Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghệ thuật làm việc với các chuyên gia săn đầu người potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.21 KB, 7 trang )

Nghệ thuật làm việc với các chuyên
gia "săn đầu người"
Giới thiệu
Trước tiên, chúng tôi muốn nói lời chúc mừng bạn đã vượt qua được bước ngoặc đầu
tiên, tốt nghiệp đại học. Một trong những "đặc quyền" mà bạn nhận được là việc trở
thành một ứng viên sáng giá mà các chuyên viên tuyển dụng (chuyên gia "Săn đầu
người") sẽ tìm đến bạn. Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ chuyên viên
tư vấn tuyển dụng trong quá trình thay đổi công việc của bạn. Tuy nhiên, bạn chắc hẳn
cũng nghe được những câu chuyện không hay về việc những chuyên viên tư vấn tuyển
dụng đã làm mọi việc trở nên phức tạp hơn qua việc gửi đi những hồ sơ ứng viên đến
những công ty mà họ không được phép.
Mục đích của bài viết này là để trả lời những thắc mắc của ứng viên. Tôi xin đề nghị
bạn nên ghi chú lại những thông tin này như là một cẩm nang giúp cho bạn làm việc
với các Công ty "săn đầu người" một cách hiệu quả.

Bản chất của mối quan hệ giữa chuyên viên "Săn Đầu Người" và bạn (ứng viên)
là gì?
Đó chính là quan hệ giữa một thân chủ và đại lý, bạn là thân chủ và chuyên viên "Săn
Đầu Người" là đại lý của bạn, điều này có nghĩa là bạn không là đại diện để thực hiện
bất cứ điều gì ngoài đưa ra các yêu cầu cụ thể.
Bạn cần biết rõ là hồ sơ của bạn được gửi đến nơi nào, và tốt nhất là bạn hãy yêu cầu
chuyên viên tuyển dụng cung cấp cho bạn danh sách các công ty mà họ dự định sẽ gửi
hồ sơ của bạn đến, như thế bạn có thể chọn và thông báo lại cho họ danh sách những
công ty mà bạn cảm thấy phù hợp nhất. Bằng cách này, cả hai bên sẽ tránh được
những rắc rối về sau.
Một câu hỏi khác, đó là bạn phải làm gì khi chuyên viên tư vấn tuyển dụng giúp bạn
trở nên thiếu nhiệt tình hoặc không muốn hỗ trợ bạn nữa? – Rất đơn giản, bạn chỉ việc
chấm dứt mối quan hệ với chuyên viên tư vấn tuyển dụng đó hoặc bạn đã thiếu hợp
tác torng quá trình làm việc với họ.

Thời gian thực hiện quy trình tuyển dụng?


Thật không may là không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Nếu đó là một ứng
viên sáng giá và hồ sơ có thể phù hợp với hầu hết các vị trí tuyển dụng ở cấp độ cùa
bạn, thì thời gian thực hiện việc tuyển dụng là một hay hai tháng sẽ là hợp lý. Nhưng
với những hồ sơ thiếu ấn tượng thì chắc chắn là nhà tuyển dụng sẽ có nhiều sự chọn
lựa hơn, và hẳn nhiên là thời gian thực hiện quá trình tuyển dụng cũng dài hơn. Mặc
dù vậy, chúng tôi cũng đã làm việc với những ứng viên mà họ sẵn sàng mất cả năm
trời để có thể tìm được một vị trí "phù hợp".
Một yếu tố khác không thể không nhắc tới là kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Gần
70% những vị trí đăng tuyển yêu cầu những ứng viên có từ 1 đến 4 năm kinh nghiệm
làm việc tại những vị trí liên quan. Vị trí tuyển dụng càng cao cấp thì càng khó tìm
được ứng viên sẵn sàng thay đổi công việc. Trên thực tế, nhiều công ty cho rằng một
nhân viên có từ 3 đến 4 năm kinh nghiệm cũng có thể thực hiện được những công việc
và hiệu quả tương đương một nhân viên có từ 6 đến 8 năm kinh nghiệm. Và cũng rất
thuận tiên, nếu tuyển dụng những lao động ít kinh nghiệm hơn, công ty có thể tiết
kiệm được chi phí.

