Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

5 điều cần tránh để rộng mở đường công danh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.31 KB, 4 trang )

5 điều cần tránh để rộng mở đường
công danh
Ngoại trừ số ít những người may mắn có đường công danh rộng mở, hầu hết
những ai đang đi làm đều có lúc tự hỏi vì sao những khó khăn, trắc trở lại cứ
“rơi” trúng vào mình. Nếu đây là điều khiến bạn băn khoăn thì kinh nghiệm
sau sẽ rất hữu ích.
Ngạn ngữ có câu: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói
quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Điều đó có
nghĩa là số phận mỗi người không hề là chuyện đã an bài mà phụ thuộc vào
chính suy nghĩ, hành động qua mỗi ngày.
Nếu là người có năng lực và nhiệt huyết nhưng hiện tại chưa có được thành
công như mong muốn, bằng cách thay đổi tư duy, thái độ, bạn có thể cải
thiện hành vi của mình và từ đó giúp con đường công danh thêm rộng mở.
Sau đây là một số cách hành xử bạn cần tránh:
1. Cư xử thô lỗ
Khi sự nghiệp xuôi chèo mát mái ai cũng có thể là người hòa nhã, lịch thiệp,
nhưng đến khi sóng gió nổi lên, không ít người nhanh chóng đánh mất sự
nhã nhặn ấy. Tuy nhiên bạn nên biết rằng đó không phải một cách biện minh
thỏa đáng cho sự nóng nảy, cục cằn. Cho dù thất vọng đến đâu với việc bị
nhà tuyển dụng phớt lờ hay buổi phỏng vấn xin việc chẳng thành công như
mong muốn, hay bị sếp ngó lơ khi có dịp tăng lương…bạn vẫn nên biết kiềm
chế.
Đừng “xả giận” bằng những bức email, đoạn tin nhắn thô lỗ hoặc những
hành động tương tự khác mà không thể đảo ngược. Đồng thời bạn cũng nên
hiểu rõ những hành động như tới trễ một buổi họp hoặc quên việc thực hiện
lời hứa có thể bị coi là bất lịch sự ra sao. Hãy cố gắng vượt qua khó khăn
bằng cách trân trọng, hồ hởi với những điều vẫn còn tốt đẹp trong cuộc sống
bạn và tự tìm một con đường mới tới với sự vui vẻ, yêu đời.
Hạn chế tiếp xúc, tán gẫu với những người bi quan, hay than thở. Thay vào
đó cố gắng tìm những người biết động viên khuyến khích. Hãy kiểm soát
cuộc sống hoặc giả vờ như bạn đang làm được như vậy cho đến khi bạn cảm


nhận được điều đó. Rất nhanh thôi, bạn sẽ tìm lại được cho mình sự lạc
quan, hứng khởi.
2. Đầu hàng trước những công việc khó khăn
Khi muốn tiến lên một nấc thang mới ở công ty hiện tại hoặc tìm kiếm cơ
hội ở một công ty khác, hãy luôn nhớ rằng chính bạn là người duy nhất
khiến mong muốn ấy có thể xảy ra hay không. Không phải sếp của bạn, cũng
không phải đồng nghiệp của bạn, lại càng không phải vợ/chồng/bạn thân của
bạn.
Điều đó không có nghĩa là bạn không cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những
người xung quanh nhưng đừng mong chờ họ có thể giúp bạn làm phần việc
khó nhất, đặc biệt là những khâu suy nghĩ, lập kế hoạch và thực thi. Bạn có
thể thuê ai đó giúp mình thực hiện một phần chiến lược chuyển đổi nghề
nghiệp của mình nhưng đừng hy vọng rằng chỉ cần ngồi đó nghĩ là một ngày
nào đó bạn sẽ trở thành lực sỹ. Bạn cần hành động, cần đổ mồ hôi thực sự.
3. Không theo dõi thành quả công việc
Nếu vẫn được công ty tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động, tăng lương, rõ
ràng bạn đang đạt được thành công nào đó. Bởi đơn giản nếu không công ty
sẽ chẳng thể trả lương cho bạn. Khi muốn biết thành quả công việc mình đạt
được là gì, hãy luôn nhớ đặt câu hỏi: “Công việc mình đang làm ảnh hưởng
tới doanh thu/lợi nhuận của công ty?”.
Ngay cả khi bạn nhận mình là một công nhân quèn, là người súc rửa chai lọ
trong nhà máy thì rõ ràng ít nhất cách bạn vệ sinh chúng cũng đủ sạch sẽ
theo yêu cầu khách hàng. Và nếu không có khách thì hiển nhiên công ty
không có doanh thu để trả lương cho bạn.
Nếu không thường xuyên theo dõi những thành quả mình đạt được, một
ngày nào đó khi muốn ra đi tìm cơ hội mới, bạn sẽ chẳng biết liệt kê thành
tích gì vào bản sơ yếu lí lịch hay thư xin việc để gây ấn tượng với ông chủ
tương lai.
Đây có thể là một ví dụ đơn giản nhưng điều quan trọng hơn ở đây đó là
hãy cố hình dung rộng hơn xem công việc của bạn đang gây tác động ra sao

tới toàn bộ công ty. Việc cứ cho rằng mình chẳng có thành công nào đáng kể
chính là một thái độ có thể khiến sự nghiệp của bạn mãi không “cất cánh”
nổi.
4. Trong mắt mọi người bạn như một khúc ca buồn
lúc nào bạn cũng tỏ ra là người ủy mị, ướt át, với những dòng “status” u ám.
Bạn ngó lơ những nhận xét, bình luận của bạn bè và cũng chẳng màng xem
họ đang chia sẻ gì. Nếu đó là điệu bạn đang làm thì hãy từ bỏ ngay thói quen
ấy bởi ngày nay mạng xã hội cũng là một xã hội thu nhỏ. Bạn cần phải
tương tác với mọi người, phải có thái độ tích cực nếu không muốn bị bỏ lại.
5. Đừng tiết kiệm lời “cảm ơn”
Cho dù đang trong một cuộc phỏng vấn hay thể hiện sự biết ơn vì đã nhận
được một lời khuyên từ một người bạn, thành viên trong gia đình, nhà tuyển
dụng…đừng bao giờ quên nói cảm ơn. Vì sao vậy? Bạn càng tỏ ra biết ơn
với mọi người thì bạn càng có cơ hội được những người khác nhớ tới khi họ
bất chợt bắt gặp 1 cơ hội nghề nghiệp nào đó phù hợp với bạn.
Điều này nghe có vẻ xa vời nhưng thực chất bất kỳ ai cũng có thể gặp một
cơ hội tốt phù hợp với người khác nhưng vấn đề là ít khi họ sẵn sàng cởi mở
với những người không biết ơn. Bởi vậy, hãy đừng tiếc lời cảm ơn khi cần,
bạn sẽ thấy tác dụng nó đem lại thật bất ngờ.


×