Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

7 cách vượt qua nỗi sợ diễn thuyết doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.81 KB, 4 trang )

7 cách vượt qua nỗi sợ diễn
thuyết
Không phải tất cả mọi người đều được thiên phú khả năng diễn
thuyết trước đám đông, nhưng rõ ràng, trình bày tự tin một vấn đề là
công cụ vô cùng hữu dụng cho sự nghiệp của bạn.

Tất nhiên, việc bạn lo lắng, thậm chí sợ hãi khi phải thuyết trình là
điều đương nhiên, nhưng thành tựu đạt được từ đó lại rất là điều rất
đáng để bạn cố gắng, nỗ lực. Đó là quan điểm của chuyên gia Sherri
Thomas, tác giả cuốn sách “5 bước để trở thành một biểu tượng cá
nhân quyền lực”. Theo bà Thomas, “Việc là một người diễn thuyết
giỏi sẽ giúp gây dựng uy tín, ảnh hưởng và mở ra rất nhiều cơ hội
khác nhau trong sự nghiệp của bạn”.
Có nhiều cách để vượt qua nỗi sợ phải nói trước công chúng. Và nếu
bạn đang thực sự mong muốn tìm kiếm thêm sự tự tin trước khi diễn
thuyết trước mọi người, đây sẽ là 7 phương cách để bạn tham khảo:
Bắt đầu từ những cái nhỏ
Hẳn nhiên bạn không thể có được bài diễn thuyết hoàn hảo kéo dài
tới 40 phút ngay trong lần thử đầu tiên. Vì vậy, hãy cố gắng luyện tập
từng chút một để đạt tới trình độ đó. Bạn có thể tự tạo cơ hội luyện
tập cho mình thông qua các hoạt động cần phải nói trước công
chúng. Bất kể chuyện bạn tham gia phát biểu trong một cuộc họp tổ,
họp xóm hay chỉ là một cuộc thảo luận ở phòng, việc quen phải đứng
nói trước mọi người sẽ giảm bớt dần áp lực căng thẳng với bạn.
Cảm giác trải qua một bài tập ngắn như thế cũng sẽ dần gây dựng
trong bạn sự tự tin với những hoạt động dài hơi hơn sau này.
Chấp nhận những sai sót có thể
Khi phải diễn thuyết trước mọi người, bạn hãy để mình thật thoải
mái. Hầu hết những người đang nghe bạn đều có nhiều lựa chọn và
họ hiểu vấn đề hơn là bạn nghĩ. Sự ấp úng và những sai sót về mặt
kỹ thuật là một phần không thể tránh khỏi. Hãy dùng khiếu hài hước


để thừa nhận nhanh chóng bất cứ những nhầm lẫn rõ rệt nào và tiếp
tục bài thuyết trình của bạn.
Luyện tập với những người bạn tin tưởng
Việc tham khảo ý kiến của những người thân thiết sẽ giúp bạn có
được phản hồi trung thực về khả năng diễn thuyết. Theo đó, bạn sẽ
cảm thấy thoải mái hơn khi đứng trước công chúng. Chuyên gia
Thomas cho rằng, bạn “hãy bắt đầu tìm kiếm những môi trường an
toàn, nơi bạn có thể tin tưởng vào những người nghe và có thể chia
sẻ kiến thức mình có. Điều này có thể áp dụng trong trường hợp bạn
trình bày một ý tưởng mới với sếp hay các đồng nghiệp, chia sẻ vài
thủ thuật với bạn thân hay hàng xóm của mình”.
Dành thời gian cho những câu hỏi phát sinh
Tùy theo khuôn khổ cuộc thuyết trình thì việc trả lời các câu hỏi cũng
cần khéo léo. Nhất là khi bạn nói chuyện trước một đám đông lớn,
hãy để thời gian để giải đáp riêng cho những câu hỏi mà có thể nhiều
người khác không quan tâm. Theo chuyên gia Thomas, cách làm này
giúp bạn tránh được áp lực phải trả lời nhiều câu hỏi trước đám đông
và cũng cho phép bạn có thêm những cuộc trao đổi riêng tư với
những ai có nhu cầu biết thêm về thông tin cụ thể hơn.
Đừng ép mình là một chuyên gia
Dù không phải là một chuyên gia siêu đẳng nhất trong một lĩnh vực
thì bạn vẫn có thể đưa tới người nghe một bài thuyết trình hữu ích.
Tuy nhiên, chuyên gia Thomas tiết lộ, “tôi khuyến khích các khách
hàng của tôi bằng cách để họ hiểu rằng, họ không phải là người
thông minh nhất thế giới trong việc chia sẻ những ý tưởng, thủ thuật
và chiến lược với những người khác”. Mặc dù việc nắm vững vấn đề
bạn thuyết trình là vô cùng quan trọng, nhưng điều đó cũng không có
nghĩa, bạn phải biết tất tần tật những vấn đề liên quan tới nó.
Hãy tạm bỏ qua trình chiếu
Tất nhiên, việc sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ trong trình bày luôn

có ích, song diễn thuyết không có nghĩa là bạn đọc to lên những gì
đã chuẩn bị. Hãy luyện tập một bài thuyết trình nhỏ kéo dài 5 phút mà
không sử dụng trình chiếu PowerPoint để bạn chỉ tập trung vào việc
diễn giải 2 đến 3 điểm quan trọng nhất muốn nói. Sau đó, bạn có thể
sử dụng trình chiếu để làm rõ thêm các khái niệm, điều này sẽ giúp
bạn bớt căng thẳng đi nhiều.
Chuẩn bị cho một quá trình lâu dài
Hầu hết các chuyên gia diễn thuyết nổi tiếng đều không thể thành
danh trong một sớm một chiều và không dễ gì trong chốc lát, họ có
thể hoàn toàn thoải mái khi đứng trước đám đông. Bạn nên chuẩn bị
tâm thế cho một quá trình rèn luyện lâu dài và đừng kỳ vọng hão
huyền về việc có thể tự tin thể hiện khả năng diễn thuyết ngay lập
tức.

×