1
Luận văn
Dề tài : “Quỹ đầu tư chứng
khoán và thực trạng của các quỹ
đầu tư tại Việt Nam hiện nay
2
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I. Những vấn đề cơ bản về quỹ đầu tư chứng khoán 2
1.1. Khái niệm về quỹ đầu tư 2
1.1.1. Khái niệm quỹ đầu tư 2
1.1.2. Các lợi thế của qũy đầu tư 2
1.1.3. Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán 5
1.1.3.1. Vai trò đối với các nhà đầu tư 5
1.1.3.2. Vai trò đối với nhà quản lý vốn 5
1.1.3.3. Vai trò đối với nền kinh tế 5
1.2. Phân loại quỹ đầu tư chứng koán 6
1.2.1. Căn cứ vào đối tượng người tham gia qũy 6
1.2.1.1. Quỹ đầu tư tư nhân 7
1.2.1.2. Quỹ đầu tư tập thể 7
1.2.2. Căn cứ vào cách thức huy động vốn 8
1.2.2.1. Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed - end funds) 8
1.2.2.2. Quỹ đầu tư dạng mở (open - end funds) 8
1.2.3. Căn cứ theo mục tiêu và đối tượng đầu tư 9
1.2.3.1. Quỹ đầu tư cổ phần 10
1.2.3.2. Qũy đầu tư trái phiếu 10
1.2.3.3. Qũy đầu tư thị trường tiền tệ 10
1.2.3.4. Qũy đầu tư kết hợp 10
1.2.4. Căn cứ và mục đích đầu tư 10
1.2.4.1. Qũy tăng trưởng 10
1.2.4.2. Quỹ tăng trưởng thu nhập 11
1.2.4.3. Qũy thu nhập 11
1.2.5. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức điều hành 11
1.2.5.1. Qũy đầu tư dạng công ty (Corporate fund) 11
1.2.5.2. Quỹ đầu tư dạng tín thác ( Trust fund) 12
Chương II. Khái quát về các quỹ đầu tư tại một số nước trên thế
giới. Thực trạng hoạt động của các qũy đầu tư tại Việt Nam 14
3
2.1. Khái quát về các qũy đầu tư tại một số nước trên thế giới 14
2.1.1. Qũy đầu tư tại Mỹ 14
2.1.2. Qũy đầu tư tại Nhật 16
2.1.3. Qũy đầu tư tại Trung Quốc và một số nước trong khu vực
Đông Nam Á 17
2.2. Một số bài học từ mô hình và quá trình hình thành qũy ở các
nước 18
2.3. Thực trạng của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 19
2.3.1. Khái quát chung 19
2.3.2. Đánh gái tình hình hoạt động của các qũy đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam 26
2.4. Vài nét về công ty quản lý quý chứng khoán đầu tư tại Việt
Nam 28
Chương III. Định hướng hình thành thành và phát triển qũy đầu
tư ở Việt Nam 30
3.1. Một số định hướng để hình thành và phát triển qũy đầu tư ở
Việt Nam 30
3.2. Các giải pháp và kiến nghị cho sự hình thành và phát triển
của qũy đầu tư ở Việt Nam 31
3.2.1. Các giải pháp 31
3.2.1.1. Chỉnh sửa hệ thống văn bản pháp lí 31
3.2.1.2. Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ
quản lí đầu tư chuyên nghiệp 33
3.2.1.3. Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc hình
thành và phát triển QĐT 33
3.2.1.4. Chú trọng nghiên cứu đồng thời phổ biến rộng rãi kiến thức
về qũy đầu tư ra công chúng 34
3.22. Những kiến nghị để hình thành và phát triển qũy đầu tư 35
Kết luận 36
Danh mục tài liệu tham khảo
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu thế phát triển và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ
như hiện nay thì nhu cầu về vốn để đẩy mạnh phát triển kinh tế , tránh tụt
hậu là vấn đề cần thiết đối với mỗi nước . Để huy động vốn một cách tối
đa , ngoài sự góp mặt của ngân hàng còn có một số tổ chức phi ngân hàng
khác điển hình là quỹ đầu tư (QĐT) , một định chế tài chính trung gian
tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường đặc biệt là trên thị trường
chứng khoán (TTCK) .
Tính đến nay thì thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã hoạt động
được hơn 3 năm. Qua báo cáo tổng kết về sư hoạt động của TTCK, chúng
ta có thể nhận thấy sự không ổn định của TTCK, giá cả chứng khoán và
chỉ số chứng khoán luôn biến động. Và một trong những nguyên nhân đó
là thiếu vắng các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các QĐT. Mặt khác,
các báo cáo, chuyên đề ít đề cập đến QĐT chứng khoán, khái niệm QĐT
chứng khoán vẫn còn xa lạ và mới mẻ với công chúng nói chung và các
nhà đầu tư nói riêng. Mặc dù, sự hiện diện của QĐT không những chỉ cần
thiết cho TTCK mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế. Có thể coi QĐT là cầu nối hữu hiệu giữa người tiết kiệm và nhà
đầu tư, phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực, đẩy nhanh tốc độ
cổ phần hoá. Ngoài ra, thông qua QĐT, việc huy động vốn đầu tư nước
ngoài và tiếp cận thị trường vốn quốc tế trở nên dễ dàng hơn. QĐT là
phương tiện thuận lợi đơn giản và linh hoạt góp phần và tham gia vào sự
tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam .
Bởi những lý do đó em đã chọn đề tài này với tên gọi “Quỹ đầu tư
chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay”.
Đề tài này được kết cấu như sau :
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quỹ đầu tư chứng khoán
Chương 2: Khái quát về quỹ đầu tư tại một số nước trên thế giới.
Thực trạng các quỹ đầu tư tại Việt Nam .
5
Chương 3: Định hướng hình thành và phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam .
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1.Khái niệm về quỹ đầu tư.
1.1.1.Khái niệm quỹ đầu tư.
Nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh nhất thiết phải có nhiều vốn đầu
tư. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để các tổ choc và các cá nhân có
vốn nhàn rỗi và các nhà doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh, có các dự
án kinh doanh nhưng thiếu vốn đầu tư gặp nhau được, cùng hợp tác với
nhau, cùng nhau tìm kiếm các cơ hội kinh doanh có lợi nhất. Để làm “cầu
nối” giữa bên cần vốn với bên có vốn nhàn rỗi, nhiều loại định chế tài
chính trung gian đã ra đời. Một trong những định chế trung gian có ảnh
hưởng tới hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, đó là “ quỹ đầu tư”.
Quỹ đầu tư hay còn gọi là công ty uỷ thác đầu tư là định chế tài chính
thực hiện việc huy động vốn của ngưì tiết kiệm thông qua việc bán các
chứng chỉ góp vốn. Quỹ này đặt dưới sự quản trị chuyên nghiệp và được
đầu tư vào các chứng khoán vì lợi ích của các nhà đầu tư. Những người
đầu tư vào quỹ có thể là các thể nhân hoặc các tổ chức kinh tế, nhưng đa
phần là các nhà đầu tư riêng lẻ, ít am hiểu về thị trường chứng khoán.
Thực chất đây là hình thức chung vốn đầu tư giữa các cá nhân, các tổ
chức nhằm tăng tính chuyên nghiệp của việc đầu tư tạo điều kiện giảm
thiểu rủi ro và các chi phí liên quan đến quá trình đầu tư.
1.1.2.Các lợi thế của quỹ đầu tư.
Bất cứ một nhà đầu tư nào khi quyết định đầu tư đều phải nghiên cứu
xem thu nhập sau đầu tư là bao nhiêu, mức độ rủi ro có cao không? Tuy
nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được đối với những nhà đầu tư.
Nhưng phần lớn người đầu tư, với kiến thức và kỹ năng còn hạn chế thì
6
quỹ đầu tư có lae là một sự lựa chọn thích hợp hơn. Bởi lẽ nó có những
ưu điểm quan trọng so với sở hữu trực tiếp như sau.
Một lợi thế cơ bản của quỹ đầu tư là sự đa dạng hóa các danh mục
đầu tư, giảm thiểu rủi ro. Đây chính là ý tưởng bỏ trứng vào nhiều giỏ.
Một danh mục đầu tư được phân tán rủi ro hợp lý tường bao gồm một số
lượng tối thiểu các laọi chứng khoán khác nhau để tránh rủi ro do đầu tư
tập trung vào một loại chứng khoán nào đó. Bởi vì theo thuyết đầu tư hiện
đại, rỉu ro của toàn bộ danh mục đầu tư có thể được giảm bằng việc đa
dạng hoá danh mục đầu tư vào một số lượng lớn cổ phiếu của các nghành
công nghiệp khác nhau với mức sinh lời tương đương với mức rủi ro khác
nhau. Quỹ đầu tư có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau như chứng chỉ
tiền gửi ngân hàng vẫn đẩm bảo tiền gốc bằng việc giao dịch tổng hợp
các công cụ trên thị trường tiền tệ như chứng chỉ tiền gửi và thương
phiếu. Các quỹ cũng có thể tạo ra danh mục đầu tư chuyên ngành bằng
việc đầu tư vốn của quỹ vào các cổ phiếu của nhóm ngành công nghiệp
được mọi người ưa chuộng… Tuy nhiên các chứng khoán trong danh
mục đầu tư phải thường xuyên đánh giá để có những thay thế, điều chỉnh
cần thiết.
Một lợi thế khác phải kể đến, đó là dịch vụ đầu tư chuyên nghiệp. Các
tổ chức quản lý quỹ có các chuyên gia thực hiện việc phân tích kinh tế vi
mô, vĩ mô và phân tích thị trường, xây dựng các danh mục đầu tư phù
hợp để đạt được mục đích của quỹ đầu tư. Khả năng của các chuyên gia
này được đánh giá định kỳ dựa trên tổng giá trị lợi tức của các quỹ do họ
tạo ra. Với xu thế tự do hoá thị trường tài chính, thông qua việc bãi bỏ
dần các quy định pháp luật và việc xuất hiện tràn ngập các sản phẩm mới
như các công cụ tái sinh tài chính, đòi hỏi các kỹ năng tài chính và phân
tích toán học có tính nguỵ biện cao mà những người không có chuyên
môn sâu không thể hiểu thấu sự phức tạp của thị trường cung như áp
dụng vào thực tế những cách thức này dễ đạt được mục tiêu đầu tư của
7
họ. Sự bãi bỏ quy định mang lại những cơ hội lớn để thực hiện nhiều
phương thức đầu tư khác nhau mà chỉ các chuyên gia mới nắm được. Vì
vậy các chuyên gia luôn luôn phải trau dồi các kiến thức chuyên môn để
có thể đánh giá chính xác xu hướng phát triển và dự đoán hiệu quả đầu tư
để mang lại lợi ích tốt nhất cho những nhà đầu tư.
Một lợi thế không kém phần quan trọng trong hoạt động đầu tư đó là
chi phí giao dịch thấp. Vì những danh mục đầu tư lớn được quản lý
chuyên nghiệp quỹ đầu tư chịu chi phí giao dịch thấp hơn cá nhân đầu tư
kể cả cá nhân đó có ký hợp đồng mua bán và nhà môi giới có mức phí
hoa hang thấp nhất. Quỹ đầu tư có thể chỉ thanh toán vài cent tren một cổ
phiếu cho một giao dịch lô lớn trong khi đó một cá nhân có thể phải thanh
toán 50 cent trên một cổ phiếu hoặc nhiều hơn thế cho một giao dịch
tương tự. Chi phí giao dịch tốt có thể được hiểu là hoạt động đầu tư tốt
hơn và hiệu quả hơn.
Ngoài những lợi thế cơ bản trên, quỹ đầu tư còn có những lợi thế khác
như mang lại cho các nhà đầu tư dịch vụ cổ đông hữu ích, mang lại tính
thanh khoăn cao và an toàn trước các hành vi không công bằng.
