Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 183 trang )

1
2
LẠM PHÁT MỤC TIÊU
VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI KHUÔN KHỔ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
3
LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI
KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
Báo cáo nghiên cứu RS - 02
Bản quyền © 2012 thuộc về Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam.
Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
và UNDP là vi phạm bản quyền.
4



LẠM PHÁT MỤC TIÊU
VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI KHUÔN KHỔ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
5

LỜI GIỚI THIỆU
Trong thời gian qua, lạm phát cao luôn là mối đe dọa đối với
sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế dài hạn ở Việt Nam.
Quá trình hội nhập quốc tế và tự do hóa tài chính mạnh mẽ trong khi
những nền tảng kinh tế vĩ mô còn lỏng lẻo khiến nhiều người hoài
nghi về khả năng ổn định và kiểm soát lạm phát trong những năm tới.
Điều đó đòi hỏi chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận lại cơ chế điều
hành chính sách tiền tệ ở nước ta hiện nay. Một câu hỏi đã và đang
thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia
kinh tế là phải chăng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay


không thực sự mang lại hiệu quả trong bối cảnh kinh tế trong nước
diễn biến phức tạp và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới đầy biến động.
Với chính sách tiền tệ đa mục tiêu, chúng ta kỳ vọng vừa đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng, vừa kiểm soát giá cả - lạm phát, ổn định
tiền tệ cũng như sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ
ổn định ngân sách, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh quốc gia.
Trong những năm gần đây cơ chế này đã bộc lộ rõ những hạn chế
của mình. Kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy lạm
phát mục tiêu có thể là một lựa chọn hợp lý cho chính sách tiền tệ ở
nước ta trong thời gian tới, theo đó duy trì mức lạm phát hợp lý và ổn
định trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ để bảo đảm
ổn định kinh tế vĩ mô. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên trả
lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIII
6
cũng đã nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ “chủ động điều hành thực
hiện lạm phát mục tiêu”.
Đáp ứng những yêu cầu đó, nghiên cứu này được triển khai
nhằm khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế lạm phát mục
tiêu, kinh nghiệm áp dụng của các nước trên thế giới cũng như đánh
giá thực trạng và khả năng áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu tại Việt
Nam. Đặc biệt, nghiên cứu đề xuất lộ trình cụ thể và các nhóm giải
pháp để có thể áp dụng cơ chế này ở nước ta trong thời gian tới. Đây
là những đóng góp hết sức có giá trị và đúng thời điểm để có thể trình
Quốc hội, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem
xét và có những hành động cụ thể cải cách cơ chế điều hành chính
sách tiền tệ trong bối cảnh tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế ở nước ta.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
7
Trưởng Ban chỉ đạo:

Nguyễn Văn Giàu
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Giám đốc:
Nguyễn Văn Phúc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Phó Giám đốc:
Nguyễn Minh Sơn
Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội
Quản đốc:
Nguyễn Trí Dũng
Nhóm tác giả:
Tô Thị Ánh Dương (chủ biên)
Bùi Quang Tuấn
Phạm Sỹ An
Dương Thị Thanh Bình
Trần Thị Kim Chi

Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao
năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách Kinh tế vĩ mô” do
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
8
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 12
DANH MỤC BẢNG 13
DANH MỤC ĐỒ THỊ 13
LỜI NÓI ĐẦU 15
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CÂU HỎI 18
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

PHẠM VI NGHIÊN CỨU 20
KẾT CẤU NGHIÊN CỨU 20
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 21
Tổng quan nghiên cứu ngoài nước 21
Khái niệm, các yếu tố chủ yếu của lạm phát mục tiêu 21
Tại sao lại là lạm phát mục tiêu (IT)? Lý do áp dụng IT? Lợi ích/bất lợi của IT? 23
Kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng và thực hiện lạm phát mục tiêu 25
Tổng quan nghiên cứu trong nước 33
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KHUÔN KHỔ
ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
35
CƠ CHẾ TRUYỀN TẢI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 40
Kênh lãi suất 40
Kênh tín dụng 41
Kênh giá các tài sản khác 42
Kênh tỷ giá hối đoái 42
ĐIỀU KIỆN THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ HIỆU QUẢ 43
9
CÁC KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG LỊCH SỬ KINH TẾ 44
Lựa chọn một “neo” tốt hơn cho chính sách tiền tệ 44
Thời kỳ “tỷ giá cố định” 44
Thời kỳ “cung tiền” 47
Thời kỳ “mục tiêu lạm phát” 49
TẠI SAO MỘT QUỐC GIA CẦN PHẢI DUY TRÌ TỶ LỆ LẠM PHÁT THẤP, ỔN ĐỊNH? 51
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 53
Định nghĩa, khái niệm khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu 53
Đặc điểm của cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu 55
Các trụ cột cơ bản của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu 58
Tính minh bạch 58

