II. Những hình ảnh lịch sử mối quan
hệ Việt - Lào
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hồng thân Souphanouvong tại chiến khu Việt Bắc, liên quân
Việt - Lào xuất trận, nhân dân Lào mít tinh phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam... là những
hình ảnh lịch sử về mối quan hệ Việt Nam - Lào.
Sáng 17/7, tại Nhà hát thành phố, UBND TP HCM đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thiết
lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962 - 5/9/2012) và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác
giữa Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2012).
Ngoài lễ kỷ niệm, UBND TP HCM cũng phối hợp với các sở ngành tổ chức triển lãm ảnh về
"Tình đồn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào". Triển lãm diễn ra từ nay
đến ngày 23/7 tại 3 địa điểm: Nhà văn hóa Thanh niên, Cơng viên Chi Lăng và trên đường
Đồng Khởi (quận 1).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hồng thân Souphanouvong tại chiến khu
Việt Bắc năm 1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với Chủ tịch Kaysone Phomvihane tại
Hà Nội năm 1966.
Liên quân Việt - Lào trước giờ xuất trận năm 1946.
Liên quân Việt - Lào phối hợp chiến đấu tại Lao Bảo
(Quảng Trị) năm 1946.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người thứ 3 từ trái sang) và Hoàng thân
Souphanuovong (người thứ tư từ trái sang) cùng các cán bộ quân đội
Việt - Lào bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào năm 1953.
Bệnh viện Hồng Thập Tự của Việt Nam tại Xiêng Khoảng (Lào) được
xây dựng theo hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Vương quốc Lào năm 1960.
Tổng bí thư Kaysone Phomvihane thăm một đơn vị quân tình nguyện
Việt Nam ở Lào năm 1970.
Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kế hoạch
tác chiến chuẩn bị cho chiến dịch đường 9 Nam Lào, năm 1971.
Bộ đội Việt Nam tiến công trên mặt trận đường 9 Nam Lào, đập tan
hoàn toàn âm mưu của Mỹ ngụy chặt đứt đường mịn Hồ Chí Minh.
Nhân dân Khăng Khay (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) mít tinh phản đối
đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, ngày 23/5/1965.
Chuyên gia quân sự Việt Nam huấn luyện kỹ thuật sử dụng pháo 12
nòng cho đơn vị nữ pháo binh của bộ đội Phathet (Lào) chống Mỹ,
năm 1972.
III. 'Tình hữu nghị Việt - Lào là vơ giá'
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai dân tộc Việt Nam và Lào đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi,
xây đắp mối tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác tồn diện, trở thành tài sản
chung vơ giá của hai dân tộc.
> Những hình ảnh lịch sử mối quan hệ Việt - Lào
Sáng 18/7, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào và thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức
trọng thể Lễ míttinh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp
ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
Tham dự buổi lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; các lão thành cách mạng; lãnh
đạo nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể, đại diện các tầng lớp nhân dân thủ đơ.
Ơng Bounnhang Vorachith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương, Phó Chủ
tịch nước, dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào
dự lễ míttinh.
Tổng bí thư phát biểu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Việt Nam-Lào là hai nước láng giềng thân thiết, núi liền
núi, sông liền sông, nhân dân hai nước vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ lâu
đời và ngày càng phát triển. Hai dân tộc Việt Nam và Lào đã cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi, xây
đắp mối tình hữu nghị truyền thống, đồn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, trở thành tài sản
chung vô giá của hai dân tộc và là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm cho sự thành cơng của
cách mạng mỗi nước.
Nhìn lại chặng đường cách mạng đã qua của hai dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ
vui mừng và tự hào về những thắng lợi vẻ vang mà nhân dân hai nước đã giành được, về mối
quan hệ mẫu mực, thủy chung trong sáng giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước
Việt Nam-Lào.
Tổng Bí thư nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của sự kiện lịch sử trọng đại cách đây 50 năm - ngày
5/9/1962 khi Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và việc hai nước ký kết
Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ngày 18/7/1977; đồng thời nêu rõ: Đó là mối quan hệ không giống
bất cứ mối quan hệ nào trong lịch sử thế giới đương đại, được xây đắp và nuôi dưỡng bằng công
sức, mồ hôi, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam và Lào trong suốt chiều dài lịch
sử.
Tổng Bí thư chỉ rõ, hiện nay, Việt Nam và Lào đang bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn đẩy
mạnh cơng cuộc đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nhân dân hai nước đang tích
cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng và cùng nhau phấn đấu xây dựng, phát
triển đất nước Việt Nam, đất nước Lào giàu mạnh...
Phó Chủ tịch nước Cộng hịa dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Vorachith.
Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, Phó Chủ tịch Bounnhang Vorachith trân trọng gửi
tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm hữu nghị, tình đồng
chí anh em thắm thiết; bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch
Cayson Phomvihan và Chủ tịch Souphanouvong, người đã gây dựng và nêu gương trong việc gìn
giữ, nâng niu, vun đắp tình hữu nghị và quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.
Vị Phó Chủ tịch nước khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ làm hết sức mình để gìn
giữ, bảo vệ mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam.
IV. Tình hữu nghị đặc biệt Việt-Lào
mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững
Bài phát biểu của Đồng chí Lê Cơng Tuyến – TUV, Hiệu trưởng trường Chính trị Lê Duẩn tại
lễ kỷ niệm 35 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (02/12/197502/12/2010) do lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính khố II của 2 tỉnh Savannakhet
và Salavan nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tổ chức tại trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh
Quảng
Trị.
Kính
thưa
các
đồng
chí
đại
biểu;
Thưa các thầy cô giáo; các học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính khố II của
hai tỉnh Savannakhet và Salavan nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; đại diện học viên
các
lớp
đang
học
tại
trường.
Hôm nay, tôi rất vui mừng cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban chấp hành
Cơng đồn, các thầy cơ giáo, đại diện học viên các lớp đang học tại trường chính trị Lê Duẩn
tỉnh Quảng Trị về dự Tọa đàm kỷ niệm 35 năm Quốc khánh nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào (02/12/1975 - 02/12/2010) do lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính khố II
của hai tỉnh Savannakhet và Salavan nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tổ chức tại
Trường
chính
trị
Lê
Duẩn
tỉnh
Quảng
Trị.
