Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng bệnh lồng ruột cho trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.04 KB, 3 trang )

Phòng bệnh lồng ruột cho
trẻ
Nghe các bác sỹ nói trẻ bị lồng ruột cũng rất nguy hiểm.
Vậy xin hỏi biểu hiện ban đầu của bệnh là như thế nào và
làm sao để phòng bệnh?
Số trẻ mắc bệnh lồng ruột đang có xu hướng tăng cao.
Bệnhthường gặp nhiều ở trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi và nhiều
nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái.

Tuy nhiên, vẫn gặp một số trẻ em từ 2 - 3 tuổi bị lồng ruột.
Bệnh lồng ruột có thể xảy ra bất ngờ khi một khúc ruột bên
trên di chuyển rồi chui vào khúc ruột phía dướilàm tắc
nghẽn sự lưu thông của ruột.
Biểu hiện của bệnh là trẻ khóc thét đột ngột, nôn hết thức
ăn, khoảng 5 - 6 giờ sau sẽ thấy đi ngoài ra máu. Nếu trẻ
được đưa đến bệnh viện điều trị sớm các bác sĩ sẽ áp dụng
phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi.
Kết quả điều trị cho thấy gần như 100% trường hợp đều
thành công trong 24 giờ đầu. Nhưng nếu đưa trẻ đến bệnh
viện muộn sẽ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn
nước điện giải trầm trọng, nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột,
thủng ruột và phải phẫu thuật.
Với những trẻ đã bị thủng ruột, các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ cả
đoạn ruột. Trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn
có nguy cơ bị tái phát. Vì vậy, khi thấy trẻ có những triệu
chứng của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên
khoa nhi để được điều trị kịp thời.
Hiện vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây
bệnh lồng ruột, do vậy cũng chưa có cách phòng ngừa hữu
hiệu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy do chế độ ăn
dặm, thay đổi sữa đột ngột đã làm nhu động ruột của trẻ


thay đổi dễ gây bệnh lồng ruột.
Để phòng bệnh, khi cho trẻ ăn dặm hay khi chuyển đổi sữa
theo độ tuổi của trẻ, các bà mẹ nên cho trẻ ăn ít một rồităng
dần theo nhu cầu cơ thể của trẻ.

×