Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

đặc điểm phân bố cá nổi và cấu trúc nhiệt – muối ở vùng biển miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.12 KB, 34 trang )

Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 1

PHẦN 1: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1.1.THờI GIAN VÀ NộI DUNG THựC HIệN
Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 14-3-2005 đến ngày 25-6-2005
-Nơi thực hiện đề tài: Viện Hải Dương Học Nha Trang
Nội dung thực hiện đề tài: Đặc điểm phân bố cá nổi và cấu trúc nhiệt –
muối ở vùng biển Miền Trung .
Với các công việc cụ thể sau:
Thống kê và phân tích sự phân bố, biến đổi năng suất đánh bắt một
số loài cá nổi có giá trị kinh tế cao trong nghề lưới rê ở vùng nước
ven biển miền Trung (Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận)
Phân tích cấu trúc nhiệt-muối( theo không gian và thời gian ) ở vùng
biển miền Trung.
Phân tích,đánh giá quan hệ định tính giữa sự phân bố và tập trung cá
với đặc điểm cấu trúc nhiêt- muối.
Đề xuất khả năng dự báo sự tập trung cá theo cấu trúc nhiệt –muối.
Phân tích thống kê và thể hiện trên phần mềm GIS.

1.2.CÁC Dữ LIệU Sử DụNG
Do thời gian hạn chế không thể tham gia khảo sát trên biển, nhưng được sự
cho phép của các thầy và lãnh đạo Viện Hải dương học, chúng tôi được sử dụng
các nguồn dữ liệu đã công bố và chưa công bố của một số đề tài đang được lưu trữ
tại Viện, để thực hiện các nội dung nói trên của luận văn tốt nghiệp. Dưới đây là
các nguồn dữ liệu chủ yếu đã sử dụng trong luận văn:
1. Nguồn dữ liệu chủ yếu là dữ liệu thô của chương trình hợp tác giữa Việt
Nam - Nhật Bản ( JICA- Cơ quan hợp tác hải ngoại của Nhật). Tất cả có


4 chuyến điều tra gồm 95 mẻ lưới rê trôi được quan trắc đồng bộ với
một số yếu tố hải dương học nghề cá (xem Bảng 1, Hình 1, 2).
2. Các kết quả công bố trong “Tuyển tập nghiên cứu biển từ năm 1977 đến
năm 2004” có liên quan đến phần Vật lý - Thủy văn – Nguồn lợi ở vùng
biển miền Trung.
3. Các dữ liệu công bố trong “Tuyển tập các công trình nghiên cứu vùng
nước trồi mạnh Nam Trung Bộ –năm 1997”.
1.3.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, Xử LÝ Dữ LIệU
Nguồn lợi hải sản nổi sống ở lớp nước mặt và dưới mặt biển bằng lưới rê trôi.
Phương tiện khảo sát nguồn lợi và môi trường là tàu nghiên cứu với công suất
1500 cv. Ngoài các thiết bị thông dụng hàng hải (định vị vệ tinh GPS, máy đo sâu,
máy dò ngang, ) trên tầu còn trang thiết bị chuyên dùng quan trắc và đo đạc về khí
tượng, thủy văn (độ ẩm, gió, bức xạ,…) về hải dương( dòng chảy, nhiệt kế tự
ghi,độ trong ,độ muối, pH, sinh vật nổi, …) và về nguồn lợi (máy dò cá).
Các thông số kỹ thuật của tàu khảo sát như sau :
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 2
+Chiều dài tàu: 47,5m.
+Chiều rộng tàu: 10,3m.
+Chiều cao tàu: 6.5m.
+Trọng tải: 495 tấn.
+Chiều dài một tấm lưới thường là: 100m
+Chiều cao một tấm lưới: 20-50m.
+Số tấm lưới của một vàng lưới: 60-140 tấm.
+Kích thước mắt lưới (2a): 80-120mm.
Riêng phần thể hiện trên phần mềm GIS là chúng tôi tổng hợp từ các số liệu
thu thập được về vùng nghiên cứu và về nội dung nghiên cứu sau đó thể hiện trên

phần mềm( Mapinfor, excel và Surfer) mà thành.

