Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần cơ khí 75

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.57 KB, 41 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Nhận xét của giáo viên chấm báo cáo thực tập tổng hợp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 1
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Mục lục
Đề mục Trang
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 2
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Phần I
Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần cơ
khí 75
1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Công ty Cổ phần cơ khí 75 có tiền thân là một xưởng vật liệu thành lập năm 1966
với nhiệm vụ chủ yếu là trung chuyển và dự trữ vật liệu, vũ khí phục vụ chiến tranh, có tên


là xưởng KT66.
Xưởng KT66 được chuyển tên thành Xưởng cơ khí 75 theo quyết định Số 3058
QĐ/TC và quyết định 81/2000 của Bộ giao thông vận tải ngày 13/12/1974. Thời điểm này
Xưởng cơ khí 75 có 70 cán bộ công nhân viên. Giai đoạn này nhiệm vụ chính của Xưởng
cơ khí 75 vẫn là dự trữ vật liệu kết hợp với mở rộng sản xuất (chủ yếu là tự do kinh doanh
các mặt hàng, chưa có mặt hàng chính). Theo quyết định của Bộ giao thông vận tải, Xưởng
cơ khí 75 là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sông miền Bắc (nay là Tổng công
ty vận tải thuỷ) nhưng là đơn vị tiến hành hạch toán độc lập.
Sau giải phóng, Xưởng cơ khí 75 chủ yếu sửa chữa các loại thiết bị, máy móc xếp
dỡ trung bình (cẩu trục, băng tải) phục vụ các bến cảng và cung cấp các sản phẩm phục vụ
nhu cầu vận tải đường sông. Ngày 16/6/1978, Xưởng cơ khí 75 đổi tên thành Nhà máy cơ
khí 75 theo quyết định số 1248 QD/TC của Bộ giao thông vận tải, với số lượng cán bộ nhân
viên là 150 người. Nhà máy lúc này sản xuất theo kế hoạch, không tự thiết kế sản phẩm mà
sản xuất theo thiết kế do phía khách hàng cung cấp (thực chất là hình thức hoạt động bao
tiêu sản phẩm). Trong giai đoạn 1976 - 1985, Nhà máy cơ khí 75 đã đạt được nhiều thành
tích trong sản xuất, đặc biệt là thành tích sửa chữa, đóng mới cẩu trục Pooctich và cầu bờ
(đây đồng thời là 2 đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ giao thông vận tải) nên Nhà máy đã
được nhận bằng khen từ Bộ giao thông vận tải.
Sau Đại Hội Đảng VI (năm 1986), Việt Nam đi theo con đường phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp
Nhà nước không còn mang tính bao cấp hoàn toàn. Nhà máy cơ khí 75 giai đoạn này đã mở
thêm một xưởng dịch vụ nhằm mở rộng mặt hàng kinh doanh, tạo cơ hội mở rộng thị
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 3
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
trường, tiếp cận với nhiều đối tác, cơ quan, doanh nghiệp khác. Tuy nhiên suốt giai đoạn
1987 – 1995, hoạt động của Nhà máy vẫn mang nặng tính bao cấp, sản phẩm sản xuất ra
gặp phải nhiều sự cạnh tranh. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp còn hạn hẹp khiến cho
việc cải thiện tình hình kinh doanh của Nhà máy gặp nhiều khó khăn.
Giai đoạn 1996-2002, Nhà máy đã tiến hành một số cải tổ về cơ cấu tổ chức quản lý,
đồng thời mở rộng sản xuất và bước đầu sản phẩm đã có được chỗ đứng trên thị trường.

