Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Truyền thông mạng xã hội: Doanh nghiệp nhỏ thắng lớn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.81 KB, 3 trang )

1

Truyền thông mạng xã hội: Doanh nghiệp nhỏ thắng lớn
Trong khi các doanh nghiệp (DN) lớn chỉ khai thác mạng xã hội (MXH)
như là nơi để quảng bá hình ảnh, thì các DN nhỏ và vừa (SME) lại có
thể thu hút khách hàng trực tiếp từ công cụ này.
Đọc E-paper
Những kỷ lục đầu tiên

Theo thống kê từ Comscore, số người dùng MXH ở Việt Nam đã lên đến
mức kỷ lục. Chỉ số tham khảo cho thấy, hiện tại, ZingMe có đến 8,4 triệu
người dùng, MXH Facebook dù khó truy cập nhưng cũng có 5,3 triệu người
dùng và trang Blogger cũng có số người dùng tương tự.
Số lượng người tham gia một cộng đồng trên mạng internet lớn như vậy
chứng tỏ loan truyền thông tin ở môi trường này là việc hết sức dễ dàng.
Ông Tony Trương, Giám đốc Điều hành Golden Digital, cho biết, chỉ sau vài
năm phát triển tại Việt Nam, nay MXH là nơi các nhà quảng bá thương hiệu
chú trọng khai thác triệt để bởi nó có độ phủ, tầm ảnh hưởng rất cao.
2

“Ảnh hưởng cá nhân trên MXH rất lớn. Có đến gần 90% ứng viên của
Golden Digital đều được tuyển từ MXH”, ông Trương tiết lộ.

Quan sát các hoạt động quảng bá đang diễn ra sôi động trên các MXH sẽ
thấy rõ ưu thế của các thương hiệu thuộc ngành hàng tiêu dùng, dịch vụ ăn
uống Hiện, các thương hiệu Converses, MegaStar, Bud’s, Lipton, Wall’s
đang được quảng bá khá rộng rãi trên các MXH như Facebook, ZingMe
Fanpage với lượt truy cập cao ngất.
Bà Nguyễn Thanh Vân, Phụ trách marketing MOF Café, cho biết, MOF đã
chú trọng khai thác MXH cách đây hơn một năm bằng cách lập Fanpage trên
các MXH và phương pháp marketing này khá thành công. Ví dụ, chỉ sau hai


tháng có mặt trên ZingMe Fanpage, MOF đã có 91.000 người hâm mộ,
53.000 lượt xem.
“Chúng tôi phải có những trò chơi để tương tác với người dùng, tạo sự kiện
offline để giữ chân người tham dự. Với công cụ này, DN cũng không nên
nói nhiều về mình.
Trang của MOF chỉ dành khoảng 40% nội dung để quảng cáo DN, 60% giới
thiệu về Nhật Bản bởi đây là nội dung hữu ích giúp giữ chân người dùng.
Ngoài ra, MOF còn phải đầu tư xây dựng các ứng dụng như menu, bản đồ
đường đi đến các đại lý của MOF, cho phép người dùng bình luận về menu
của MOF, và nhất là không để quá hai ngày mới trả lời các câu hỏi của
người dùng.
Đặc biệt, MOF Café cũng phải thống kê, khảo sát hiệu quả truyền thông xã
hội liên tục để đo lường mức độ ảnh hưởng tới khách hàng.

Lợi thế SME

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều người Mỹ đã mở cửa hàng, kinh
doanh trên Facebook để giảm chi phí. Điều này đã ảnh hưởng đến chính phủ
Mỹ, khiến chính phủ phải đưa ra các chương trình truyền thông MXH nhằm
vực dậy các DN SME và đã thành công.
“Ở Việt Nam, truyền thông MXH vẫn ở dạng tự phát. Tuy nhiên, đó là hình
thức marketing mới, mọi thứ bắt đầu từ con số 0, nên mức độ cạnh tranh là
ngang nhau giữa các DN”, ông Đặng Quốc Cường, Giám đốc Điều hành
Eleven Communications, nhận định.
3

Theo ông Cường, so với các DN lớn, hầu bao rủng rỉnh cho quảng bá thương
hiệu, thì SME có lợi thế nhất định trong truyền thông MXH. SME thích nghi
với truyền thông xã hội tốt hơn do khả năng thích ứng với thay đổi tốt.
Đồng thời, họ cũng hiểu và gần khách hàng hơn các thương hiệu lớn. “Trong

khi DN lớn dùng truyền thông MXH theo cách “bài bản”, chính quy, thì
SME dùng truyền thông xã hội theo cách người dùng, điều này khiến họ có
lợi thế hơn hẳn”, ông Cường cho biết.

Thực trạng hiện nay là các DN ứng dụng truyền thông MXH phần lớn đều
thiếu chiến lược, công cụ, nhân sự và cả chi phí. Ông Cường tư vấn: “SME
nên tập trung vào vấn đề thiết thực và khép kín, vào tìm kiếm khách hàng
hơn là tìm khán giả.
Việc chuyển khán giả thành khách hàng sẽ tốn chi phí và thời gian nhiều
hơn, chỉ thích hợp với các thương hiệu lớn”. Cũng theo ông Cường, hiện DN
đã có thể bán sản phẩm trên MXH bởi phong trào thương mại điện tử đã đến
gần, các phương tiện thanh toán đã bắt đầu hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, MXH đang ngày một gắn liền với điện thoại, thiết bị di động
nhiều hơn. Như vậy, DN cũng có thể tận dụng phương tiện cá nhân này để
phát triển giao nhận, thanh toán cho các giao dịch trên MXH.

Trên trang ZingMe, để phát triển người dùng, Ngân hàng Sacombank đã
thực hiện chiến dịch quảng bá cho thẻ tín dụng Sacombank. Người dùng chỉ
cần đăng ký bằng khai báo trên trang, ngân hàng sẽ giao thẻ tận nơi, chăm
sóc, ưu đãi khách hàng
Với hơn 25 triệu người Việt dùng internet hiện nay, Sacombank đã từng
bước tiếp cận và khai phá mảnh đất ảo này để kiếm khách hàng thật. Bà
Hoàng Thùy Linh, Giám đốc Marketing Bộ phận Phát triển kinh doanh
ZingMe, cho biết, theo khảo sát từ hành vi người dùng trên MXH ZingMe,
đã có đến 65% người dùng tin tưởng vào mua sắm trực tuyến và 40% người
dùng mua hàng trực tuyến.
Trong đó, hơn 50% là học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Rõ ràng,
đây chính là thời điểm tốt nhất để DN đầu tư vào quảng bá và bán hàng trên
MXH.


×