Chiến lược truyền thông 58
Công bố thông tin 60
Trách nhiệm giải trình 61
Điều kiện cơ bản để Ngân hàng Trung ương áp dụng cơ chế điều hành
chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu 61
Các nguyên tắc của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu 62
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRONG VIỆC
ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
LẠM PHÁT MỤC TIÊU

LÝ DO ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU
66
CÁC ĐIỀU KIỆN VÀO THỜI ĐIỂM ĐƯA RA ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 68
GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SANG KHUÔN KHỔ LẠM PHÁT MỤC TIÊU HOÀN TOÀN 72
KHẢ NĂNG ĐƯƠNG ĐẦU VỚI CÁC CÚ SỐC 78
MỘT SỐ KẾT LUẬN VỀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC 80
CHƯƠNG 4: THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
83
10
CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 94
MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 95
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ 95
Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ 96
Tổng phương tiện thanh toán (M2) 96
Kiểm soát đầu tư tín dụng đối với nền kinh tế 101
Mục tiêu hoạt động 102
ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 103
Giai đoạn 2000-2003 103

Giai đoạn 2004 – 2005 104
Giai đoạn 2006 đến giữa năm 2007 105
Từ giữa năm 2007 đến tháng 9/2008 105
Giai đoạn 2009-2010 107
Đánh giá việc điều hành công cụ chính sách tiền tệ giai đoạn 2000-2010 112
Điều hành lãi suất là vấn đề bất cập nhất hiện nay 112
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 114
Công cụ dự trữ bắt buộc (DTBB) 116
Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Swap) 117
CƠ CHẾ TRUYỀN TẢI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 117
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010 117
Một số kết quả đạt được 119
Tồn tại, hạn chế của chính sách tiền tệ và nguyên nhân 120
CHƯƠNG 5: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ CÁC TIỀN ĐỀ
CHO VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT
MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM
132
Một số nhận định về khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam 132
Điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công cơ chế lạm phát mục tiêu 135
11
CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM 137
Lựa chọn mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước 137
Nâng cao vị thế độc lập của Ngân hàng Nhà nước 139
Thành lập Ban điều hành Chính sách Tiền tệ 142
Về thành viên Ban điều hành Chính sách Tiền tệ 143
Về phương thức hoạt động 143
Điều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ hành lang lãi suất 144
Cơ chế phối hợp các chính sách vĩ mô 146
Phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, tiến tới

một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn 148
Cơ chế giải trình và tính minh bạch 151
Các vấn đề xử lý kỹ thuật 153
Phương pháp tính toán và đo lường lạm phát 153
Công tác dự báo lạm phát 154
CHƯƠNG 6: LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT
MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM
LỰA CHỌN VÀ XỬ LÝ CẤU TRÚC KỸ THUẬT 155
Thời điểm áp dụng 155
Khung lạm phát mục tiêu 156
Ngân hàng Nhà nước lựa chọn khung lạm phát mục tiêu như thế nào
cho phù hợp? 157
Khung lạm phát mục tiêu là một biên độ vừa đảm bảo ổn định giá cả, kiểm
soát lạm phát và bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 158
Công cụ truyền dẫn lạm phát mục tiêu 159
LỘ TRÌNH CHO VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 160
KẾT LUẬN 162
PHỤ LỤC 167
12
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
CSTT : Chính sách Tiền tệ (Monetary Policy)
DTBB : Dự trữ bắt buộc
NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam – SBV)
NHTW : Ngân hàng Trung ương
NHTM : Ngân hàng Thương mại
NHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phần
NHTM NN : Ngân hàng thương mại Nhà nước
IT : Lạm phát mục tiêu (Ination Targeting)
Implicit IT : Lạm phát mục tiêu ngầm định (Implicit Ination Targeting)