Thay mặt lãnh đạo Trường tơi xin chúc mừng kỷ niệm 35 năm ngày Quốc khánh nước Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào; chúc tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt – Lào nói chung
và tỉnh Quảng Trị với Savannakhet và Salavan mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững; chúc
các đồng chí và tồn thể học viên về dự buổi toạ đàm thân mật này dồi dào sức khỏe, học
tập, rèn luyện tốt để góp phần xây đắp tình hữu nghị hai nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Thưa
các
đồng
chí
!
Trong khơng khí hân hoan chào mừng ngày quốc khánh nước CHDCND Lào và đặc biệt chào
mừng sự thành công Đại hội Đảng các cấp của nước bạn Lào, chúng ta cùng ôn lại một số
điểm cơ bản trong chặng đường đấu tranh và xây dựng nước Lào cùng mối quan hệ bền
vững
thắm
thiết
giữa
hai
nước
ViệtLào
chúng
ta.
Lịch sử nước Lào trước thế kỷ XIV gắn liền với sự thống trị của Vương quốc Nam Chiếu. Vào
thế kỷ thứ XIV, vua Phà Ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lạn Xạng (Vạn Tượng). Trong
nhiều thập kỷ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện và
Xiêm. Đến thế kỷ XVIII, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn
lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ XIX và bị sáp
nhập vào Liên bang Đông Dương năm 1893. Trong thế chiến thứ 2, Pháp bị Nhật thay chân
ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào
tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949, quốc gia này
nằm dưới sự lãnh đạo của Vua SisavangVong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm
1954, Pháp ký hiệp định Giơnevơ công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
Từ năm 1955 đến năm 1975, Vương quốc Lào lệ thuộc mạnh mẽ vào Hoa Kỳ trong cuộc
chiến chống Cộng sản tại Đơng Dương, tình hình đó đã lơi kéo Lào vào cuộc chiến tranh
Đông Dương lần thứ hai, là yếu tố dẫn đến nội chiến Lào và một vài cuộc đảo chính.
Thi hành Nghị Quyết Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951), ngày
22/3/1955, Đại hội thành lập Đảng Nhân Dân Lào khai mạc tại một khu rừng thuộc tỉnh Hưa
phen (Sầm Nưa). Đảng Nhân Dân Lào lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm kim chỉ nam cho hành
động, xác định kẻ thù của cách mạng Lào là đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phá hoại hiệp
định đình chiến và bè lũ tay sai của chúng. Đảng đề ra nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn
mới là: “đoàn kết, lãnh đạo toàn dân, phấn đấu hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thực hiện một nước Lào hịa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng”.
Từ năm 1968, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã hỗ trợ các đơn vị tham
chiến cùng quân Pathét chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Sức mạnh tổng hợp của cách
mạng Lào trong khối liên minh đoàn kết chiến đấu với các nước Đông Dương đã dồn đế quốc
Mỹ và tay sai ở Lào vào thế bị động, khốn quẩn chưa từng thấy. Mỹ thấy không thể thắng
được Pathét Lào bằng sức mạnh quân sự do đó phải chấp nhận phương sách “hịa hỗn” với
các
lực
lượng
cách
mạng
Lào.
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân các bộ tộc Lào đang ở giai
đoạn bước ngoặt, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Nhân Dân Lào lần thứ II được khai mạc
từ ngày 03/02/1972 - 06/02/1972 tại ViêngXay (Sầm Nưa) với 125 đại biểu, thay mặt cho
hàng vạn đảng viên của Đảng đến dự Đại hội. Sau khi phân tích sâu sắc tình hình quốc tế và
trong nước, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Lào: “Hoàn thành cuộc cách
mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân trong cả nước, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tiến
thẳng lên CNXH không qua con đường phát triển TBCN, làm cho nước Lào thành một nước
hịa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng”. Đại hội cũng chỉ rõ nhiệm vụ, mục
tiêu và phương thức đấu tranh với vùng giải phóng và vùng địch tạm chiếm. Vấn đề xây
dựng Đảng cũng được Đại hội chú trọng đặc biệt nhằm làm cho “Đảng là nhân tố cơ bản
quyết định nhất, bảo đảm mọi thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng”. Đại hội thông qua bản
sửa đổi Điều lệ Đảng và đổi tên Đảng nhân dân Lào thành Đảng nhân dân cách mạng Lào.
Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 23 ủy viên chính thức và 6 ủy viên dự khuyết
(1 nữ) trong đó, Bộ Chính trị có 7 đồng chí, Ban Bí thư 4 đồng chí, Đồng chí
Cayxỏnphơmvihẳn được bầu làm Tổng Bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào.
Năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, phong trào cộng sản
Pathét Lào đã lật đổ chính quyền hồng tộc. Ngày 29/11/1975, nhà vua Lào phải tuyên bố
thoái vị, chấm dứt chế độ quân chủ Lào và nắm quyền lãnh đạo đất nước. Ngày
02/12/1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ,
thành lập nước Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào. Đồng chí Suphanuvong Chủ tịch Neo Lào
hắc xạt được cử giữ chức Chủ tịch Nước, đồng chí Cayxỏnphơmvihẳn Tổng Bí Thư được cử
làm
Thủ
tướng.
Từ đó, ngày 02 tháng 12 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào. Với thắng lợi vĩ đại đó, Đảng Nhân dân cách mạng Lào trở thành đảng cầm quyền.
Sau hơn 30 năm ròng rã đấu tranh, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cuộc cách mạng
Dân tộc Dân chủ Nhân dân Lào đã kết thúc thắng lợi trọn vẹn. Việc khai sinh nước Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Lào (02/12/1975) đã kết thúc vẻ vang cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
của nhân dân các bộ tộc Lào kéo dài suốt 197 năm kể từ khi phong kiến Xiêm đặt ách thống
trị Lào vào năm 1778. Đây là một thắng lợi oanh liệt nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của nhân dân các bộ tộc Lào. Với thắng lợi
này, nhân dân các bộ tộc Lào bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, hịa bình và tiến bộ.
Thưa
các
đồng
chí
!
Nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân
Lào là sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào mà tiền thân là Đảng Cộng Sản Đơng
Dương
do
Chủ
tịch
Hồ
Chí
Minh
sáng
lập
và
rèn
luyện.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân Dân cách mạng Lào, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào đã có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với Việt Nam. Mối quan hệ đó đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh khái quát: “Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long”.