- Quỹ đầu tư đem lại nhiều dịch vụ cổ đông. Một trong những dịch vụ
quan trọng nhất là tự động tái đầu tư phần thu nhập được chia cho nhà
đaù tư, dùng để mua thêm chứng chỉ quỹ thay vì lấy các khoản cổ túc
phục vụ cho tiêu ding như các cá nhân riêng lẻ vẫn thường làm. Ngoài ra
nhiều quý còn các phương thức rút tiền rất thuận tiện cho những người
đầu tư. Các dịch vụ khác bao gồm các lựa chọn cách thức đầu tư, nộp
thuế và chuyển đổi quỹ.
- Trong nhiều trường hợp quỹ đầu tư có thể mang lại tính thanh
khoăn cao hơn so với cá nhân tự đầu tư. Người đầu tư có thẻ đầu tư một
khoản tiền lớn vào quỹ hoặc rút khỏi quỹ dựa theo NVA hàng ngày của
quỹ cộng với khoản phí tham gia hoặc rút khoỉ quỹ (trường hợp quỹ ma).
8
Bên cạnh đó, người đầu tư có thể tự do yêu cầu chuyển đổi sang một quỹ
khác có mục tiêu đầu tư phù hợp.
- An toàn trước các hành vi không công bằng. Nguồn đầu tư có thể
bịthiệt hại nếu danh mục đầu tư của quỹ bị giảm giá trị do sự biến động
giá chứng khoán trên thị trường, nhưng xác suất bị tổn thất do gian lận,
bê bối hoặc phá sản liên quan dến công ty quản lý quỹ là rất nhỏ. Khuôn
khổ pháp lý và việc quản lý chặt chẽ của các cơ quan có them quyền đối
với quỹ đầu tư đem lại những đảm bảo cơ bản.
1.1.3.Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán.
1.1.3.1. Vai trò đối với các nhà đầu tư.
Lợi ích lớn nhát của nguồn vốn đầu tư là đa dạng hoá đầu tư, phân tán
rủi ro.Với quỹ đầu tư chứng khoán, ngay cả khi một cá nhân có lượng
vốn nhỏ vẫn có thể đa dạng hoá đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác
nhau. Người đầu tư được thu lợi từ việc đầu tư chuyên nghiệp với hiệu
quả cao và chi phí thấp.Từ những lý do trên người đầu tư sở hữu những
chứng chỉ đầu tư có tính thanh khoăn cao, họ có thể rút vốn nhanh chóng
bằng việc bán lại các chứng chỉ trên TTCK.
1.1.3.2. Vai trò đối với nhà quản lý vốn.
Những nhà quản lý vốn là những người có kiến hức chuyên môn có
trình độ dự đoán và phân tích thông tin cho nên họ được uỷ thác đầu tư .
Thông qua những hoạt động này họ thu được hoa hang và những khoản
thưởng.
1.1.3.3. Vai trò đối với nền kinh tế.
- Quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói
chung và sự phát triển của hị trường sơ cấp . Trên thị trường sơ cấp,quỹ
đầu tư đóng vai trò tích cực trong việc tham gia, thúc đẩy hoạt động bảo
lãnh phát hành, phân phối chứng khoán giúp các chủ thể, phát hành huy
động vốn mmột cách hiệu quả, tạo thêm hàng hoá cho thị trường.
- Quỹ góp phần ổn định thị trường thứ cấp.
9
Trên thị trường thứ cấp, với những kĩ năng phân tích đầu tư chuyên
nghiệp và nguồn vốn lớn, dài hạn người đầu tư có thể tiến hành kiểm soát
sự biến động giá chứng khoán do sự mất cân đối cung - cầu tạo sự ổn
định cần thiết trên thị trường thứ cấp.
- Quỹ góp phần phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực.
Bằng việc tiếp cận với những nguồn thông tin đa dạng cộng với chiến
lược đầu tư khoa học trong hoạt động của quỹ đầu tư khiến cho nguồn
vốn đầu tư gián tiếp của quỹ trở nên an toàn hơn; Chức năng chuyển đổi
nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội thành nguồn vốn đầu tư trên phạm vi
rộng làm cho quỹ đầu tư trở thành phương tiện rất hiệu quả trong việc
huy động vốn nhàn rỗi rộng rãi trong công chúng, phát huy nội lực phục
vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Đồng thời, kỹ năng nghiên cứu, phân
tích đầu tư chuyên nghiệp của quỹ đầu tư góp phần hướng dẫn thị trường
nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp của
quỹ đầu tư chứng khoán của công chúng, giúp nâng cao tính xã hội hoá
của hoạt động đầu tư.
- Hoạt động quỹ đầu tư tăng cường khả năng huy động vốn nước
ngoài
Một mặt các quỹ này thu hút được lượng vốn từ nước ngoài chuyển
vào đầu tư trong nước, mặ khác, tạo nên sự đa dạng các đối tượng tham
gia trên thị trường chứng khoán, làm tăng chu chuyển vốn trên thị trường.
Thông qua hoạt động cảu quỹ đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư trong
nước sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, phân tích và đầu tư chứng
khoán.
1.2.Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư với các tên
gọi khác nhau như: quỹ đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư tập thể, quỹ đầu tư
dạng đóng, quỹ đầu tư dạng mở… Có được sự phân loại như thế là do
10
dựa vào một số tiêu chí khác nhau như đối tượng người đầu tư , mục đích
đầu tư, cơ cấu tổ chức…
1.2.1.Căn cứ vào đối tượng người tham gia quỹ.
Có hai loại:
- Quỹ đầu tư tư nhân
- Quỹ đầu tư tập thể
1.2.1.1.Quỹ đầu tư tư nhân: Là loại hình quỹ đầu tư được hình thành do
một số tổ chức và cá nhân góp vốn và thuê công ty quản lý quỹ nhămf
mục đích đầu tư vốn của mình một cách có lợi nhất và đảm bảo quản lý
chặt chẽ vốn đầu tư.
Xuất phát từ nguồn vốn huy động ở một số ít tổ chức và cá nhân có
quan hệ với nhau, nên các quỹ này có thể đầu tư vào các dự án dài hạn,
có tiềm năng phát triển cao và chịu đựng được mức rủi ro lớn. Các quỹ
này thường đầu tư vào chứng khoán của những công ty này phát triển đến
mức độ nhất định, họ có thể thu hồi vốn bằng cách bán lại phần vốn góp
hoặc những chứng khoán mà họ nắm giữ.
