Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phải làm gì nếu bạn NHẤT ĐỊNH cần bằng cấp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.66 KB, 7 trang )

Phải làm gì nếu bạn NHẤT ĐỊNH cần bằng cấp
in Đại Học Cá Nhân

Áo dài – một trong những lý do hiếm hoi khiến nhà trường thú vị
Sinh nghề tử nghiệp.
Đôi khi, bạn thực sự cần một mảnh giấy chứng nhận. Một số ngành kinh doanh yêu
cầu người chủ sở hữu phải có bằng hợp pháp: luật sư, bác sĩ, môi giới, v.v…cần có bằng để
bảo đảm người khác không bị thiệt hại bởi sự thiếu chuyên nghiệp của bạn. Hoặc nếu bạn có
ý định làm ở nhà nước thì hãy chuẩn bị một mảnh bằng để không bị dèm pha.
Ngày nay, bằng cấp mang ý nghĩa tín hiệu xã hội nhiều hơn. Một mảnh bằng chỉ xứng
đáng với chi phí bỏ ra khi và chỉ khi bằng cấp là khi một tiêu chuẩn lựa chọn hoàn toàn bắt
buộc để bạn được làm công việc bạn đam mê. Nếu con đường bạn chọn nhất định cần bằng
cấp làm hệ thống sàng lọc, hãy làm hết sức mình để lấy được những tín hiệu xã hội tốt nhất
với mức giá thấp nhất và thời gian ngắn nhất.
Dưới đây là 5 gợi ý để giúp bạn có được một tấm bằng tốt nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất:
1. Đừng Nhập Học Nếu Bạn Vẫn Còn Đang Tính Xem
Mình Muốn Làm Gì Với Đời Mình
Nhiều bạn chủ trương đi học đại học là cách để “khám phá thế giới” và“tìm chính
mình”. Nhiều sinh viên Việt Nam học một ngành mà mình không ý thức được mình đang
học gì. Các bạn không biết được tiềm năng của ngành, cơ hội tương lai, kỹ năng cần thiết,
công ty/chuyên gia nổi bật trong ngành… Các câu trả lời này làm người khác phát
ngán: “Học chung với bạn cho vui”, “làm theo ba mẹ muốn”, “ra sao thì ra”, “học gì cũng
được”. Học đại học là cơ hội để theo đuổi một lĩnh vực bạn đam mê. Nếu bạn không theo
đuổi đam mê khi còn trẻ, thì khi nào?Đây là bí mật: bạn có thể tự khám phá thế giới
mà không cần trả một gia tài và 36-tuần-mỗi-năm ngồi mài mòn ghế nhà trường.
Tôi rất thích khái niệm Gap Years – khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp trung học, đại học
để chủ động khám phá thế giới và tự mình trải nghiệm. Cuộc sống là trường học. Hầu hết
trường đều cho bạn bảo lưu kết quả trong vòng 2 năm sau khi bạn được nhận, không lý do
gì mà không thỏa sức vẫy vùng trong một nhà trường rộng lớn hơn.
Nếu bạn trẻ, hãy thuê một phòng ở gần ngôi trường bạn nghĩ mình sẽ nhập học để bạn được
“thập diện mai phục” bởi những người bằng tuổi mình. Nói chuyện với các giáo sư, chuyên