Năm 2002, đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt trong nền kinh tế thị trường, Nhà
máy cơ khí 75 đã có những bước phát triển mới. Ngày 14/9/2002, Bộ giao thông vận tải đã
ra quyết định số 2681/2000 đổi tên Nhà máy cơ khí 75 thành Công ty cơ khí 75. Cơ cấu tổ
chức của công ty cũng được sắp xếp lại, chỉ còn 127 thành viên, trong đó có 22 người là
cán bộ quản lý.
Đồng thời phân xưởng 2 của Công ty được tách ra thành một xí nghiệp trực thuộc
với tên gọi Xí nghiệp Cơ điện hoá chất, chuyên sản xuất các vật liệu chịu lửa, sản phẩm
kẽm, sơn tổng hợp các loại… Xí nghiệp Cơ điện hoá chất là đơn vị tiến hành hạch toán phụ
thuộc, có mã số thuế phụ.
Tiếp đó năm 2003, Tổng công ty Đường sông miền Bắc đã có chỉ thị yêu cầu Công
ty cơ khí 75 thực hiện cổ phần hoá nhằm tạo điều kiện tăng vốn lưu động của công ty, nâng
cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ngày 16/3/2004, Công ty cơ khí 75 chính thức tổ chức Đại hội cổ đông, đồng thời
bầu ra Hội đồng quản trị.
Ngày 18/4/2004 sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận
cho phép công ty hoạt động với cái tên chính thức Công ty Cổ phần cơ khí 75. Công ty Cổ
phần cơ khí 75 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, sản xuất đóng mới và sửa chữa các
thiết bị nâng hạ phục vụ ngành đường sông, kết hợp sản xuất các sản phẩm cơ khí và dịch
vụ khác.

Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 4
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Trước giai đoạn cổ phần hoá, doanh nghiệp áp dụng hình thức tổ chức theo mô hình
chức năng. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cán bộ
lãnh đạo chức năng (các phó giám đốc, trưởng các phòng ban, quản đốc các phân
xưởng…). Tuy nhiên khối lượng công việc quản trị lớn dẫn đến tình trạng người thừa hành
cùng lúc phải thực hiện nhiều quyết định khác nhau, nhiều khi các quyết định lại chồng
chéo lên nhau.
Để khắc phục tình trạng này, sau giai đoạn cổ phần hoá Công ty Cổ phần cơ khí 75

áp dụng mô hình tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Lãnh đạo doanh nghiệp (Giám đốc)
nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của các lãnh đạo chức năng (Các phó giám đốc, trưởng phòng,
quản đốc) trong việc đưa ra các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực thi các quyết
định. Người đứng đầu doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và toàn
quyền trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền đạt và thực thi các quyết định vẫn tuân
theo các tuyến được quy định cụ thể, được thực thi và giám sát, truyền đạt bởi các lãnh đạo
của các bộ phận trong tuyến đó.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty :
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 5
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Cổ phần cơ khí 75
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 6
Giám đốc
XN cơ điện hoá chất
PX dịch vụ
Phó giám đốc điều hành
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng kỹ
thuật vật tư
Phòng kế
hoạch
Phòng nhân
chính
Phòng tài
chính kế toán
Phân xưởng gia công cơ
và kết cấu thép
Phân xưởng kết cấu

thép và lắp đặt
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
3. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tại Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Bộ máy điều hành của toàn Công ty
được quy định cụ thể và ghi rõ trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần cơ
khí 75. Dưới đây là trích dẫn một số chức năng nhiệm vụ chính của một số bộ phận quan
trọng trong Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm :
Đại hội đồng cổ đông : Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát trong mỗi nhiệm kỳ, quyết định phương hướng, chiến lược, mục tiêu hoạt động của
công ty hàng năm. Mỗi nhiệm kỳ Đại hội cổ đông kéo dài 5 năm. Hàng năm Đại hội đồng
cổ đông tiến hành tổ chức Đại hội cổ đông thường niên nhằm thông qua báo cáo quyết toán
tài chính, tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó xây dựng kế hoạch,
phương án sản xuất kinh doanh cụ thể cho năm tiếp theo. Kết thúc mỗi nhiệm kỳ, Đại hội
đồng cổ đông tổ chức Đại hội bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát mới, đồng thời bổ
nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng, đưa ra các quyết định nhân sự trong Bộ máy quản lý các
đơn vị sản xuất của công ty cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh.
Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra trong từng nhiệm
kỳ. Đây là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, loại trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện nay Hội đồng quản trị của công ty bao gồm các
thành viên :
• Ông Nguyễn Văn Nghĩa – Chủ tịch hội đồng quản trị – Người đại diện trực
tiếp hơn 14% vốn góp của Tổng công ty vận tải thuỷ tại Công ty cổ phần cơ
khí 75.
• Ông Ninh Quốc Uẩn – Phó chủ tịch hội đồng quản trị – Trực tiếp điều hành
xí nghiệp cơ điện hoá chất (đơn vị hạch toán phụ thuộc sử dụng mã số thuế
phụ).
• Ông Cao Đăng Tuấn – Uỷ viên thường trực hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát : Ban kiểm soát thay mặt các cổ đông thực hiện việc kiểm tra, giám