Có nhiều dạng quỹ đầu tư tư nhân trong đó có hai loại quỹ điển hình
và phổ biến trên thị trrường vốn thế giới là:
- Quỹ phòng ngừa rủi ro: Là hình thức chung vốn đầu tư, vốn của các
thành viên được góp lại với mục đích kinh doanh chứng khoán. Các quỹ
phòng ngừa rủi ro đều có chiến lược kinh doanh riêng và đầu tư vào rất
nhiều các công cụ tài chính khác nhau.
- Quỹ đầu tư mạo hiểm: Cũng là một trong các dạng quỹ đầu tư riêng
lẻ, xuất hiện từ những năm 70 tại các thị trường phát triển. Quỹ huy động
vốn chủ yếu từ các tổ hợp công nghiệp lớn và các định chế tài chính lớn.
Hình thức đầu tư chủ yếu ban đầu của quỹ là đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên,
từ những năm 80 hình thức đầu tư đã thay đổi. Việc tiến hành đầu tư
được thực hiện thông qua các nhà quản lý đầu tư tư nhân chuyên nghiệp,
11
người đứng thay mặt cho các nhà đầu tư là các định chế tài chính tiến
hành việc đầu tư.
1.2.1.2. Quỹ đầu tư tập thể: Là loại quỹ mà số lượng đầu tư tham gia góp
vốn đông hơn quỹ đầu tư riêng lẻ, tất cả mọi người có thể tham gia. Đó là
những người tiết kiệm, những người đầu tư chuyên nghiệp, những người
đầu tư nhỏ và phần lớn là các cá nhân- những người không có kiến thức
chuyên sâu về đầu tư. Quỹ đầu tư tập thể là những quỹ đầu tư chuyên
nghiệp. Quỹ này phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư ( Nếu quỹ đó là
công ty cổ phần), hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư ( Nếu quỹ đó là quỹ góp vốn
chung).
1.2.2. Căn cứ vào cách thức huy động vốn.
Có hai loại:
- Quỹ đầu tư đóng.
- Quỹ đầu tư mở.
1.2.2.1. Quỹ đầu tư dạng đóng( Closed – end funds).
Đây là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định, thường chỉ tạo vốn qua
một lần bán chứng khoán cho công chúng. Quỹ đầu tư dạng đóng mang
tính chất giống như một công ty cổ phần thông thường có thể phát hành
cổ phiếu thông thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu. Quỹ không được
phát hành thêm bất kỳ một loại cổ phiếu nào để huy động thêm vốn và
cũng không mua lại các cổ phiếu đã phát hành. Số cổ phiếu đó được mua
đi bán lại trên thị trường chứng khoán cũng như cổ phiếu của các công ty
khác. Muốn mua bán cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng này người muốn
mua hoặc muốn bán phải liên hệ với môi giới và phải trả tiền hoa hồng
cho mỗi dịch vụ cũng như mua bán các loại cổ phiếu khác.
Giá thị trường cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng phụ thuộc vào
lượng cung cầu cũng như khi áp dụng đối với các loại chứng khoán khác
chứ không trực tiếp liên quan đến giá trị tài sản ròng( NAV – Net Asset
Value) của mỗi cổ phần.
12
Quỹ đầu tư dạng đóng ding số vốn của mình đầu tư vào các doanh
nghiệp hay thị trường chứng khoán. Sau đó lại dùng số tiền và vốn lài thu
được để đầu tư tiếp. Như vậy, quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể
tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu được mà thôi.
1.2.2.2. Quỹ đầu tư dạng mở (open- end funds).
Quỹ đầu tư dạng mở còn được gọi là quỹ tương hỗ (mutual funds).
Khác với quỹ đầu tư dạng đóng, các quỹ đầu tư dạng mở luôn phát hành
thêm những cổ phiếu mới để tăng thêm vốn và cũng sẵn lòng chuộc lại
những cổ phiếu đã phát hành. Các cổ phiếu của quỹ được bán trực tiếp
cho công chúng, không qua thị trường chứng khoán. Muốn mua cổ phiếu
của quỹ đầu tư dạng mở, không phải qua môi giới. Do đó tạo cơ hội cho
bất kỳ ai cũng có thể tham gia và trở thành chủ sở hữu của quỹ. Quỹ cho
phép các nhà đầu tư bán lại chứng chỉ đầu tư cho Quỹ bất cứ lúc nào theo
giá trị tài sản ròng cùng chứng chỉ(Net asset value pershare) chứ không
theo giá thị trường trong một thời gian luật định.
Vì quỹ mở liên tục mua bán cổ phần nên lượng tiền trong quỹ phục vụ
cho hoạt động đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu các nhà đầu tư rút vốn
đồng loạt dưới sự tác động của các yếu tố trên thị trường.
Bảng so sánh hai loại quỹ: Quỹ đóng và quỹ mở
Chỉ tiêu Quỹ đầu tư mở Quỹ đầu tư đóng
Số lượng chứng
khoán lưu hành
Luôn thay đổi Cố định
Chào bán cho công
chúng
Liên tục Một lần
Việc mua lại Có mua lại Không mua lại
Nơi mua bán chứng
chỉ của quỹ
Mua bán trực tiếp tại
quỹ qua công ty quản lý
quỹ
Cổ phiếu giao dịch
trên thị trường chứng
khoán tập trung và OTC
Mối quan hệ giữa giá
mua và giá trị tài sản
ròng NVA
Giá mua = NVA +
phí giao dịch
Giá mua được xác
định bởi cung cầu trên
thị trường
13
1.2.3.Căn cứ theo mục tiêu và đối tượng đầu tư.
Quỹ đầu tư chứng khoán không nhất thiết chỉ đầu tư chứng khoán mà
còn có thể đầu tư vào bất động sản, các tài sản có giá trị khác. Tuy nhiên
chứng khoán vẫn phải chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định.
Căn cứ vào tỷ trọng của các loại chứng khoán của quỹ ta có thể có:
- Quỹ đầu tư cổ phiếu.
