệ
thuật Byzantine
Việc đạo Thiên chúa được công khai và công nhận làm quốc giáo của đế
chế La Mã đã làm xuất hiện một số lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật
mang chủ đề tôn giáo và thay đổi hẳn tương lai của nền nghệ thuật châu
Âu.
Năm 313, hoàng đế La Mã Constatine ban hành sắc lệnh Milan cho phép
những người theo đạo Thiên chúa được tự do. Năm 380, Theodosius tuyên
bố Thiên chúa giáo là quốc giáo. Năm 391, tất cả những người theo các đạo
khác ngoài Thiên chúa giáo đều trở thành tà giáo và vi phạm pháp luật.

Madonna cùng con và các thánh Felix, Adauctus và Luke - Bích họa trong
hầm mộ Comodilla thế kỷ 6
Năm 320, dưới thời Constantine, người ta tạo nên những tác phẩm trong
những hầm mộ ở vùng Via Latina bên ngoài thành Rome. Năm 324, nhà thờ
Thánh Peter - nhà thờ đầu tiên - được xây dựng và hoàn thành vào năm 349.

Tranh khảm Vượt Biển Đỏ (cảnh trong cuộc đời của Moses) - nhà thờ Santa
Maria Maggoire thế kỷ 5
Năm 330, Constantine chuyển thủ đô của đế chế La Mã về Byzantium sau
trở thành Constantinople (hiện tại là Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ). Năm 360,
những tác phẩm nghệ thuật bắt đầu ở nhà thờ Santa Maria Maggoire tại
Rome và trong 386 công trình ở nhà thờ Thánh Ambroise tại Milan. Sau đó
đế chế La Mã được chia làm đôi: Đông La Mã và Tây La Mã.

Tranh khảm Thánh Lawrence - tại Ravenna thế kỷ 5
Năm 404, Honorius chuyển thủ đô của Tây La Mã từ Rome về Ravenna.
Khoảng từ 532 đến 537, hai kiến túc sư Anthemius xứ Tralles và Isidore xứ
Miletus đã xây dựng nhà thờ Hagia Sophia tại Constantinople. Thời kỳ này
rất nhiều sự kiện xảy ra để chuyển các tôn giáo ở châu Âu thành thiên chúa
giáo. Điều này cũng dẫn đến sự thay đổi lớn lao trong nghệ thuật châu Âu.



Tranh khảm Justinian và những người hầu - năm 547 đến 548 tại Ravenna
Những thế kỷ đầu tiên trong kỷ nguyên Thiên chúa giáo có những tác phẩm
nghệ thuật mang tính chất tôn giáo. Vào thế kỷ thứ 3, thứ 4, trong những
hầm mộ La Mã, các bích họa mang cả hình ảnh ngoại giáo lẫn những chủ đề
kinh thánh. Nhiều hình ảnh được sáng tác theo lối tối giản La Mã với những
đường nét ngắn và nhanh. Một ví dụ tiêu biểu là bức họa mẹ Maria và chúa
hài đồng trong lăng mộ ở Priscilla, Rome.

Tranh khảm Moses trên đỉnh Sinai - thế kỷ 6 tại Ravenna
Với tuyên bố, đạo Thiên chúa trở thành quốc giáo vào cuối thế kỷ thứ 4, hội
họa - một lĩnh vực đặc biệt của nhà thờ dần dần tách khỏi những ảnh hưởng
của nền nghệ thuật La Mã và Hy Lạp. Từ thế kỷ thứ 5, tranh khảm trở thành
kỹ thuật được ưa thích để trang trí trên tường nhà thờ với các câu chuyện về
thiên chúa. Kỹ thuật mới dựa trên các đường nét thiếu đi chiều sâu về không
gian được phát triển và hoàn thiện tại Byzantium - thủ đô của Đông La Mã.
Kỹ thuật này được tái hiện lại với những bức tranh khảm trong những nhà
thờ vùng San Vitale và Sant'Apollinare Nuovo tại Ravenna vào đầu thế kỷ 6.
Các chân dung có trán cứng, trong khi các chi tiết khác trên mặt là sản phẩm
của một luật lệ khó hiểu được lặp lại từ chân dung này sang chân dung khác.
Người ta bỏ đi kỹ thuật tạo bóng, không quan tâm đến mảng sáng tối khiến
cho khuôn mặt bị mất đi khối.

Christ - Người ban phước - thế kỷ 12 tại Sicily
Những chi tiết về giải phẫu được thể hiện bằng những đường nét và các kỹ
hiệu đồ họa khác như các nếp gấp quần áo hay vải cờ. Những hậu cảnh kiến
trúc cũng rất đơn giản. Không gian, đặc biệt là bầu trời thường được thay
bằng bề mặt vàng với những biểu tượng chói lọi của ánh sáng tiên tri.

Thánh Francis - năm 1250 tại Florence

Để thể hiện tính siêu nhiên của đề tài bên cạnh các luật cũ như cố tình đẩy
các hình ảnh ra khỏi những thứ tương ứng với thực tế (quy luật giải phẫu
học, không gian hay tự nhiên ) các quy luật mới được lập ra như các hình
ảnh về Thiên chúa bắt buộc phải nằm trong nhà thờ. Bức họa The Christ
Pantocrator (hay Christ ban phước lành) được vẽ trên mái vòm của khu cầu
nguyện - nơi cũng có thể tìm thấy hình ảnh của Mary đồng trinh và chúa hài
đồng.

Vladimir Madonna - sau năm 1410 tại Saint Petersburg
Sự khởi nguồn của nghệ thuật Byzantine ở Đông La Mã giữa Constantinople
và Hy Lạp được phát triển trong một thời gian dài và trải trên một vùng rộng
lớn từ Ý, Đức tới những quốc gia Slavic phía nam như Bulgaria, Croatia,
Serbia và những quốc gia Slavic phía đông như Nga, Byelorussia và
Ukaine.
Từ thế kỷ 10, hội họa Byzantine có trung tâm phát triển tại Nga và lan rộng
sang các vùng xung quanh với tận thế kỷ thứ 18. Các sản phẩm nghệ thuật
Byzantine tại đây chủ yếu là các biểu tượng tôn giáo. Tại vùng Balkans và
đảo Crete những biểu tượng tôn giáo được thực hiện theo phong cách
Byzantine từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ 18.

×