Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một Người Đang Sống Cần Có Những Kỹ Năng Sống gì? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.35 KB, 5 trang )

Một Người Đang Sống Cần Có Những Kỹ Năng
Sống gì?
in Nghệ Thuật Giao Tiếp, Tâm Lý & Hạnh Phúc, Đại Học Cá Nhân

Mang tâm niệm “mỗi ngày là sinh nhật và ngày cuối”, Bác Hoàng Ngọc Diệp là một nhân vật
quen thuộc và được kính nể trong giới doanh nhân. Tôi từng có dịp may mắn được nghe bác
chia sẻ tại một quán café nhỏ ngoài Hà Nội (bác bảo ”về Việt Nam đá đít vài thằng
chơi” ). Với tất cả sự tôn kính, tôi đã theo dõi những chia sẻ của bác trên Facebook. May
mắn là bác rất năng nổ trên một mạng xã hội có số lượng cây non áp đảo cây cổ thụ.
Một chia sẻ của bác Diệp trên Page Hội Những Người Yêu Thích Kinh Tế gây giật mình:
”Quản Trị Cuộc Đời” (Life Management) thật ra là một lối chơi chữ cường điệu hoá của một
số nhóm chuyên làm nghề đào tạo các kỹ năng mềm hay những nhóm chuyên tìm gọi người
tham gia vào các hoạt động MLM (bán hàng đa cấp) của họ.
Nếu các bạn chịu khó đi sâu hơn thì các bạn thấy ngay học chỉ tập trung vào các kỹ năng
mềm mà mọi con người đều cần có từ khi bắt đầutrưởng thành cho đến hết cuộc đời, và đó
được gọi là “những kỹ năng trọn đời” (Life Skills).
Khi “Life Skills” đến các nước đang phát triển, nhất là VN là nơi có chínhsách cổ suý sự giàu
có vật chất như thời gian qua, thì nó biến dạng trở thành một loại công cụ để làm giàu, để
thành công (vật chất), và để lôi kéo tham gia Bán Hàng Đa Cấp!
Các bạn phải cẩn thận với những khóa lấy tên “Quản Trị Cuộc Đời” vì chính những người tổ
chức và đứng giảng đã cố tình cường điệu hoá và như vậy là thiếu lương thiện, hoặc ngay cả
không biết gốc rễ của chúng là gì mà như vậy thì lại càng thiếu lương thiện!
Có nhiều bạn đã hiểu sai và bị lừa phỉnh bởi những khóa học được marketing là quản trị
cuộc đời? Môn “quản trị cuộc đời” thường được dạy bởi các Life Coach (Huấn Luyện Viên
Cuộc Đời). HLV cuộc đời sẽ giúp bạn nhận biết và đạt được các mục tiêu của mình bằng
cach sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật: xã hội học, tâm lý học, suy nghĩ tích cực, tư vấn sự
nghiệp, lập trình ngôn ngữ tư duy…Bạn có thể đóng học phí học để được cấp bằng HLV cuộc
đời có giá trị và được thừa nhận.
Quan trọng là bạn học từ nguồn nào trong rất nhiều hội thảo và trung tâm đào tạo kỹ năng
mềm hiện nay tại Việt Nam. Một số trung tâm kỹ năng mềm Việt Nam gọi nhân viên/cộng
tác viên của mình là coach, tôi cho rằng đó là cách gọi vui để… tự sướng với nhau và


marketing với người ngoài. Ngộ nghĩnh hơn, có trung tâm học xong khóa “kỹ năng sống”
còn cấp…giấy-chứng-nhận-là-người-tốt (nhảm nhí?!). Vậy để biết thượng vàng hạ cám trong
một ngành giáo dục – phát triển con người cũng rất nhiều.
Kỹ Năng Sống Là Gì?
Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối
phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày – WHO
Tuy đã có một danh sách hẳn hỏi, nhưng ngay cả chính Unicef cũng thừa nhận “không có
một danh sách rõ ràng các kỹ năng sống”. Kỹ năng sống không đồng nghĩa với kỹ năng
nghiệp vụ, chẳng hạn bạn biết lập trình, chụp ảnh, ngâm thơ, đàn hát, thế cũng hay và
khiến cuộc sống màu sắc hơn nhưng đó không phải là kỹ năng sống.
Có 2 loại kỹ năng sống:
1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân.
2. Kỹ năng tâm lý xã hội.
Danh sách lựa chọn các kỹ năng này phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Ví dụ như trong việc
ngăn ngừa HIV/AIDS lan tràn (như quận 4) thì điều quạn trọng là kỹ năng ra quyết định
trong khi xử lý “các anh hàng xóm khó tính” hát karaoke lúc 12 giờ đêm (quận Gò Vấp, Bình
Thạnh) thì cần kỹ năng quản lý tranh chấp.
Mặc dù được phân loại tách biệt nhưng các kỹ năng sống thường được sử dụng phối hợp với
nhau. Sự phối hợp giữa các kỹ năng tạo ra những kết quả hành vi mạnh mẽ, đặc biệt là khi
cách tiếp cận này được ủng hộ bởi các truyền thông, chính trị và dịch vụ sức khỏe.
Dưới đây là Danh Sách Kỹ Năng Sống của Unicef. Các link trong ngoặc là một số bài viết cụ
thể trên Phát Triển Cá Nhân VN để làm rõ hơn ý.
Danh Sách Kỹ Năng Sống của Unicef
1. Kỹ Năng Giao Tiếp và Tương Tác Cá nhân
KỸ NĂ N G G I AO TI Ế P GI ỮA CÁC CÁ NHÂN
 Giao tiếp có lời/không lời
 Lắng nghe chủ động
 Thể hiện cảm xúc; đưa ra phản hồi (mà không khiển trách đổ lỗi) và nhận phản hồi
KỸ NĂ N G T Ừ CHỐ I/THƯƠNG THUY Ế T
 Thương thuyết và quản lý mâu thuẫn