- Quỹ đầu tư trái phiếu.
- Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ.
- Quỹ đầu tư kết hợp.
1.2.3.1. Quỹ đầu tư cổ phiếu.
Quỹ đầu tư cổ phiếu là quỹ đầu tư hoàn toàn vào một chủng loại cổ
phiếu nhất định, như cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Trong quỹ lại
có thể được phân ra theo từng loại cổ phiếu thường. Chẳng hạn như cổ
phiếu của các công ty đang tăng trưởng, cổ phiếu của các công ty đang
hoạt động trong ngành công nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu đầu tư của mình,
người đầu tư có thể chọn các quỹ đầu tư thích hợp.
1.2.3.2. Quỹ đầu tư trái phiếu.
Quỹ đầu tư trái phiếu tập trung đầu tư vào các loại trái phiếu khác
nhau nhằm tạo ra mức lợi nhuận và rủi ro có thể chấp nhận được. Các quỹ
này cũng giông như các quỹ đầu tư cổ phiếu chỉ khác về chính sách đầu
tư. Một số quỹ tập trung vào trái phiếu có mức độ tín nhiệm cao, trong
khi đó một số quỹ khác lại tập trung vào những trái phiếu có mức độ tín
nhiệm được đánh giá ở mức độ khác nhau hoặc đầu tư vào những chứng
khoán nợ có rủi ro cao nhưng kỳ vọng lợi nhuận cao. Có thể phân quỹ
đầu tư trái phiếu thành các loại: Quỹ đầu tư trái phiếu chính phủ, quỹ đầu
tư vào trái phiếu doanh nghiệp, quỹ đầu tư từ trái phiếu nội địa, quỹ đầu
tư từ trái phiếu nước ngoài.
1.2.3.3. Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ.
14
Quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ nhằm vào các công tcụ tài chính như:
Tín phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, hối phiếu. Sự ổn định của quỹ phụ
thuộc vào thái độ ứng xử của các nhà đầu tư, khi thị trường chứng khoán
phát triển mạnh, người đầu tư rút tiền trên thị trường tiền tệ để đầu tư vào
đầu tư trên thị trường chứng khoán.
1.2.3.4. Quỹ đầu tư kết hợp.
Quỹ đầu tư kết hợp có thể kết hợp giữa cổ phiếu, trái phiếu, và các
loại tài sản khác như bất động sản…
1.2.4.Căn cứ và mục đích đầu tư.
1.2.4.1. Quỹ tăng trưởng: Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty kinh
doanh thành đạt. Mục tiêu chính là tăng giá trị của các khoản đầu tư chứ
không nhằm vào dòng cổ tức thu được. Người đầu tư vào các quỹ này
quan tâm đến việc giá cổ phiếu đang lên hơn là khoản thu từ cổ tức.
1.2.4.2. Quỹ tăng trưởng thu nhập: Quỹ này đầu tư chủ yếu vào cổ
phiếu thường có giá trị cao đồng thời có mức cổ tức ổn định. Kiểu quỹ
này muốn kết hợp cả hai yếu tố tăng vốn trung, dài hạn và dòng thu nhập
ổn định trong ngắn hạn.
1.2.4.3. Quỹ thu nhập: Để có được thu nhập ổn định, quỹ giành phần lớn
vốn để đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi lẫn công cụ đầu tư có thu
nhập thường xuyên ổn định.
1.2.5. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức điều hành.
1.2.5.1. Quỹ đầu tư dạng công ty( Corporate fund ).
Theo mô hình này, quỹ đầu tư được xem là một pháp nhân đầy đủ,
nhường người góp vốn vào quỹ trở thành các cổ đông và có quyền bầu ra
hội đồng quản trị quỹ. Đây là tổ chức cao nhất trong quỹ đứng ra thuê
công ty quản lý quỹ và giám sát việc tuân thủ hoạt động của hai tổ chức
này. Trong đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản các tài sản quỹ,
nhận hoặc giao chứng khoán cho quỹ khi thực hiện lệnh giao dịch. Còn
công ty quản lý có trách nhiệm cử người điều hành và sử dụng vốn của
15
quỹ để đầu tư vào các chứng khoán hay các tài sản sinh lợi khác. Mô hình
quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng công ty thường được sử dụng ở các nước có
thị trường chứng khoán phát triển, tiêu biểu là thị trường Mỹ và Anh.
Mô hình công ty.
1.2.5.2. Quỹ đầu tư dạng tín thác (Trust fund )
Theo mô hình này, quỹ đầu tư không được xem là một pháp nhân đầy
đủ, mà chỉ là quỹ chung vốn giữa nhưỡng người đầu tư để thuê các
chuyên gia quản lý quỹ chuyên nghiệp đâù tư sinh lợi. Theo mô hình này,
vai trò của công ty quản lý quỹ khá nổi bật. Đó là tổ chức đứng ra thành
lập và sử dụng vốn thu được thông qua việc phát hành các chứng chỉ đầu
Công ty quản lý
quỹ
Hội đồng quản trị Ngân hàng bảo
quản
Quỹ đầu tư
Người đầu tư Nguồn đầu tư Người đầu tư
16
tư để đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất. Ngân hàng giám sát đóng
vai trò là người bảo quản an toàn vốn và tài sản của người đầu tư, Giám
sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ trong việc tuân thủ điều lệ quỹ
đầu tư. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng tín thác được sử dụng ở
các thị trường chứng khoán mới nổi. Đặc biệt là các TTCK đang phát
triển ở Châu á.
Mô hình tín thác
Công ty quản lý
quỹ
Ngân hàng giám
sát bảo quản
Quỹ đầu tư
Người đầu tư 1
Nguồn đầu tư 2 Người đầu tư 3
17
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM.
2.1. Khái quát về các quỹ đầu tư tại một số nước trên thế giới.
2.1.1. Quỹ đầu tư tại Mỹ.
Thị trường chứng khoán Mỹ là nơi có ngành quỹ đầu tư rất phát triển.
Các quỹ đầu tư hoạt động theo cả hai mô hình quỹ đầu tư dạng công ty và
dạng tín thác đầu tư, trong đó quỹ đầu tư dạng công ty đặc biệt là các quỹ
đầu tư dạng mở chiếm ưu thế trong ngành quỹ đầu tư tại Mỹ.
