Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.26 KB, 3 trang )

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh
dưỡng thấp còi

Hầu hết các bậc cha mẹ thường chỉ quan tâm đến cân nặng của cn, ít khi chú
ý đến chiều cao của trẻ, ngay cả khi sinh các nữ hộ sinh cũng chỉ cần trẻ mà
ít khi đo chiều dài của trẻ là bao nhiêu. Chiều dài của trẻ khi sinh cũng rất
quan trọng, nó phản ánh tình trạng dinh dưỡng sau này của trẻ.

Có 3 giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển chiều cao:
- Giai đoạn bào thai: nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng
nhẹ cân thấp chiều cao thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.
- Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: chiều cao lúc trẻ 2 tuổi bằng 1/2 chiều cao lúc trẻ
trưởng thành, vì vậy nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng.
- Giai đoạn tuổi tiền dậy thì: 10 – 13 tuổi ở trẻ gái, 13 - 17 tuổi ở trẻ trai. Vì
vậy, nếu trẻ gái sau khi hành kinh, trẻ trai sau 17 tuổi sẽ rất khó có thể cao
được nữa.
Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?
Đây là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với
chiều cao chuẩn. Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi phản ánh tình trạng suy
dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay
có khoảng 29,5% số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị SDD
thấp còi, với khoảng 154 triệu trẻ em. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy
ra trước khi trẻ được 3 tuổi. Trẻ em bị thấp còi sau này trở thành người lớn
cũng có chiều cao thấp. Hơn nữa, những người bị SDD thấp còi thường có
nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn, lao động kém hơn so với người bình
thường.
Theo mô hình chu trình dinh dưỡng - vòng đời do Tiểu ban dinh dưỡng của
Liên Hợp Quốc đưa ra tại Hội nghị dinh dưỡng về những thách thức cho thế
kỷ XXI thì trẻ em thấp còi về sau trở thành người lớn cũng có chiều cao
thấp. Trẻ em gái bị SDD thấp còi lớn lên trở thành người phụ nữ thấp còi và
khi đẻ con thì nguy cơ SDD thấp còi cho con cao hơn.


Những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi
- Trẻ sinh non.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ
sinh < 2.500g.
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.
- Trẻ bị còi xương.
- Trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý.
Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.
- Ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống.
- Trẻ dễ bị béo phì do thấp chiều cao.
Làm gì để giúp trẻ?

×