Những hỗ trợ bạn có thể nhận được từ những chuyên gia "Săn Đầu Người"?
Một chuyên viên "Săn đầu người" có thể giúp bạn những việc sau:
• Giúp bạn thực hiện phân tích và vạch rõ những cách tốt nhất để đạt đươc mục tiêu
nghề nghiệp của bạn.
• Tham khảo và đưa ra những đề nghị phù hợp để hồ sơ của bạn ấn tượng hơn.
• Cung cấp cho bạn biết thông tin về những công ty và vị trí đang đăng tuyển phù hợp
với chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và "tầm" của bạn.
• Chuẩn bị phỏng vấn cho bạn (Nếu như bạn được hỏi về những công ty nào bạn đã dự
tuyển hay yêu cầu bạn cung cấp thông tin tham khảo?).
• Là người giải thích cho bạn những thắc mắc về những thắc mắc trong cuộc phỏng
vấn.
• Là người hỗ trợ đắc lực trong việc thỏa thuận những quyền lợi của bạn với nhà tuyển
dụng.


Liệu ứng viên có thể tự tiếp cận nhà tuyển dụng và nhờ sự giúp đỡ của các
chuyên gia "Săn Đầu Người” cho những việc khác được không?
Điều này là hoàn toàn có thể. Nếu bạn đã xác định là mình muốn dự tuyển vào công ty
nào đó do bạn biết được trên báo chí, các website tuyển dụng hay thông qua sự giới
thiệu của bạn bè, bạn hãy thông báo với chuyên viên "Săn Đầu Người" về ý định đó
của mình và yêu cầu những lời khuyên. Bạn phải chắc rằng việc thông báo này phải
trước lúc bạn thực hiện ý định này của mình. Chuyên viên sẽ cho bạn những lời
khuyên và những thông tin có ích về vị trí cũng như công ty mà bạn sắp dự tuyển vì
trên thực tế có một số công ty ứng viên cũng không thích dự tuyển.

Tôi có nên chuẩn bị gì cho tiến trình này?
Có nhiều việc bạn cần làm. Đầu tiên là soạn một hồ sơ xin việc (lý lịch) thật ấn tượng,
nêu được những nét nổi bật trong học tập và kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn
(những kinh nghiệm "sai luật" sẽ không được đánh giá cao). Thứ 2 là sao chép những
văn bằng mà bạn có. Cuối cùng, bạn quyết định chọn người tham khảo thông tin về
bạn (Thông tin này thường được bổ sung khi có đề nghị và xứng đáng được xem xét
lập tức).

Một chuyên viên "Săn Đầu Người" đầy kinh nghiệm nên thường là người thực hiện
đúng chức năng của mình trong quá trình tìm kiếm ứng viên cho những vị trí mới.
Nếu các bên đều làm việc chuyên nghiệp, thành thật, và hợp đạo đức thì mối quan hệ
sẽ ngày càng tốt đẹp và hữu ích.
5 kỹ năng khi đi xin việc
Phỏng vấn xin việc luôn là "cửa ải" khó khăn nhất đối với các ứng viên. Vì thế, hãy
chứng minh bạn là một ứng cử viên xuất sắc với đầy đủ các kỹ năng sau:
Kỹ năng tổ chức
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng làm việc theo nhóm
Kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc

1. Kỹ năng tổ chức
Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ công việc nào. Nhà tuyển dụng luôn cần
những người có khả năng giải quyết nhanh chóng một khối lượng lớn các công việc.
Họ là những người làm việc một cách khoa học.Thể hiện như thế nào?
- Ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp
- Luôn sẵn sàng các tài liệu cần thiết liên quan đến công việc. Đó có thể là: bút, giấy,
bản sơ yếu lí lịch và một số tấm card của các doanh nghiệp. Tất nhiên, tuỳ vào vị trí
tuyển dụng mà bạn có thể có những bước chuẩn bị phù hợp.
- Trước khi đi phỏng vấn, hãy tập trung mọi chiến lược. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng
vấn thông thường sẽ cho phép bạn tự tin và tiến hành phỏng vấn một cách suôn sẻ.

2. Kỹ năng ra quyết định
Không có ông chủ nào lại muốn tuyển một nhân viên chậm chạp, và sức ì quá lớn. Họ
cần những nhân viên giỏi chứ không phải là một chú robot; họ cần những những
người nói được và làm được; những người không bao giờ nói từ "không thể"; những
người có khả năng giải quyết mọi công việc và bất chấp mọi khó khăn.
Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:
- Trước khi đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn các câu chuyện về những công việc trước
đây bạn đã làm và những quyết định cho từng bước đi để khắc phục những khó khăn
đó. Hãy lấy chúng làm ví dụ để chứng minh năng lực của mình.
- Thông qua các câu trả lời, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm và
những hiểu biết của bạn.