Với đường lối đối ngoại đúng đắn của hai Đảng, hai Nhà nước, đến nay quan hệ hữu nghị
giữa hai nước đã được nâng lên ở tầm cao mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Trong quan hệ
hữu nghị ở tầm quốc gia đó cùng với bề dày lịch sử, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet;
Salavan là những người bạn thủy chung son sắt từ trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù
chung cho đến nay. Ngày nay, Quảng Trị đã có mối quan hệ hợp tác với hai tỉnh trên nhiều
lĩnh vực, trong đó có hợp tác đào tạo cán bộ. Trường chính trị Lê Duẩn Quảng Trị vinh dự
được Thường vụ Tỉnh ủy giao nhiệm vụ đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính cho
hai tỉnh bạn. Dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo học viên quốc tế nhưng Nhà
trường đã quyết tâm hồn thành tốt đẹp khóa đào tạo thứ nhất cho 30 học viên của hai tỉnh
và đang đào tạo khoá thứ hai với 30 học viên. Đây là trách nhiệm và cũng là vinh dự lớn
góp phần cùng với cả tỉnh, cả nước vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc ngày càng
tốt
đẹp
và
bền
vững
hơn.
Nhân kỷ niệm 35 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, là dịp để
chúng ta tìm hiểu, ôn lại những nét cơ bản về lịch sử khai sinh nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào và truyền thống đoàn kết thủy chung giữa hai nước Việt – Lào nói chung,
Quảng Trị và 2 tỉnh Savannakhet và Salavan nói riêng. Chúc các đồng chí học viên khóa II
của hai tỉnh Savannakhet và Salavan nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào dồi dào sức
khoẻ, học tập và rèn luyện tốt để khố học thành cơng tốt đẹp. Chúc tình hữu nghị đặc biệt
giữa
hai
nước
mãi
mãi
xanh
tươi,
đời
đời
bền
vững.
Chúc
các
đồng
chí
sức
khỏe,
hạnh
phúc.
Xin chân thành cám ơn !
V. Tình hữu nghị Việt-Lào – Tài sản vĩnh
hằng của hai dân tộc
QĐND - Thứ Tư, 22/06/2011, 21:22 (GMT+7)
(Ghi chép của phóng viên Báo Quân đội nhân dân gửi từ Xa-văn-na-khệt)
Thân thiện, nồng ấm, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và đạt hiệu quả thiết thực là những điều
chúng tôi rất dễ nhận thấy trong các cuộc hội đàm, hội kiến, gặp gỡ giữa Tổng bí thư, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào; lãnh đạo các tổ
chức chính trị-xã hội của Lào trong khn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức lần này của
Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao
Việt Nam theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào, Chum-ma-ly Xay-nhaxỏn và phu nhân.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào của Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Phú Trọng lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chuyến thăm nhằm tăng cường
đối thoại chính trị cấp cao giữa Việt Nam và Lào; tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam, trong đó đặc
biệt coi trọng và ưu tiên hàng đầu trong quan hệ với Lào. Chuyến thăm của Tổng bí thư,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng diễn ra vào thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tổ
chức thành công Đại hội lần thứ XI và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng gặt hái được
những kết quả tốt đẹp, có ý nghĩa lịch sử từ Đại hội lần thứ IX của mình; đồng thời tổ chức
tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội của mỗi nước. Đây chính là điều kiện, là cơ hội thuận lợi
để lãnh đạo cấp cao hai nước trao đổi các biện pháp thúc đẩy những thỏa thuận đã ký, xác
định những phương hướng lớn nhằm ngày càng tăng cường, củng cố vững chắc quan hệ hữu
nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và
nhân dân hai nước, trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ; ý chí tự lực, tự cường, hợp
tác bình đẳng và cùng có lợi; kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt-Lào với
thông lệ quốc tế; không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hợp tác, vì sự phát
triển phồn vinh của mỗi nước; vì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và
trên thế giới.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng thăm gia đình bà Xỉ-đa Phumxa-vẳn ở Xa-văn-na-khệt. Ảnh: TTXVN
Chuyến thăm hữu nghị chính thức của Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lần
này còn nhằm tăng cường và thống nhất các giải pháp hợp tác trong lĩnh vực quốc phịng,
an ninh; giữ gìn trật tự an tồn xã hội; ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực
thù địch đối với cách mạng của mỗi nước; phòng, chống các loại tội phạm qua biên giới; tiếp
tục hợp tác và tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt
Nam hy sinh tại Lào; hồn thành dự án tăng dày và tơn tạo hệ thống mốc quốc giới vào
năm 2014, đồng thời, tiếp tục xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hữu nghị,
hợp tác, phát triển tồn diện, bền vững, lâu dài.
Đặc biệt, tại cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với Tổng
bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn; hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Lào, Pa-ny
Da-tho-tu; Thủ tướng Lào, Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông và Phó chủ tịch thường trực Mặt
trận Lào xây dựng đất nước, Tông-dơ-tho, các nhà lãnh đạo hai nước đánh giá cao mối quan
hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt-Lào. Các nhà lãnh
đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam-Lào đều khẳng định: Mối quan hệ hữu
nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt-Lào là tài sản vô giá, là
nhiệm vụ chiến lược, là quy luật phát triển và là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp cách
mạng của mỗi Đảng, mỗi nước, mỗi dân tộc. Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam-Lào cũng
nhất trí xác định năm 2012 làm “Năm đồn kết Hữu nghị Việt-Lào”. Do vậy, các thế hệ
người Việt Nam và Lào đều phải có trách nhiệm củng cố, xây đắp, gìn giữ và phát triển mối
quan hệ truyền thống có một khơng hai trong lịch sử quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia,
dân tộc trên thế giới từ trước tới nay. Lý giải sự đặc biệt về mối quan hệ của hai Đảng, hai
Nhà nước và nhân dân hai nước Việt-Lào, nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước CHDCND
Lào, Khăm-tày Xi-phăn-đon, nói: “Hai dân tộc cùng hướng tới một mục đích: Xây dựng đất
nước giàu mạnh, dân tộc hạnh phúc và cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó chính là con đường
duy nhất, mang lại hạnh phúc nhiều nhất cho mỗi quốc gia, mà cả hai nước, hai dân tộc
đang đi…”.
Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh đạo cấp cao của Lào
đánh giá cao kết quả kỳ họp lần thứ 33 Ủy ban Liên hiệp Chính phủ Việt-Lào. Hai bên khẳng
định, phối hợp chặt chẽ để thực hiện thắng lợi thỏa thuận Chiến lược về hợp tác kinh tế, văn
hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật giữa hai nước giai đoạn 2011-2020; Hiệp định Hợp tác giai
đoạn 2011-2015 và Hiệp định hợp tác năm 2011. Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào thống nhất phấn đấu
đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2015; đồng thời, tăng cường
hợp tác xây dựng một số cơng trình kinh tế có vai trị kết nối nền kinh tế hai nước, kết nối
với khu vực và thế giới; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác trong lĩnh vực giáo
dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đặc biệt, Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Việt Nam hoàn toàn
ủng hộ và làm hết sức mình để hỗ trợ Lào sớm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
và đăng cai tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) vào năm 2012, cũng như
tổ chức các sự kiện quốc tế khác tại Lào. Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
đã thông báo với các nhà lãnh đạo Lào: Việt Nam sẽ trao tặng tỉnh Xa-văn-na-khệt, quê
hương của Chủ tịch Cay-xỏn Phơm-vi-hản một cơng trình hữu nghị là nhà văn hóa phục vụ
sinh hoạt và phát triển văn hóa của nhân dân địa phương. Đây khơng chỉ là trách nhiệm của
Việt Nam, mà cịn là tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Lào anh em nói
chung và cá nhân Chủ tịch Cay-xỏn Phơm-vi-hản nói riêng - Người đã cùng với Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại đặt nền móng xây đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt-Lào.
Những tín hiệu tốt lành từ chuyến thăm hữu nghị chính thức của Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam không chỉ là cảm
nhận riêng của chúng tơi, mà cịn được người dân Lào hết sức phấn khởi. Anh Kong-kham
Đuông-kẹo, một người dân sinh sống tại thủ đơ Viêng Chăn tâm sự: “Tơi đã có thời gian du
học tại Việt Nam. Vì thế, đối với tơi, Việt Nam cũng như nước Lào của mình vậy. Qua theo
dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi hết sức phấn khởi từ những kết quả
đạt được trong các buổi làm việc của Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với
các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Lào mấy ngày qua. Đặc biệt, những bài phát
biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, cũng như của lãnh đạo nước Lào
tại lễ chiêu đãi và kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VII của Lào đều báo hiệu những tín hiệu
mới hết sức tốt lành trong quan hệ hai nước thời gian tới”.
Những ngày trên đất nước hoa chăm-pa tươi đẹp, cùng với sự thân thiện, gần gũi và nhiều
nét tương đồng trong sinh hoạt và văn hóa truyền thống tạo cho tôi những cảm xúc thật đặc
biệt. Cùng với kết quả đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; những tình cảm
mà người dân Lào dành cho Đồn cấp cao Đảng ta; những đánh giá tốt đẹp của các nhà
lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đối với quan hệ hợp tác giữa hai nước thực sự đang
mở ra một triển vọng mới, một bước phát triển mới trong quan hệ của hai Đảng, hai Nhà
nước và nhân dân hai nước.
Lê Ngọc Long
VI.Những chặng đường nổi bật
trong hợp tác toàn diện Việt Nam
- Lào
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một điển hình, hiếm
có.
Chúc phúc các nhà sư - nét đẹp văn hóa của người Lào.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một điển hình, hiếm có. Trải qua nhiều chặng đường lịch
sử, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào là bài học và sức mạnh đưa tới những thắng lợi vĩ đại của mỗi nước
trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang mới: Từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào
sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia độc lập, láng giềng. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến cứu nước, hai
nước Việt Nam và Lào đều phải ra sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài 30 năm. Dưới sự lãnh
đạo của Ðảng CS Việt Nam và Ðảng NDCM Lào, hai nước càng có điều kiện phát huy truyền thống tốt đẹp, gắn bó
keo sơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, xây dựng và tăng cường quan hệ liên minh, liên kết và hợp tác
toàn diện về chính trị, quốc phịng - an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục... Ðây chính là đặc điểm quan trọng nhất, dẫn
tới sự thay đổi về chất lượng nội dung, phương thức và các nguyên tắc quan hệ giữa hai quốc gia, nâng quan hệ
hữu nghị truyền thống, tính đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.
Từ khi hai nước tiến hành sự nghiệp đổi mới vào năm 1986, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam tiếp tục được củng cố, tăng cường và đạt những thành tựu to lớn.
Về hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại: Từ năm 1988, cuộc gặp hằng năm giữa hai Bộ Chính trị đã trở thành
một cơ chế hoạt động chính thức giữa hai Ðảng và hai Nhà nước. Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước
phát triển mới trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào
của Ðoàn đại biểu cấp cao Ðảng CS Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu từ ngày 2 đến ngày 4-71989. Ðây là chuyến thăm Lào chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Ðảng CS Việt Nam từ sau Ðại hội IV Ðảng
NDCM Lào. Hai bên thống nhất với nhau nhiều vấn đề quan trọng trong việc đổi mới phương thức hợp tác giữa hai
nước và bàn thảo các vấn đề khu vực và quốc tế. Tháng 10-1991, đồng chí Cay-xỏn Phơm-vi-hản, Tổng Bí thư Ðảng
NDCM Lào và Ðồn đại biểu cấp cao Ðảng NDCM Lào thăm chính thức Việt Nam. Hai bên khẳng định quyết tâm
nâng cao quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, phối hợp chặt chẽ các hoạt động
ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào xác định, hợp tác về quốc phòng, an ninh là
một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hàng đầu. Từ cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20,
Chính phủ, hai bộ chức năng là Nội vụ và Quốc phòng của hai nước đã ký những hiệp định, nghị định về hợp tác, hỗ
trợ nhau trong công tác bảo vệ an ninh và củng cố quốc phòng. Bước sang giai đoạn 1996-2007, Bộ Quốc phòng
Việt Nam và Lào tiếp tục tiến hành các cuộc gặp trao đổi, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau về xây dựng chiến lược bảo vệ
Tổ quốc, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chuyên môn.