Partial IT : Lạm phát mục tiêu một phần (Partial Ination Targeting)
FFIT : Lạm phát mục tiêu hoàn toàn (full-edged ination targeting)
KBNN : Kho bạc Nhà nước
M1 : Tổng khối lượng tiền theo nghĩa hẹp
M2 : Tổng phương tiện thanh toán (Tổng khối lượng tiền theo nghĩa rộng)
MB : Tổng khối lượng tiền cơ sở (Tiền cơ bản – Monetary Base)
MS : Tổng cung ứng tiền tệ (Money Supply)
OMO : Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation)
SWAP : Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ
TTTC : Thị trường tài chính
TCTD : Tổ chức tín dụng
IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
GSO hay TCTK : Tổng cục Thống kê (General Statistics Oce)
VND : Việt Nam đồng
USD : Đô la Mỹ
13
DANH MỤC BẢNG

3.1. Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu
3.2. Các yếu tố chính để lạm phát mục tiêu thực hiện thành công
3.3. Tình trạng các điều kiện tiên quyết vào thời điểm IT được đưa ra áp
dụng
3.4. Tỷ lệ lạm phát trước khi bắt đầu chuyển sang IT
4.1. Tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia mới nổi
4.2. Tốc độ tăng trưởng tại các quốc gia mới nổi
4.3. Tỷ lệ lạm phát (CPI) bình quân năm và tăng trưởng GDP bình quân năm
4.4. Mục tiêu và thực tiễn thực hiện chính sách tiền tệ, 2000-2010

DANH MỤC ĐỒ THỊ


4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010
4.2. Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010
4.3. Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
4.4. Mức tăng M2 thực tế và mục tiêu
4.5. Diễn biến mức tăng M2, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát

14
15
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ
trong việc mở cửa nền kinh tế, tính cạnh tranh ngày càng được cải
thiện khi nước ta chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế định hướng
thị trường. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng thực sự, góp phần
đáng kể vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, có mối quan
ngại là các chính sách của Việt Nam đã không tương xứng với tốc
độ tự do hóa đang diễn ra. Dựa vào những quan sát về cách thức
xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế tại Việt Nam, dường như
tăng trưởng được chú trọng hơn, vì lý do nêu trên, nên khó ổn định
giá cả.
Có thể nói, Việt Nam là bằng chứng tiêu biểu về tình trạng lạm
phát cao và có những thành tựu nhất định về chống lạm phát thông
qua các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ. Chúng ta đã nếm trải
những tác động nặng nề của lạm phát cao trong giai đoạn 1976-1985
do những khiếm khuyết về chính sách kinh tế (nếu lấy giá cả năm
1976 là 100 thì năm 1981 là 313,4; năm 1984 là 1.400; năm 1985
là 2.390).
1
Cùng với lạm phát cao, nền kinh tế rơi vào vòng xoáy trì
trệ, khủng hoảng kinh tế vĩ mô triền miên, sản xuất đình đốn và lưu

thông hàng hóa rối loạn, cuối cùng là đời sống người dân hết sức khó
khăn. Giai đoạn 1989-1991, lạm phát trung bình hàng năm ở mức
cao là 57%. Năm 1995, tỷ lệ lạm phát ở mức 12,9%, sau đó giảm
mức thấp nhất vào năm 2000 là -0,5%; lạm phát tiếp tục biến động và
tăng lên 12,7% năm 2007; 22,3% năm 2008 và 6,9% năm 2009. Để
1
Ngân hàng Việt Nam: Quá trình xây dựng và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia (1996).
16
giảm thiểu thiệt hại và mất mát do tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu, năm 2009, Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các
chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái,
chính sách thương mại. v.v… mà nổi bật nhất là gói kích cầu nhằm
ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo ổn định và duy trì hệ thống
an sinh xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của gói kích cầu có thể đem lại
những rủi ro về lạm phát do chính sách tiền tệ nới lỏng và tài khóa
mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế. Năm 2010, tỷ lệ lạm phát lên
đến 11,75% và năm 2011, lạm phát đã là 18,13%
2
so với cùng kỳ
năm 2010 (CPI bình quân năm 2011 tăng 18,59% so với CPI bình
quân năm 2010). Diễn biến lạm phát các năm cho thấy nguy cơ lạm
phát cao vẫn còn tiềm ẩn đe dọa sự ổn định và tăng trưởng kinh tế
bền vững của nước ta trong tương lai. Tăng cường hội nhập quốc tế
và đẩy mạnh tự do hóa tài chính theo các cam kết WTO cộng với nền
tảng kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc của Việt Nam hiện nay
khiến người ta hoài nghi về khả năng lạm phát trong tương lai sẽ ổn
định và được kiểm soát ở mức hợp lý có lợi cho tăng trưởng kinh tế
bền vững. Đặc biệt, đứng trước áp lực lạm phát ngày càng tăng và
có nguy cơ bùng nổ, buộc chúng ta phải nhìn nhận lại về cơ chế điều
hành chính sách tiền tệ một cách đúng đắn hơn. Một vấn đề đã và