Bảng 1: Cơ sở dữ liệuchủ yếu ở vùng biển miền Trung (1995-1997)

STT Thời gian
khảo sát
Vị trí và nội dung khảo
sát
Cơ sở dữ liệu
1

2
3
4
31/10-21/12/95

08/5-23/6/96
06/9-26/10/96
05/5-26/6/97
+ Khảo sát nguồn lợi xa
bờ vùng Miền Trung và
Đông Nam Bộ:từ độ sâu
40m ra tới 112
0
00’E và
8
0
00’-18
0
00’N

+Có 4 chuyến khảo sát
nguồn lợi hải sản nổi và tầng
giữa bằng lưới rê trôi.
+ 95 mẻ lưới rê và thu nhập
đồng bộ số liệu hải dương
nghề cá.

Để đánh giá mật độ( hay chỉ số mật độ) thủy sản, đòi hỏi chúng ta phải có
trang thiết bị, phương pháp thăm dò nguồn lợi đồng bộ về không gian và thời gian.
Thêm vào đó, việc thống kê khai thác ở các loại nghề khác nhau trong nhiều năm.
Nhưng điều đó chưa thể làm được đối với chúng ta hiện nay. Tuy vậy, như
nhiều nước trong khu vực đã và đang thực hiện trong nghề cá, đồng thời tổ chức
lương thực và thực phẩm thế giới (FAO) năm (1975) chấp nhận việc đánh giá mật
độ thủy sản của loài bất kỳ trong một vùng biển thường được biểu thị qua các chỉ
số về năng suất đánh bắt (CPUE) của loài ở vùng biển đó.

Quan trắc một số yếu tố hải dương phục vụ cho việc xác định ngư trường,
như nhiệt độ không khí, hướng và tốc độ gió, hướng và cấp sóng,màu nước và độ
trong suốt, nhiệt độ và độ mặn nước tầng mặt biển , hướng và tốc độ dòng chảy
tầng mặt biển, động và thực vật nổi… theo qui phạm điều tra của Viện hải Dương
Học (phần vật lý thủy văn) và dựa theo “Sổ tay điều tra nguồn lợi hải sản”. Ví dụ
như sau:
Đo độ sâu trạm quan trắc:
-Độ sâu của biển tại điểm đo là khoảng cách thẳng từ mặt biển đến đáy (tính bằng
mét). Các dụng cụ để đo độ sâu là: thước đo hoặc sào, dây và quả nặng,
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 3

tời…Ngoài ra người ta còn sử dụng các thiết bị tự động (phương pháp áp suất thuỷ
tĩnh, phương pháp đo sâu hồi âm…).
-Quy toán kêt quả quan trắc:
+ Nếu đo bằng dụng cụ cơ học thì:

Trong đó:
h
1
: Số đo khi đầu sóng đi qua(m)
h
2
: Số đo khi chân sóng tiếp theo đi qua(m)

+ Nếu đo bằng nhiệt kế đảo :

Trong đó:
B: Là hệ số nén, là mức tăng trung bình chiều cao cột thuỷ ngân
khi áp suất tăng nên 1KG/cm
2

Pm: Mật độ trung bình của cột nước từ mặt biển đến độ sâu thả máy
Tu: Số đọc đã quy toán của nhiệt kế đo sâu
Tv: Số đọc đã quy toán của nhiệt kế đảo nước sâu.