gia, đàn anh trong ngành bạn thích. E-mail hoặc gọi điện thoại hỏi xem bạn nên đọc sách gì,
gặp ai, tham dự hội thảo sự kiện nào. Khi bạn chủ động, bạn sẽ thu nhận được nhiều
kiến thức hơn hầu hết sinh viên trong trường – trước khi móc ví đóng học phí.
Tính luôn cả chi phí sinh hoạt, gap years là một quá trình giáo dục rẻ tiền nhưng đắt giá –
thời gian của bạn 100% là của bạn, bạn có thể làm ối thứ hay ho: khởi nghiệp, gặp gỡ
những người thú vị, du lịch, nghiên cứu, hoặc chơi bời nếu đó là lựa chọn của đời bạn. Kiếm
hiệp một tí thì bạn đang rèn nội công chờ thời cơ. Sến một tí thì trái tim đang ngủ yên sục
sôi chờ được khát vọng đánh thức. Một người anh của tôi sau khi trải qua khoảng 3 năm đã
biến thân thành một nhà tư vấn kinh tế quái kiệt nhất của nước Việt Nam.
Bạn có thể sử dụng khoảng thời gian này để tối ưu hóa chương trình học của
mình – bằng cách kiểm tra cường độ chương trình, làm thử các bài thi… Nếu bạn học chứng
chỉ, bạn có thể tốt nghiệp trong vòng 2-3 năm thay vì 4-5 năm. Tiết kiệm được vài chục
triệu không sung sướng sao. Nếu e ngại nhà tuyển dụng, hãy tự tin đưa Gap Year vào CV
của bạn: sự tự tin, tài tháo vát, kỹ năng sống còn, v.v….
2. Đừng Tìm Bằng Cấp Trong Ngành Có Thể Không Có
Việc
Lĩnh vực bạn muốn làm rất quan trọng. Nếu bạn học một ngành mà xã hội ít có nhu
cầu, bạn là kẻ ngốc. Nhu cầu xã hội thay đổi theo thời gian nhưng có thể dự đoán trước
được nếu bạn dành chút thời gian nghiên cứu. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành chứng
khoán đang gặp rủi ro thất nghiệp dù tại thời điểm nhập học đó là ngành nóng. Dự đoán tại
Việt Nam trong 5 năm đến thì một số ngành sau sẽ hấp dẫn: lương thực, công nghệ sinh
học, môi trường (tái chế).
Đại Học là một quyết định quan trọng ảnh hưởng cả một đời người. Mà quyết định
quan trọng này thường được giao cho những bạn trẻ mù sương chỉ nhìn thấy được ba bước
chân trước mắt, cần lắm một bàn tay từng trải dẫn dắt. Trước khi học một ngành, hãy
phỏng vấn/theo đuôi/thực tập với những người đang làm những gì bạn muốn làm. Hãy hỏi
cần những gì để đạt được bằng cấp cần thiết. Hãy hỏi sự đầu tư của họ có đáng không. Nếu
bạn cảm nhận được chút tiếc nuối trong giọng nói và cái nhìn xa xăm trong ánh mắt, hãy
suy nghĩ kỹ.
Bằng cấp sẽ không giúp bạn có việc nếu thị trường không có sẵn việc. Một vài ngành