đang thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách là phải
chăng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay không hiệu quả
và đã không còn phù hợp nữa trong bối cảnh nền kinh tế trong nước
diễn biến phức tạp và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới đầy biến động?
Từ trước đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách
tiền tệ đa mục tiêu. Chúng ta vừa kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng, nhanh chóng vươn lên và ra khỏi nhóm nước có thu nhập
thấp và giải quyết công ăn việc làm, vừa kỳ vọng kiểm soát giá cả
2
Tổng cục Thống kê.
17
và lạm phát, ổn định tiền tệ, vừa sử dụng chính sách tiền tệ như một
công cụ bổ trợ ổn định ngân sách, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an
ninh quốc gia. Thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu với neo danh
nghĩa là Tổng phương tiện thanh toán (M2) chúng ta đã đạt được
những thành tựu nhất định trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, trong
thời gian gần đây, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ này đã bắt đầu
bộc lộ những hạn chế của mình.
Một câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì khi phải chấp nhận sự
thật là chất lượng tăng trưởng thấp trong khi lạm phát lại tăng mạnh?
Làm sao vừa kiềm chế được lạm phát, vừa tiếp tục tăng trưởng ở
mức hợp lý là một bài toán rất khó. Học hỏi kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới thì có thể nói lạm phát mục tiêu chính là hướng
đi tương lai cho tình trạng kinh tế Việt Nam. Duy trì lạm phát thấp
và ổn định nên trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ
để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải gắn liền với nâng
cao hiệu quả các chính sách về cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, một vấn
đề quan trọng đặt ra là liệu Việt Nam hiện nay đã có đủ điều kiện áp
dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hay chưa? Đây

cũng là mục tiêu mà Nhóm nghiên cứu đặt ra khi lựa chọn chủ đề
“Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền
tệ ở Việt Nam” nhằm xem xét và đánh giá khả năng áp dụng lạm
phát mục tiêu ở Việt Nam.
18
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CÂU HỎI
Nghiên cứu sẽ tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính sau:
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản của lạm phát mục •
tiêu, kinh nghiệm áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ
lạm phát mục tiêu của các nước và thực tiễn Việt Nam đưa
ra câu trả lời về việc có nên áp dụng khuôn khổ chính sách
tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam hay không.
Đánh giá cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam •
hiện nay và nghiên cứu khả năng áp dụng khuôn khổ chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của Việt Nam.
Đề xuất kịch bản và lộ trình áp dụng khuôn khổ chính sách •
tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.
Đề xuất các nhóm giải pháp để tiến tới áp dụng chính sách •
tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam trong tương lai.
Để làm rõ các nội dung trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
Khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là gì?•
So sánh khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu với •
các khuôn khổ chính sách tiền tệ truyền thống (lợi thế/bất
lợi).
19
Tại sao nhiều nước lại lựa chọn khuôn khổ chính sách tiền •
tệ lạm phát mục tiêu?
Các nước áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát •

mục tiêu như thế nào?
Các điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công khuôn khổ •
chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là gì?
Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam •
(kết quả, hạn chế)?
Có nên áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục •
tiêu ở Việt Nam hay không?
Việt Nam đã đáp ứng được các điều kiện để áp dụng khuôn •
khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu chưa? Đáp ứng ở
mức độ nào?
Lộ trình và giải pháp áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ •
lạm phát mục tiêu ở Việt Nam?
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chủ yếu dùng phương pháp phân tích định tính,
trên cơ sở các dữ liệu thu thập để đánh giá cơ chế điều hành chính
sách tiền tệ tại Việt Nam, đồng thời, phân tích khả năng áp dụng
khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp quy nạp, diễn giải, đi từ khái
quát chung đến vấn đề cụ thể, gắn lý luận với thực tiễn. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp khoa học như thống kê,
phân tích, so sánh, tổng hợp và phỏng vấn chuyên gia.
Phần phân tích định tính bao gồm:
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về khuôn khổ điều hành •
chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.
20
So sánh cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục •
tiêu với các cơ chế điều hành truyền thống.
Đánh giá tác động của việc áp dụng khuôn khổ chính sách •
tiền tệ lạm phát mục tiêu tới các mục tiêu vĩ mô (tăng
trưởng, lạm phát) và tới nền kinh tế nói chung.