Về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật: Trong quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, hợp tác kinh tế trong thời kỳ đổi mới luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, với mong
muốn là động lực thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ hợp tác khác. Ngày 15-2-1992, tại Viêng Chăn, Việt Nam
và Lào đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật thời kỳ 1992-1995 và năm 1992. Ðể thực hiện
hóa Hiệp định khung này, Chính phủ hai nước đã tiến thêm một bước trong việc thống nhất cơ chế chung về hợp tác
kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Ngày 15-3-1995, tại Hà Nội, Thỏa thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa,
khoa học - kỹ thuật giữa hai nước đến năm 2000 được ký. Sau đó, hai bên ký Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa,
khoa học - kỹ thuật giai đoạn 1996-2000. Trong giai đoạn này, Việt Nam và Lào còn ký hàng loạt hiệp định và nghị
định thư quan trọng nhằm thúc đẩy việc triển khai quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được hai Ðảng, hai Nhà nước xác định là một nhiệm vụ quan trọng,
là lĩnh vực hợp tác chiến lược và là biểu hiện của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Việt Nam coi việc đào tạo
giúp Lào một nguồn nhân lực có trình độ cao là nhu cầu có tính chiến lược lâu dài, không những đáp ứng yêu cầu
của Lào mà cịn phục vụ q trình nâng cao hợp tác của Việt Nam với Lào. Về lĩnh vực giao thông vận tải, trong giai
đoạn 1996-2000, hai bên đã cùng nhau tìm nguồn đầu tư nâng cấp hệ thống đường thông thương nối liền hai nước,
tạo điều kiện cho Lào thông thương qua lãnh thổ và cảng biển Việt Nam ra các nước. Hai bên đã đầu tư xây dựng
quốc lộ: 43, 6B, 42, cửa khẩu Chiềng Khương. Cải tạo nâng cấp quốc lộ 9A, cửa khẩu Lao Bảo, quốc lộ 8, quốc lộ 7,
quốc lộ 217 và 6A, quốc lộ 12A, cảng Ðà Nẵng, cảng Xuân Hải và hoàn thành bến I cảng Vũng Áng... Hợp tác về
thương mại, đầu tư, năng lượng và chuyên gia không ngừng được củng cố, đổi mới và hoàn thiện cả về cơ chế và
hình thức hợp tác, đã thu được những bước phát triển quan trọng. Hợp tác giữa các địa phương và hợp tác biên giới
được duy trì và đẩy mạnh. Công tác đối ngoại nhân dân được chú trọng đã tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, cùng
vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt thêm bền chặt. Hai bên luôn quan tâm và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, học
sinh, sinh viên được tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi để giữ gìn, bảo vệ và phát triển tình đồn kết hữu nghị
đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Hai bên phối hợp nghiên cứu, biên soạn cơng trình Lịch sử quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam từ năm 1930-2007, tổng kết quá trình liên minh chiến đấu và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam, đúc kết những bài học kinh nghiệm phục vụ việc tiếp tục xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam
- Lào, Lào - Việt Nam lên một tầm cao mới. Trong giai đoạn 2011-2020, hai nước đề ra định hướng cơ bản của chiến
lược hợp tác là: "Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến
mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập của mỗi nước",
trong đó, khơng ngừng nâng cao nhận thức và làm sâu sắc thêm quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, từng bước nâng
cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trên ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt theo luật
pháp của mỗi nước.
Theo Báo Nhân dân
7. Nửa thế kỷ quan hệ Việt - Lào
- Coi việc giữ gìn và bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào như giữ gìn và bảo vệ
"con ngươi của mắt", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, tiếp tục củng cố tăng cường
và phát triển hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước, coi
đây là lẽ sống, là nghĩa tình trước sau như một, dù gian nguy đến đâu cũng không hề lay
chuyển.
Sáng nay, 18/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng các vị lãnh đạo cấp
cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, MTTQ Việt Nam, các vị nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, quân đội, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã tham dự lễ kỷ niệm
35 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18-7-1977/18-7-2012) và 50
năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (5-9-1962/5-9-2012).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Thăng
Tham dự buổi lễ phía bạn Lào có ơng Buonnhang Vorachith, Thường trực Ban Bí thư Trung
ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước Lào, Trưởng đoàn đại biểu cấp cao
Lào thăm Việt Nam; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao Phankham
Viphavanh, Chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước Phanduangchith Vongsa.
Dù gian nguy, không lay chuyển
Trong diễn văn tại buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, "đây là sự kiện lịch sử vô
cùng quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước". Ông nhấn mạnh quan hệ Việt - Lào
là mối quan hệ "không giống bất cứ mối quan hệ nào trong lịch sử thế giới đương đại", được xây
đắp và nuôi dưỡng bằng công sức và xương máu của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam và Lào
trong suốt chiều dài lịch sử.
Mối quan hệ tốt đẹp toàn diện của hai nước Việt - Lào góp phần tích cực vào giữ vững mơi
trường hồ bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới.
“Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tiếp tục củng cố tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ
đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt – Lào, coi đây là lẽ sống, là nghĩa tình
trước sau như một, dù gian nguy đến đâu cũng không hề lay chuyển. Chúng ta nguyện giữ gìn và
bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào như giữ gìn và bảo vệ con ngươi của mắt mình, quyết
tâm cùng với Đảng và Nhà nước Lào anh em, phát triển, làm phong phú và sâu sắc thêm và thúc
đẩy mạnh mẽ và ngày càng đi vào chiều sâu, coi đây là tài sản thiêng liêng vô giá được trao
truyền lại mãi cho các thế hệ mai sau”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Thay mặt đồn đại biểu cấp cao của Lào, ơng Buonnhang Vorachith nhấn mạnh, Đảng, Nhà
nước và nhân dân Lào ln gìn giữ và bảo vệ mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước,
được trải qua biết bao thử thách, được vun đắp bằng mồ hôi, xương máu của những anh hùng,
chiến sỹ và nhân dân hai nước nhiều thế hệ, trở thành mối quan hệ thuỷ chung, trong sáng để lại
cho con cháu mai sau.
“Tình hữu nghị anh em và tình chiến đấu Lào – Việt là viên ngọc quý, là tài sản vô giá của hai
nước. Đảng và Nhà nước Lào sẽ làm hết sức mình, chủ động và nâng cao trách nhiệm trong việc
thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định, thoả thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước"- ơng nói.