Theo luật công ty đầu tư 1940, quỹ đầu tư tập thể tại Mỹ bao gồm các
loại hình chính sau:
- Công ty phát hành chứng chỉ ghi mệnh giá(Face amunt
Certificate).
Đến nay loại hình công ty này hầu như không còn tồn tại nữa. Các nhà
đầu tư vào công ty phát hành chứng chỉ ghi mệnh giá phải trả một khoản
cố định hàng tháng cho công ty đầu tư để đầu tư số tiền đó vào các công
cụ nợ có chất lượng cao nhất như các công cụ nợ của chính phủ Mỹ và
các trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ xếp hạng AAA.
- Công ty quản lý( Management Company)
Đây là một loại quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát
hành cổ phần phổ thông ra công chúng. Bản thân công ty không trực tiếp
tiến hành hoạt động đầu tư mà phải sử dụng nhà tư vấn đầu tư hay quản
lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư
của quỹ. Công ty đầu tư loại này có hội đồng quản trị thay mặt các cổ
đông thực hiện việc giám sát đầu tư và ký kết các hợp đồng có liên quan
tới hoạt động đầu tư của quỹ với các tổ chức khác.
Công ty quản lý được cấu trúc dưới hai dạng: Công ty đầu tư dạng mở
và công ty đầu tư dạng đóng.
18
- Đơn vị tín thác đầu tư (Unit Incestment Trust)
Đây là một dạng quỹ đầu tư được tổ chức theo kiểu “ hợp đồng tín
thác” thay vì lập công ty. Quỹ phát hành “Đơn vị chứng chỉ hướng lợi”
thể hiện cho phần lợi ích đối với các loại chứng khoán trong quỹ.
Các quỹ đầu tư tại Mỹ đã hình thành từ cuối thế kỷ trước. Năm 1893,
quỹ tín thác tài sản cá nhân Boston là quỹ dạng đóng đầu tiên được thành
lập tại Hoa Kỳ. Năm 1904 cũng tại Hoa Kỳ, quỹ đầu tư chứng khoán của
ngành đường sắt và chiếu sáng, quỹ dạng đóng đầu tiên sử dụng đòn bẩy,
tức là vay vốn để mua chứng khoán được thành lập. Trong giai đoạn ban
đầu phát triển TTCK, đặc biệt là những năm 20, quỹ đầu tư dạng đóng
phát triển mạnh mẽ. Nhưng đến cuối năm 1929 cuộc đại khủng hoảng đầu
tư đầu tiên trên TTCK đã kéo theo sự thua lỗ và phá sản của một loại các
quỹ đóng, đặc biệt là các quỹ sử dụng hệ số đòn bẩy. Khi luật công ty đầu
tư được ban hành năm 1940, hình thức chủ yếu của công ty đầu tư vẫn là
công ty đầu tư dạng đóng. Mặc dù quỹ đầu tư dạng mở đầu tiên được
thành lập tại Mỹ vào năm 1924 nhưng công ty đầu tư dạng mở còn khá
mới trong thời điểm này. Nhưng từ sau đó, công ty đầu tư dạng mở đã
phát triển mạnh mẽ và đến những năm 60, loại hình quỹ đầu tư này đã trở
nên rất phổ biến tại TTCK Mỹ và chiếm tới 4/5 tổng tài sản trong quỹ đầu
tư tại Mỹ. Quỹ dạng đóng trở nên ít thông dụng hơn và chỉ chiếm chưa
tới 5% tổng giá trị tài sản của ngành.
Các quỹ đầu tư tập thể tại Mỹ ra đời trước khi có luật điều chỉnh chính
thức. Bộ luật công ty đầu tư 1940 và luật song hành với nó là luật các nhà
tư vấn đầu tư 1940 là các văn bản pháp luật chính điều chỉnh tổ chức và
hoạt động của quỹ đầu tư và được uỷ ban giao dịch và chứng khoán Hoa
Kỳ ban hành sau khi nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các công ty đầu
tư. Các công ty đầu tư tại Mỹ cũng thuộc điều chỉnh của các luật khác
như luật chứng khoán 1933 và luật giao dịch và chứng khoán 1934 về yêu
cầu công bố thông tin và các chế độ báo cáo. Uỷ ban giao dịch và chứng
19
khoán Mỹ có thêm quyền thanh tra và giám sát hoạt động của các công ty
đầu tư cũng như các nhà tư vấn đầu tư.
2.1.2. Quỹ đầu tư tại Nhật.
Hai loại hình quỹ đầu tư tại Nhật là quỹ tín thác kiểu hợp đồng
(Secrities Investment Fruit) và quỹ tín thác kiểu côngty(Secrities
Investment Corporation) được lần lượt gọi là các quỹ tín thác đầu tư
chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán.
Quỹ tín thác kiểu hợp đồng là quỹ mà quản lý tài sản của quỹ theo hợp
đồng được ký kết giữa một công ty quản lý và những người đầu tư tham
gia quỹ và không thành lập pháp nhân. Quỹ tín thác kiểu công ty là một
công tyđược thành lập vì mục đích đầu tư của quỹ. Về mặt kỹ thuật, quỹ
tín thác kiểu hợp đồng được goi là “quỹ tín thác đầu tư chứng khoán”,
và quỹ kiểu công ty gọi là “công ty đầu tư chứng khoán”.
Quỹ tín thác đầu tư theo cả hai kiểu là kiểu hợp đồng và kiểu công ty
được chia ra thành kiểu quỹ mở và kiểu quỹ đóng phụ thuộc vào việc nhà
đầu tư có hay không có quyền yêu cầu mua lại chứng chỉ hưởng lợi hoặc
chứng chỉ đầu tư. Hầu hết tất cả các quỹ tín thác đầu tư kiểu hợp đồng
hiện có ở Nhật Bản là kiểu quỹ mở. Tuy nhiên, theo nghĩa mà các chứng
chỉ hưởng lợi được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán
trên khắp nước Nhật, quỹ tín thác đầu tư được niêm yết có mối liên hệ
với chỉ số Nikkei 300 mà được thiết lập vào năm 1995 có thể được gọi là
kiểu quỹ đóng. Quỹ quốc gia (Một quỹ tín thác đầu tư nước ngoài kiểu
công ty) được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Osaka là một kiểu
quỹ đóng.