sát tính hợp lý, hợp pháp trong công tác quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh, quá trình
ghi chép sổ kế toán cũng như báo cáo tài chính và các nội dung khác theo điều lệ của Công
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 7
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
ty. Ban kiểm soát được được bầu ra trong mỗi nhiệm kỳ đại hội đồng cổ đông. Hiện nay
Ban kiểm soát gồm các thành viên :
• Ông Đặng Bá Hiển – Trưởng ban.
• Bà Lê Thị Nhung – Thành viên.
• Ông Nguyễn Văn Tuấn – Thành viên.
Giám đốc điều hành : Giám đốc điều hành do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Hiện nay
Ông Nguyễn Văn Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng quản trị – là giám đốc điều hành của công ty.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa là người điều hành cao nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao. Các quyền và nghĩa vụ này bao gồm :
 Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày của công ty đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng
quản trị.
 Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các phương án đầu tư của
công ty.
 Kiến nghị các phương án tái cơ cấu, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
 Bổ nhiệm miễn nhiệm các chức danh quản lý của công ty.
 Quyết định lương và phụ cấp cho người lao động.
Phó giám đốc điều hành : Ông Ninh Quốc Uẩn trực tiếp quản lý và điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cơ điện hoá chất (đơn vị hạch toán kế toán phụ
thuộc và sử dụng mã số thuế phụ).
Phó giám đốc kỹ thuật : Ông Dương Quang Chính trực tiếp phụ trách mảng kỹ
thuật trong việc thiết kế, chế tạo, lắp đặt các sản phẩm nâng hạ đường sông, đường thuỷ và
khung nhà xưởng.
Phòng Nhân chính : Phòng nhân chính trực thuộc quyền điều hành của giám đốc.
Ông Cao Đăng Tuấn – Trưởng phòng – trực tiếp chỉ đạo 12 nhân viên dưới quyền. Phòng

nhân chính có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành về các vấn
đề quản lý điều hành, công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác hành chính quản trị, công
tác tiền lương, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác an ninh, công tác an toàn
lao động.
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 8
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Phòng Kế Hoạch : Phòng kế hoạch trực thuộc giám đốc. Ông Nguyễn Văn Khang –
Trưởng Phòng – chịu trách nhiệm chỉ đạo 4 nhân viên dưới quyền. Phòng kế hoạch chịu
trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc công ty về kế hoạch sản xuất
kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch đầu tư phát triển mở rộng sản xuất. Đồng
thời phòng kế hoạch cũng tham mưu về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh, công tác tiếp thị, lập hồ sơ đấu thầu, hồ sơ hợp đồng kinh tế và thanh lý
hợp đồng kinh tế; thanh quyết toán với khách hàng, xây dựng kế hoạch trung và dài hạn;
xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh.
Phòng kỹ thuật vật tư : Phòng kỹ thuật trực thuộc giám đốc. Ông Lê Văn Quỳ –
Trưởng phòng – trực tiếp điều hành 3 cán bộ kỹ thuật và 3 cán bộ vật tư dưới quyền. Phòng
kỹ thuật vật tư chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc về các lĩnh
vực kỹ thuật sản xuất – thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ sản xuất cho từng loại sản
phẩm, quản lý kỹ thuật, quản lý công nghệ, quản lý máy móc thiết bị, công tác duy tu bảo
dưỡng máy móc thiết bị. Bên cạnh đó phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ kiểm định chất
lượng sản phẩm; xây dựng định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cho từng đơn vị sản
phẩm. Đồng thời phòng kỹ thuật vật tư cũng chịu trách nhiệm cung ứng vật tư kỹ thuật
phục vụ sản xuất kinh doanh, thống kê xuất nhập vật tư, quản lý vật tư hàng hoá.
Phòng tài chính kế toán : Phòng tài chính kế toán trực thuộc Hội đồng quản trị và
Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc trong
lĩnh vực tài chính kế toán, thống kê và thông tin kinh tế, phân tích và hạch toán kế toán,
thực hiện chế độ thống kê Báo cáo quyết toán tài chính theo đúng quy định của pháp lệnh
kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán nhà nước. Hiện nay Bà Trịnh Thị Bích Hạnh –
Phụ trách phòng – chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc, điều hành 2 nhân viên dưới
quyền. Phòng tài chính kế toán kết hợp với các phòng ban khác kiểm soát việc thực hiện