Ơng cũng nhấn mạnh việc đồng thời quan tâm thúc đẩy và chỉ đạo sát sao các Bộ, ngành Trung
ương và địa phương với ưu tiên hàng đầu là tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị gắn liền với
việc trao đổi kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn giữa hai Đảng, hai Nhà nước và tăng cường hợp
tác, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ trên các lĩnh vực.
Đồng thời, nỗ lực phối hợp với phía Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi Chiến lược
hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật giữa hai nước đến năm 2020...
8.
Một số sự kiện lịch sử về tình
đồn kết hữu nghị đặc biệt Việt Lào năm 1950
(TCTG) - Từ ngày 20 đến 22 tháng 11 năm 1950, Đảng Cộng
sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị đại biểu Mặt trận dân
tộc thống nhất ba nước Đông Dương ở căn cứ địa Việt Bắc
(Việt Nam). Đoàn đại biểu Mặt trận Liên Việt gồm các đồng chí
Tơn Đức Thắng, Hồng Quốc Việt, Lê Đình Thám, Lê Thị
Xuyến. Đồn đại biểu Mặt trận Lào Ítxalạ gồm Hồng thân
Xuphanuvơng, Phumi Vơngvichít, Nủhắc Phumxavẳn, Xỉxanạ
Xi xản, Khăm Tày Xiphănđon. Đồn đại biểu Mặt trận Ítxarắc
do đồng chí Siêu Riêng dẫn đầu
THÁNG 8 - 1950
Bác Hồ và đồng chí Cay-xỏn Phơm-vi-hản. Ảnh tư
liệu
Phân khu B chấn chỉnh lại tổ chức biên chế và phân công lại
địa bàn hoạt động
Để đáp ứng với tình hình mới, tháng 8 năm 1950, Phân khu B giải thể Tiểu đoàn 204 (gồm các đại đội 72, 78
và cơ quan tiểu đoàn bộ). Tiểu đoàn bộ được tách ra thành bộ phận phụ trách khoa huấn luyện quân chính.
Đại đội 72 sáp nhập với đội vũ trang tuyên truyền Nặm Típ thành đơn vị mới mang tên Đại đội 214, hoạt động
trên địa bàn biên giới Nặm Típ - Na Ngoi. Đại đội 78 sáp nhập với đội vũ trang tuyên truyền Sằm Tớ thành
đơn vị mới, mang tên Đại đội 216 hoạt động trên địa bàn cũ gồm Mương Dương, Mương Bị, Mương Nhia.
Tiếp đó, Phân khu thành lập thêm ba đại đội 217, 215, 232 và Khoa Quân chính. Đại đội 217 là đơn vị chủ lực
của Phân khu, hoạt động bảo vệ vùng biên giới Nặm Cắn, trên trục đường 7 đi Noỏng Hét. Đại đội 215
chuyển vào hoạt động ở vùng Thà Viêng, phía đơng nam Xiêng Khoảng. Đại đội 232 hoạt động ở vùng
Mương Khun, phía bắc Xiêng Khoảng. Khoa Quân chính gồm hai lớp chính trị và quân sự, do đồng chí Vũ
Quang Định, ngun Tiểu đồn phó Tiểu đồn 204, phụ trách. Lớp chính trị, do đồng chí Lương Đức Hoè làm
lớp trưởng; lớp quân sự, do đồng chí Vũ Duy Lân làm lớp trưởng. Đối tượng được tuyển chọn đào tạo là
tiểu đội trưởng và cán bộ trung đội, học trong ba tháng. Kết thúc khóa học, những học viên là đảng viên
được chuyển làm cán bộ chính trị trung đội, số còn lại được đề bạt làm cán bộ chỉ huy trung đội.
Đại hội đại biểu các lực lượng giúp Lào ở Trung Lào
Thực hiện chủ trương mở rộng Mặt trận Trung Lào của Liên khu 4, tháng 8 năm 1950, tại chùa Đá, Linh Cảm,
xã Châu Phong, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), Ban Cán sự Trung Lào và Đồn 280 qn tình nguyện Việt Nam tổ
chức Đại hội đại biểu các lực lượng giúp Lào ở Trung Lào. Đại hội đánh giá tình hình địch, ta trên chiến
trường Trung Lào, đề ra nhiệm vụ, phương châm giúp Lào tiến sâu, tiến mạnh về vùng đồng bằng, đẩy mạnh
các hoạt động trong lòng địch, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta, tạo điều kiện đưa phong
trào kháng chiến ở khu Trung Lào tiến lên một bước mới, phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu anh dũng
của quân và dân Bình - Trị - Thiên (Việt Nam).
Từ ngày 13 đến 15 tháng 8- 1950
Đại hội các lực lượng kháng chiến Lào
Nhằm đẩy mạnh phong trào kháng chiến phát triển, từ ngày 13 đến 15 tháng 8 năm 1950, Đại hội các lực
lượng kháng chiến Lào (có tài liệu ghi là Đại hội toàn quốc Mặt trận Lào kháng chiến, hay Đại hội Mặt trận
dân tộc thống nhất, Đại hội Quốc dân Lào) đã được tiến hành. Tham dự Đại hội có khoảng 150 đại biểu, đại
diện cho nhân dân các dân tộc, các địa phương từ Bắc xuống Nam, từ các khu căn cứ kháng chiến đến vùng
tạm kiểm soát của địch.
Đại hội thảo luận và thơng qua Cương lĩnh chính trị 12 điểm của cách mạng Lào nhằm tăng cường đoàn kết
toàn dân, phát triển chiến tranh nhân dân, đoàn kết với nhân dân Việt Nam anh em để cùng nhau đánh đuổi
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Đại hội xác định mục tiêu phấn đấu của nhân dân Lào là: đánh đuổi thực dân
Pháp, can thiệp Mỹ và bọn tay sai bán nước, tiến tới xây dựng một nước Lào độc lập, thống nhất và thịnh
vượng; thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tự do, tín ngưỡng,
phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, xóa nạn mù chữ, phát triển văn hóa dân tộc; tăng cường
đồn kết quốc tế. Đây là cương lĩnh chính trị, qn sự, văn hóa và xây dựng đất nước.
Để bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ cuộc kháng chiến, Đại hội đã chia toàn Lào thành ba khu kháng chiến
gồm: Thượng Lào, do Trung ương Chính phủ và Mặt trận trực tiếp lãnh đạo; Trung Lào và Hạ Lào có đại diện
Chính phủ và Trung ương Mặt trận trực tiếp phụ trách.