Đánh giá cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay của •
Việt Nam.
Đánh giá khả năng áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục •
tiêu ở Việt Nam.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ tập trung vào cơ chế điều hành chính sách tiền
tệ trong giai đoạn 2000-2010 ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra.
Trên cơ sở đi sâu phân tích kinh nghiệm của các nước, các điều kiện
để áp dụng thành công khuôn khổ lạm phát mục tiêu và đánh giá khả
năng áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt
Nam.
KẾT CẤU NGHIÊN CỨU
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục các
bảng, đồ thị, báo cáo gồm 6 phần: (i) những vấn đề chung; (ii) chính
sách tiền tệ và khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục
tiêu; (iii) kinh nghiệm các nước đưa ra áp dụng và thực hiện khuôn
khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu; (iv) thực tiễn điều hành
chính sách tiền tệ của Việt Nam; (v) đánh giá khả năng và đề xuất
thiết lập các tiền đề áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát
mục tiêu ở Việt Nam; (vi) lộ trình và giải pháp áp dụng khuôn khổ
chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.
21
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU
Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Có nhiều công trình nghiên cứu quốc tế về khuôn khổ chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, các công trình nghiên cứu tập trung
vào những nội dung cơ bản của khuôn khổ lạm phát mục tiêu, bao
gồm: (i) khái niệm, định nghĩa khuôn khổ lạm phát mục tiêu; (ii)
các yếu tố cơ bản của khuôn khổ lạm phát mục tiêu; (iii) những điều
kiện tiên quyết để áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu thành công;

(iv) so sánh những lợi thế/bất lợi của việc áp dụng khuôn khổ lạm
phát mục tiêu so với các khuôn khổ chính sách tiền tệ trước đây (neo
với tỷ giá hối đoái, hoặc neo với cung tiền); (v) tác động của việc áp
dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu đến các kết quả vĩ mô của nền
kinh tế; (vi) khả năng đương đầu của khuôn khổ lạm phát mục tiêu
với các cú sốc (ví dụ: cú sốc giá hàng hóa, cú sốc khủng hoảng); (vii)
kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển và mới nổi trong
việc áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu và bài học rút ra; và (viii)
các nội dung liên quan khác. Phần dưới đây sẽ đề cập chi tiết hơn về
vấn đề này.
Khái niệm, các yếu tố chủ yếu của lạm phát mục tiêu
Mishkin (2000, 2001) đưa ra tổng quan tình hình thực hiện lạm
phát mục tiêu ở các nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi, tác giả
đề cập đến những ích lợi và bất lợi của chiến lược chính sách tiền tệ
lấy lạm phát làm mục tiêu và một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của
một số nước như Chile, Brazil. Tác giả cho rằng lạm phát mục tiêu là
một chiến lược chính sách tiền tệ (monetary policy strategy) đã được
sử dụng thành công ở các nước công nghiệp và đang trở thành một
sự lựa chọn hấp dẫn cho các nước có nền kinh tế thị trường mới nổi
như Chile, Brazil, CH Séc, Ba Lan, Nam Phi.
22
Theo tác giả, các nước đang phát triển (bao gồm các nước mới
nổi và đang chuyển đổi) đều đã trải qua khủng hoảng tài chính do
thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái cố định. Vì thế, việc tìm một neo
khác cho chính sách tiền tệ thay cho cơ chế tỷ giá hối đoái cố định
là rất cần thiết.
3
Trong công trình này, Mishkin đưa ra định nghĩa rõ ràng về
lạm phát mục tiêu. Theo tác giả, lạm phát mục tiêu bao gồm 5 yếu tố
chính: (i) công bố ra công chúng mục tiêu lạm phát định lượng trong