 Kỹ năng quyết đoán
 Kỹ năng từ chối
ĐỒNG CẢ M
 Khả năng lắng nghe và hiểu nhu cầu và hoàn cảnh của người khác và thể hiện sự thấu
hiểu đó
PHỐI HỢ P VÀ LÀM VI Ệ C NHÓM
 Thể hiện sự tôn trọng với đóng góp và phong cách khác biệt của người khác
 Truy cập khả năng của chính mình và đóng góp cho nhóm
KỸ NĂ N G V Ậ N Đ Ộ NG
 Kỹ năng ảnh hưởng & thuyết phục
 Kỹ năng truyền động lực và tạo mối quan hệ
2. Kỹ Năng Ra Quyết Định và Tư Duy Sâu Sắc
KỸ NĂ N G R A Q U Y Ế T ĐỊ N H / GIẢI QUYẾ T VẤ N Đ Ề
 Kỹ năng thu thập thông tin (nhận thức)
 Đánh giá các kết quả tương lai dựa trên hành động hiện tại của bản thân và người khác
(dự đoán, độ chính xác)
 Quyết định các giải pháp lựa chọn khác đến vấn đề
 Kỹ năng phân tích ảnh hưởng của giá trị và thái độ của bản thân và người khác về
truyền động lực (làm hài lòng tất cả mọi người)
KỸ NĂ N G T Ư D UY S Â U S Ắ C
 Phân tích ảnh hưởng truyền thông và người xung quanh (ảnh hưởng xã hội,ảnh hưởng
truyền thông, mạng xã hội và thức ăn rác)
 Phân tích thái độ, giá trị, tiêu chuẩn xã hội, niềm tin và các yếu tố ảnh hướng đến chúng
(cái lợi thứ cấp, bằng cấp vs giáo dục)
 Nhận biết các thông tin liên quan và các nguồn thông tin (ăn kiêng thông tin,cạm bẫy
thông tin)
3. Kỹ Năng Quản Lý Bản Thân và Đương Đầu
KỸ NĂ N G Đ Ể T Ă N G Đ Ị N H HƯ Ớ NG NỘ I LỰ C
 Kỹ năng xây dựng sự tự tin/lòng tự trọng (cái tôi cá tính, 7 giá trị phát triển cá
nhân, một người có học phải biết những gì)

 Kỹ năng nhận biết bản thân bao gồm nhận biết quyền lợi, ảnh hưởng, giá trị, thái độ,
điểm mạnh và điểm yếu (nhận biết bản thân, khám phá sức mạnh 2.0)
 Kỹ năng đặt mục tiêu
 Kỹ năng Tự đánh giá/ Tự nhìn nhận/ Tự theo dõi bản thân (chấp nhận, hiệu chỉnh bản
thân)
KỸ NĂ N G Q U Ả N LÝ C Ả M XÚC
 Quản lý cơn giận
 Xử lý nỗi buồn và lo lắng
 Kỹ năng đương đầu với mất mát, lạm dụng, chấn thương (chín chắn)
KỸ NĂ N G Q U Ả N L Ý C Ă N G T H Ẳ NG
 Quản lý thời gian (liều lượng hiệu quả tối thiểu)
 Suy nghĩ tích cực (cảm xúc: Hệ thống định vị khao khát)
 Kỹ năng thư giãn (hít thở, làm chủ nhiệt độ)
Theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, Phát Triển Cá Nhân VN cũng đã chia sẻ về kỹ năng
sống ngay từ ngày đầu thành lập, và sẽ tiếp tục chia sẻ, bạn đồng ý không?

×