Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sốt phát ban ở trẻ em kiêng gì ? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.45 KB, 4 trang )

Sốt phát ban ở trẻ em kiêng
gì ?
Đây là một bệnh trẻ em thường mắc phải. Bệnh sốt phát
ban có tên Mỹ là Roseola tức là ban màu hồng. Là vì những
vết nổi lên sau cơn sốt của bệnh này có mầu hồng. Còn tên
tiếng Việt thì đặt theo tiến triển của bệnh: sau cơn sốt kéo
dài 2, 3 ngày, thân người của em bé sẽ nổi ban.

- Không có thuốc chích ngừa bệnh sốt phát ban. Do đó,
cách tốt nhất để con bạn không bị bệnh là tránh tiếp xúc với
một em bé đang bị. Nếu con bạn đang bị bệnh, nên giữ em
ở nhà, cách xa các trẻ em khác.
- Đa số chúng ta đều đã có kháng thể chống bệnh vào tuổi
bắt đầu đi học, khiến tránh được bệnh lần thứ nhì. Nhưng
dù vậy, khi trong nhà có người bị bệnh này, cả nhà nên rửa
tay kỹ thường xuyên để tránh lây lan bệnh cho những người
chưa bị.
- Người lớn nào lúc nhỏ chưa bị thì có thể bị lây bệnh
nhưng thường chỉ bị nhẹ thôi, tuy họ vẫn có thể lây bệnh
cho người khác.
Thường thì chúng ta không cần làm gì cả, chỉ chờ cho hết
bệnh. Tuy nhiên, sốt cao có thể làm cho em bé khó chịu,
cha mẹ có thể cho em uống thuốc acetaminophen (Tylenol)
hay ibuprofen (Advil, Motrin ) để giảm bớt sốt. Không nên
cho em uống aspirin vì có thể làm em dễ bị chứng Reye’s
syndrome là một bệnh nặng. Nên cho em bé uống nhiều
nước, nằm nghỉ.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi
Trung ương, trong y khoa không hề có chống chỉ định tắm
cho bất cứ loại bệnh nào. Ngay cả những bệnh nhân nặng
nằm liệt giường, hay phải thở máy thì nhân viên y tế cũng


vẫn phải vệ sinh thân thể cho họ.
Với các bệnh phát ban, việc kiêng tắm cũng không cần
thiết. Quan điểm nước sẽ làm bệnh nặng hơn là không có
cơ sở khoa học. Lúc này, da đang không khỏe mạnh nên
càng cần được làm sạch để tránh viêm nhiễm. Nhất là ở trẻ
em, làn da rất mỏng manh, sức đề kháng kém, trẻ lại không
kiềm chế được việc gãi khi ngứa. Do đó nếu để da bẩn, trẻ
sẽ mệt mỏi thêm, dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm, rất
nguy hiểm.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ đang ốm mà mẹ
cứ đưa ra tắm như bình thường. Lúc này cơ thể trẻ đang
yếu, vì vậy cần tắm một cách thận trọng. Dùng nước hơi
ấm, rửa từng phần một, đầu tiên là mặt, cổ, sau đó đến tay,
ngực – bụng, lưng, hai chân… Làm sạch xong phần nào,
thấm khô và quấn khăn cho trẻ phần đó, rồi mới tiếp tục.
Nên làm nhanh, nhẹ nhàng.
Nếu trẻ mệt quá thì chỉ nên “tắm khô”, tức để nằm trên
giường và dùng khăn thấm nước ấm, vắt đi rồi lau nhanh
từng phần như trên.

×