trung hạn; (ii) cam kết thể chế nhằm ổn định giá cả như một mục tiêu
chủ yếu của chính sách tiền tệ; (iii) chiến lược thông tin bao gồm
nhiều biến số (không chỉ có tổng cung tiền hay tỷ giá hối đoái) được
sử dụng cho việc thiết lập công cụ chính sách; (iv) tăng tính minh
bạch của chiến lược chính sách tiền tệ thông qua việc thông báo với
công chúng và thị trường về kế hoạch, mục tiêu, những quyết định
của Ngân hàng Trung ương; và (v) tăng trách nhiệm giải trình.
Một số tác giả khác cho rằng, lạm phát mục tiêu chủ yếu sử
dụng dự báo lạm phát như một hướng dẫn trung gian đối với chính
sách tiền tệ và vận hành chính sách trong một khuôn khổ minh bạch
để làm tăng tính trách nhiệm
4
.
Khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) lạm phát mục
tiêu phụ thuộc vào 4 yếu tố: (i) mục tiêu lạm phát là cái neo cho
CSTT; (ii) sự độc lập của Ngân hàng Trung ương đặt lạm phát mục
tiêu; (iii) khả năng dự báo và đối phó với lạm phát; và (iv) mức độ
minh bạch và tính chịu trách nhiệm về CSTT
5
.
Khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu cần đảm bảo sự kết hợp
về thể chế và điều hành: (i) mục tiêu lạm phát phải được công bố
công khai; (ii) cần có cam kết ổn định tỷ giá; (iii) điều hành CSTT
3
Trong một công trình nghiên cứu khác, Mishkin đưa ra những bất lợi của việc neo tỷ giá (1998).
4
Andrea Schaechter, Mark Stone và Mark Zelmer (2000).
5
Klass Schmidt-Hebbel và Matias Tapia (2002).
23

sử dụng dự báo lạm phát làm mục tiêu hoạt động; (iv) cần có sự giải
thích rõ ràng về CSTT; (v) xác định rõ ràng trách nhiệm của Ngân
hàng Trung ương
6
.
Theo các tác giả Geoffrey Heenan, Mareel Peter, và Scott Rog-
er (2006), tính minh bạch (transparency) là yếu tố trung tâm trong
hầu hết các khía cạnh của việc thiết kế và hoạt động của khuôn khổ
lạm phát mục tiêu. Có ba yếu tố liên quan mật thiết tới tính minh
bạch, đó là (i) thỏa thuận thể chế về sự hỗ trợ lạm phát mục tiêu (bao
gồm tính độc lập của Ngân hàng Trung ương, trách nhiệm giải trình,
thỏa thuận về việc đưa ra quyết định); (ii) thiết kế lạm phát mục tiêu;
và (iii) chính sách truyền thông của Ngân hàng Trung ương.
Tại sao lại là lạm phát mục tiêu (IT)? Lý do áp dụng IT? Lợi ích/bất lợi của IT?
Charles Freedman và Dougles Laxton (2009a) đề cập đến
những vấn đề cốt lõi về việc tại sao các Ngân hàng Trung ương lại
lựa chọn tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu chính sách của mình và tại
sao có nhiều nước trên thế giới lựa chọn lạm phát mục tiêu là khuôn
khổ để đạt được mục tiêu đó. Các tác giả đi sâu phân tích về các chi
phí của lạm phát, bao gồm vai trò của chúng trong việc tạo ra chu
kỳ bùng nổ - suy thoái. Tỷ lệ lạm phát cao và biến động tại đa số các
nước trong các giai đoạn trước đây đã được nối tiếp bởi sự biến động
cao về sản lượng và việc làm, bởi mức tăng trưởng thấp về năng suất
và sản lượng tiềm năng. Môi trường lạm phát cao làm tổn hại rất
nhiều đối với hoạt động kinh tế.
Trong vòng hai thập kỷ qua, nhiều nước công nghiệp và các
nền kinh tế thị trường mới nổi áp dụng lạm phát mục tiêu như là một
khuôn khổ chính sách tiền tệ của mình. Các tác giả cho rằng lý do
chung để các nước đưa ra áp dụng IT là do các nước gặp khó khăn
trong việc sử dụng các neo danh nghĩa khác (mục tiêu tỷ giá và mục

