Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.68 KB, 7 trang )

- - -    - - -






SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI
CAO TUỔI VÀ CÁCH KHẮC
PHỤC


1. SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Suy giảm trí nhớ (SGTN) là bệnh diễn ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với
những người cao tuổi. Nguyên nhân có thể do sự lão hóa nhanh của các tế bào
thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ,…
Đây có thể là chứng hay quên đơn thuần do tuổi tác nhưng cũng có thể là biểu hiện
ban đầu của sa sút trí tuệ (SSTT), một bệnh lý thoái hóa não tiến triển dẫn đến mất trí
nhớ và có thể tử vong.
1.1. SGTN do tuổi

Trí nhớ là sự lưu trữ thông tin trong hệ thống thần kinh trung ương, từ việc ghi nhận
thông tin, lưu trữ thông tin cho đến tìm kiếm – truy xuất thông tin. Quá trình phát triển
của hệ thần kinh bắt đầu từ trong phôi thai và đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Sau lứa
tuổi này, mỗi ngày có khoảng 3.000 nơron thần kinh bị hủy đi mà không có sự sinh
sản thêm.
Càng lớn tuổi, cơ thể càng ít tạo ra các chất trung gian cần thiết cho não hoạt động.
Giảm trí nhớ đi kèm với lớn tuổi, chủ yếu suy giảm về trí nhớ công việc, bao gồm sự
đãng trí, giảm khả năng tập trung và giảm khả năng giữ ý nghĩ lâu dài như: Quên ngay
một việc mình định làm, không nhớ vị trí để đồ vật mình vừa đặt xuống, thường
xuyên phải tìm kiếm đồ dùng cá nhân như mũ, chìa khoá, quên hoặc khó nhớ tên


người mới gặp,…
1.2. SGTN do bệnh lý

Các bệnh lý như: chấn thương sọ não hay tai biến mạch máu não, viêm não và bệnh
Alzheimer, rối loạn tiền đình hay rỗi loạn tuần hoàn não, stress, nghiện rượu, lạm
dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ,… gây suy giảm trí nhớ với các biểu hiện sau:
Quên những đồ vật và cách sử dụng đã từng dùng rất thường xuyên, quên những sự
kiện đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn tiếp nhận và duy trì được khả năng nhớ
những thông tin mới, gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới, hay lặp lại một
câu hay một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện, không thể giữ nếp sinh hoạt
thường ngày,…
Những kinh nghiệm và kiến thức ít bị ảnh hưởng. Người bệnh vẫn có khả năng nhớ
được những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu
1.3. Biểu hiện đầu tiên của sa sút trí tuệ (SSTT)
Giảm trí nhớ là biểu hiện đầu tiên SSTT. Trong các nguyên nhân của SSTT người cao
tuổi, bệnh Alzheimer và SSTT do tổn thương mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu.
Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa não bộ không hồi phục, tổn thương tế bào thần kinh
ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy,
phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ; Giảm khả năng thực hiện trong các công
việc thường ngày (mặc quần áo, giặt rũ, nấu ăn…); Giảm cảm giác: Mất kiểm soát
cảm xúc (dễ buồn, dễ khóc, dễ bị kích thích); Khó tự chăm sóc cho bản thân,… cuối
cùng là mất trí nhớ và có thể tử vong.
SSTT do tổn thương mạch máu não gây ra thường đột ngột với các biểu hiện: giảm trí
nhớ, rối loạn ngôn ngữ, vận động,…

1.4. Điều trị và phòng ngừa SGTN
SGTN do tuổi là một tiến trình tự nhiên của sự lão hóa nên chưa cần thiết phải điều
trị bằng thuốc mà chỉ cần áp dụng tích cực các biện pháp điều trị không dùng thuốc
như phải thường xuyên hoạt động trí não, sống trật tự, có phương pháp, việc nào ra
việc ấy, luôn đọc sách, giao tiếp xã hội, luyện trí nhớ, liệt kê danh sách các công việc

