Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sốt siêu vi ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.79 KB, 18 trang )

Sốt siêu vi ở trẻ em

Các tin tức dồn dập gần đây cho thấy một hiện tượng bùng phát các bệnh
nhiễm virus ở trẻ em, bao gồm những bệnh lý đặc thù như quai bị và sốt xuất
huyết và các dạng bệnh phát triển thành dịch gọi chung là nhiễm siêu vi mà tác
nhân gây bệnh cần phải được xác định cụ thể hơn. Gây chú ý nhiều nhất là dịch
“sốt siêu vi” đang hoành hành ở trẻ em và học sinh tại Hà Nội và một số tỉnh,
thành, với biểu hiện chính là sốt và các triệu chứng đường hô hấp (ho, sổ mũi, đau
họng...).

Có nhiều loại tác nhân siêu vi (trên 250 phân típ kháng nguyên thuộc 8
giống khác nhau) có thể gây hội chứng hô hấp. Có lẽ đây là nhóm bệnh lý cấp tính
phổ biến nhất - mà mỗi người bình quân hằng năm mắc phải 3 - 5 lần, nhiều nhất
là ở trẻ nhỏ. Đại đa số các bệnh nhiễm này liên hệ đường hô hấp trên, nhưng bệnh
đường hô hấp dưới cũng có thể phát sinh, đặc biệt ở trẻ nhỏ và một số nhóm dịch
tễ. Thường gặp nhất là:
- Các rhinovirus, tác nhân chính gây hội chứng cảm lạnh (sổ mũi, nghẹt
mũi, nhảy mũi), đôi khi gây biến chứng viêm tai, viêm xoang, viêm phổi hay các
cơn kịch phát hen suyễn hoặc viêm phế quản.
- Coronavirus: cũng thường gây cảm lạnh.
- Adenovirus: gây cảm lạnh, viêm họng và đôi khi viêm phổi ở trẻ em, có
thể phát thành dịch ở trường học và doanh trại quân đội.
- Virus cúm A, B: gây bệnh cúm, có thể gây biến chứng viêm phổi hay
viêm mũi - họng.
- Phó cúm: viêm thanh quản, viêm phổi ở trẻ em, viêm họng, cảm lạnh,
viêm khí phế quản ở người lớn.
- RSV (virus hợp bào hô hấp): viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ em,
cảm lạnh ở người lớn, viêm phổi ở người già...
- Enterovirus (các virus Echo và Coxsackie): gây bệnh sốt cấp tính không
đặc thù (“cúm mùa hè”), bệnh Bornholm (sốt, tức ngực, đau bụng trên), bệnh sốt
phát ban, bệnh tay - chân - miệng (nổi mụn nước, bóng nước, loét, phát ban)...


Nhưng dịch sốt siêu vi hiện nay là do tác nhân nào? GS. Đỗ Quang Hà, một
chuyên gia về virus học ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, nhận định: “Muốn
xác định tác nhân gây bệnh, phải phân lập virus. Nhưng đó là những dạng bệnh
nhẹ, với diễn tiến thường lành tính, cho nên các nơi thường không làm xét nghiệm
phân lập...”. Và cho dù có nhận diện được một virus, thì điều ấy không có nghĩa là
đợt bùng phát “sốt siêu vi” hiện nay chỉ do một tác nhân duy nhất gây nên. Trong
khi đó, một giới chức y tế ở Hà Nội cho rằng tác nhân gây dịch sốt siêu vi hiện
nay ở Hà Nội là một adenovirus. Là một virus thuộc giống Mastadenovirus, bao
gồm ít nhất 47 típ huyết thanh, adenovirus của người thường gây bệnh cho trẻ em
và nhũ nhi, đặc biệt vào thời điểm hiện nay (từ mùa thu đến mùa xuân). Một số típ
adenovirus (4, 7, 3, 14, 21) có kết hợp với những cơn bột phát bệnh cấp đường hô
hấp nơi các tân binh vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh nhiễm adenovirus được
điều trị theo triệu chứng cùng với các biện pháp hỗ trợ (không dùng thuốc kháng
virus). Vaccin cho adenovirus 4 và 7 đã được triển khai nhằm phòng chống dịch
trong các trại lính tân binh.
Bệnh sốt xuất huyết
Các vị khách mời: Giáo sư Tiến sĩ Đặng Đức Phú (Viện Vệ sinh dịch tễ
trung ương) và Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm- Phó Trưởng khoa virus ký sinh
trùng (Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia) giải đáp những câu hỏi
của bạn đọc xung quanh việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; cách nhận biết, xử
lý khi gia đình có người thân mắc bệnh sốt xuất huyết.
(VOV)_Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có
thể bộc phát thành dịch, đe dọa sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng. Bệnh có
thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.

