Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Những thành tựu và hạn chế trong việc phát huy nguồn kực con người Việt Nam từ những năm qua. Để phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay thì cần phải làm gì? Nêu và phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.12 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà trên thế giới đang hướng tới một nền văn
minh nhân loại, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ thay thế dần những
máy móc thô sơ trước đây. Nước ta hiện nay cũng không thể nằm ngoài xu hướng
đó, chúng ta cũng đang cùng đi chung trên một con đường toàn cầu hoá về mọi
mặt, vì thế vấn đề quan trọng nhất hay được toàn thế giới đề cập đến đó là vấn đề
nguồn lực con người. Nguôn lực con người đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước kinh tế kém phát
triển, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phải phát huy có hiệu quả
nguồn lực con người của đất nước.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến nguồn lực con người
của đất nước, như chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, tạo mọi điều kiện để họ
phát huy tài năng của mình góp phần vào xây dựng đất nước Để tìm hiểu và
nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề phát huy nguồn lực con người em đã chọn đề tài
“Những thành tựu và hạn chế trong việc phát huy nguồn kực con người Việt
Nam từ những năm qua. Để phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay
thì cần phải làm gì? Nêu và phân tích.”
Với vốn kiến thức và sự hiểu biết của em về vấn đề này còn có nhiều hạn
chế, vì vậy đề tài em chọn và nghiên cứu còn chưa thật đầy đủ, em mong thầy cô
hết sức giúp đỡ để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành
cảm ơn.
TrÇn ThÞ Quúnh – Líp L3.03.03
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG
I. Những thành tựu và hạn chế trong phát huy nguồn lực con người
Việt nam trong những năm qua.
1. Những thành tựu.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cuộc sống của nhân ta vô cùng khó
khăn và gian khổ, người dân phải sống cuộc sống bị áp bức mất đi quyền làm chủ


