Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.25 KB, 13 trang )

1

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010


QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG

GS-TSKH Nguyễn Quang Thái


Hội khoa học kinh tế Việt Nam

Mấy lời nói đầu

Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong 20 năm, với tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm và nói chung đều từ khoảng 5-9%/năm, cho
thấy, trong đổi mới và nhờ đổi mới, Việt Nam đã tận dụng được thời cơ để đạt được
những thành tựu quan trọng trong đổi mới và hội nhập theo hướng phát triển bền
vững (tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường). Tuy
nhiên, nhìn sâu vào bên trong của những thành tựu này, chúng ta có thể thấy cả những
khiếm khuyết và yếu kém, làm hạn chế số lượng và chất lượng của quá trình tăng
trưởng. Dưới đây xin phân tích một số vấn đề liên quan đến đầu tư và đầu tư công.

I. Chiến lược, quy hoạch phát triển, quy hoạch đầu tư và chương trình đầu
tư công cộng PIP trong tiến trình

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi quá trình phát triển
cần được dẫn dắt bở những quan điểm và định hướng của chiến lược phát triển kinh tế
xã hội, và hơn thế cần được cụ thể hóa bằng các định hướng và bố trí có cân nhắc
trong các quy hoạch phát triển và chương trình đầu tư toàn diện và đầu tư công PIP.
Từ năm 1991, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành xây dựng Chiến lược


(STRATEGY) “ổn định và phát triển” KTXH đến năm 2000. Đây là bản chiến
lược được xây dựng đầu tiên sau đổi mới, khá toàn diện và cũng làm rõ xu hướng đổi
mới trong các quan điểm, định hướng và bố trí đầu tư. Những đổi mới này có phần
đóng góp cần mẫn của các nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực, thực hiện các phân tích và
dự báo kinh tế
1
. Thậm chí, cũng lần đầu tiên (cách đây 20 năm, từ 1991) trong các

1
Có thể xem một trong các công trình này do TSKH Nguyễn Quang Thái chủ trì. Báo cáo đề tài 70A-02-04
“Phân tích sự phát triển kinh tế qua các thời kỳ và dự báo đến năm 2005” (đã bảo vệ thành công năm
1990). Đề tài đã đóng góp vào việc xây dựng luận cứ cho hai kịch bản phát triển trong Chiến lược phát triển
thực hiện năm 1991 (NXB Sự thật, Hà Nội, 1991, trang 46-47), trong đó chủ nhiệm đề tài này đã là người
trực tiếp tham gia luận chứng (từ 6 kịch bản) và tính toán dự báo (2 kịch bản) dùng trong phụ lục. Trong
Chiến lược được Đại Hội VII thông qua, đã dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 35-45 tỷ$, trong đó
chia ra các nguồn vốn trong nước 22-25 tỷ$ (gồm cả vốn Nhà nước 10-12 tỷ$ (khoảng 25-30%) và vốn của
doanh nghiệp và nhân dân 12-13 tỷ$ hay 30-35%) và vốn ngoài nước13-20 tỷ$ (35-40%). Các dự báo này là
2

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010

chiến lược, Việt Nam đã đưa ra kịch bản phát triển (lúc đó gọi là hai phương án
trong phần phụ lục) rất cụ thể về quan điểm dự báo khoảng về tăng trưởng và định
hướng việc huy động và sử dụng các nguồn vốn. Thực tế cho thấy, bản chiến lược này
về cơ bản đã được thực hiện thành công, dù Việt Nam phải ứng phó với cuộc khủng
hoảng tài chính của khu vực Đông Á trong giai đoạn 1997-1999. Nhờ các quan điểm
và định hướng này của Chiến lược, nước ta đã từng bước ra khỏi cuộc khủng hoảng
KTXH nhiều năm (do đó chiến lược mới có tên là Chiến lược “ổn định”) và đi vào
giai đoạn đẩy tới một bước (từ 1994) và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện dại
hóa (từ năm 1996), đáp ứng nhu cầu của phần thứ hai của chiến lược 10 năm này là