Đại hội thông qua tên nước, quốc kỳ, quốc huy; thông qua bản tuyên ngơn của Quốc dân đại hội, kêu gọi
tồn thể nhân dân các dân tộc đoàn kết thành một khối đánh đuổi thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, giành độc
lập cho đất nước.
Đại hội quyết định thống nhất các tổ chức Lào Ítxalạ, thành lập Mặt trận Neo Lào Ítxalạ gồm 15 người, do
Hồng thân Xuphanuvơng làm chủ tịch và thành lập Chính phủ Kháng chiến Lào gồm tám người do Hồng
thân Xuphanuvơng làm chủ tịch, kiêm thủ tướng Chính phủ.
Đại hội cũng nhất trí cử Hồng thân Phếtxarạt làm cố vấn của Mặt trận và Chính phủ Kháng chiến Lào.
Đây là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến ở Lào, làm cho thế và
lực cách mạng Lào được tăng cường, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam củng cố vững chắc hơn.
THÁNG 11- 1950
Đồn 280 qn tình nguyện Việt Nam đẩy mạnh xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang bí mật ở vùng Trung
Lào
Sau một thời gian hoạt động, được quân và dân Lào giúp đỡ, các đơn vị thuộc Đoàn 280 đã củng cố, xây
dựng được vùng căn cứ rộng lớn, gồm 600 bản với 3 vạn dân ở vùng Trung Lào, sát dọc biên giới Việt - Lào.
Tại các khu căn cứ đó, chính quyền cách mạng, tổ chức quần chúng và lực lượng vũ trang của Lào được
xây dựng khá mạnh. Việt Nam và Lào đã phối hợp chiến đấu, đánh bại nhiều cuộc tiến công lấn chiếm của
địch, buộc chúng phải rút bỏ gần chục vị trí về trấn giữ các thị trấn, thị xã và một số vị trí quan trọng khác.
Từ các căn cứ được xây dựng dọc phía đơng Trung Lào, liên qn Lào - Việt đã đưa các đội vũ trang công
tác tuyên truyền tiến xuống các vùng sau lưng địch nhằm tuyên truyền, tổ chức nhân dân xây dựng cơ sở
chính trị và vũ trang bí mật ở các vùng Huội Mừn, Lahảnặm, Kẹng Koọc, Nặm Cha Lộ, Na Nhôm, Nhômmalạt,
Hỉn Bun, bắt liên lạc với cơ sở vùng Bolịkhăn (phía đơng Viêng Chăn), tạo bàn đạp phát triển xuống vùng
đồng bằng Trung Lào.
Ngày 12 tháng 11-1950
Liên khu 5 (Việt Nam) mở Hội nghị tổng kết công tác gây dựng cơ sở ở vùng địch hậu Hạ Lào
Nhằm đẩy mạnh công tác gây dựng cơ sở ở vùng địch hậu Hạ Lào, ngày 12 tháng 11 năm 1950, Liên khu 5
(Việt Nam) mở Hội nghị tổng kết nêu rõ: về đoàn kết Lào - Việt, phương pháp tích cực nhất là tơn trọng đơn
vị, ý kiến của Lào, thống nhất và hết sức giúp đỡ Lào, thẳng thắn phê bình khuyết điểm của Lào. Mọi việc
đều đem bàn hết với phía Lào và phân cơng cùng làm, những việc phía Lào đủ sức, hay có thể nhờ giúp đỡ
ít nhiều thì để Lào làm lấy. Khơng nên địi hỏi ở trình độ hiểu biết và làm quá sức của Lào và cũng khơng nên
thấy phía Lào làm mà giao nhiều cơng tác nữa. Phải thường xuyên đề cao Lào trước bộ đội và nhân dân,
khéo léo đưa ý kiến và giúp Lào làm việc.
Về đồn kết cán bộ: tốt nhất là dìu dắt theo công tác để huấn luyện, thỉnh thoảng dùng hình thức hội nghị để
thảo luận kế hoạch cơng tác và một, hai vấn đề có tính chất lý luận dùng trong công tác để chứng minh. Chú
ý đào tạo cán bộ trung kiên, cán bộ thanh niên đều có thể phát huy, giúp công việc các cấp, giúp chuyên
môn. Cán bộ phải có uy tín trong nhân dân...
Từ ngày 20 đến 22 tháng 11-1950
Hội nghị đại biểu Mặt trận dân tộc thống nhất ba nước Đông Dương
Từ ngày 20 đến 22 tháng 11 năm 1950, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị đại biểu Mặt trận
dân tộc thống nhất ba nước Đông Dương ở căn cứ địa Việt Bắc (Việt Nam). Đoàn đại biểu Mặt trận Liên Việt
gồm các đồng chí Tơn Đức Thắng, Hồng Quốc Việt, Lê Đình Thám, Lê Thị Xuyến. Đồn đại biểu Mặt trận
Lào Ítxalạ gồm Hồng thân Xuphanuvơng, Phumi Vơngvichít, Nủhắc Phumxavẳn, Xỉxanạ Xi xản, Khăm Tày
Xiphănđon. Đoàn đại biểu Mặt trận Ítxarắc do đồng chí Siêu Riêng dẫn đầu.
Đại biểu mỗi nước đã phân tích tình hình thế giới, Đơng Dương, trong nước, cuộc đấu tranh của dân tộc
mình và xác định nhiệm vụ cơ bản trước mắt của cách mạng mỗi nước.
Ngày 23 tháng 11 -1950
Hội nghị Ban Cán sự Tây Lào và Trung Lào bàn về chuẩn bị tổng phản cơng
Trước tình hình mới, ngày 23 tháng 11 năm 1950, Ban Cán sự Tây Lào và Trung Lào họp hội nghị bàn về việc
chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tổng phản cơng trong thời gian tới, trong đó tập trung vào những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
1. Phối hợp hoạt động ở Xiêng Vảng: Tiểu đoàn 2 của Trung Lào hoạt động ở gần Mahả Xây sẽ phái một đội
quân đến Xiêng Vảng để cùng bàn việc liên lạc và phối hợp công tác. Đầu tháng 1 năm 1951 đến nơi, ăn ở,
cải trang, có mìn, lựu đạn. u cầu Xiêng Vảng bố trí đường sá, chuẩn bị lương thực và nơi tạm trú.