đã trở thành những cái bẫy tài chính chết người khi khiến bạn học lấy bằng, để rồi phát hiện
ra là không có công việc khi ra trường. Làm trái ngành cũng không phải là điều vui thú lắm.
Thật dở hơi khi chắp tay cầu nguyện “rồi mọi việc cũng sẽ ổn” mà không chịu nghiên cứu
trước.
Những công việc theo truyền thống được xem là có danh giá và được trả lương cao,
thường dẫn tới cung vượt cầu. Câu hỏi học trường công hay học trường nghề không khó
để trả lời, trong hoàn cảnh Việt Nam thừa thầy thiếu thợ. Do thiếu định hướng nên nhiều
bạn đã đổ xô đi học khối ngành kinh tế để rồi giờ đây phải thất nghiệp hoặc làm các vị trí
lương thấp. Ngành kế toán, tài chính ngân hàng, kiến trúc-nội thất tưởng như dễ ăn vì lương
cao và ổn định nhưng đều là ví dụ hoàn hảo về khủng hoảng thừa nhân lực. Đầu tháng 1
năm 2012, VietnamWorks đánh giá nhu cầu nhân lực ngành tài chính-đầu tư, kiến trúc-thiết
kế nội thất và ngân hàng giảm mạnh nhất. Xin nhắc nhở bạn vấn đề cung và cầu trong nhân
lực sẽ không tự giải quyết trong thời gian gần.
Cũng theo quy luật cung cầu, quá đầu tư vào bằng cấp cũng dễ có tác dụng ngược.
Bạn sẽ mang một món nợ lớn, hẳn nhiên. Chưa hết, trong nền kinh tế khủng hoảng, khi có
nhiều người sẵn sàng làm việc với mức lương rẻ, những nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn “vượt
chuẩn” công việc và không thuê bạn.
Nếu bạn nghĩ bạn thông minh và tham vọng để có thể hạ gục quy luật thị trường:người khác
cũng nghĩ y như vậy khi họ đặt dấu ký vào đơn nhập học. Lại tiếc nuối trong giọng nói và
cái nhìn xa xăm trong ánh mắt. Không quan trọng bạn thông minh hay tài năng đến đâu,
nếu cấu trúc ngành không thuận lợi cho bạn, thì bạn sẽ khó tiến xa.
Quy tắc là: hãy tránh xâm nhập vào thị trường nơi nguồn cung đang tuyệt vọng
làm bất kỳ việc gì, miễn là có việc.
3. Đừng Tìm Kiếm Bằng Cấp ở Lĩnh Vực Quan Trọng
Kinh Nghiệm Hơn Bằng Cấp.
Nếu bạn muốn học nhiếp ảnh, bỏ tiền đi học lấy bằng là một sự phí phạm – bạn có thể học
nhiều tương đương (hoặc hơn) với chi phí phân nửa. Bằng cách mua camera tốt, một laptop
chạy Photoshop, trả tiền để được bám xe một đàn anh, chụp cho đến khi mòn máy.
Nếu công việc bạn làm mang lại giá trị cho người khác, không ai quan tâm bạn có bằng
chụp ảnh hay không. Kỹ năng của bạn chứng minh tốt hơn bất kỳ tờ giấy nào, và bạn sẽ

nhận được nhiều việc hơn mình có thể làm, tiền nhiều hơn mình có thể đếm. Nếu có ai đó
chỉ trích bạn vì không có bằng cấp, hãy để những tờ giấy polymer trong ngân hàng nói
chuyện thay bạn.
Hãy đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng và xem xét:
 Bạn sẽ thuê người đã học lớp marketing, hay một người đã giúp một doanh nghiệp thu
200% tiền đầu tư vào marketing?
 Bạn sẽ thuê một sinh viên ngành khoa học máy tính, hay một người đã xây dựng vài
chục trang web và các ứng dụng phần mềm?
 Bạn sẽ thuê người đã học lớp lãnh đạo, hay người đã thực sự tuyển chọn, quản lý và
lãnh đạo một đội nhóm hiệu quả?
Việt Nam đã khủng hoảng kinh tế suốt 7 năm nay. Ngoại trừ các công ty nhà nước “2 người
làm công việc 1 người”, nhiều nhà tuyển dụng đã chú trọng vào năng lực thực tiễn của ứng
cử viên hơn là một tấm bằng đẹp đẽ đính kèm CV. Càng đầu tư vào những kỹ năng có giá trị
thực và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn, bạn càng nhanh thành công trong đời thực.
4. Vay Mượn Ít Tiền Nhất Có Thể, Và Kiếm Nhiều Tiền
Nhất Có Thể Trong Khi Học
Một khi đã lựa chọn, bạn phải chọn những chương trình có uy tín nhất mà đừng quá
lo lắng về học phí. Tại Việt Nam, các trường đại học công thường ở vị thế tốt hơn so với
các trường tư khi tính chuyện trao học bổng, trợ cấp. Ở các nước phương Tây thì ngược lại,
những trường tư “đắt tiền” nổi tiếng sẽ cho bạn cơ hội tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính
tốt hơn từ các tập đoàn. Nhờ các quỹ tài trợ, một sinh viên nước bạn có thể học Harvard hay
Stanford chỉ với vài nghìn USD. Vấn đề không phải là cái mác giá, mà là giá trị bạn nhận
được sau cùng so với chi phí đã bỏ ra.
Hãy xem học phí là số tiền bạn nợ cha mẹ. Bạn càng vay mượn nhiều, độ mạo hiểm của
bạn càng cao và lợi nhuận thu về từ đầu tư của bạn càng thấp. Trung bình bạn sẽ nợ một
khoảng 28 triệu (trường công) – 36tr (trường tư). Một sinh viên tốt nghiệp để dành được 1
triệu một tháng (hầu hết sinh viên tốt nghiệp đi làm thường rỗng túi trong 2-3 năm đầu),
thì bạn đã dành ra 72 tháng – 3 năm nỗ lực và am uống kham khổ để hòa vốn.
Dưới đây là vài cách để trả nợ:
 Dành học bổng, trợ cấp và hỗ trợ càng nhiều càng tốt. Ngay cả khi bạn nghĩ mình