các định mức kinh tế kỹ thuật tại các phòng chức năng và các phân xưởng, quản lý vốn và
thực hiện công tác thu chi tài chính đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Cuối cùng là hai phân xưởng sản xuất, một phân xưởng dịch vụ và một xí nghiệp cơ
điện hoá chất chuyên trách việc trực tiếp chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm.
Phân xưởng gia công cơ và kết cấu thép : Thực hiện nhiệm vụ sản xuất các sản
phẩm theo lịch sản xuất. Tuỳ theo yêu cầu của các bản vẽ kỹ thuật khác nhau phân xưởng
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 9
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
sẽ sử dụng các công nghệ sản xuất phù hợp. Phân xưởng gồm 5 Tổ sản xuất dưới quyền
điều hành của quản đốc :
• Tổ cơ điện
• Tổ gò hàn
• Tổ nguội
• Tổ Tiện
• Tổ rèn
Phân xưởng kết cấu thép và lắp đặt : Đơn vị chuyên trách việc lắp đặt từng cụm
chi tiết cũng như lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, lắp đặt sản phẩm tại các công trình, tổ chức
nghiệm thu sản phẩm, kiểm định sản phẩm và bàn giao cho khách hàng. Phân xưởng bao
gồm 2 tổ dưới quyền điều hành của quản đốc :
• Tổ lắp đặt 1
• Tổ lắp đặt 2
Xí nghiệp cơ điện hoá chất : Đây là đơn vị kế toán phụ thuộc đối với Công ty cổ
phần cơ khí 75, có con dấu riêng, có mã số thuế phụ và được mở tài khoản tại ngân hàng.
Xí nghiệp cơ điện hoá chất hoạt động dưới sự chỉ đạo quản lý của Hội đồng quản trị và
giám đốc công ty, thực hiện chế độ thống kê báo cáo quyết toán với công ty nhưng tự chủ
trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Hiện nay Ông Ninh Quốc Uẩn là giám đốc điều hành
của Xí nghiệp cơ điện hoá chất, dưới quyền có một phó giám đốc trực tiếp quản lý phòng
chức năng tổng hợp và một kế toán trưởng. Xí nghiệp cơ điện hoá chất có 4 Tổ sản xuất :
• Tổ sơn
• Tổ cơ khí

• Tổ hoá chất
• Tổ mạ
Phân Xưởng dịch vụ : Phân xưởng dịch vụ do Ông Nguyễn Khắc Chung trực tiếp
quản lý, có 4 nhân viên dưới quyền. Đây là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị vật tư chuyên
ngành, thiết bị nâng hạ. Đơn vị tiến hành tự hạch toán, tự thu tự chi. Tuy nhiên Phân xưởng
dịch vụ vẫn tuân theo tất cả các chế độ và quy định khác của công ty, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và giám đốc về sản xuất kinh doanh cũng như các vấn đề về sử
dụng lao động
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 10
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Phần II
Thực trạng sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75
1. Đặc điểm khái quát về ngành nghề Công ty cơ khí 75 kinh doanh :
Sản phẩm của Công ty chủ yếu là các công trình, vật kiến trúc… có quy mô
tương đối lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất thường dài… Do
vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công. Đây
vốn là các sản phẩm mà Công ty đã có nhiều kinh nghiệm về thiết kế cũng như sản xuất.
Hiện nay nhờ việc mở rộng mặt hàng kinh doanh nên công ty có nhiều đối tác đa dạng
trong nhiều lĩnh vực, nhưng bạn hàng chính của Công ty vẫn là các đối tác kinh doanh về
lĩnh vực giao thông đường thuỷ, tiêu biểu công ty đã ký kết các văn bản ghi nhớ về hợp tác
kinh doanh với một số công ty con của Tập đoàn Vinnashin (Công ty thép Vạn Lợi, Công
ty Lilama10; đây là điều kiện để công ty có thể tham gia đấu thầu các dự án của Vinashin).
Sản phẩm chính mà công ty sản xuất là cổng trục dầm, cầu trục nâng, máy cẩu, khung nhà
xưởng.
• Cổng trục dầm (Pooc tich) : Cổng trục một dầm
• Cầu trục nâng : bao gồm 2 loại :
 Cầu trục một dầm
 Cầu trục hai dầm
Một đặc điểm quan trọng của các mặt hàng này là không có hàng tồn kho bởi các
mặt hàng chính này thường chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng và mỗi sản phẩm có yêu cầu kỹ

