Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đồng nghiệp - Họ là người như thế nào? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.19 KB, 6 trang )

Đồng nghiệp - Họ là người như thế
nào?

Cách ứng xử với đồng nghiệp trong công ty chắc hẳn cũng là một
trong những vướng mắc của bạn khi đi làm. Bài viết này sẽ đem
đến một cái nhìn sơ bộ về từng nhóm người và cá nhân khác nhau
trong một cơ quan.

Một khi bạn hoà mình vào tập thể, bạn cần phải hiểu rõ nội quy,
luật lệ của nơi đó. Không chỉ có thế, bạn nên tìm hiểu những tổ
chức cao hơn lẫn những cá nhân đang sống và làm việc trong tập
thể. Dù với mục đích thiện chí hay đối đầu, cộng sự luôn được xem
như ngòi nổ của những cuộc mâu thuẫn trong công việc. Trong
công việc ta không thể chọn đồng nghiệp như chúng ta chọn một
người bạn. Vì thế cư xử đúng mực với đồng nghiệp không chỉ giúp
bạn bớt căng thẳng, hứng thú trong công việc, mà còn được đánh
giá cao về năng lực.

Thế nhưng trong công việc không thể tránh khỏi những bất đồng.
Con người ta đã ganh đua, cạnh tranh với nhau trong công việc từ
rất lâu. Sự cạnh tranh có thể không lộ rõ ra nhưng nó diễn ra không
chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Con người
dường như là sinh vật nực cười nhất hành tinh. Dù ghét cãi vã
nhưng chính chúng ta lại là người gây ra mâu thuẫn. Vì chúng ta là
những cá thể khác nhau, có những nhu cầu và mục đích khác nhau
nên những bất đồng cũng được cảm nhận và diễn ra ở những góc
độ khác nhau. Văn hoá của doanh nghiệp được tạo dựng bởi những
tích cách và ý tưởng khác nhau. Bạn phải nhận biết được sự tác
động qua lại này để có cách ứng xử cho phù hợp.

Một công ty hay một tổ chức luôn gồm những cá nhân và tập thể


với những quan điểm khác nhau. Chính điều này tạo nên sự va
chạm giữa các thành viên rồi từ đó đưa ra những nguyên tắc chung
cho tổ chức. Trong phạm vi một công ty, ta có thể chia các cộng sự
thành những nhóm người như sau.


1. Những người thông minh

Đó là những có năng lực và biết rõ những gì cần làm. Họ luôn là
những đối thủ đáng ghờm trong công việc vì thực tài và năng lực
của họ. Họ hay bị gạt ra rìa nhưng khi cần các tổ chức lại mời họ
tham gia. Các nhà quản lý luôn cần những người như vậy vì khả
năng làm việc rất tốt nên họ luôn được giữ tránh xa khỏi những
cuộc cãi vã.

2. Những người thờ ơ với công việc

Những người này chỉ đến công sở để chờ lãnh lương. Họ thường
than phiền về mọi thứ và làm đúng những gì được yêu cầu không
hơn không kém. Nhìn bề ngoài đây họ có vẻ rất an nhàn nhưng
thực ra họ rất cần một thứ: sự nỗ lực và sự hăng say chứ không
phải chỉ đơn giản là làm việc. Họ thường được giao những công
việc đơn giản, nhàm chán để khỏi phải ăn không ngồi rồi đến khi
nản và đưa đơn xin nghỉ việc.

3. Những người chỉ biết có công việc

Họ là những người chăm chỉ và chú tâm vào công việc. Tuýp
người này luôn hạn chế tối đa những xung đột. Tuy nhiên họ
thường rất chân thật nên dễ bị lung lạc, rối trí nếu gặp phải những

thủ đoạn hay mấy trò lừa gạt. Cấp trên coi họ như những chú ong
chăm chỉ, chỉ biết đến công sở làm việc rồi về nhà. Nếu không có
ai quan tâm , giám sát công việc hay cất nhắc họ sang những dự án
khác, chẳng mấy chốc họ sẽ có thái độ tiêu cực, chán nản công
việc.

4. Những kẻ thế thân

Là những người làm việc với nhịp độ chóng mặt và thường không
biết mình đang làm gì nhưng lại không muốn cho ai biết điều đó.
Hó rất vô tổ chức nên hay bị stress. Họ thấy thoải mái và thân thiện
khi tán chuyện với người khác. Họ rất giỏi "ngồi lê đôi mách". Cấp
trên hay các phe phái sử dụng như những công cụ để gây chiến và
là vật thế thân cho họ. Nhưng dù sao thì họ cũng tìm mọi cách đổ
tội cho người khác.

5. Những kẻ hay bắt nạt người khác

Đó là những kẻ không biết thân biết phận, đã thế lại hay bắt nạt,
lấn lướt người khác. Họ rất giống những kẻ bị làm vật thế thân trừ
một điều là họ biết cách thể hiện bản thân ấn tượng hơn. Họ tỏ ra
biết giải quyết mọi vấn đề và thật dại dột nếu bạn cản trở họ. Trong
hầu hết các trường hợp, họ là những con bài trong tay các nhà quản
lý.

6. Những người thích làm theo ý mình

Nhóm này bao gồm những nhân viên chăm chỉ, có tay nghề, có
mục tiêu và định hướng rõ ràng. Họ có ganh đua trong công việc,
khác hẳn với những mâu thuẫn hay va chạm cá nhân. Nếu mục tiêu

của họ không đi ngược lại lợi ích của công ty thi họ được trọng
dụng. Ngược lại họ sẽ khó đạt được điều gì và trở nên bất mãn
hoặc bị buộc phải nghỉ việc.

7. Những người chờ nghỉ hưu

Là những người có thâm niên làm việc, biết rõ mọi thủ đoạn và
thực sự không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoại trừ khả năng làm
việc cho đến khi về hưu cũng như tiền hưu và những trợ cấp vì làm
việc thâm niên. Tuy nhiên đừng xem thường những gì họ làm vì họ
là những người giàu kinh nghiệm và luôn sẵn sàng cung cấp những
thông tin quý giá. Nếu bạn có bất cứ khúc mắc hay những vấn đề
liên quan đến công ty, công việc, hãy hỏi họ.

8. Những kẻ làm tay chân cho sếp

Nhóm này bao gồm những mật thám công ty. Đối với công ty họ
không đóng góp gì nhiều, nhưng họ lại rất giỏi nịnh bợ các sếp và
leo lên những vị trí cao trong công ty. Họ chỉ có thể làm những
công việc con con nhưng lại đi rêu rao với mọi người là cấp trên
đáng giá rất cao công việc đó. Họ thường lảng vảng khắp nơi gây
rắc rối, sau đó lại xuất hiện như những người hùng để giải quyết
những vấn đề do họ gây ra. Cách tốt nhất để ứng phó với những
người này là hạn chế tiếp xúc với họ.

×