không dành được. Hãy để việc lựa chọn cho hội đồng thay vì tự xử mình trước khi nộp
đơn. Các trường công Việt Nam phát học bổng cho sinh viên có kết quả học tập tốt
(không khó để đạt GPA trên 8.0). Ở nước ngoài, Harvard đã có nghị định dành 5 suất
học bổng cho Việt Nam hằng năm với quy tắc chọn: gốc bự, giàu có, không quá tệ, được
truyền thông nhắc đến nhiều và có vài hoạt động xã hội. Full Bright có 3 suất học bổng,
trong đó hết 2 suất chính trị (dành cho con cháu lãnh đạo) và chỉ có 1 suất thực sự dành
cho người xứng đáng. Còn nhiều cánh cửa khác.
 Làm việc bán thời gian hoặc freelance. Freelancer trên odesk hay elance. Thay vì
quanh quẩn với đám bạn vô công rỗi nghề, hãy nhấc mông đi gặp giáo viên, phòng hỗ
trợ sinh viên và các trung tâm giới thiệu việc làm để nhận được sự hỗ trợ.
 Tối giản chi phí sống. Bạn có thể nương nhờ cửa nhà chùa, nhà thờ, thuê nguyên căn
và cho mướn lại để tiết kiệm tối đa chi phí.
 Tham dự những chương trình thực tập trả phí có lịch sử thuê ứng cử viên làm nhân
viên chính thức cao.
 Tốt nghiệp càng sớm càng tốt – lấy nhiều chứng chỉ hơn trong một khóa, thời gian ở
trường ngắn hơn đồng nghĩa bạn có nhiều tiền và thời gian hơn cho một sân chơi lớn
hơn.
5. Tìm Cửa Phụ
Luôn có những của phụ để hack một tấm bằng một cách chính quy nếu bạn chịu
khó tìm hiểu. Bạn có thể lấy bằng đại học quốc tế trong 1 năm với $4,000USD với CLEP
hoặc nhập học dễ dàng và tốt nghiệp Harvard với $40,000 tại Harvard Extension. Một lựa
chọn khác, bạn có thể đến Thái Lan để mua những tấm bằng giả với chất lượng y như thật.
Nên nhớ rằng dù bằng cấp của bạn ra sao thì cũng sẽ có người chỉ trích bạn. Ngay cả Henry
Ford cũng luôn bị chỉ trích về bằng cấp dù thành công tột đỉnh, bạn nghĩ bạn là ai?.
Một số công ty có chính sách nhân sự chi trả chi phí giáo dục cho nhân viên hoặc tổ
chức các khóa huấn luyện nội bộ miễn phí. Gameloft, Sheraton, VNG,… là một vài trong
số công ty có chính sách nhân sự tốt (một yêu cầu bắt buộc nếu công ty muốn nhận được
tiền đầu tư). Hãy hỏi những người đã làm trong công ty, liên lạc bộ phận nhân sự để tìm
hiểu thêm.
Ngay cả khi công ty không có văn bản hỗ trợ, bạn vẫn có thể đạt được điều bạn muốn với