của mình, thì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 số phận của người dân đã bước
sang một trang mới, ngày 2 tháng 9 năm 1945 nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra
đời đã đánh dấu một trang sử vàng chói lọi. Người dân Việt nam đã hoàn toàn làm
chủ đất nước. Điều đó được chứng minh bằng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
hai ( 2/1951) họp tại xã VInh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Đây là
Đại hội đại biểu của Đảng được tổ chức đầu tiên ở trong nước trong điều kiện
mới. Mọi công dân Việt nam không phân biệt giàu, nghèo, trai gái, dân tộc hay tôn
giáo hễ là công dân đều có quyền bầu cử, đi lựa chọn cho mình những đại biểu
xứng đáng có tài có đức để tham gia công việc Nhà nước. Ai muốn ra giúp đều có
quyền ứng cử. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt nam là Nhà
nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo cho mọi người đề phát huy tài năng, trí tuệ
đóng góp cho đất nước.
Về mặt kinh tế, kinh tế - xã hội: Việt nam trong những năm qua ngày
càng phát triển , năng suất lao động gày càng tăng, đã tạo điều kiện cải thiện đáng
kể đời sống của nhân dân, giúp cho việc chăm sóc con người ngày càng tốt hơn.
Khi vừa mới giành được độc lập, đất nước ta còn phải đương đầu với hang loạt
những khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Ngoài việc bọ giặc ngoại xâm còn hoành
hành, thì chúng ta còn phải đối phó với nạn giặc đói, giặc dốt cũng không nguy
hiểm kém gì giặc ngoại xậm. Nạn đói ở ngoài Bắc do Nhật – Pháp gây ra chưa
được khắc phục, ruộng đất bị bỏ hoang, công nghiệp đình đốn. Hàng hoá khan
hiếm, giá cả tăng vọt. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ còn 1.2 triệu
đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Sau ngày tuyên bố độc lập, chính phủ lâm thời
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra việc cấp bách cần làm ngay lúc này
TrÇn ThÞ Quúnh – Líp L3.03.03
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Điển hình là “diệt giặc đói”,
Bác hồ đã phát động phong trào “hũ gạo tiết kiệm” và toàn dân ta hưởng ứng thực
hiện, rồi tăng ra sản xuất, dần dần nạn giặc đói được đẩy lùi. Và ngày nay điều
kiện ăn ở của người dân đã được cải thiện so với trước. Đảng và Nhà nước ta đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tham gia đóng góp ý kiến trong quá
trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như kế
hoạch phát triển kinh tế của từng đại phương, từng cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong các đơn vị kinh tế đã động viên mọi người dân góp tài năng, trí tuệ cùng
nhau đưa ra các sang kiến để cải tiến kỹ thuật, thay đổi quy trình sản xuất nhằm
tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
Về mặt văn hoá – giáo dục: trước và sau cách mạng tháng Tám năm
1945, người dân Việt nam chỉ có 5% dân số biết chữ, nhiệm vụ “Diệt giặc dốt”
đựơc Đảng đề ra và Bác Hồ phát động ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà được thành lập, mọi người dân đều thi đua học chữ, lớp “Nha bình dân học
vụ” được thành lập, với khẩu hiệu Người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người
biết nhiều dạy người biết ít, đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong cả nước. Và
giặc dốt cũng được đẩy lùi. Từ tỷ lệ số người biết chữ từ 5% trước đây, tới nay đã
gần 90% dân số biết chữ. Trình độ dân trí đã có tiến bộ nhiều so với trước. nhiều
tỉnh đã thực hiện xoá mù chữ, phổ cập Tiểu học hay Trung học phổ thong cơ sở.
Hiện nay ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo năm sau cao hơn
năm trước. Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa được quan tâm ngày một tốt
hơn. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hang
đầu, tạo ra điều kiện thuận lợi để “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Trong
quá trình giảng dạy học tập, cán bộ giáo viên đã tìm mọi cách để thực hiện “phát
huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong học sinh, sinh viên, đề cao năng
lực tự học; tự hoàn thiện học vấn và tay nghề”. Điển hình là trong những năm gần
đây, số kượng học sinh giỏi tăng lên rất nhiều, tham gia vào các cuộc thi học sinh
giỏi quốc tế cũng tăng cao và cũng giành nhiều giải lớn đem về cho đất nước. Và
sinh viên trong quá trình tu dưỡng và học tập cũng tự hoàn thiện bản than bằng
cách thực hành bằng những sang kiến kinh doanh, bằng những ý tưởng sang tạo
trong những ngành kinh tế cũng như khoa học: các cuộc tổ chức thi Robocon trong
TrÇn ThÞ Quúnh – Líp L3.03.03
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

nước cũng như quốc tế, sinh viên các trường đều tham gia và hang năm trong các
cuộc thi Robocon quốc tế năm nào Việt nam cũng giành được giải cao. Trong lao
động sản xuất kinh doanh, cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp ngoài việc thi
đua sản xuất để nâng cao năng suất, thì việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cũng
đựơc chú trọng,. Công ty May 10 hàng năm vẫn thường xuyên mở cuộc thi tay
nghề loại giỏi cho công nhân. Điều đó càng khích lệ công nhân hăng hái sản xuất
hơn nữa.
Trong mấy chục năm qua, chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ trí thức
đông đảo, hơn mười nghìn người có trình độ trên đại học, hơn một triệu người có
trình độ đại học đang công tác trong các lĩnh vực đời sống xã hội; họ đã có những
đóng góp to lớn trong kháng chiến giải phóng dân tộc; trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội, ngày nay cũng đang tích cực đóng góp cho sự nghiệp công nghiệ
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ cho người dân: Việc chăm sóc sức khoẻ
cho người dân đã được quan tâm. Những cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng
xuống tận các xã, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng
lên rất nhiều so với trước đây. Thể lực của người Việt Nam đã được cải thiện hơn
trước. Trang thiết bị y tế trong các bệnh viện cũng được nâng cấp hiện đại hơn.
Ngày nay, do trình độ học vấn của người dân Việt nam được nâng lên, quan
hệ xã hội, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng, cho nên, tính tích cực xã hội,
tính tự chủ, sự năng động sang tạo của con người Việt nam đã được nâng lên so
với trước đây.
Nhìn chung trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo tới việc
bồi dưỡng nguồn nhân lực của đấ nước, cả sức khoẻ, tri thức, năng lực, phẩm chất
- đạo đức; tạo điều kiện cho mỗi người phát huy được khả năng của mình đóng
góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chủ nghĩa xã hội.
2. Những mặt hạn chế.
Ngoài những thành tựu mà chúng ta đã đạt được, thì cũng vẫn còn tồn tại
không ít những mặt hạn chế.
Do có những lúc tuyệt đối hoá tính xã hội của con người nên dẫn tới việc