Đo nhiệt độ và lấy mẫu nước:
- Nhiệt độ nước biển biến đổi do những nguyên nhân (sự hấp thụ năng lượng
bức xạ mặt trời của lớp nước bề mặt, sự bức xạ nhiệt của mặt biển, sự bay hơi, sự
trao đổi nhiệt với khí quyển…
- Dụng cụ quan trắc là: Nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ tầng mặt, nhiệt kế
nước sâu và máy lấy nước để đo nhiệt độ và lấy mẫu nước ở các tầng chuẩn (nhiệt

kế đảo) , dùng nhiệt ký đo sâu để ghi nhiệt độ theo độ sâu và lấy mẫu nước ở các
tầng khác nhau…
Quan trắc hải lưu:
- Hải lưu là sự chuyển động ngang của nước trong biển và đại dương và là một
dòng liên tục chảy theo một hướng nhất định, gồm ba loại dòng chảy khác nhau là:
dòng građien, dòng gió, dòng chảy sóng dài.
- Dụng cụ quan trắc: Dùng phao nổi, tiêu nổi để đo hải lưu tầng mặt, dùng hải
lưu kế Ekman để đo hướng và tốc độ dòng tại các tầng,dùng máy hải lưu ký, máy
đo dòng có kim nam châm định hướng…
- Quy toán kết quả quan trắc:
Tốc độ dòng đo bằng phao nổi là: V= Độ dài dây, thả phao/ Thời gian thả phao
Qui toán kết quả quan trắc của máy Ekman:




Trong đó: Vo – Là số vòng quay của cánh quạt trong 1 giây
L – Độ dài của vécto tổng
2
21
hh
H
+
=
( )
TvTu
PB
D
m
−=

.
10
n
LV
V
.
0
=
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 4
n - Tổng số bi rơi vào các vách ngăn của hộp la bàn
Quan trắc sóng:
- Sóng có thể do gió, thuỷ triều, do địa trấn, sóng tàu…
- Mối tương quan giữa tốc độ, độ dài và chu kỳ sóng là:

(m/s)

- Dụng cụ quan trắc sóng là: Mắt thường, dùng máy sóng ký GM- 16, Máy sóng
ký GM- 62.
- Quy toán kết quả qua trắc sóng:
+ Độ cao sóng quan trắc theo cọc nổi là: H = H1 – H2

+ Chu kỳ sóng là:

Xác định chỉ số sinh học của cá:
Chiều dài thân cá được phổ biến là chiều dài đo từ mút mõm đến mút đuôi
vây(Lt), ngoài ra trong phân tích hình thái còn sử dụng chiều dài chuẩn(Ls)

vàchiều dài đến chẽ đuôi( Lf). Đơn vị đo chiều dài thân cá là (mm), khi cầncó thể
tính toán bằng (cm).
Khối lượng cá được tính bằng (g), khi cần có thể thay đổi sử dụng đơn vị
khác. Các thông số thống kê ( trung bình ,độ lệch chuẩn, kiểm định và so sánh 2
giá trị trung bình…) theo thống kê sinh học.

PHẦN 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.1.ĐặC ĐIểM CủA MộT Số YếU Tố HảI DƯƠNG HọC NGHề CÁ
ở VÙNG BIểN MIềN TRUNG
Để nâng cao năng suất đánh bắt cá của nghề lưới rê cũng như nâng cao hiệu
quả trong khai thác cá ở vùng biển miền Trung thì cần thiết phải tiến hành nghiên
cứu xem xét nhiều vấn đề khác nhau liên quan tới việc tập trung cá tại vùng khai
thác cũng như các điều kiện tự nhiên môi trường vùng biển, các đặc tính sinh học
của các đối tượng khai thác, mà đặc biệt là các yếu tố hải dương học (nhiệt độ, độ
muối, ôxy hòa tan, độ sâu, chất đáy ). Chúng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả khai
thác cá.
Trên cơ sở nghiên cứu, xác định các tương quan hay tác động giữa sự phân
bố và tập trung cá với các điều kiện môi trường ở vùng nghiên cứu mà cụ thể là
các yếu tố hải dương học, với kỹ thuật khai thác của lưới rê .Chúng tôi rút ra
những nhận xét mang tính dự đoán về quy luật phân bố tập trung cá, nhằm đi đến
tổ chức khai thác tốt nghề lưới rê, để nâng cao năng suất đánh bắt ở vùng nước ven
biển miền Trung.
Đối tượng đánh bắt của các ngư dân tại vùng nghiên cứu khá phong phú và
đa dạng, bao gồm cá nổi ven bờ (cá Cơm, cá Trích, Khế, …), cá nổi di cư (cá Thu,
τ
λ
=C
10
t


