Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xây hình ảnh doanh nghiệp ngay từ bài phát biểu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.89 KB, 3 trang )

Xây hình ảnh doanh
nghiệp ngay từ bài
phát biểu

Nhiều doanh nhân nỗ lực bỏ tiền xây dựng thương hiệu hình ảnh doanh nghiệp mình thông
qua các hoạt động trị giá bạc tỉ: từ thiện, vui chơi, chăm sóc khách hàng, tài trợ… Đó là
những hoạt động nhằm tạo dựng và thắt chặt các mối quan hệ với những nhóm người có
liên quan đến doanh nghiệp, mà lâu nay chúng ta quen gọi là PR (Public Relations).

Martin Luther King - nhà đấu tranh vì nhân quyền vĩ đại người Mỹ - phát biểu trước công chúng
Nhưng vị “đại sứ” quan trọng nhất của doanh nghiệp, thường xuyên xuất hiện trước các nhóm công
chúng và có sức ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của doanh nghiệp lại chính là nhà lãnh đạo doanh
nghiệp.

Bất cứ lúc nào lãnh đạo doanh nghiệp xuất hiện trước cộng đồng, khách hàng, đối tác, nhân viên,
nhà đầu tư dù “bằng xương bằng thịt” hay gián tiếp qua các kênh truyền thông như truyền hình,
báo chí, Internet đều là những dịp cực tốt để PR cho doanh nghiệp của mình.

Vậy mà không nhiều doanh nhân quan tâm hoặc sẵn sàng đầu tư cho hình ảnh của chính mình! Một
hình ảnh không đẹp của chính người đứng đầu doanh nghiệp có sức mạnh phủ nhận mọi điều tốt
đẹp mà công tác PR doanh nghiệp cố gắng gây dựng.

Những doanh nghiệp lớn, có độ phủ thị trường rộng, độ lan tỏa của thương hiệu có khi đến toàn cầu
nhưng cũng đều gắn chặt với hình ảnh cũng như tên tuổi của một số cá nhân như Bill Gates
(Microsoft), Steve Jobs (Apple), Sam Walton (Wal-mart)… hay Cô Gia Thọ (Thiên Long), Võ Quốc
Thắng (Gạch Đồng Tâm), Lê Phước Vũ (Tôn Hoa Sen)…

Một việc mà bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng đều phải thực hiện, đó là phát biểu trước
công chúng. Đây là một vinh dự và cũng là cơ hội để doanh nhân thu hút sự quan tâm của các đối
tượng mà doanh nghiệp muốn hướng tới, thể hiện sức hút và năng lực của mình, nói về doanh
nghiệp của mình một cách ấn tượng nhất.



Vì vậy, chủ doanh nghiệp nên tận dụng những lúc này để nói lên lời cám ơn chân thành với khách
hàng trung thành (hội nghị khách hàng), tạo dựng niềm tin vào dịch vụ, sản phẩm (hội nghị các đại
lý), xây dựng một tình cảm tốt đẹp trong lòng công chúng (chương trình tài trợ cộng đồng, từ thiện);
thuyết phục về một tương lai tươi sáng của doanh nghiệp trước các nhà đầu tư (đại hội cổ đông);
thể hiện mối quan tâm sâu sắc và chân thành đến nhân viên (lễ tổng kết cuối năm, ngày hội gia
đình)…qua bài phát biểu của mình. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lại xem và thực hiện điều đó như
một thủ tục cứng nhắc và nhàm chán.

Không khó gì để nhớ lại không biết bao lân chúng ta bị “tra tấn” bởi những bài phát biểu rập khuôn
từ cấu trúc, nội dung đến cách trình bày. Những đoạn phát biểu rời rạc, có khi được đọc…vấp váp,
ngắt nghỉ không đúng chỗ. Người trình bày không biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tạo thiện cảm
với khán giả.

Có những vị lên phát biểu trước hàng ngàn người xem trực tiếp, hàng triệu khán giả truyền hình mà
tay thì cầm micro chống trên bục, tay còn lại xỏ vào túi quần, đứng dồn trọng lượng trên một chân,
chân còn lại co lên, mắt nhìn chằm chằm vào tờ giấy mà quên tiếp xúc với khán giả.

Hình ảnh chẳng khác gì một học sinh tập đọc trước lớp. Nhiều vị đọc cho xong bài phát biểu và đinh
ninh rằng chẳng ai nghe và quan tâm đến điều này, chỉ là nghi thức thôi! Hầu hết khán giả ngày nay
đều đoán trước các doanh nhân sẽ nói gì trong các dịp lễ nghi.

Tôi xin trích ra đây những từ và cụm từ hầu như “bất biến” trong các bài phát biểu: chúng tôi rất hân
hạnh được đồng hành cùng…, chúc cho chương trình thành công rực rỡ, chúng tôi sẽ nỗ lực phục
vụ hết mình, khách hàng là ân nhân, chúng ta đã hội nhập WTO, thuyền ra biển lớn, chúng tôi hân
hạnh tài trợ… Còn đâu khả năng sáng tạo và sức thuyết phục, còn đâu những nội dung lay động
lòng người và chinh phục nhân tâm?

Một nghịch lý, đó là để có một cơ hội được phát biểu trước một chương trình như vậy, doanh
nghiệp phải bỏ ra không ít tiền. Vậy mà, “tiền mất tật mang”! Thông điệp được truyền đi từ một bài

phát biểu nhàm chán, từ một phong cách trình bày thiếu thuyết phục là: tôi không quan tâm đến
người nghe và cũng không biết họ muốn nghe gì; tôi là một nhà lãnh đạo thiếu sáng tạo, kém tự tin,
không biết cách thuyết phục. Tai hại thay!

Vậy, các nhà lãnh đạo của chúng ta hãy coi trọng và đầu tư đúng mức vào việc xuất hiện và trình
bày trước công chúng. Ở các nước phát triển, các nhà lãnh đạo luôn có những nhà tư vấn về hình
ảnh cá nhân. Đó là các chuyên gia về ăn nói, soạn bài phát biểu, làm đẹp, ngôn ngữ cơ thể, trang
phục. Dưới sự hướng dẫn, tư vấn và điều chỉnh của họ (có khi vài tháng trước một dịp xuất hiện
trước công chúng quan trọng), các nhà lãnh đạo tự tin hơn hẳn để sẵn sàng chinh phục khán giả
của mình. Từ việc chọn trang phục, màu sắc; đến ngôn ngữ cơ thể; giọng nói; nội dung; cách tạo
cảm xúc….tất cả kết hợp nhằm chạm đến trái tim người nghe, thuyết phục họ, giành sự hợp tác và
ủng hộ của họ. Người phát biểu giỏi luôn biết cách vẽ ra một bức tranh, một thế giới thú vị để mời
người nghe mở cửa bước vào.

Một khi các doanh nhân chú ý xây dựng hình ảnh của mình, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được
nâng tầm, vì nhà lãnh đạo chính là linh hồn của doanh nghiệp.

×