một chút nỗ lực. Khi bạn là một nhân viên sáng giá của công ty, hãy đàm phán thương
thuyết với ông chủ. Hầu hết người chủ đều vui lòng khi nhân viên muốn chuyên tu. Nếu
khóa học của bạn hữu ích cho sự phát triển của công ty, rất có thể bạn sẽ nhận được cái gật
đầu. Nếu không, bạn vẫn có thể yêu cầu các buổi hội thảo ngắn ngày. Nếu không nữa, bạn
cũng gây được ấn tượng với người chủ và có thể mong đợi tăng lương trong 3 tháng kế.
Tự Học Thu Lợi Từ Đầu Tư Cao Nhất
Hầu hết những ai đi học đại học đều nói như nhau: giá trị của trải nghiệm này
không liên quan gì nhiều đến nhà trường. Hãy hỏi các tiền bối xem họ ứng dụng bao
nhiêu kiến thức đã học vào công việc hằng ngày. Với hầu hết các ngành, câu trả lời luôn
giống y đúc: không nhiều lắm. 80% giá trị của lớp học KHÔNG nằm ở kiến thức – bạn có thể
tự học hầu hết kiến thức ở nhà. 20% lợi ích chủ yếu đến từ mối liên kết với những học viên
tài năng khác và những nhà tuyển dụng. Đại học ở đó để dạy bạn cách suy nghĩ và cho bạn
một tập hợp các kỹ năng để bán có thể áp dụng bất kỳ nơi đâu. Sự tự do được thử nghiệm,
khám phá, và giao tiếp là lợi ích thực sự của trải nghiệm đại học – lớp học và bài kiểm tra
chỉ là phụ.
Bạn có thể nắm cốt lõi của hầu hết các kỹ năng nhanh hơn và ít tốn kém hơn bằng cách
đọc, nghiên cứu, du lịch, khai phá, gặp gỡ người khác, kết bạn, và tự mình trải nghiệm. Với
óc tò mò, sự chăm chỉ đúng mực và lòng quyết tâm, bạn có thể thành công với luật chơi
riêng của mình – và tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực trong quá trình.
Trải nghiệm và kết quả thực tế luôn luôn chiến thắng bằng cấp khi nói đến chuyện
làm giàu chân chính. Nếu bạn muốn khởi nghiệp (cách nhanh nhất để làm CEO), bạn
không cần bằng cấp. Nếu những gì bạn làm tạo ra lợi ích cho người khác, họ sẽ không thèm
quan tâm bạn có bằng cấp hay không.
Nếu bạn đã sẵn sàng để tự học, bạn không cần ngồi chờ giấy báo trúng tuyển từ nhà
trường. Dưới đây là 3 cách đơn giản để bạn bắt đầu sự giáo dục của mình ngay bây giờ:
 Đọc những quyển sách tốt nhất. Các tác giả đã dành hàng chục năm hệ thống hóa sự
thông thái của họ thành một thứ bạn có thể mua chỉ dưới 200.000VNĐ, hoặc mượn từ
người khác. Không có sản phẩm giáo dục nào hời hơn thế. Đây là bộ Tài Liệu và Công Cụ
của PTCNVN để giúp bạn khởi đầu.
 Tầm sư học đạo. Học hỏi trực tiếp từ những người đã làm những việc bạn muốn làm là

cách nhanh nhất để gia tốc sự học của bạn. Những khóa học nhưSao Kinh Doanh có thể
cắt bỏ 4 năm học kinh doanh bậy bạ của bạn. Hãy cẩn thận với các kiểu “làm giàu
nhanh” giăng bẫy khắp nơi – không có con đường nào gọi là nhẹ nhàng, nhanh chóng
đến thành công tài chính. Nếu có, đó hẳn là lừa đảo. Đừng làm con lừa.
 Khởi nghiệp. Tự làm dự án của riêng mình là cách nhanh nhất và dễ nhất để thông tỏ
đường đi lối về. Làm một dự án nhỏ, cũng sẽ dạy bạn rất nhiều về cách thế giới này vận
hành – những kỹ năng mà bạn sẽ sử dụng suốt đời mình.
Giá trị chính của một tấm bằng là tín hiệu xã hội. Sau khi bạn tốt nghiệp, hãy tập
trung thời gian và năng lượng làm những công việc thực sự và tự đầu tư vào kiến thức và kỹ
năng của mình.
Chào mừng bạn đến một năm học mới. Chúc bạn trở thành một người có học.

×