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 5
Ngừ, Kiếm, Nục Heo,…), cá đáy và gần đáy có tập tính di chuyển thẳng đứng
theo ngày đêm (cá Hồng, Lượng, Trác,…). Trong đó, nhóm cá nổi ven bờ va cá
nổi di cư chiếm ưu thế về sản lượng khai thác trong vùng nghiên cứu ( chiếm trên
80% tổng sản lượng khai thác). Chính vì vậy, trong luận văn tập chung nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến một vài đối tượng thuộc nhóm cá nổi di cư với phương
tiện khai thác là lưới rê trôi.
Qua thực tiễn khai thác và nghiên cứu cho thấy, những điều kiện môi
trường bên ngoài đóng vai trò quyết định đến tập tính, khả năng bổ xung, sự sinh
tồn, sinh trưởng và phát triển của cá. Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu những điều kiện bên ngoài tác động đến năng xuất đánh bắt cá,
mà cụ thể ở đây là các yếu tố hải dương học nói trên.
Để nghiên cứu các yếu tố hải dương học tác động đến hiệu quả khai thác cá
thì cần thiết phải có đại lượng làm chuẩn để đặc trưng cho mức độ khai thác. Ở
đây, qua khảo sát thực tế sản xuất, đề tài chọn yếu tố năng xuất trung bình cá khai
thác được của nghề lưới rê đối với cá nổi di cư đại dương trong một năm để làm
đơn vị chuẩn so sánh các mức độ năng xuất khai thác khác nhau.
Tuy nhiên trong thực tế có những sai khác giữa sản lượng khai thác và mật
độ tập chung cá. Ví dụ: ở một vị trí đánh bắt nào đó có các yếu tố hải dương học
(nhiệt độ, độ muối, độ sâu, chất đáy, dòng chảy, ) thích hợp cho sự tập trung cá,
nhưng lại cho năng xuất khai thác thấp đối. Điều này cho thấy rằng mối quan hệ
tổng hợp giữa năng xuất đánh bắt cá với các yếu tố môi trường.
Vì những lý do nói trên ta cần xem xét nhóm các yếu tố hải dương học tác
động đến năng xuất đánh bắt cá nổi với nhóm các yếu tố này bao gồm: nhiệt độ
nước, độ muối, ôxy hòa tan, độ sâu, chất đáy

Chúng ta biết rằng cá biển cũng như mọi sinh vật biển không thể tồn tại nếu
chúng bị tách ra khỏi môi trường nước biển. Cá biển không chỉ thích nghi với môi
trường mà còn ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng. Sự thích nghi thể hiện ở
cấu tạo hình thái, tập tính sống, dinh dưỡng, sinh sản, phát triển đồng thời quyết
định số lượng chủng quần ở trong các thủy vực khác nhau. Cá biển và môi trường
nước biển là một thể thống nhất các mối quan hệ tương tác chặt chẽ và trong nhiều
trường hợp chúng mang tính nhân quả của nhau.
Qua thực tế quan sát, chúng ta dễ dàng nhận thấy rõ rằng, sự biến đổi các
yếu tố hải dương học (như nhiệt độ, độ muối, oxy hòa tan, dòng chảy, ) thường
đưa đến các biến đổi tương ứng về sự phân bố, mức độ phân bố của cá và ảnh
hưởng sâu sắc đển tập tính sinh học, sinh lý của cơ thể, nhất là trong giai đoạn đầu
của đời sống cá thể.