6
Takatoshi Ito và Tomoko Hayashi (2003).
24
tiêu tiền tệ), cũng như mong muốn giảm tỷ lệ lạm phát và neo kỳ vọng
lạm phát thông qua một mục tiêu đơn giản có thể quan sát được.
Mishkin (2000, 2001) cho rằng lợi ích của khuôn khổ chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu bao gồm: (i) cho phép Ngân hàng
Trung ương tập trung vào các khía cạnh trong nước và phản ứng với
các cú sốc tác động lên nền kinh tế; (ii) khuôn khổ này có thể hoạt
động tốt mà không cần phải có mối quan hệ ổn định giữa cung tiền
và lạm phát; và (iii) công chúng và thị trường có thể hiểu rõ hơn mục
tiêu mà Ngân hàng Trung ương theo đuổi, do đó tính minh bạch và
trách nhiệm giải trình sẽ tăng.
Những bất lợi của khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục
tiêu cũng được nêu ra, bao gồm: (i) khuôn khổ tiền tệ này quá khắt
khe, chỉ tập trung vào một mục tiêu và có thể làm tăng tính bất ổn
của nền kinh tế qua việc không hướng đến mục tiêu tăng trưởng và
việc làm; (ii) khuôn khổ lạm phát mục tiêu càng làm cho trách nhiệm
giải trình kém đi vì lạm phát rất khó kiểm soát và độ trễ chính sách
dài; (iii) khuôn khổ IT không giúp loại bỏ được tính lấn át của chính
sách tài khóa; và (iv) khuôn khổ IT đòi hỏi tính linh hoạt trong tỷ giá
hối đoái, thế nhưng tỷ giá hối đoái linh hoạt có thể làm tăng tính bất
ổn tài chính.
Debelle (1999) cho thấy những chỉ trích cho rằng mục tiêu chỉ
hướng về lạm phát của Ngân hàng Trung ương mà bỏ qua mục tiêu
sản lượng và lao động là sai lầm. Trên thực tế, cụ thể là trường hợp
của Australia, khuôn khổ chiến lược chính sách tiền tệ của lạm phát
mục tiêu đủ linh hoạt để cho phép đánh đổi ngắn hạn giữa sản lượng
và lạm phát. Ổn định giá cả trong trung hạn có thể vẫn được duy trì
trong khi cho phép những thay đổi lạm phát ngắn hạn và vì thế tạo

điều kiện cho những biến động về sản lượng thấp hơn.
25
Charles Freedman và Inci Otker-Robe (2010) đưa ra nhận định
rằng một trong những lợi ích của việc điều hành khuôn khổ chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu cùng với một cơ chế tỷ giá thả nổi là
làm cho các thành viên tham gia vào nền kinh tế sẽ nhận thức rõ hơn
về rủi ro hai chiều trên thị trường ngoại hối, và IT bởi vậy sẽ dẫn tới
việc sử dụng và phát triển các công cụ tự phòng ngừa (hedging fa-
cilities) và tạo ra các động lực cho việc giảm các sai lệch về ngoại tệ
trên bảng tổng kết tài sản. Thị trường ngoại hối phát triển hơn cũng
sẽ giúp các nền kinh tế mới nổi điều hành chính sách tiền tệ lạm phát
mục tiêu giải quyết các vấn đề tỷ giá.
Kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng và thực hiện lạm phát mục tiêu
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả của nhiều Ngân hàng Trung
ương trên thế giới nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trong
việc đưa ra áp dụng và thực hiện lạm phát mục tiêu, bao gồm Charles
Freedman (Canada), David Vavra (CH Séc), Klaus Schmidt –Hebbel
(Chile), Agnes Csermely và Gabor Orban (Hungary), Meir Sokoler
(Israel), Jacub Borowski và Marek Rozkrut (Ba Lan), Dan Bucsa và
Andrian Codirlasu (Romania), A.Hakan Kara (Thổ Nhĩ Kỳ), Haber-
meier và cộng sự.
Một loạt các nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bao
gồm Masson, Savastan, và Sharma (1997), Schaechter, Stone, và
Zelmer (2000), Carare và các cộng sự (2002) và Stone (2003) tập
trung vào những khó khăn mà các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt
nếu các nước này áp dụng lạm phát mục tiêu. Các tác giả đưa ra các
điều kiện tiên quyết cần phải đáp ứng trước khi đưa ra áp dụng IT.
Tuy nhiên, giữa các tác giả chưa có sự thống nhất về các điều kiện
cần được đáp ứng trước khi lạm phát mục tiêu được áp dụng vào các
nền kinh tế mới nổi.

×