Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÁC BỆNH HAY GẶP Ở NGƯỜI GIÀ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.66 KB, 6 trang )

CÁC BỆNH HAY GẶP Ở NGƯỜI GIÀ
Bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người già
Căn bệnh này là nguyên nhân chính gây mù lòa ở những người trên 50 tuổi. Nếu bị
thương tổn một mắt, gần nửa số bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị bệnh tương tự ở mắt thứ
hai trong vòng 3-5 năm. Điều nguy hiểm là có đến 82% bệnh nhân không được phát
hiện bệnh kịp thời.
Bác sĩ Đoàn Hồng Dung, Phó khoa Đáy mắt Trung tâm Mắt TP HCM, cho biết, thời
gian gần đây có rất nhiều người già bị mù mắt do mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm mà
không được điều trị kịp thời. Khoảng 2% bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm ở lứa tuổi
trên 50 sẽ bị mù lòa. Theo nhận định của các chuyên gia trên thế giới, tần suất của
bệnh sẽ tăng gấp 3 lần trong 25 năm tới.
Thoái hóa hoàng điểm là một rối loạn chính của hoàng điểm, gây mất thị lực trung
tâm. Bệnh có hai dạng:
- Dạng có tân mạch (mạch máu mới bất thường được sinh ra do phản ứng tự vệ của cơ
thể): Các tân mạch này rất dễ vỡ, gây chảy máu trong mắt và tạo sẹo trên võng mạc,
khiến bệnh nhân bị mất thị lực trung tâm. 90% bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm dạng
tân mạch sẽ bị mù.
- Dạng không có tân mạch: Chiếm 80% số ca bệnh. Tình trạng mất thị lực trong dạng
này thường chỉ gây một ám điểm. Khoảng 10-20% ca không có tân mạch sẽ chuyển
sang dạng có tân mạch.
Nguyên nhân gây bệnh duy nhất đã được nhận biết là tuổi tác. Bệnh nhân càng lớn
tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Ngoài ra, những đối tượng sau cũng có nhiều nguy
cơ bị thoái hóa hoàng điểm:
- Người bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
- Người hay hút thuốc lá.
- Người dinh dưỡng kém.
Nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ cao gấp đôi so với nam giới.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm:
- Giảm thị lực trung tâm.
- Có ám điểm trung tâm: Là một điểm ở vùng trung tâm mắt mà khi vật thuộc điểm
nhìn này, mắt sẽ không nhìn thấy.


- Hình ảnh nhìn thấy bị méo mó.
- Nếu hai mắt cùng bị bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi đọc sách hoặc khi
làm việc trong khoảng cách gần, tăng nhạy cảm với ánh sáng, chớp sáng.
Bác sĩ Đoàn Hồng Dung cho biết, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh thoái hóa hoàng
điểm là rất quan trọng trong bảo tồn thị lực còn lại cho bệnh nhân, giúp ngăn ngừa mù
lòa cho những người đã bị một mắt. Cách tốt nhất để sớm phát hiện bệnh là đi khám
mắt định kỳ mỗi năm một lần.
Gai cột sống ở người cao tuổi










Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây
chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu
ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù
xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có
một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình
chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng
tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này
thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới

dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu
trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong
các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám
quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một
số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của
cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong
trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày
lên do phản ứng viêm.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần
khác Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất
hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần
kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc
cổ, lan xuống cánh tay, tê tay , đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng.
Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống
khi cử động.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc
mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống
thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm
không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp
cổ để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng
vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn
nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao Nên tập các

môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh,
đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về
chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một
phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần
kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai
xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.
Sụp mi mắt ở người già
Sụp mi là tình trạng bờ mi trên và da mi bị sa trễ xuống dưới mức bình thường. Một
số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tuổi già, khối u vùng hố mắt, bẩm sinh, sau
chấn thương và phẫu thuật.
Sụp mi vì lớn tuổi thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác, do sự thừa da mi trên
quá mức, biểu hiện rõ nhất ở người sút cân sau điều trị béo phì hoặc người có cấu tạo
da khô Đây còn là biểu hiện của quá trình lão hóa, mất tính đàn hồi của da nói
chung. Một nguyên nhân là tình trạng giảm trương lực cơ mi - quá trình sinh lý bình
thường ở người lớn tuổi và mức độ khác nhau ở từng người.
Một số dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán tình trạng sụp mi trên ở người lớn tuổi:
- Động tác mở mắt khó khăn, nhiều khi phải nhăn trán hay ngẩng đầu mới có thể nhìn
được.
- Da mi trên da trễ xuống tạo cho mi trên có nhiều nếp mi.
- Da mi trễ qua cả bờ mi và che phủ phần lớp đồng tử, cản trở khả năng nhìn.
Các dấu hiệu trên thường rõ rệt vào buổi sáng, có nhiều trường hợp bệnh nhân phải
dùng ngón tay để nâng da hay mi trên mới nhìn thấy được. Ngoài giảm khả năng nhìn,
sụp mi còn tạo cho người bệnh vẻ kém thẩm mỹ và già nua trước tuổi. Nếu tình trạng
này kéo dài có thể dẫn đến giảm thị lực.
Điều trị sụp mi chủ yếu bằng phẫu thuật, căn cứ vào mức độ sụp mi và khả năng hoạt

động của cơ nâng mi. Nếu tình trạng sụp mi chỉ ở mức độ vừa phải thì chỉ cắt bỏ phần
da mi trên dư thừa. Nếu bị sụp mi nhiều, ngoài việc cắt bỏ phần da mi trên dư thừa
còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt
bỏ một phần cơ vòng mi. Rất hiếm trường hợp phải dùng đến biện pháp treo mi bằng
các chất liệu như chỉ silicon. Tùy theo phương pháp phẫu thuật mà sự hồi phục hình
dạng mi trên kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Mặc dù liệu pháp phẫu thuật tương đối đơn giản, những cũng xảy ra một vài biến
chứng gây khó chịu như lộn mi trên do cắt da quá nhiều, gặp khó khăn khi nhắm mắt
do điều chỉnh cơ quá mức, nếp mi trên không được tạo ra đúng vị trí.


×