“phát triển” KTXH đến năm 2000.
Trong trong các năm 1994-1995 lần đầu tiên, Việt Nam đã điều chỉnh các bố trí
của Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất (do các chuyên gia Liên xô giúp xây
dựng, thiên về bố trí các ngành sản xuất vật chất, tương ứng với hệ thống hạch toán
“sản xuất vật chất” MPS – Material Production System và hệ thống bảng cân đối kinh
tế quốc dân) thành các quy hoạch tổng thể (mà chúng ta từng bước làm quen với thuật
ngữ MASTER PLAN) của nền kinh tế thị trường với cả các ngành “phi sản xuất” và
khu vực dịch vụ, thích ứng với hệ thống hạch toán “tài khoản quốc gia” SNA –
System of Natioanal Account. Như đã biết, thích ứng với giai đoạn này, sau thời gian
thử nghiệm từ 1988-1990 với sự trợ giúp của UNDP, và từ năm 1993, lần đầu tiên
Việt Nam cũng đã ứng dụng phương thức hạch toán SNA và tính toán các chỉ tiêu
tổng hợp, trong đó có GDP
2
.


khá sát thực tế, khi tích lũy nội bộ nền kinh tế được tăng cường khi đất nước ra khỏi khủng hoảng, kèm theo
việc thu hút và sử dụng vốn bên ngoài ngày càng được đẩy mạnh từ sau Luật đầu tư nước ngoài 1987 và Hội
nghị các nhà tài trợ tại Paris năm 1993.

2
Vietnam Economy 1986-1991 based on the system of National Account, GSO, Hanoi, 1992 by Dr. Le Van
Toan.
3

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010



Văn bản chiến lược và phụ lục trang 46-47 cùng đề tài thực hiện năm 1988-1990

về phân tích sự phát triển kinh tế qua các thời kỳ và dự báo đến năm 2005
(Chủ nhiệm TSKH Nguyễn Quang Thái)



Như đã nêu, một khi các chiến lược 10 năm mới nêu được những định hướng
khái quát thì các quy hoạch phát triển, quy hoạch và chương trình đầu tư toàn xã hội
và đầu tư công sẽ từng bước chi tiết hóa, làm luận cứ cho bố trí kế hoạch hằng năm để
“vật chất hóa” các ý đồ chiến lược. Vì thế, từ 1994 Việt Nam đã thực hiện các quy
hoạch tổng thể (Master Plan) tại các tỉnh,thành phố, các vùng cũng như từng bước
chuyển sang xây dựng quy hoạch phát triển các ngành, trong đó đầu tiên là quy
hoạch công nghiệp và kết cấu hạ tầng cho giai đoạn đến 2000 và 2010 (được Thủ
tướng Chính Phủ lần đầu tiên thông qua năm 1996, trong đó không chỉ xác định quy
hoạch cơ sở hạ tầng mà còn nêu định hướng phát triển 33 khu công nghiệp đầu tiên,
cũng như các nguyên tắc khi nào mới mở thêm các khu công nghiệp mới, khá chặt
4

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010

chẽ
3
). Quy hoạch tổng thể theo các vùng lãnh thổ được xây dựng, mở đầu bằng quy
hoạch tổng thể của đồng bằng sông Cửu Long (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì) và sau
đó là đồng bằng sông Hồng (Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì). Cũng từ đó, đã hình
thành các quy hoạch KTXH và quy hoạch xây dựng cho hàng loạt các thành phố, các
vùng quan trọng
4
.
Cũng trong giai đoạn này, với sự trợ giúp của UNDP đã bắt đầu thử nghiệm
xây dựng chương trình đầu tư công cộng đầu tiên (PIP I – 1996-2000) và đưa vào ứng