coi nhẹ mặt tự nhiên, không quan tâm đúng mức tới nhu cầu vật chất, chưa thực sự
TrÇn ThÞ Quúnh – Líp L3.03.03
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chú ý tới lợi ích cá nhân người lao động; có lúc, có nơi đã đồng nhất lợi ích cá
nhân với chủ nghĩa cá nhân, nên không phát huy mạnh mẽ được tính tích cực xã
hội của người lao động; vai trò của cá nhân bị lu mờ; tài năng của cá nhân không
được khuyến khích. Ta phải hiểu rằng muốn có được lợi ích tập thể, thì việc đầu
tiên phải quan tâm đến lợi ích cá nhân, vì cá nhân có lợi ích thì lúc đó sẽ có một
tập thể có lợi. Đó là một điều tất để không xảy ra tình trạng “Cha chung không ai
khóc”- việc ai người nấy làm. Phải công nhận cái “tôi” của cá nhân – cái “tôi” phải
được thể hiện trong cái “chung” của tập thể. “Dân giàu, nước mạnh” và ngược lại,
nước mạnh thì người dân đất nước đó sẽ được tự do phát triển kinh tế cho riêng
mình và cũng không quên đi nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước.
Có thời kỳ chúng ta đã chưa thực sự hiểu đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lê
nin, đi đến đề cao quá tính giai cấp, coi nhẹ tính nhân loại. Bởi vì, theo triết học
Mác xem bản chất con người xuất phát từ hoạt động vật chất của con người tức
hoạt động của con người thực tiễn. Vì vậy con người là một động vật có tính xã
hội với tất cả nội dung van hoá - lịch sử của nó. Triết học Mác không tuyệt đối hoá
mặt xã hội trong con người mà cho rằng con người là thực thể thong nhất của mặt
sinh vật và mặt xã hội. Khi hiểu chưa đúng về chủ nghĩa Mác – Lênin, nên chúng
ta đã không chú ý kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc; chưa làm đúng quy
luật mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra: Chủ nghĩa xã hội là sự tiếp nối quá trình
phát triển của nhân loại, chúng ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua thời kỳ Tư
bán chủ nghĩa không có nghĩa là chúng ta cũng phải bỏ qua những thành tựu mà
con người đã đạt được, mà phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những di sản
của quá khứ và nâng nó lên một tầm cao mới: Con người trong xã hội thuộc một
giai cấp, một dân tộc nhất định, là cá nhân của một cộng đồng người, do vậy, trong
nó mang dấu ấn của thời đại, những nét đặc trưng của dân tộc và mang bản chất
một giai cấp nhất định. Con người muốn phát triển được thì phải biết kết hợp một

cách hài hoà tất cả những phẩm chất, không được quá nhấn mạnh yếu tố này mà đi
đến phủ nhận các yếu tố khác. Giai đoạn hiện đại ngày nay nó có tính hai mặt, nếu
khong có những biện pháp và những cơ chế chặt chẽ thì sẽ dẫn đến hậu quả khó có
thể sửa chữa được.
TrÇn ThÞ Quúnh – Líp L3.03.03
5

×