Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.97 KB, 4 trang )
Khám phá những 'lối mòn tư duy' dẫn dắt
hành vi mua sắm
Khi mua một sản phẩm, con người thường không nắm chắc giá
trị thực sự của mặt hàng để định giá tiền. Do vậy họ dựa vào
cảm xúc, kinh nghiệm hay trực quan. Và đó cũng là thời điểm
những “ngộ nhận” xuất hiện…
1. Dựa vào cảm xúc, kinh nghiệm
Bạn bước vào một cửa hàng Starbuck và nhìn thấy 2 lựa chọn mua
cho một cốc café. Lựa chọn thứ nhất là thêm 33% lượng café miễn
phí. Lựa chọn thứ hai là giảm giá 33% so với mức bình thường.
Theo bạn, đâu là lựa chọn tốt hơn ?
“Chúng có gì khác nhau đâu”, nhiều người có thể nhận định vậy,
tuy nhiên nếu bạn xem bản nghiên cứu mới được xuất bản của tạp
chí Journal of Marketing – bạn sẽ thấy mình đã nhầm.
Hai lựa chọn xem chừng là tương đương nhưng thực tế 33% giảm
giá lại tương đương với 50% tăng lên về lượng. Hãy thử đặt bút
tính: Giả sử giá chuẩn của 1 tách café là 1 USD và lượng café được
chia làm 3 phần bằng nhau, vị chi là giá trị mỗi phần là 0,33 USD.
Lựa chọn đầu tiên sẽ cho bạn 4 phần café với giá 1 USD (tương
đương 0,25 USD/ phần) còn lựa chọ thứ 2 cho bạn 3 phần café với
giá 0,66 USD (tương đương 0,22 USD/ phần).
Kết luận: Thêm một lượng dùng miễn phí nghe có vẻ “bùi tai” hơn
được giảm giá và việc ứng dụng lối suy nghĩ này trong kinh doanh
đã đem lại những hiệu quả rất lớn.
Bán ngũ cốc ? Đừng hạ giá sản phẩm, hãy nói về việc hộp đựng
đã…to thêm ra thế nào ! Bán xe hơi ? Hãy nói về những tính năng
phụ thêm mà người dùng vẫn được miễn phí.
Có 2 lý do lớn giải thích tại sao những mánh khóe kiểu này lại hoạt
động hiệu quả. Thứ nhất: Khách hàng không hề biết các mặt hàng
có giá hợp lý bao nhiêu, do đó họ phụ thuộc vào những cảm giác