Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đừng để trẻ mắc viêm phổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.67 KB, 3 trang )

Đừng để trẻ mắc viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh rất hay gặp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ rất cao sau bệnh
tiêu chảy. Viêm phổi bao hàm một trong số các bệnh về phổi như viêm phế
quản phổi, viêm tiểu phế quản

Tại sao thời tiết lạnh trẻ em dễ mắc bệnh viêm phổi?
Thời tiết lạnh, đặc biệt là thời tiết khắc nghiệt là điều kiện rất thuận lợi cho
vi khuẩn và virus có trong không khí tồn tại lâu dài. Những vi khuẩn và
virus có trong không khí khi con người hít phải chúng sẽ nhanh chóng xâm
nhập vào đường hô hấp, bám vào niêm mạc, nhân lên, tiết ra độc tố vi
khuẩn, phá hủy tế bào đường hô hấp (virus) và gây bệnh.
Đối với trẻ em khi bị các vi sinh vật xâm nhập vào đường hô hấp "vi khuẩn
hoặc virus hoặc kết hợp cả hai", kèm theo sức đề kháng của trẻ còn non kém
hoặc chưa đầy đủ để chống lại tác nhân gây bệnh tạo điều kiện cho vi sinh
vật gây tổn thương niêm mạc khí phế quản, tiểu phế quản.
Nếu trẻ em không được chăm sóc chu đáo, mặc quần áo phong phanh hoặc
thiếu quần áo mặc mùa lạnh hoặc mặc quần áo ướt càng dễ bị nhiễm lạnh và
nguy cơ viêm phổi, đặc biệt các cháu có sức đề kháng yếu như còi xương,
suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính như viêm VA, rối loạn tiêu hóa,
HIV/AIDS
Yếu tố gây viêm phổi?
Trước hết phải kể đến điều kiện sống và sức đề kháng của các cháu. Trẻ có
sức đề kháng tốt, mặc đủ ấm, được bố mẹ hoặc cô nuôi trẻ chăm sóc cẩn
thận, ăn uống đủ chất thì dù là mùa lạnh nhưng các cháu cũng ít có khả năng
mắc các bệnh viêm phổi. Nếu cháu có chế độ dinh dưỡng kém, điều kiện
chăm sóc không tốt, sức đề kháng không tốt (do chưa có điều kiện tiêm
vaccine, trẻ hay ốm yếu, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS); trẻ còi xương suy dinh
dưỡng; trẻ mắc bệnh bẩm sinh về tim mạch, hô hấp, hàm mặt; trẻ đẻ thiếu
tháng, thiếu cân nặng
Sức đề kháng của trẻ còn non kém cũng là điều kiện cho vi sinh vật gây tổn
thuơng niêm mạc phế quản, tiểu phế quản


Bên cạnh đó môi trường sống không thuận lợi làm cho các loại vi sinh vật
gây bệnh có điều kiện phát triển như môi trường sống mất vệ sinh, vệ sinh
hoàn cảnh kém; bố, mẹ hoặc trong gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào;
sống thiếu không khí, thiếu ánh sáng, nhà ẩm thấp, khói bếp, khói bếp than
làm cho nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ càng cao.
Có nhiều loại vi khuẩn, virus hoặc vi nấm có thể gây viêm phổi cho trẻ nhất
là vào mùa lạnh. Loại vi khuẩn hay gặp nhất là S.pneumoniae, H.influenzae,
B.catarrhali, M.hominis, S.aureus, S.pyogenes ; virus cúm, virus hợp bào,
virus H5N1, virus sởi Do đường lây truyền của một số vi khuẩn, virus là
không khí vào hệ hô hấp nên khi một trẻ nào đó bị bệnh rất dễ lây lan cho
nhiều trẻ khác trong lớp học, trong vườn trẻ hoặc trong gia đình, làng xóm,
khu phố.
Biện pháp phòng ngừa
Việc đầu tiên cần quan tâm là làm sao để trẻ càng ngày càng có sức khỏe tốt.
Sức khỏe tốt là có sức đề kháng tốt, do đó trẻ sẽ tăng sự ngăn chặn được
nhiều loại vi khuẩn khi chúng muốn xâm nhập vào cơ thể. Muốn vậy cần
cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng. Không để trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.
Không để trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Nơi ở
cần thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh gió lùa vào mùa lạnh, có các công trình
vệ sinh gia đình, lớp học, trường học đạt yêu cầu. Mùa lạnh các cháu cần
mặc ấm (quần, áo, mũ, găng tay, bít tất, khẩu trang) nhất là khi ra khỏi nhà.
Cần phát hiện sớm trẻ bị viêm đường hô hấp trên như ho, sốt, sổ mũi, khò
khè, tiêu chảy và đưa đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị,
tốt nhất là đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa nhi. Tuyệt đối gia đình, bố, mẹ
các cháu không tự tiện mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Một số bệnh viêm phổi liên quan đến khả năng lây lan của vi sinh vật cần
cách ly trẻ với các cháu ở lớp học, với các cháu trong gia đình và các cháu
hàng xóm, dân phố.


×