Các quỹ tín thác đầu tư được hình thành ở Nhật Bản chịu sự điều hành
của luật tín thác đầu tư chứng khoán tháng 6/1951. Bản thân các quỹ nay
không hình thành một cách tự phát như ở các nước Châu Âu mà là một
văn phạm do chính phủ đưa ra nhằm thuyết phục một chính sách được
xây dựng để khuyến khích công chúng mua một số lượng lớn cổ phiếu do
20
“ Zabatni” (Tên gọi, một tập đoàn kinh doanh lớn trước chiến tranh) phát
hành bị liên minh các Đảng cầm quyền phá vỡ( được gọi là phổ thông
hoá việc sở hữu chứng khoán) và giúp cho các ngành thiếu tiền lập quỹ.
Do luật tín thác đầu tư xây dựng theo kiểu đầu tư trước chiến tranh,
nên nó lấy theo mầu tín thác đầu tư theo kiểu đơn vị tín thác.
2.1.3. Quỹ đầu tư tại Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông
Nam Á.
Ở Trung Quốc có quỹ đầu tư – Công ty CITIC – mục đích công ty này
là đầu tư vào các công ty ngoại quốc lớn ở Hồng Kông để ổn định chính
trị và nắm giữ quyền lợi kinh tế tại Hồng Kông sau năm 1997 khi Anh
quốc trao trả chủ quyền của vùng đất này. Công ty CITIC chiếm giữ một
vị trí quan trọng trong nền kinh tế Hồng Kông, sở hữu cổ phần lớn nhất
tại Công ty Hàng không Cathay Pacific, Công ty điện thoại và các công ty
quan trọng chủ yếu của Hồng Kông. Chẳng những vậy, quỹ đầu tư CITIC
còn là phương tiện để chính phủ Trung Quốc tham gia đầu tư vào các
nước ngoài qua các dự án có lời cao và đặc biệt đối với các lĩnh vực giúp
giải quyết cho Trung Quốc các nguồn nguyên liệu mà họ cần trong việc
sản xuất trong nước.
Ở Thái Lan, năm 1975 công ty quỹ tập thể (Mecnutal fund Company -
MFC) là công ty quản lý đầu tiên duy nhất được cấp phép hoạt động
trong lĩnh vực hoạt động quản lý. Công ty MFC là liên doanh giữa chính
phủ Thái Lan và công ty Tài chính quốc tế. Tới cuối năm 1990, công ty
đã lập được trên 10 quỹ đầu tư tập thể trong nước, mặc dù đã có năm quỹ
đã hết hạn hoặc giải thể trước đó. Tất cả các quỹ đầu tư được lập trong
giai đoạn này đều là quỹ dạng đóng, được niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán Thái Lan ( SET ).Từ những năm đầu 1990, các quỹ đầu tư
tập thể mới thành lập tại Thái Lan đều hình thành dưới dạng quỹ đầu tư
dạng mở. Các quỹ đóng từng chiếm tỷ lệ 97% trong tổng số các quỹ đầu
tư có khuynh hướng giảm dần, tới năm 1998 chỉ còn chiếm 61%. Từ sau
21
khủng hoảng tài chính 1997, các quỹ đầu tư có khuynh hướng hướng vào
các công cụ tài chính có thu nhập cố định hơn là cổ phiếu như ttrước đây.
Ở Malaixia, có quỹ đầu tư do chính phủ thành lập trên PNB quản lý
độc lập nhưng vẫn theo sự chỉ đạo của chính phủ để bảo vệ quyền lợi của
người Malaixia. Quỹ này có số lượng tài chính rất lớn và đã chia thành
những quỹ nhỏ đặc biệt theo chuyên nghành để hỗ trợ giúp đỡ người dân
gốc Malaixia mua các cổ phần của các dự án, các công ty có lời. Kết quả
cho thấy đã có hơn hai triệu dân Mailaixia trên tổng số 17 triệu dân làm
chủ các cổ phần thông qua các hoạt động của quỹ đầu tư này. Giá cổ phần
của quỹ đầu tư được thông báo hàng ngày và người dân bất cứ lúc nào
cũng có thể tham gia mua cổ phần qua các quỹ đầu tư.
Ở Singapore, Chính phủ cũng thành lập một công ty đầu tư với mục
đích thạm gia vào các dự án liên doanh với ngoại quốc và ngày nay quỹ
này đã bành trướng rộng rãi với số vốn ngày càng tăng và còn tham gia
đầu tư tại các nước ngoài qua các công ty khác nhau để giúp phát triển
Singapore trong tương lai.
2.2. Một số bài học từ mô hình và quá trình hình thành quỹ ở các
nước.
Qua việc nghiên cứu một số nét cơ bản về mô hình và quá trình hình
thành quỹ ở các nước trên thế giới, từ những nước đã có TTCK phát triển
tới những nước có TTCK mới nổi, có thể rút ra nhiều bài học cho việc
hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Điều đó
không có nghĩa là tự sao chép mô hình và tổ chức của các quỹ đầu tư ở
một số nước phát triển mà những kinh nghiệm đó được rút ra khi gắn với
sự phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Bất kỳ thị trường nào
khi thời điểm hình thành ban đầu cũng có những nét tương đồng nhau. Và
sau đây là những nét chung có thể áp dụng trong điều kiện cụ thể của thị
trường chứng khoán còn sơ khai tại nước ta:
22
Các loại hình quỹ đầu tư tập thể đề cập chính trong đề tài này ở hầu
hết các nước đều hình thành sau khi TTCK đã có một thời gian phát triển
nhất định. Có thể giải thích điều này là do có ảnh hưởng khi TTCk đã
phát triển ở một mức độ nhất định, với sự xuất hiện của nhiều loại hàng
hoá đa dạng trên thị trường, người đầu tư không chuyên nghiệp khó có
thể đảm bảo hiệu quả đầu tư của mình do không có đủ trình độ phân tích,
dự đoán khuynh hướng và biến động trên thị trường, điều mà chỉ có các
tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mới có thể làm được.