2. Phối hợp cùng Khăm Cợt và Bolịkhăn: Về giao thông Việt - Thái, Trung Lào và Tây Lào từ nay tổ chức trực
tiếp với nhau ở Sopving, không đi thủy như trước. Trạm ở đây do Tây Lào phụ trách. Hai ban phụ trách hai
vùng Bolịkhăn và Khăm Cợt sẽ gặp nhau để bàn kế hoạch giúp đỡ nhau.
3. Cán bộ: Tây Lào sẽ giúp cho Trung Lào 20 cán bộ trong số 27 người của Tây Lào đang huấn luyện tại
Trung Lào. Tây Lào chuẩn bị cho Trung Lào 30 đội viên Việt kiều cứu quốc biết tiếng Lào, có tinh thần hăng
hái và khỏe mạnh ở vùng Xiêng Vảng.
4. Vũ khí: Liên khu ủy Khu 4 (Việt Nam) đã đồng ý coi Tây Lào là một bộ phận được nhận phần vũ khí của
Liên khu 4, Tây Lào sẽ có người qua lấy, Trung Lào sẽ giúp vận chuyển. Trung Lào cấp mìn, lựu đạn cho bộ
phận ở Xiêng Vảng.
(còn tiếp)
(Nguồn: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007), Biên niên sự kiện, tập 1 (19301975), Nxb. CTQG, H, 2011).
9.
Một số sự kiện lịch sử về tình
đồn kết hữu nghị đặc biệt Việt Lào năm 1951
10:26' 19/6/2012
(TCTG) - Để củng cố tinh thần đoàn kết liên minh chiến đấu
chống kẻ thù chung, đưa sự nghiệp giải phóng của mỗi nước
đi đến thắng lợi hoàn toàn, từ ngày 11 đến 13 tháng 3 năm
1951, tại chiến khu Việt Bắc, các đại diện của ba mặt trận: Liên
Việt, Ítxalạ và Ítxarắc đã họp Hội nghị thành lập Mặt trận đoàn
kết liên minh Việt - Miên - Lào
THÁNG 2- năm 1951
Đại hội liên minh Việt - Miên - Lào tại chiến khu
Việt bắc tháng 3/1951. Ảnh tư liệu
Đồn 280 qn tình nguyện Việt Nam đẩy mạnh hoạt động ở
Trung Lào
Thực hiện chủ trương giúp Lào, tháng 2 năm 1951, Ban Cán sự Trung Lào và Ban Chỉ huy Đồn 280 qn tình
nguyện Việt Nam đã tăng cường chỉ đạo các phân đoàn 9, 13 và 812, các đại đội độc lập và tiểu đoàn tập trung tiến
sâu vào các vùng đồng bằng, đẩy mạnh hoạt động tác chiến và gây dựng cơ sở, giúp Lào thực hiện các chủ trương,
kế hoạch đề ra. Theo phương hướng đó, các đội cơng tác cơ sở thuộc các phân đoàn 9, 13, 812 phân tán tổ chức
thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm gồm từ hai đến ba người cùng cán bộ Lào đi vào từng làng bản, thực hiện “ba c ùng”
với dân, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia kháng chiến, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của địch.
Đối với những nơi có phong trào quần chúng rộng, các nhóm giúp Lào xây dựng, củng cố các đồn thể Lào Ítxalạ,
các tổ dân quân du kích và chính quyền cơ sở; đồng thời tổ chức học tập bồi dưỡng chính trị và quân sự tại chỗ cho
cán bộ địa phương và các lực lượng vũ trang Lào; tiến hành tuần tra canh gác, sẵn sàng chống địch càn quét, giữ
vững căn cứ kháng chiến. Qua những ngày lăn lộn sinh hoạt, làm công tác xây dựng cơ sở, cán bộ và chiến sĩ Đoàn
280 được nhân dân Lào yêu mến, tin cậy coi như con em của mình. Để đẩy mạnh các mặt giúp Lào hiệu quả, Ban
Chỉ huy Đoàn 280 phân cơng lại địa bàn hoạt động. Tiểu đồn 1 (Tiểu đoàn 364 cũ) phụ trách khu vực đường 9,
chuyển xuống hoạt động ở vùng đồng bằng Lahảnặm, dọc theo đường 23 đến khu vực Kẹng Koọc. Tiểu đoàn 2 phụ
trách khu vực đường 12 tiến dọc theo dải núi Phu Xăng He, hoạt động trong vùng địch kiểm soát đến cuối vùng đồng
bằng huyện Mahả Xây. Theo phương châm hoạt động “kết hợp quân sự với chính trị” và vận dụng phương thức
“trung đội cơ động đánh địch, tiểu đội phân tán làm công tác cơ sở” ở từng khu vực, các tiểu đồn 1, 2 qn tình
nguyện ln hỗ trợ các phân đoàn 9, 13 và 812 đi sâu tuyên truyền gây dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ
trang ở các địa phương; đồng thời sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu chống địch càn quét, bảo vệ các khu căn cứ
kháng chiến.
Chuyển cơ quan Ban Cán sự và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Lào đến căn cứ mới
Thực hiện chủ trương mới, tháng 2 năm 1951, Mặt trận Tây Lào tổ chức chuyển lực lượng cùng trang thiết bị cơ
quan Ban Cán sự và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Lào đến nơi mới. Các trường, lớp (trường quân chính, các lớp đào tạo
vô tuyến điện - báo vụ, cơ công, dân vận...), trạm quân y, kho cung cấp, các bộ phận chuyên môn cơ yếu, điện đài,
tiếp tế, vận tải; một bộ phận cơng binh xưởng cũng từ Nặm Tịn chuyển tới vùng Na Khưa, Na Lưởng. Lúc này, quân
số của các cơ quan, đơn vị tăng lên nhiều, nên việc ăn, ở, sinh hoạt khó khăn hơn ở Nặm Tịn, Mương Phương.
Việc nuôi quân chủ yếu dựa vào nhân dân, do nhân dân cung cấp lương thực, thực phẩm. Đường giao thông tiếp tế
từ Thái Lan sang cũng phải chuyển hướng từ đầu cầu phía tây bắc sang đầu cầu phía đơng nam, qng đường xa,
có đoạn địch kiểm sốt gắt gao.
Cơ quan Ban Cán sự và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Lào chuyển đến căn cứ mới chưa được củng cố bao lâu đã phải