dụng phương thức quản lý đầu tư bằng “đấu thầu”, với sự ra đời của Hội đồng xét
thầu Quốc gia từ 1994-1995 do GS Đỗ Quốc Sam là Chủ tịch, có nhiệm vụ giúp Thủ
tướng Chính Phủ rà soát các kết quả đấu thầu sử dụng vốn công (ngân sách) của các
ngành như dầu khí, điện lực, xi măng, v.v Việc ứng dụng các phương thức quản lý
hiện đại với các dự án dùng vốn công đã từng bước thổi một luồng sinh khí “lành
mạnh hóa” vào quá trình quản lý vốn dự án đầu tư công. Tuy nhiên, thực chất PIP I
mới mang tính chất thử nghiêm, và công tác đấu thầu cùng với việc hoàn thiện cũng
ngày càng được phân cấp mạnh mẽ, nhưng việc quản lý quá trình đã được thực hiện
theo phương thức “phi tập trung hóa” còn thô sơ và thường được thực hiện theo
hướng “phân cấp trắng”.
Chương trình đầu tư PIP II được Việt Nam chủ động xây dựng cho giai đoạn
2001-2005 có cơ cấu báo cáo và căn cứ tính toán khá hoàn chỉnh, tính toán cân đối
thành các chương trình, dự án, phan ra các ngành, vùng và các nguồn vốn bảo đảm
khá chi tiết. Tuy nhiên, do tác động của quá trình khắc phục hậu quả của cuộc khủng
hoảng Đông Á 1997, các tính toán đã bị sai lạc không nhỏ. PIP II vẫn chưa xử lý tốt
vấn đề vốn cho duy tu bảo dưỡng các công trình.

Chương trình đầu tư công PIP III được xây dựng cho giai đoạn 2006-2010 đã
không thể thực hiện được như kế hoạch định ra do mắc vào cuộc suy thoái kinh tế và
khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2008, và cả do khuyết điểm “ham tăng trưởng”

3
Tuy nhiên, sau đó khi cần “kích cầu đầu tư” từ sau khủng hoảng 1997-1999, chúng ta đã buông
lỏng quản lý và cho ra đời quá nhiều các khu công nghiệp tại các tỉnh, nhưng hệ số nhiều khu sử
dụng còn kém, gây lãng phí đất đai và tiền đầu tư từ mọi nguồn.

4
Chẳng hạn, quy hoạch tổng thể Miền Trung, quy hoạch tổng thể vùng trọng điểm Miền Trung, quy
hoạch khu Hòa Lạc – Xuân Mai (do JICA hỗ trợ); quy hoạch vùng trọng điểm phía Nam (do Úc
hỗ trợ), quy hoạch hành lang đường 18, Dần dần, số lượng quy hoạch quá nhiều và sự quản lý lại

không theo kịp, nên các quy hoạch bắt đầu “vênh” nhau nhiều, tạo kẽ hở cho việc mất cân đối ngay
từ khâu quy hoạch (!). Khắc phục tình trạng này, Chính Phủ đã có nhiều giải pháp về lập các Ban
chỉ đạo vùng và gần đây là Nghị định 92 về quản lý quy hoạch
5

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010

diễn ra mạnh mẽ từ năm 2006, với các kế hoạch đầu tư trên cơ sở phân cấp có thể nói
là quá mức. Đồng thời lúc này các thử nghiệm về chương trình chi tiêu (công) trung
hạn 3 năm cũng được tiến hành ở Bộ Tài chính và 4 tỉnh, có kết quả bước đầu, nhưng
cũng bị bỏ lỡ thời cơ.

Chính là trên diễn đàn Quốc Hội và trên mặt báo chính, vô tuyến ngày càng có
nhiều than phiền về chất lượng kém của công tác đầu tư, tiến hành thiếu phối hợp mà
quản lý bị chia cắt, nên hiệu quả tổng hợp của đầu tư không cao. Một số tập đoàn kinh
tế và DNNN đã tiến hành đầu tư dàn trải hơn, nhất là tình trạng đầu tư ngoài ngành,
hoặc lập ra hàng loạt công ty con, nhưng thiếu kiểm soát. Kết quả là hiệu quả của khu
vực đầu tư công ngày càng giảm sút. Một số nhà tài trợ (như WB, ADB, JICA, )
cũng bắt đầu đề cập tới tình trạng chất lượng kém của đầu tư công và đã có một số
nghiên cứu
5
. Các cuộc điều tra doanh nghiệp hằng năm do TCTK công bố cũng cho
thấy một phần của bức tranh hiệu quả kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước và
đầu tư công.