3. Kỹ năng giao tiếp
Nếu chưa giao tiếp thực tế với nhiều người, bạn sẽ không bao giờ có đủ tự tin khi
đứng trước đám đông. Bởi kỹ năng giao tiếp được tổng hợp từ nhiều kỹ năng khác
nhau, nó không chỉ đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng mà còn yêu cầu bạn phải
có tính linh hoạt trong mọi tình huống và sự sáng tạo trong công việc. Điều này giải
thích tại sao phần lớn nhà tuyển dụng lại cần tuyển những ứng cử viên có khả năng
giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng diễn thuyết trước đám đông.

Làm gì để thể hiện tốt kỹ năng này?
- Hãy đứng trước gương rồi thực hành nói, hoặc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Mục
đích của việc này là tạo sự tự tin, đồng thời để bạn có thể tự kiểm tra mọi sai sót của
mình.
- Thực hành phỏng vấn với người khác sẽ rất có hiệu quả. Một mặt, họ có thể chỉ ra
cho bạn những mặt được và chưa được một cách thẳng thắn. Mặt khác, những lời phê
bình của họ sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn khi phải nhận những lời phê bình từ người
phỏng vấn.
- Bình tĩnh và luôn luôn duy trì ánh mắt. Làm như vậy, trông bạn sẽ tự tin hơn.

4. Kỹ năng làm việc theo nhóm
Yêu cầu của kỹ năng làm việc theo nhóm là phải biết lắng nghe ý kiến của người
khác, làm việc có tính xây dựng, không ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác.
Ngày nay, hầu hết các công ty đều cần những nhân viên vừa có thể làm việc độc lập
lại vừa có thể làm việc theo nhóm. Bởi các ông chủ đều nghĩ rằng họ sẽ không chỉ làm
tốt công việc của mình mà còn nỗ lực có hiệu quả với các công việc của nhóm.

Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:
- Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một danh sách các công việc mà trong đó bạn có đóng
góp công sức cho sự thành công của nhóm. Những điểm này không có trong bản sơ
yếu lí lịch, nhưng chúng có thể được đề cập trong buổi phỏng vấn.
- Không chỉ thể hiện những đóng góp có hiệu quả cho sự thành công của nhóm mà
bạn còn nên chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cũng có thể là người lãnh đạo và
rất có trách nhiệm với công việc của nhóm.
- Không nên e ngại khi đề cập đến những khó khăn mà nhóm bạn vấp phải. Hãy lấy
chúng làm bàn đạp để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn còn có khả năng
giải quyết mọi vấn đề và vượt qua mọi khó khăn. Một khi mọi vấn đề được giải quyết
hiệu quả thì thành công của bạn là rất lớn.

5. Kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc

Tiết kiệm thời gian, giảm nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh
nghiệp. Vì thế, nhà tuyển dụng luôn cần những người có khả năng làm được nhiều
loại công việc. Trong trường hợp này, họ sẽ là người "hai trong một", nghĩa là một
người có thể làm được nhiều việc khác nhau mà lẽ ra phải cần đến hai nhân viên. Theo
đó, các ông chủ sẽ trả tiền công theo giờ làm việc.
Cần thể hiện như thế nào?
- Khi nói về công việc trước đây của bạn, hãy đưa ra những tình huống, những công
việc mà bạn đã từng giải quyết cùng một lúc.
- Chuẩn bị một danh sách các dự án được yêu cầu trong đó có rất nhiều nhiệm vụ mà
bạn có thể đồng thời hoàn thành. Sẵn sàng nói rõ từng bước đi cụ thể cho mỗi việc.
- Hãy sẵn lòng nhận trách nhiệm và xác định khả năng thành công của công việc.

Mọi thông tin trong bản sơ yếu lí lịch chỉ là những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển
dụng có thể nắm bắt sơ qua về bạn. Song, để nổi bật trong hàng trăm ứng cử viên
khác, bạn hãy chứng minh mình bằng 5 kỹ năng được đúc kết ở trên

×