Vùng biển nghiên cứu kéo dài từ vĩ tuyến 17
0
N -10
0
N thuộc các tỉnh từ Đà
Nẵng tới Bình Thuận. Với đặc điểm địa hình hẹp và dốc, thềm lục địa co lại với
diện tích nhỏ và sâu, độ sâu thay đổi từ vài chục mét tới 5.000m. khu vực nước
nông dưới 50m rất hẹp, lưu lượng nước sông nhỏ nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của
nước ngoài khơi.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 6
Với các đặc điểm địa hình phức tạp, kết kợp với các điều kiện khí hậu và
hải dương đã tạo nên một sự khác biệt về nguồn lợi cá nổi di cư.


2.1.1.Đặc điểm khí hậu
Vùng biển miền Trung cũng như biển nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
Bắc bán cầu, phía Nam gần xích đạo, phía Bắc gần với vùng ôn đới. Khí hậu thời
tiết vùng biển nước ta chịu ảnh hưởng luân phiên của cả khối khí miền cực đới
khô lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống và những khối khí nóng ẩm từ phía Nam di
chuyển lên. Do đó, khí hậu ở đây vừa mang tính chất của miền ôn đới vừa mang
tính chất của miền nhiệt đới. Ngoài ra,vùng biển Việt Nam còn tiếp giáp với đại
dương lớn là Thái Bình Dương ở phía Đông và phía Nam, đồng thời tiếp giáp với
hai đại lục địa Âu – Á, nên chế độ khí hậu vừa mang tính chất biển vừa mang tính
chất lục địa.
Mặt khác, nước ta vừa dài lại vừa hẹp, có bờ biển uốn cong kéo dài gần
3.620km, trải dài từ Bắc vào Nam và chia làm nhiều đoạn với những đặc điểm địa
hình khác nhau. Dọc theo ven biển nước ta có nhiều sông lớn nhỏ, trung bình cứ
20km lại có một cửa sông. Chính hệ thống sông ngòi này (nhất là hệ thống sông
Hồng và sông Cửu Long) đã tạo nên điều kiện khí hậu khác nhau ở mỗi vùng và
làm thay đổi các đặc trưng khí tượng hải văn vùng ven biển [4, 5].
Gió:
Gió phản ánh cơ chế hoàn lưu của hệ thống các khối không khí luân phiên
nhau. Ơ vùng biển nước ta chế độ gió tương ứng với chế độ khí áp và đặc điểm địa
hình ven biển.
Chế độ gió vùng biển miền Trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau cũng có
những nét tương tự như vùng biển từ Nghệ An đến Thừa Thiên – Huế, vì do ảnh
hưởng của địa hình nên gió Đông bắc bị lệch hướng sang hướng Bắc hoặc Tây
bắc. Tốc dộ gió trung bình 2,5- 3m/s, tốc độ gió lớn nhất đạt tới 18 – 20m/s.
Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 6 hướng gió thịnh hành Đông đến Đông
Nam, tốc độ gió trung bình 3- 4m/s, tốc độ gió mạnh nhất khoảng 22- 24m/s.
Giai đoạn cuối tháng 6 đến tháng 9 gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh trên
toàn vùng biển này, hướng gió thịnh hành Tây hoặc Tây Nam, tốc độ trung bình
3,5- 4m/s, gió mạnh nhất đạt 24-26m/s [4,5].


