Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Biến chứng đột quỵ ở người bệnh tiểu đường pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.17 KB, 4 trang )

Biến chứng đột quỵ ở người bệnh tiểu
đường

bien-chung-benh-tieu-duong
Đái tháo đường vốn được mệnh danh là “kẻ giết người
thầm lặng” bởi nó âm thầm phá hủy hàng loạt các bộ phận
trên cơ thể người bệnh như tim mạch, thận, mắt, chân tay…
Tuy nhiên nó cũng có thể dẫn tới những cái chết không báo
trước nếu biến chứng là đột quỵ (tai biến mạch máu não)
hay nhồi máu cơ tim.
Huyết khối (cục máu đông) là một trong những nguyên
nhân dẫn đến đột quỵ – nhồi máu cơ tim
60% bệnh nhân đái tháo đường tử vong do biến chứng tim
mạch
đái tháo đường làm phá hủy toàn bộ hệ thống mạch máu –
hệ thống giao thông của cơ thể. Nó làm giảm quá trình tổng
hợp PGI2 (yếu tố giãn mạch), đồng thời gây ra các rối loạn
chuyển hóa như làm tăng triglyceride, tăng LDL, giảm
HDL, làm đẩy nhanh tiến trình xơ vữa động mạch. Đó
chính là nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với
nhiều tai biến tim mạch.
Xơ vữa động mạch hình thành có thể làm bít tắc một phần
hoặc hoàn toàn mạch máu. Mảng xơ vữa này cũng có thể
mất ổn định, vỡ ra và di chuyển trong lòng mạch, làm
ngưng trệ dòng máu. Khi mạch máu não bị tắc, phần não
không được nuôi dưỡng sẽ chết đi trong vài phút, khiến
phần cơ thể do nó điều khiển sẽ bị tê liệt, gây ra tai biến
mạch máu não. Nếu động mạch vành (mạch máu nuôi tim)
bị tắc, sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Tăng huyết áp cũng là thủ phạm gây nên tai biến tim mạch.
Huyết áp quá cao có thể làm mạch máu não bị vỡ, gây ra


xuất huyết não. Ở tim, huyết áp cao lâu ngày sẽ dẫn đến
suy tim.
Mạch máu bị xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi, kèm theo
huyết áp cao, độ nhớt dính của máu tăng, sự hình thành
mảng xơ vữa cũng kéo theo rối loạn quá trình đông máu.
Các cục máu đông được hình thành trong lòng mạch sẽ làm
ứ trệ tuần hoàn, gây nên tai biến mạch máu não, nhồi máu
cơ tim, hay tắc mạch chi.
Hãy phòng bệnh ngay hôm nay
bản thân bệnh đái tháo đường đã là một yếu tố nguy cơ cao
khiến người bệnh có thể bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim bất
cứ lúc nào. Vì vậy phải phòng bệnh càng sớm càng tốt.
Việc cần làm trước hết, đơn giản nhất là phải thay đổi lối
sống, từ chế độ ăn ít đường, chất bột, ăn nhạt, hạn chế đồ
ăn nhiều chất béo, ăn nhiều rau xanh đến tập luyện thể lực,
bỏ thuốc lá, bia rượu. Chế độ sinh hoạt quyết định rất nhiều
đến việc ổn định đường huyết, mỡ máu và huyết áp.
Thứ hai, người đái tháo đường cần kiểm soát tốt các yếu tố
nguy cơ, bao gồm đường huyết, HbA1c, cholesterol (mỡ
máu), định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận, siêu âm tim để
đánh giá nguy cơ mắc biến chứng, phát hiện sớm và điều trị
kịp thời.

×