Trong vòng 1 tháng qua, có những lúc bệnh sốt xuất huyết đã lan rộng ra
nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Nam. Tại Hà Nội, tính
đến ngày 11/8, đã có 215 bệnh nhân sốt xuất huyết rải rác tại địa bàn 90 phường,
xã của 14 quận huyện, tăng 70,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trước sự nguy hiểm của dịch bệnh này, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Đức Phú

(Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) và Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm- Phó
Trưởng khoa virus ký sinh trùng (Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc
gia); tham gia chương trình Phòng mạch Online sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn
đọc xung quanh việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; cách nhận biết, xử lý khi
gia đình có người thân mắc bệnh sốt xuất huyết.
* Cháu muốn hỏi những triệu chứng nào để phát hiện bệnh SXH? Làm thế
nào phát hiện bệnh sớm và nếu nghi bị SXH thì phải đưa đến bệnh viện ngay phải
không?(Thái Anh, 20 tuổi)
ThS. BS Nguyễn Tiến Lâm: Những triệu chứng để phát hiện bệnh SXH là
sốt cao đột ngột, rất đau đầu, đau mỏi người, đau mỏi cơ, khớp, mệt mỏi, có thể
chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng.Người bệnh có biểu hiện các chấm nốt
xuất huyết dưới da (nốt bầm đỏ, tím).
Để phát hiện sớm bệnh SXH thì khi có những triệu chứng trên trong vòng
1-3 ngày nếu người bệnh sống trong vùng có nhiều người đã được chẩn đoán là
SXH thì cần nghĩ tới khả năng bị bệnh SXH. Trong trường hợp người bệnh sốt
cao, mệt lả, nôn, đau bụng, xuất huyết nhiều, đi tiểu ít thì phải đưa bệnh nhân đến
bệnh viện ngay.
GS.TS Đặng Đức Phú: Ngoài ra, có những điều có thể dễ dàng hơn cho bác
sĩ lâm sàng trong chẩn đoán nếu như bác sĩ dự phòng cung cấp những thông tin
liên quan đến bệnh tại vùng xảy ra dịch.
* Bệnh sốt xuất huyết là do những nguyên nhân gì gây ra, thưa BS? Tại sao
bệnh lại phát theo mùa?(Hà Quang, 36 tuổi)
GS. TS Đặng Đức Phú: Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện do người bệnh bị
nhiễm virus dengue, nhưng người bị nhiễm loại virus này thường do vật trung
gian, ở đây là muỗi cái, cụ thể là loại muỗi Ae.aegypti, Ae.albopictus đã hút máu
của một người đã, đang bị nhiễm bệnh. Để đủ bữa ăn, con muỗi này thông thường
phải hút máu của 4-5 người và cũng do vậy cho nên người ta cho rằng muỗi có thể
truyền bệnh cho nhiều người một lúc. Do số lượng muỗi biến động theo mùa, chủ
yếu vào mùa mưa muỗi sinh sôi nảy nở mạnh. Do vậy ở Việt Nam, bệnh thường
phát triển mạnh vào tháng 7 đến tháng 10 hàng năm .


* Sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em khác nhau như thế nào? (Nguyễn
Mạnh Hùng, 30 tuổi)
GS.TS Đặng Đức Phú: Sốt xuất huyết ở người lớn có nhiều sự khác nhau.
Thứ nhất là khác theo miền. Ở miền Bắc thì số người lớn mắc chiếm có khi đến
80%, nhưng ở miền Trung và miền Nam thì có thể ngược lại.
Tuy nhiên, đối với trẻ em, có một số triệu chứng nguy hiểm của bệnh mà
các nhà lâm sàng học cần quan tâm.
Sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm hơn ở người lớn vì: Sốt cao có thể gây ra
co giật, lượng nước ở trong cơ thể trẻ em nhiều nên dễ mất nước khi sốt cao dẫn
đến trụy tim mạch (hạ huyết áp). Trẻ em dễ có nhiều biến loạn khác nếu người lớn
không chăm sóc và theo dõi chặt chẽ (do trẻ không thể biết được về tình hình diễn
biến bệnh).
* Khi bị sốt xuất huyết, hình như phải kiêng uống thuốc gì đó, tôi không
nhớ, xin bác sĩ cho biết và giải thích tại sao lại không được uống thuốc
đó?(Nguyễn Thế, 26 tuổi)
ThS.BS Nguyễn Tiến Lâm: Đúng, khi bị sốt xuất huyết thì không được
uống thuốc Aspirin vì thuốc này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể
dẫn đến tử vong. Bệnh sốt xuất huyết đã có triệu chứng xuất huyết và dễ có biểu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×