Bão:
Bão hay xoáy thuận nhiệt đới là hệ thống thời tiết quan trọng của nhân tố
khí hậu. Ơ nước ta, mùabão tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Trên
vùng biển, hoạt động của bão chủ yếu từ vĩ độ 5
0
00’N – 20
0
00’N. Khu vực phát
sinh bão ở phía Đông Philippin chiếm 60% và phía Tây chiếm 40%; sự phát sinh
của bão thay đổi theo mùa.
Ngoài ra trên vùng biển nước ta và Biển Đông xen kẽ với hoạt động của
bão còn có áp thấp nhiệt đới làm ảnh hưởng đến tình hình thời tiết ven biển. Theo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 7
thống kê từ năm 1954 – 1980 có 67 cơn áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển
Đông, năm nhiều nhất có 24 cơn, năm ít nhất có 1 cơn.
Vào mùa bão, bão có hướng Bắc Tây Bắc rồi lệch sang hướng Tây, có khi
cả hướng Tây Nam khi tới ven biển nước ta. Tháng 11 và 12, do ảnh hưởng của
lưỡi cao áp lục địa đã lấn sâu xuống phía Nam, đường đi của bão dịch hẳn về phía
Nam, hướng vào bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy vậy, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, thực tế đường đi của bão rất phức tạp nên cần theo dõi sự phát
triển của bão ở từng giai đoạn [4,5].

Nhiệt độ không khí:
Trong năm, hoạt động của gió mùa nhiều hay ít, mạnh hay yếu sẽ gây ra
những dao động của nhiệt độ không khí trong tháng cũng như trong ngày. Nhìn
chung, qua thống kê cho thấy diễn biến của nhiệt độ không khí ở những tháng mùa

Đông mạnh mẽ hơn trong những tháng mùa Hè và ở phía Bắc sự biến động của
nhiệt độ không khí rõ rệt hơn các vùng phía Nam.
Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến vùng biển miền Trung đã yếu nên nhiệt độ
không khí trong mùa ở phía Nam thường cao hơn khu vực phía Bắc, nhiệt độ
không khí trung bình 23-25
0
C, cao nhất là 27-29
0
C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là
34- 36
0
C, có năm tới 37-39
0
C ( Đà Nẵng 39,9
0
C ngày 30/7/1979), thấp nhất 17-
19
0
C, có năm xuống thấp nhất 12
0
C [4,5].

2.1.2. Thuỷ văn biển
Nhiệt độ nước:
Nhiệt độ của các vùng nước giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cá.
Nhiệt độ quyết định sự phân bố, ảnh hưởng đến sự trao đổi, đến cường độ bắt mồi
và quá trình hoạt động khác của cá như dinh dưỡng, di cư, sinh sản, sinh
trưởng, Ở đa số các loài cá, thân nhiệt chỉ sai khác với nhiệt độ bên ngoài của
môi trường khoảng 0.5-1
0

C( trừ cá Thu, Ngừ sai khác có thể lên tới 10
0
C). Đối với
tập tính cá thì nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng nhất của môi trường
bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cá. Chính vì vậy mà nhiều nhà
nghiên cứu có ý định gắn tập tính cá với nhiệt độ nước biển và những thay đổi của
nó [10, 11, 12].
Trong môi trường hải dương học, những thay đổi của nhiệt độ dĩ nhiên là
thường kèm theo những thay đổi của các nhân tố khác, Ví dụ: như những hải lưu
mà tác động của chúng có thể rất lớn, trong khi đó ảnh hưởng thực tế của nhiệt độ
mang tính chất hạn chế. Mặc dù vậy, trong đa số các trường hợp, nhiệt độ có thể
là chỉ tiêu quan trọng nhất của các điều kiện sinh thái trội hơn và nó luôn thay đổi
không những theo phương nằm ngang mà cả theo phương thẳng đứng [12].
Hầu như đối với tất cả các loài cá đều có nhiệt độ cực thuận nhất định.
Người ta đã lập nhiều dự báo các vùng tập trung của cá dựa vào những hiểu biết
về nhiệt độ cực thuận của các loài cá. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng ở những
giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cá thì nhu cầu của chúng đối các điều kiện
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 8
của môi trường bên ngoài có thay đổi. Và như vậy, nhiêt độ cực thuận đối với một
loài cá cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau của chúng.
Trong vòng một năm, nhiệt độ nước biển luôn luôn biến động, sự biến động lớn
nhất xảy ra ở lớp nước từ mặt đến độ sâu 200m. Nhiệt độ nước tầng mặt đạt gía trị
cao nhất vào tháng 5, trung bình 28
0
– 29,8
0