Vì mô hình quỹ đầu tư, ta có thể nhận thấy rằng ở các nước các quỹ
đầu tư dạng hợp đồng là hình thành trước ngay cả Nhật Bản hiện được
coi là nước có TTCK phát triển nhất hiện nay. Khi ngành quỹ đầu tư đã
phát triển tới một trình độ nhất định, các nước này mới áp dụng mô hình
quỹ đầu tư dạng công ty. Việc áp dụng mô hình quỹ nào phụ thuộc vào
điều kiện và môi trường phát triển cũng như hệ thông pháp luật của từng
nước khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở
mức độ cao, do hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ thì việc áp dụng cả
hai mô hinh quỹ đầu tư góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển
quỹ đầu tư tập thể một cách linh hoạt. Đối với các thị trường mới nổi, do
hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, các quỹ đầu tư hầu hết hình thành
theo mô hình quỹ dạng hợp đồng và chỉ chuyển sang kết hợp phát triển
đồng thời mô hình quỹ đầu tư dạng công ty khi thị trường đã phát triển tới
một mức độ nhất định.
Quỹ đầu tư là loại định chế tài chính có cơ cấu tổ chức hoạt động
tương đối phức tạp. Chính vì vậy, tại tất cả các thị trường, quỹ đầu tư tập
thể và công ty quản lý quỹ đều có hệ thông văn bản pháp lý ở cấp độ cao
nhất điều chỉnh là các Bộ luật hoặc tối thiểu là các chương lớn trong luật
chứng khoán của các nước. Cũng vì bản chất đặc biệt của loại hình này,
bất kỹ thị trường nào từ thị trường phát triển tới thị trường mới nổi, Nhà
23
nước đều có sự kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành của các quỹ và
hoạt động đầu tư quỹ của các tổ chức đầu tư qu
2.3. Thực trạng của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2.3.1. Khái quát chung.
Ngay từ đầu những năm 1990, một số quỹ đầu tư nước ngoài đã vào
hoạt động ở nước ta. Đây là quỹ đầu tư tư nhân thành lập ở nước ngoài
nhưng được phép vào hoạt động có hạn chế ở Việt Nam.
Trong giai đoạn này, việc cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt
động ở Việt Nam là thích hợp, nó đáp ứng một phần vốn cho nhu cầu vốn
nước ta. Việc này xuất phát từ những lí do sau:
Thứ nhất, chúng ta chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên
TTCK nói chung và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng, các
quỹ nước ngoài vào hoạt động tại thị trường Việt Nam sẽ vừa đem lại
nguồn vốn lớn cho nền kinh tế, vừa là động tác thăm dò tiềm năng trên thị
trường .
Thứ hai, các nhà đầu tư Việt Nam cá nhân cũng như các tổ chức chưa
thể tham gia đông đảo vào quỹ đầu tư nhiều, họ còn phải dè dặt vốn ít ỏi
của mình, không thể tập trung vào một kiểu đầu tư còn xa lạ như vậy .
Thứ ba, TTCK Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai, chưa cho phép một
mức giao dịch năng động chứng khoán chỉ đầu tư do quỹ phát hành. Việc
rút vốn của các nhà đầu tư ra khỏi quỹ này nếu không được mua bán cổ
phần trực tiếp vói nhau thì phải thực hiện ở các sở giao dịch nước ngoài .
Nói tóm lại, các quỹ đầu tư do người nước ngoài thành lập vào hoạt
động đầu tư vào thị trường Việt Nam vùă giúp cho phát triển, vừa tạo ra
bước khởi động cho ngành quỹ, giúp Việt Nam học tập kinh nghiệm quản
lí quỹ đầu tư.
24
Đặc điểm của 5 quỹ thành lập sớm nhất ở Việt Nam :
Quỹ
Nơi thành
lập
Nơi niêm
yết
Ngày
thành
lập
Mã hiệu
Reuters
Vốn cổ
phần thị
trường
MC (triệu
USD)
Giá NAV
Beta VN
Fund Ltd
Guerney Dublin 9/1993
BVFL 47,2 7,25 10,16
Templeton
VN Opplnc
Maryland,
USA
NewYor
k
9/1994
TVF 90,6 11,25 12,7
VN
Enterprise
Fund Ltd
Quần đảo
Caymama
n
Dublin 7/1995
BSIL4
5
16,5 1,01 0,99
VN Frontier
Fund Ltd
Quần đảo
Caymama
n
Dublin 7/1994
BSIL4
5
38,8 7,75 10,64
VN Fund
Ltd
Quần đảo
Caymama
n
Dublin 9/1991
BSIL4
5
42,0 8,25 11,29
(Nguồn: Bear stearm International Ltd)
Đây đều là những quỹ tư nhân và hoạt động dưới hình thức quỹ đóng.
Cách thức hoàn vốn của các quỹ là khác nhau, có thể hoàn vốn vào một
thời điểm ấn định, hoặc cho phép chiết khấu sau mỗi thời hạn nhất định…
Chính sách hoàn vốn của các quỹ được tóm tắt như sau :
Qu
ỹ
Ng
à
y th
à
nh
lập
Ng
à
y ho
à
n
vốn
Ghi ch
ú
Beta VN Fund
Ltd
9/1993 - Quỹ chưa có chính sách hoàn
vốn cụ thể
Templeton VN
oppInc
9/1994 - Ban giám đốc sẽ xem xét để
chiết khấu sau từng quý
VN enterprise
Fund Ltd
7/1995 31/12/2010
- Hoàn vốn, trừ khi người
quản lý bỏ phiếu cho phép
thanh lý quỹ trước thời hạn
VN Frontier Fund
Ltd
7/1997 22/7/2004 Hoàn vốn, trừ khi bỏ phiếu
gia hạn tại đại hội thường
niên năm 2003
VN Fund Ltd 10/1991 31/10/2001
- Hoàn vốn, trừ khi bỏ phiếu
25
gia hạn tại đại hội thường
niên năm 2000