thuật riêng, không thể tiến hành sản xuất lưu kho hàng loạt. Kích cỡ sản phẩm rất lớn cũng
không thích hợp với việc lưu kho. Công ty chỉ có kho hàng hoá cho các loại sản phẩm phụ
và kho chứa nguyên vật liệu, phụ tùng sản xuất.
Ngoài ra Công ty còn kinh doanh nhiều mặt hàng khác : vật liệu chịu lửa, búa đóng
cọc, thiết bị trao đổi nhiệt, vật liệu điện và cách điện, phủ mạ kim loại, sơn tổng hợp… Các
mặt hàng này có thể lưu kho, tuy nhiên giá trị thấp hơn các sản phẩm chính rất nhiều.
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 11
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 :
Công ty Cổ phần cơ khí 75 tổ chức sản xuất chủ yếu theo phương thức khoán gọn
các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trực thuộc.
Giá khoán gọn bao gồm đầy đủ tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thi
công, chi phí chung… của bộ phận nhận khoán.
Việc sản xuất theo đơn đặt hàng giúp doanh nghiệp không phải dự trữ hàng hoá,
thành phẩm, không bị phí tổn mất giá, không tốn chi phí lưu kho. Bên cạnh đó công ty cũng
dễ dàng trong việc đa dạng hoá các loại hình sản phẩm… Tuy nhiên hình thức sản xuất
kinh doanh này đòi hỏi phải có đặc thù về công nghệ, kỹ thuật (để sản xuất tốt cần đầu tư
về công nghệ, kỹ thuật hiện đại và nhân lực chất lượng).
Sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với khách đặt hàng.
3. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Các sản phẩm chính của Công ty được sản xuất theo hình thức đơn chiếc theo đơn
đặt hàng. Với đặc điểm cơ bản là sản phẩm lớn, kết cấu phức tạp thì quy trình sản xuất sản
phẩm được phân ra làm nhiều công đoạn tuần tự kế tiếp nhau cho đến khi hoàn thành sản
phẩm.
Tại Công ty Cổ phần cơ khí 75, quá trình sản xuất các sản phẩm chính được chia ra
làm 3 công đoạn :
 Chế tạo phôi : Toàn bộ nguyên vật liệu ở dạng thô (sắt, thép, kim loại…) được
sơ chế (cưa, cắt, rèn…). Thành phẩm của công đoạn này là kim loại, nguyên vật
liệu được pha thành tấm, miếng đã qua xử lý theo yêu cầu kỹ thuật ban đầu.
 Gia công cơ khí : Các tấm, miếng kim loại được đem đi tiện, phay, nguội, bào…

bằng các máy móc kỹ thuật chuyện dụng nhằm tạo ra các thành phẩm bộ phận
theo đúng yêu cầu thiết kế.
 Lắp đặt : Sản phẩm được hoàn thiện bằng việc lắp đặt các thành phẩm bộ phận
từ công đoạn cơ khí, tiến hành kiểm tra, chạy thử, hoàn thiện sản phẩm. Công
đoạn này thường được thực hiện 2 lần, lần một ở đơn vị sản xuất và lần 2 ở đơn
vị khách hàng.
Quy trình sản xuất cầu trục tại Công ty cổ phần cơ khí 75 được thể hiện dưới sơ đồ
sau :
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 12
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cầu trục :
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 13
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
4. Mô tả quy trình thiết kế sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 14
Gá hàn, liên kết dầm
đầu, dầm chính
Tiện trục,
gối trục
Mài trục, gối trục
Tiện
ép trục vào bánh
xe, vòng bi
Kho bán thành phẩm
Lắp vào hộp điện
Chạy thử có tải
Chạy thử
không tải
Tổng lắp tại bên B –
Công ty CK75