I- Quy mô, cơ cấu đầu tư và vấn đề liên quan trên thực tế và một số quan
điểm về mô hình tăng trưởng kinh tế

Thực hiện tư tưởng về các chương trình đầu tư công cộng, trong các kế hoạch và
cân đối tài chính ngân sách hằng năm, đã có những tính toán ngày càng kỹ lưỡng về

vốn đầu tư công theo các dự án và chương trình đầu tư có mục tiêu.












5
Xem Nguyễn Quang Thái. Báo cáo hiệu quả đầu tư công tại Hàn Quốc 2008 do Ngân hàng thế
giới và Viện KDI tổ chức, đã được đăng một phần trên tạp chí “Vietnam’s socio-economic
development” số 57, tháng 3/2009
6

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010

Cơ cấu vốn đầu tư 1995-2007
0
100000
200000
300000
400000
500000
Total
Public

Private
FDI
Total
72447 87394 108370 117134 131171 151183 170496 200145 239246 290927 343135 398900 461900
Public
30447 42894 53570 65034 76958 89417 101973 114738 126558 139831 161635 185100 200000
Private
20000 21800 24500 27800 31542 34594 38512 50612 74388 109754 130398 150500 187800
FDI
22000 22700 30300 24300 22671 27172 30011 34795 38300 41342 51102 63300 74100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13


Cũng như vốn đầu tư công và đầu tư chung cả nước, hiệu quả đầu tư thấp, thể
hiện qua sự tác động đến tăng trưởng không nhiều, nhưng ngày càng lại được khai
thác thiên về “nhân tố đầu tư” để dường như “bằng mọi giá” đạt mức tăng trưởng cao,
nên cuối cùng hiệu quả đầu tư ngày càng thấp. Đó cũng sẽ chính là mảnh đất tốt cho
tình trạng tham nhũng, lãng phí và thiếu phát triển bền vững.
Các nghiên cứu cho thấy, hiệu quả kinh tế ngày càng giảm sút, tăng trưởng
ngày càng dựa vào đầu tư “quảng canh”. Tình trạng thiếu hiệu quả trong nền kinh tế
(như hình vẽ dưới), cho thấy hiệu quả đầu tư công còn u ám hơn.
7

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010

-2%
0%
2%
4%
6%

8%
10%
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Capital Labor TFP

Nguồn: Michael Porter (2008)

Trên thực tế, chẳng hạn, trong các số liệu thống kê hằng năm đã công bố cơ cấu
vốn công như sau (xem bảng phân loại cơ cấu vốn đầu tư công trong trang sau):

1. Vốn đầu tư thực hiện trong ngân sách, bao gồm:
a. Vốn ngân sách, chia ra Trung ương và điạ phương (phân chia rất kỹ theo
các tiêu chí phân bổ rất chi tiết, nhưng tính có luận cứ chẳng những
không cao mà tính khả thi cũng rất đáng ngờ). Vì thế, tuy hiện chiếm đến
trên 1/2 vốn công, nhưng phần vốn này được thực hiện hiệu quả thấp.
b. Vốn các chương trình có mục tiêu (có lúc đến trên 40 chương trình như
vậy, thường kéo dài 3-5 năm, nhưng được phê duyệt và quản lý khá sơ
sài), bên cạnh các khoản chi ngoài đầu tư phát triển.
2. Vốn tín dụng đầu tư Nhà nước, nhưng việc tiếp cận các nguồn tín dụng này
khó khăn, quản lý chúng còn kém và tỷ lệ được sử dụng cũng ngày càng thấp (chiếm
dưới 15% tổng vốn công);
3. Vốn đầu tư thực hiện trong các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 20-30% vốn
công). Mấy năm nay có lúc giảm (2008) hoặc tăng thấp (2009/2010).