cần phải làm, lập thời gian biểu cho công việc hằng ngày, làm theo thời gian biểu
công việc đã lập, đề ra những mục quan trọng cần chú ý thực hiện…
Ví dụ: Luôn đặt mũ, chìa khóa ở một chỗ nhất định, lặp lại tên của người vừa mới gặp,
giữ những tài liệu lưu trữ thông tin, sự kiện như sổ ghi chép, album hình… Tập thể
dục thường xuyên cũng là một cách tốt để duy trì khả năng tư duy vì nó thúc đẩy tuần
hoàn, hô hấp, giúp tăng cường cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho não.
Với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ đã được xác định là do bệnh lý cần điều trị
theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. SGTN nếu phát hiện sớm có thể điều trị
khỏi hoặc ít nhất cũng được điều trị can thiệp làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại,
giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, nếu bản thân hoặc những người
trong gia đình người bệnh thấy có biểu hiện hay quên cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ
chuyên khoa khám xác định nguyên nhân gây SGTN để có chỉ định điều trị thích hợp.
Để duy trì và tăng cường trí nhớ, cần phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng đa dạng,
giàu chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như phốt pho, kẽm, vitamin nhóm B,
các loại dầu thực vật; hạn chế uống rượu, bia vì rượu có thể thúc đẩy nhanh quá trình
suy giảm trí nhớ, thậm chí mất trí nhớ ở người cao tuổi; có chế độ làm việc, nghỉ ngơi,
thư giãn, tập luyện hợp lý. Đặc biệt, đối với người cao tuổi nên tránh những căng
thẳng, lo lắng, mất ngủ thường xuyên,…
2. Biện pháp ngăn chặn suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi
2.1. Tập thể dục đều đặn
Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học mới đây nhất, có tới 60% người cao tuổi không
luyện tập thể chất và đây cũng chính là một yếu tố góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc
chứng suy giảm trí nhớ.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, việc tập luyện thể chất có thể thúc
đẩy quá trình sản sinh các nơ-ron thần kinh mới tại vùng não trung tâm - vốn là vùng
não kiểm soát chức năng ghi nhớ và chức năng nhận thức của con người.
Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc trường đại học của
bang Illinois – Mỹ, việc tập luyện thường xuyên trong vòng 6 tháng có thể giúp cải
thiện quá trình máu lưu thông lên não ở những bệnh nhân bị mắc suy giảm trí nhớ do
lượng máu và lượng ôxy lên não được gia tăng, từ đó giúp phục hồi đáng kể chức

năng ghi nhớ của não bộ.
2.2. Tích cực chơi các trò game giúp kích thích hoạt động não
Những trò chơi game được xem là một trong những biện pháp hiệu quả giúp ngăn
chặn suy giảm trí nhớ. Bằng cách chơi game, các hoạt động của não được tăng cường,
chẳng hạn như hoạt động ghi nhớ, hoạt động tư duy… do đó giúp ngăn chặn việc chức
năng não bị "ì" hoặc lão hóa nhanh do tuổi tác.
Các trò chơi game được đánh giá có tác dụng ngăn chặn chứng suy giảm trí nhớ tốt là
trò chơi xếp hình, sudoku, các trò chơi giải mã ô chữ…
2.3. Chế độ thực phẩm giàu dinh dưỡng cho não
Omega - 3 là axít béo tuyệt vời nhất đối với não bộ. Chất dinh dưỡng này có thể dễ
dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá biển, các loại hạt, quả và đậu nành…
Tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa omega - 3 sẽ giúp não chống được quá trình lão
hoá, cải thiện chức năng tập trung và ghi nhớ của não bộ.
2.4. Cung cấp đủ axít folic cho cơ thể
Axít folic có nhiều trong rau xanh, đỗ tương , là thành phần quan trọng không thể
thiếu trong quá trình hoạt động của não bộ.
Hàm lượng axít folic trung bình của một người (từ 50 đến 70 tuổi) cần trong một ngày
khoảng 700mg. Với hàm lượng axít folic hấp thụ ổn định như vậy, người cao tuổi có
thể hạn chế được đáng kể tốc độ của quá trình suy giảm trí nhớ.
2.5. Hạn chế uống rượu
Sử dụng rượu thuốc với hàm lượng nhỏ đều đặn sẽ rất tốt cho sức khoẻ người cao
tuổi, có thể giúp tăng cường sự dẻo dai, trí nhớ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rượu có thể
ảnh hưởng tới gan, tim mạch và huyết áp… Đặc biệt, việc lạm dụng rượu còn đẩy
nhanh quá trình suy giảm trí nhớ, thậm chí mất trí nhớ ở người cao tuổi.
Những người nghiện rượu là những người có tỉ lệ suy giảm trí nhớ và nhận thức cao
hơn nhiều so với những người khác cùng độ tuổi.
2.6. Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Các thầy thuốc đã kiểm tra nhiều bệnh nhân tại Bệnh viện Douglas - Mỹ cho thấy:
Nồng độ hormone gây stress tăng cao chính là nguyên nhân làm cho hoạt động ghi
nhớ của não bộ bị tác động đáng kể, vì thế, khả năng ghi nhớ ngày càng bị suy giảm.

Stress có thể kích hoạt gen gây bệnh Alzheimer hoạt động mạnh hơn nên đẩy nhanh
quá trình mắc bệnh suy giảm trí nhớ.
Theo các chuyên gia, một trong những cách ngăn chặn suy giảm trí nhớ hiệu quả nhất
đó là nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Đặc biệt, đối với những
người già, không nên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, mất ngủ thường xuyên
hoặc phiền muộn


×