Đánh gỉ, sơn
chống gỉ, sơn
màu vàng
Dây cáp điện, khởi động từ
Kiểm tra chất
lượng sản phẩm
Kiểm định chất lượng,
nghiệm thu, bàn giao
Lắp đặt, hoàn thiện
(Tại bên A – Khách
hàng)
Các bán thành
phẩm mua ngoài :
Pa lăng điện
Pha phôi trục
bánh xa, gối trục
Gia công các chi tiết
khung dầm, lan can
Đúc bánh xe
Thép CT3
Thép 55L
Thép CT45
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Việc thiết kế các sản phẩm được tiến hành tại phòng kỹ thuật vật tư. Sau khi việc ký
kết hợp đồng được hoàn tất (hợp đồng kinh tế hoặc xây dựng bao gồm 6 bản gốc có giá trị
như nhau, mỗi bên giữ 3 bản), 1 trong 3 bản hợp đồng gốc được chuyển cho phòng kỹ thuật
vật tư. Tuỳ theo yêu cầu công việc bản hợp đồng gốc có thể tiếp tục được sao chép và lưu
hành trong phòng. Phòng kỹ thuật vật tư của Công ty cổ phần cơ khí 75 có 1 trưởng phòng
và 6 nhân viên, trong đó có 3 nhân viên chuyên trách về việc thiết kế và thực hiện các bản
vẽ kỹ thuật.

Dựa vào các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (khối lượng nâng, độ cao nâng, chiều
cao, số lượng dầm đỡ, chất liệu, kiểu dáng, công nghệ chế tạo, loại sơn sử dụng…), phòng
kỹ thuật sẽ thiết kế các chi tiết cụ thể của sản phẩm. Mỗi chi tiết đều được vẽ trên 3 hình
chiếu của bản vẽ kỹ thuật (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu xiên) với các
thông số về tên của chi tiết, tỉ lệ, vật liệu chế tạo, khối lượng của chi tiết, số lượng của chi
tiết. Trên mỗi bản vẽ kỹ thuật có ghi đầy đủ tên người thiết kế, người vẽ, người kiểm tra,
người xét duyệt (Người xét duyệt là trưởng phòng Lê Văn Quỳ). Thông thường nhân viên
thiết kế và nhân viên vẽ là một người, nhưng hiện nay công ty cổ phần cơ khi 75 sử dụng
ba nhân viên, hai người chuyên thiết kế chi tiết trên giấy, một người chuyên chuyển đổi các
bản vẽ trên giấy thành các bản vẽ có độ chính xác cao trên máy (Đây thực chất là một vấn
đề hạn chế về kỹ thuật, do nhân viên có năng lực thiết kế tốt đã có tuổi nhưng lại không có
kỹ năng thiết kế trên máy tính, trong khi nhân viên có kỹ năng thiết kế trên máy tốt lại chưa
có đủ kinh nghiệm và năng lực để thiết kế các chi tiết dựa vào các thông số kỹ thuật ban
đầu từ hợp đồng kinh tế).
Do số lượng các chi tiết của mỗi sản phẩm thường nhiều, đồng thời yêu cầu kỹ thuật
về chế tạo cũng không đòi hỏi các mô hình 3D nên các chi tiết này sau khi được vẽ 3 mặt
cắt kỹ thuật riêng biệt trên máy tính thường không được hiển thị bằng hình ảnh, mô hình
3D. Các chi tiết sản phẩm thường có kích thước lớn và nhiều chỉ số kỹ thuật nên cỡ giấy kỹ
thuật sử dụng rất đa dạng, đa phần là A0, A1,A2,A3. Cỡ giấy A4 thường ít được sử dụng
trong các bản vẽ kỹ thuật mà dùng nhiều cho việc in ấn văn bản.
Sau khi mỗi bản vẽ chi tiết được duyệt, phòng kỹ thuật sẽ gửi cho đối tác(thường sử
dụng fax và e-mail) để lấy ý kiến. Bản vẽ sẽ được chỉnh sửa trong phạm vi các điều khoản
của hợp đồng, đến khi cả 2 bên đều thống nhất, sẽ có được bản vẽ kỹ thuật hoàn thiện các
chi tiết sản phẩm. Việc chỉnh sửa thiết kế có thể có sự tham gia của bên thứ 3 để đảm bảo
về tính khách quan, hợp lý (công ty tư vấn thiết kế). Với các công trình lớn sẽ phải có khâu
duyệt bản vẽ thiết kế của cả 3 bên.
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 15
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Bản vẽ kỹ thuật các chi tiết sản phẩm hoàn thiện được sao chép và chuyển giao cho
phòng kế hoạch. Tại đây nhân viên xây dựng định mức sẽ xây dựng định mức tiêu hao về

vật tư, lao động… cho các chi tiết này. Cuối cũng bản vẽ kỹ thuật và các yêu cầu về định
mức tiêu hao được chuyển cho các phân xưởng tiến hành sản xuất.
Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 16

×