8

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010


Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo nguồn vốn

Tổng số
Vốn ngân
sách Nhà
nước
Vốn vay
Vốn của các
doanh nghiệp
Nhà nước và
nguồn vốn khác
Giá thực tế

Tỷ đồng

1995

30447

13575

6064

10808

1996

42894

19544


8280

15070

1997

53570

23570

12700

17300

1998

65034

26300

18400

20334

1999

76958

31763


24693

20502

2000

89417

39006

27774

22637

2001

101973

45594

28723

27656

2002

114738

50210


34937

29591

2003

126558

56992

38988

30578

2004

139831

69207

35634

34990

2005

161635

87932


35975

37728

2006

185102

100201

26837

58064

2007

197989

107328

30504

60157

2008

209031

129203


28124

51704

Sơ bộ 2009

287534

184941

40418

62175



Cơ cấu(%)

1995

100,0

44,6

19,9

35,5

1996


100,0

45,6

19,3

35,1

1997

100,0

44,0

23,7

32,3

1998

100,0

40,4

28,3

31,3

1999


100,0

41,3

32,1

26,6

2000

100,0

43,6

31,1

25,3

2001

100,0

44,7

28,2

27,1

2002


100,0

43,8

30,4

25,8

2003

100,0

45,0

30,8

24,2

2004

100,0

49,5

25,5

25,0

2005


100,0

54,4

22,3

23,3

2006

100,0

54,1

14,5

31,4

2007

100,0

54,2

15,4

30,4

2008


100,0

61,8

13,5

24,7

Sơ bộ 2009

100,0

64,3

14,1

21,6

9

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010


Tổng số
Vốn ngân
sách Nhà
nước
Vốn vay
Vốn của các doanh

nghiệp Nhà nước và
nguồn vốn khác
Gía so sánh
1994

Tỷ đồng

1995

27185

12121

5114

9950

1996

36475

16619

7041

12815

1997

43801


19272

10384

14145

1998

50498

20422

14287

15789

1999

58585

24180

18798

15607

2000

68089


29702

21149

17238

2001

77421

34619

21796

21006

2002

86677

37920

26406

22351

2003

95471


42806

29407

23258

2004

105082

51216

27612

26254

2005

115196

60220

27514

27462

2006

126601


68324

19628

38649

2007

131905

70105

22138

39662

2008

128598

76185

20341

32072

Sơ bộ 2009

173089


106265

28961

37863



Chỉ số phát triển (Năm trước = 100)-%

1995

111,8

145,8

59,6

106,5

1996

134,2

137,1

137,7

128,8


1997

120,1

116,0

147,5

110,4

1998

115,3

106,0

137,6

111,6

1999

116,0

118,4

131,6

98,8


2000

116,2

122,8

112,5

110,4

2001

113,7

116,6

103,1

121,9

2002

112,0

109,5

121,1

106,4


2003

110,1

112,9

111,4

104,1

2004

110,1

119,6

93,9

112,9

2005

109,6

117,6

99,6

104,6


2006

109,9

113,5

71,3

140,7

2007

104,2

102,6

112,8

102,6

2008

97,5

108,7

91,9

80,9


Sơ bộ 2009

134,6

139,5

142,4

118,1


Nguồn: TCTK



10

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010

BỘ TÀI CHÍNH Phụ lục số 08/CKTC-
NSNN
DỰ TOÁN CHI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA,
CHƯƠNG TRÌNH 135, DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 3234/QĐ-BTC ngày 21/12/2009
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2010)





Đơn v
ị tính: Triệu đồng

STT

Tên chương tr
ình, d
ự án

D
ự toán

năm 2010
Chia ra

Vốn ĐTPT






V
ốn SN



T
ổng số


15,984,568

6,294,200

9,690,368

I

T
ổng số các

chương tr
ình
mục tiêu quốc gia

10,858,500

2,562,000

8,296,500

1

Chương trình giảm nghèo

780,000

273,000

507,000


2

Chương trình về việc làm

456,000

420,000

36,000

3

Chương trình nước sạch và v

sinh môi trường nông thôn

1,098,500

970,000

128,500

4

Chương trình dân số và kế
hoạch hoá gia đình
770,000




770,000

5

Chương trình phòng chống
một số bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS

1,720,000

260,000

1,460,000

6

Chương trình vệ sinh an toàn
thực phẩm

230,000

15,000

215,000

7

Chương trình văn hoá


626,000

386,000

240,000

8

Chương trình giáo dục - đào
tạo

4,400,000



4,400,000

9

Chương trình phòng, chống tội
phạm

210,000

120,000

90,000

10


Chương trình phòng, chống
ma tuý

440,000

100,000

340,000

11

Chương trình sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả

60,500

18,000

42,500

12

Chương trình
ứng phó biến đổi
khí hậu

67,500




67,500

II

Chương tr
ình 135 giai
đo
ạn II
3,701,068

2,307,200

1,393,868

III

D
ự án trồng mới 5 triệu ha
rừng

1,425,000

1,425,000






(Nguồn Cổng TTĐT Bộ Tài chính)



11

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010

Tuy nhiên, một phần quan trọng khác của nguồn vốn công (tài chính công) có
thể đã không được Quốc Hội xem xét kỹ
6
. Thật vậy, theo Luật ngân sách 2002 (áp
dụng từ 2004), đã đưa ra khái niệm thu, chi “cân đối ngân sách” (coi như phần chính),
được xem xét kỹ lương, còn phần khác thì chỉ được quản lý không kỹ bằng
7
. Hệ quả
là đã bỏ ra ngoài cân đối nhiều khoản thu chi nhất là trái phiếu Chính Phủ, đến hơn
10% thu chi ngân sách. Nên chăng cần đưa tất cả vào trong cân đối thu chi và sử dụng
các mục theo đúng thông lệ quốc tế, khi Việt Nam đang hội nhập hoàn toàn cùng
cộng đồng quốc tế.
Trong điều kiện đưa toàn bộ các khoản thu chi vào ngân sách (kể cả các khoản
thu chi từ vốn ODA) sẽ làm cho các vị đại biểu Quốc Hội có thể thấy rõ nguồn lực đất
nước trao vào tay Quốc Hội để có thể thảo luận, lựa chọn các phương án sử dụng cho
đúng chức năng của Nhà nước.

6
Thường được lý giải rằng DNNN vay tín dụng ở nguồn trong hay ngoài ngân sashc se “tự” vay tự
trả, nhưng thực tế, vụ đổ bể VINASHIN cho thấy, Nhà nước đã phải tái cơ cấu, mà có thể trên thực
tế cũng do Nhà nước pahri đảm nhiệm chi trả khi thua lỗ.

7
DỰ TOÁN CÁC KHOẢN THU QUẢN LÝ QUA NSNN NĂM 2010 (Kèm theo Quyết định số

3234/QĐ-BTC ngày 21/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự
toán NSNN năm 2010; Đơn vị tính: Tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu
Dự toán
năm 2010
Tổng số 67,074

I
Các khoản thu, chi quản
lý qua ngân sách nhà nước
11,074

1 Phí sử dụng đường bộ 479

2
Phí đảm bảo an toàn hàng
hải
475

3
Các loại phí, lệ phí khác và
đóng góp xây dựng hạ tầng
3,120

4 Thu xổ số kiến thiết 7,000

II
Chi đầu tư từ nguồn trái
phiếu chính phủ

56,000

(Nguồn Cổng TTĐT Bộ Tài chính)

12

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010

Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng vốn đầu tư từ ngân sách và vốn đầu tư công nói
chung (bao gồm cả tín dụng và vốn DNNN tự vay trả, nhưng ngân sách vẫn phải quan
tâm vay trả vì liên quan đến nợ công (bảo lãnh) và nợ quốc gia) có liên quan đến việc
thực hiện mô hình tăng trưởng và phát triển như thế nào. Ở đây, cần làm rõ chức năng
cơ bản của Nhà nước không phải là cấp vốn cho khu vực kinh doanh, mà là làm chức
năng phát triển xã hội (việc sử dụng vốn cho mục đích kinh tế và kinh doanh cần
được hạn chế dần). Điều này liên quan đến cơ cấu chi tiêu và đầu tư từ ngân sách và
các khoản mục chi tiêu công khác (chẳng hạn khoản chi 3500 tỷ đồng cho dầu khí,
gần bằng chi cho khoa học công nghệ 3850 tỷ đồng và gấp 9 lần chi cho sự nghiệp thể
dục thể thao cả nước 400 tỷ đồng).


