Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

4 bước cho một bài diễn thuyết hiệu quả pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.01 KB, 3 trang )

4 bước cho một bài diễn thuyết hiệu
quả
Khi bạn đang thuyết phục đồng nghiệp, bán hàng hay đang
lên tinh thần cho nhóm, sức mạnh lời nói của bạn là điểm
tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Những kỹ
năng này rất hữu dụng cho các nhà quản lý, lãnh đạo, nhân
viên kinh doanh và bất kỳ ai thường xuyên tiếp xúc với giới
truyền thông. Bất kỳ nhân viên nào của một công ty sẽ cần
dùng các kỹ năng này khi trình bày với đồng nghiệp, khách
hàng hoặc các nhà đầu tư tiềm năng.

Bốn bước để hoàn thiện bài diễn thuyết của bạn:

- Lên kế hoạch – Cần hiểu rõ khán giả của bạn vì việc này
liên quan tới chủ đề và xác định mục đích của bài diễn
thuyết vì điều này gắn liền với kết quả bạn tìm kiếm. Chuẩn
bị nội dung lời nói xoay quanh mục đích và mối quan tâm
của khán giả cũng như mức độ hiểu biết. Sử dụng các từ và
cụm từ thông dụng cho khán giả và tập trung vào mục đích
của bạn.

- Chuẩn bị - Hình thành một giả định tích cực với giá trị
thông điệp mà bạn mang tới và chuẩn bị dàn bài và khoảng
thời gian thuyết trình. Dàn bài gồm 3 phần:

1. Lời mở đầu thu hút chú ý – Dùng một câu hỏi, câu nói
gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên
mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần
trăm bài nói.
2. Ý then chốt – Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn
cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê,


giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh. Đảm bảo
rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp
duy nhất. Phần này chiếm 80-85 phần trăm của bài.
3. Lời kết ấn tượng – Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt
hay nhắc lại thông điệp hoặc để lại một kết mở cho khán
giả. Phần kết mà có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất
hiệu quả. Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang
nói cho khán giả biết điều bạn muốn họ làm. Phần này chỉ
chiếm 5 hoặc 10 phần trăm bài nói.
- Thực hành – Xem lại nội dung, diễn thử và lắng nghe
phản hồi cho bài diễn thuyết, xây dựng lòng nhiệt tình và
sự tự tin để diễn thuyết. Tập dượt để đảm bảo rằng không
vượt quá thời gian cho phép; nếu cần thì hãy dành thêm
thời gian cho việc đặt câu hỏi. Thâu băng video cho phần
diễn thử và lưu ý các biểu hiện gây xao lãng hay hồi hộp.
Nhớ rằng liệu pháp cho sự hồi hộp là sự tự tin và sự tự tin
đi cùng với thực hành.

- Diễn thuyết – Tạo nên ấn tượng ban đầu tích cực. Nếu có
thể, hình thành giao tiếp bằng mắt với khán giả của bạn.
Hãy là chính mình và thả lỏng. Làm chủ bài nói bằng cách
xây dựng mối quan hệ với khán giả để thu hút chú ý và
hình thành giá trị của thông điệp. Khi nói, hãy thật tự nhiên
với giọng mạnh mẽ, mạch lạc. Chậm rãi nhấn mạnh các
điểm quan trọng và tách chúng bằng khoảng dừng trước và
sau các điểm chính đó

×