Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.51 KB, 5 trang )
Cách chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân
ở người bệnh tiểu đường
Ngâm chân tăng tưới máu cho bàn chân.
Bệnh lý bàn chân do bệnh đái tháo đường ngày càng trở nên phổ biến
và là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh đái tháo đường
phải nhập viện. Đó là một gánh nặng đòi hỏi những chi phí lớn không chỉ về
công tác chăm sóc y tế mà cả về kinh tế và xã hội. Chăm sóc bàn chân tốt sẽ
giúp cho người bệnh đái tháo đường tránh được các biến chứng nguy hiểm
như loét bàn chân hay cắt cụt chi.
Nguyên nhân gây nên những biến chứng ở bàn chân
Hàng ngày, bàn chân phải chịu một khối lượng lớn trọng lực của toàn bộ cơ
thể, vì thế có rất nhiều nguyên nhân gây nên các biến chứng ở bàn chân và các
nguyên nhân này thường phối hợp với nhau làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng.
Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh mạch máu
ngoại vi và nhiễm trùng.
Bệnh thần kinh ngoại vi
Đường huyết cao làm hủy hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh, là nơi
tiếp nhận cảm giác, vì thế người bệnh có thể không cảm thấy đau, nóng hay lạnh ở
bàn chân và cẳng chân của mình. Họ có thể dẫm phải đinh hay các vật sắc nhọn,
có thể bị bỏng mà không biết. Các bác sĩ gọi đó là hiện tượng "mất các cảm giác
bảo vệ", hay nói cách khác, người bệnh đã bị mất các dấu hiệu báo động giúp cho
bàn chân của họ tránh khỏi bị thương. Khi đó, một vết thương dù nhỏ cũng có thể
bị loét rộng ra và trở thành trầm trọng.
Các biểu hiện sớm thường gặp của bệnh thần kinh ngoại vi là:
- Cảm giác lạnh ở hai chân.
- Ngứa hoặc tê bì, cảm giác bứt rứt khó chịu ở hai bàn chân.
- Cảm giác nóng ran hoặc đau rát như bị bỏng ở hai bàn chân.
Bệnh tiến triển dần dần, ban đầu thường là đau hai chân về ban đêm làm
cho người bệnh khó chịu, mất ngủ. Sau đó đau thường xuyên, cả khi nghỉ ngơi, đi
lại khó khăn, cảm giác tức nặng ở hai chân. Dần dần dẫn tới mất cảm giác ở cẳng