A

Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương




370,436



I

Chi đầu tư phát triển

69,300

1

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

64,100


Trong đó:




- Chi xây dựng cơ bản

57,467


- Chi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

1,425


- Đầu tư cho các dự án trọng điểm dầu khí


3,500

2

Chi xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch

180

3

Góp vốn cổ phần các tổ chức tài chính quốc tế

20

4
Chi cho vay chính sách (hộ đồng bào dân tộc thiểu
số đặc biệt khó khăn, nhà ở cho người nghèo, cho
vay hộ đồng bào nghèo vùng ĐBSCL,…)

300

5

Chi bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi

3,700

6 Chi hỗ trợ doanh nghiệp công ích, quốc phòng 200

7


Chi bổ sung dự trữ quốc gia

800


Khi đi sâu phân tích cơ cấu chi ngân sách của các địa phương, có thể thấy,
riêng phần bổ sung từ ngân sách trung ương chiếm đến 20% thu chi ngân sách địa bàn
và chỉ tiếng riêng bổ sung cho “có mục tiêu”, bao gồm các CTMT cũng chiếm đến
10% thu chi ngân sách trên địa bàn. Không phải tất cả các khoản này đều là chi cho
đầu tư! và cũng không phải tất cả là chi cho các mục tiêu xã hội và môi trường theo
hướng PTBV, mà còn cả chi cho các dự án công trình quan trọng.
13

GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010

Trong khi đó, chỉ riêng hai khoản chi ngân sách năm 2010

B

Chi từ các khoản thu được quản lý qua NSNN

56,954

C

Chi từ nguồn vay ngoài nước về cho vay lại

16,270



cũng rất lớn, tuy có đưa trong tổng chi ngân sách, nhưng để mục riêng, rất dễ ngộ
nhận, coi đây như khoản “trời cho”.
Nên cải tiến, đổi mới thu chi đầu tư công như thế nào?
Trước hết, cần làm rõ mô hình phát triển mới trong điều kiện tái cơ cấu nền
kinh tế, hướng đến hiệu quả, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và phát triển bền
vững. Như vậy, cơ cấu chi tiêu cho khoa học công nghệ và khuyến khích chuyển giao
công nghệ và kỹ năng quản lý sẽ trở nên quan trọng hơn. Cũng tương tự như vậy, việc
chi tiêu cho đào tạo nguồn nhân lực cũng phải được chú ý và tiến hành một cách cần
mẫn, không nóng vội.
Hai là, làm rõ chức năng của Nhà nước, từ đó làm rõ chức năng của đầu tư
từ ngân sách và chi đầu tư công (có cả phân chi tín dụng và DNNN).
- Nhà nước làm chức năng quản trị quốc gia, không phải làm kinh doanh trực
tiếp trong nền kinh tế thị trường. Vậy cần nhanh chóng giảm và đi tới không thể chi
ngân sách cho mục tiêu kinh doanh
- Tín dụng đầu tư Nhà nước, chủ yếu do vay và cho vay lại thì nên chú trọng
vai trò tạo “vốn mồi” (sau đó thoái vốn, kiểu đầu tư mạo hiểm) và dành vốn đầu tư
công cho các mục tiêu xã hội (như giáo dục, khoa học, văn hóa, xã hội )
- Các DNNN sẽ được tác riêng để xem xét. Nếu có ý nghĩa “công ích”, phi lợi
nhuận thì có thể hỗ trợ một phần, nhất là giai đoạn khởi đầu, nhưng kiên quyết không
chi nếu DNNN có mục tiêu kinh doanh thì phải vay thương mại như mọi thành phần
khác.
Ba là, xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ việc huy động và sử dụng vốn đầu
tư công, có sự giám sát của cộng đồng, của các tổ chức khoa học, có chuyên môn sâu.
Đối với các dự án quan trọng, nên dành thời gian ngay từ đầu đến cuối và với đủ tư
liệu cũng như thẩm quyền tiếp cận các thông tin có liên quan, điều tra thực địa, giám
sát thi công để tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

×