TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THỰC TRẠNG
ĐỊNH GIÁ PHÁT HÀNH THÊM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Lịch sử hình thành và chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam
1.1. Lịch sử hình thành
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại được quan
niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua- bán chứng khoán trung và dài
hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở 2 thị trường là thị trường thứ cấp khi
nhà phát hành bán ra lần đầu tiên cho các nhà đầu tư và thị trường sơ cấp khi
các nhà đầu tư mua đi bán lại cho nhau.
Xét về mặt hình thức thì thị trường chứng khoán là nơi trao đổi, mua bán,
chuyển nhượng chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một
nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, cần phải có chính sách
huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường
chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động
vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế.
Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến
lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất
nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện
kinh tế- chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên
cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng
khoán thế giới, thành lập ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn
thuộc ngân hàng nhà nước (Quyết định số 207/ QĐ- TCCB ngày 6/11/1993 của
thống đốc ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng đề án và
chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Vì vậy, tháng
9/1994, chính phủ quyết định thành lập ban soạn thảo pháp lệnh về chứng khoán
và thị trường chứng khoán do đồng chí thứ trưởng bộ tài chính làm trưởng ban.
Ngày 29/6/1995 thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 361/ QĐ-TTG thành
lập ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp thủ tướng chỉ đạo và chuẩn bị các điều
kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Ngày 11/7/1998 chính phủ ban hành quyết định số 48/1998/NĐ-CP quy
định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các
dịch vụ liên quan đến chứng khoán. thủ tướng chính phủ ra quyết định số
127/1998/QĐ-TTG về việc thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán, 2
trung tâm giao dịch sự kiến là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngày
1/8/1998 Chủ tịch uỷ ban chứng khoán ra quyết định số 128/1998/QĐ-UBCK
ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán,
khẳng định trung tâm giao dịch là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc uỷ ban
chứng khoán nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản
riêng. Kinh phí hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán do nhà nước
cấp. Ngày 13/10/1998 UBCKNN ra thông tư số 01/1998/TTGDCK-UBCK
hướng dẫn nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về việc phát hành cổ
phiếu, trái phiếu ra công chúng. Đến ngày 28/7/2000 Trung tâm giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự phát
triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán
1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán cho các công ty phát hành thì số tiền
của nhàn rỗi của họ được đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật cất cho
xã hội. Thông qua TTCK chính phủ và chính quyền các địa phương cũng huy
động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng
kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư của công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với nhiều
cơ hội dành cho tất cả mọi người. Các loại chứng khoán trên thị trường có tính
chất hấp dẫn khác nhau, có độ rủi ro khác nhau cho phép các nhà đầu tư có các
lựa chọn phù hợp với mình. Chính vì vậy thị trường chứng khoán góp phần
đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
1.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán mà họ
đang sở hữu thành tiền hoặc các loại chứng khoán khác. Khả năng thanh khoản
là một trong những đặc tính hấp dẫn các nhà đầu tư, đây là yếu tố cho thấy tính
linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động thì tính
thanh khoản của chứng khán càng tăng.
1.3.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua thị trường chứng khoán hoạt động của các doanh nghiệp được
phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, từ đó môi trường cạnh tranh lành
mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới,
cải tiến sản phẩm nâng cao chất lượng.
1.3.5. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ
mô
Các chỉ số của TTCK phản ánh các động thái của nền kinh tế một cách nhạy
bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng nên cho thấy đầu tư đang mở rộng,
nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại.
Vì thế TTCK được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. thông qua TTCK
chính phủ có thể mua bán trái phiếu để tạo ra nguồn thu bù đắp những thâm hụt
ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số
các chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo
cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
2. Cơ cấu thị trường
Xét về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại
2.1. Thị trường sơ cấp
Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này,
vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư
mua các loại chứng khoán mới phát hành.
Vai trò của thị trường sơ cấp
Chứng khoán hoá nguồn vốn cần huy động, vốn của các công ty được huy động
qua việc phát hành chứng khoán.
Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính, trực tiếp đưa khoản tiển nhàn rỗi tạm
thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiển sang dạng vốn dài hạn.
2.2. Thị trường thứ cấp
Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường cơ sở.
thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
3. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán
3.1. Cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp
pháp đối với thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần.
• Cổ phiếu thường: Nếu một công ty chỉ được phép phát hành một loại cổ
phiếu, nó sẽ phát hành cổ phiếu thường. Cổ phiếu thường mang lại cho cổ đông
các quyền sau:
Quyền hưởng cổ tức: Cổ phiếu thường không quy định cổ tức tối thiểu
hay tối đa mà cổ đông được nhận. Tỷ lệ cũng như hình thức chi trả cổ tức cho
cổ đông tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và vào chính sách của công
ty.
Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông thường chỉ được nhận những gì
còn lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ, và cổ
phiếu ưu đãi.
Quyền mua cổ phiểu
Quyền bỏ phiếu
• Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi thường không cho cổ đông quyền bỏ phiếu, song lại định
một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá.
Trong điều kiện bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ nhân dược lượng cổ tức cố
định theo tỷ lệ đã định . trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để trả
theo tỷ lệ đó, nó trả theo khả năng có thể, nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa
được trả cổ tức thì cổ đông thường cũng chưa được trả.
3.2.Trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
( ngưòi vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán ( người cho vay) một
khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể và phải
hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Trái phiếu công ty: là những trái phiếu do công ty phát hành để vay
vốn dài hạn
Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành
nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm
công cụ điều tiết tiền tệ.
Trái phiếu công trình: là những trái phiếu do chính quyền trung ương
hay địa phương phát hành để huy động vốn cho các mục đích cụ thể, thường để
xây các công trình cơ sở hạ tầng hoặc các công trình phúc lợi, công cộng
3.3. Chứng khoán phái sinh
Các công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những
công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu… ,nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như
phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
Quyền lựa chọn
Quyền mua trước
Chứng quyền
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng tương lai
3.4. Chứng khoán có thể chuyển đổi
Chứng khoán có thể chuyển đổi là chứng khoán cho phép người nắm giữ
chúng nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó
lấy một chứng khoán khác.
Thông thường cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường và
trái phiếu cũng được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
II. Thực trạng định giá phát hành thêm ở Việt Nam
1. Mục đích phát hành thêm của công ty
1.1. Trả cổ tức
Một số công ty trên thị trường Việt Nam hiện đang tiến hành phát hành
thêm cổ phiếu ra công chúng với mục đích trả cổ tức cho các cổ đông của công
ty mình biện pháp này không hiệu quả bởi cổ đông nhận được cổ tức sẽ có thêm
niềm tin đẻ gắn bó lâu dài với công ty nhưng cái họ cần là sự phát triển của
công ty trong dài hạn chứ không phải là chỉ thoả mãn mục tiêu trước mẳt. Mặt
khác phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức dẫn đến hiện tượng pha loãng cổ
phiếu làm giá cổ phiếu giảm. Do vậy trên thực tế doanh nghiệp rất ít khi sử
dụng biện pháp này.
1.2. Đầu tư cho dự án mới
Khi công ty có dự án mới muốn huy đông nguồn vốn để tiến hành dự án
này thì họ sẽ phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Việc phát hành thêm cổ phiếu để đầu tư cho dự án mới là phương pháp hay
được sử dụng bởi vì nó có lợi cho công ty: vừa mở rộng quy mô hoạt động vừa
thu hút thêm các nhà đầu tư.
2. Các cách định giá phát hành thêm các công ty