C và thấp nhất vào tháng 1 trung bìnhl
à 22
0
– 24,7
0
C.
Vào thời kì gió mùa Đông Bắc (xem Hình 3, 4):
Từ tháng 1- 3 nhiệt độ trung bình trong toàn vùng tăng dần theo hướng từ bờ
ra khơi và từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ nước tầng mặt dao động trong khoảng 21,5
0

– 28,5
0
C, thấp nhất ở dải ven bờ từ 14 – 17
o
C, khu vực ngoài khơi và phía Nam từ
24,5 – 28,4
0
C.
Vào thời kì gió mùa Tây Nam (xem Hình 5, 6):
Nhiệt độ nước tầng mặt cao, trung bình 27 – 30,2
0
C. Trong tháng 7 tại khu
vực Mũi Dinh thuộc trung tâm nước trồi nhiệt độ xuống tới 23,72 – 23,83
0
C. Khu
vực phía Bắc và ngoài khơi nhiệt độ lên tới 30,2
0
C.


Độ mặn:
Độ mặn của nước biển thường ít biến đổi, nhân tố bên ngoài (mưa,nước lục
địa, ) thường ảnh hưởng đến độ mặn trong lớp nước bên trên và vùng ven bờ
biển. Tuy nhiên cũng như đối với nhiệt độ, các yếu tố động lực là nhân tố quyết
định bức tranh phân bố độ mặn nước biển, đặc biệt là ở các lớp sâu. Vì vậy có thể
nói biến trình của nhiệt độ và độ mặn tại một điểm nào đó là tổng hợp của rất
nhiều dao động với chu kỳ khác nhau [21].
Khi nhiệt độ thay đổi thì sẽ kéo theo độ muối cũng thay đổi hay nói cách
khác chúng có liên quan mật thiết với nhau, cũng như yếu tố nhiệt độ thì yếu tố độ
muối cũng có vai trò rất quan trọng đối với tập tính của cá cũng như các qua trình
sinh trưởng, khi mà nồng độ muối biến đổi thì ngay lập tức các yếu tố khác cũng
biến đổi theo và ảnh hưởng rất lớn tới tập tính cá.
Trong mùa gió Tây Nam (xem Hình 7,8):
Vùng ven bờ độ mặn tầng mặt dao động trong khoảng từ 32 - 33‰, ngoài
khơi từ 33,5 – 34,5‰. Riêng ở khu vực Mũi Dinh do ảnh hưởng của hiện tượng
nước trồi ngay sát ven bờ độ mặn tầng mặt đã lên tới 34‰. (xem hình 7,8,10)
Trong mùa gió Đông Bắc (xem Hình 9):
Độ mặn đạt từ 31,5 – 34,5‰, thấp nhất là dải ven bờ phía Bắc ( 14
0
N ) từ
31,5 – 32,5‰. Các khu vực còn lại độ mặn từ 33 - 34‰. Khu vực có độ mặn cao
là 33,8 - 34‰ nằm ở dải sát bở từ Đà Nẵng đến phía Bắc đảo Phú Quý.
Nhìn chung biên độ dao động độ mặn giữa 2 mùa ( mưa và khô) không thể
hiện rõ và quanh năm đều trên dưới 33,00‰ ( kể cả mặt và đáy).
Biên độ dao động độ mặn trung bình nước tầng mặt trong nhiều năm vào khoảng
1,30 – 1,45‰. Thời kì độ mặn có trị số cao và ổn định là từ tháng 12 năm trước
đến tháng 6 năm sau, với giá trị số tầng mặt từ 31- 34‰ và từ 33- 34‰ đối với
tầng đáy.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục


SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 9

Cấu trúc nhiệt - muối theo phương thẳng đứng (xem Hình 10 - 22):
Phân bố nhiệt độ nước theo độ sâu và theo 2 mùa gió ở vùng nghiên cứu như
sau:
-Lớp đồng nhất.
-Lớp nhảy vọt.
-Lớp chuyển tiếp.
-Lớp giảm chậm theo độ sâu.
Cấu trúc nhiệt độ nước biển hoàn toàn thấp đổi theo mùa thời tiết, sự thay
đổi này tồn tại đến độ sâu 200m.
Vào mùa gió Tây Nam lớp đồng nhất nhiệt độ ở độ sâu từ 15 – 100m, mùa
gió Đông Bắc nó nằm ở độ sâu 50 – 120m. Các lớp đồng nhất nhiệt độ có độ dày
cực đại ở các vùng nước đồng nhất chìm và cực tiểu ở vùng nước trồi. Độ dày của
lớp nhiệt tăng hay giảm phụ thuộc vào tác động của gió mùa và hiện tượng của
nước trồi, nước chìm. Độ dày của lớp nhảy vọt xác định trong mùa gió Tây Nam
là từ 20 – 50m, mùa gió Đông Bắc là 30 – 60m. Biến thiên thẳng đứng của nhiệt
độ trong lớp này vào mùa gió Tây Nam là 0,14 – 0,32
0
C/m. Còn trong mùa gió
Đông Bắc giá trị không vượt quá 0,20
0
C/m. Ở khu vực biển này thường xuất hiện
hiện tượng nước trồi hoặc những vùng nước nóng phía Bắc hoặc phía Tây Nam
của vùng biển này biến thiên nhiệt độ thẳng dứng ở lớp nước từ mặt đến 10m có
thể đạt tới 0,5 – 1
0
C/m. Ở độ sâu từ 200 – 300m nhiệt độ giảm chậm, tại độ sâu

2.000m đo được là 2,5
0
C.
Những đặc điểm phân bố nhiệt được mô tả trên, cũng được trình bày trong
các công trình của TS. Nguyễn Bá Xuân [18 - 22].

Độ mặn phân bố theo độ sâu cũng chia theo các lớp đặc trưng sau:
-Lớp ngọt hoá tầng mặt: Là lớp được tạo thành do tác động của dòng nước cửa
sông ven bờ và lượng mưa lớn trong mùa gió Tây Nam. Thông thường độ mặn lớp
này nhỏ hơn 33,66‰.
-Lớp đột biến: Lớp này thường trùng với lớp đột biến về nhiệt độ.
-Lớp có độ mặn cực đại: Độ sâu phân bố nằm từ 50 -200,300m. Ở lớp này độ mặn
cao và ổn định từ 34,5 - 35‰.
Những đặc điểm phân bố nhiệt được mô tả trên, cũng được trình bày trong
các công trình của TS. Nguyễn Bá Xuân [18- 22].

Nhận xét chung:
Đặc điểm nhiệt độ và độ muối của vùng nghiên cứu là:
Đây là vùng biển sâu, nước có màu xanh, độ trong suốt lớn, biển thoáng,
rộng, hoàn lưu nước trao đổi trực tiếp với Biển Đông. Vì vậy mà cấu trúc nhiệt độ
của nước biển ở đây phần lớn mang tính chất của đại dương.
Trong vòng 1 năm, nhiệt độ nước biển luôn luôn biến động, sự biến động
lớn nhất xảy ra ở lớp nước từ mặt tới độ sâu 200m. Nhiệt độ nước tầng mặt đạt giá
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 10
trị cao nhất vào tháng 5, trung bình 28 – 29,8
0

C và thấp nhất vào tháng 1 trung
bình là 22 – 24,7
0
C.
Từ tháng 1 – 3 nhiệt độ trung bình trong toàn vùng tăng dần theo hướng từ
bờ ra khơi và từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ nước tầng mặt dao động trong khoảng
21,5 – 28,5
0
C, thấp nhất ở dải hẹp ven bờ từ 14 – 17
0
C, khu vực ngoài khơi và
phía Nam từ 24,5 – 28.4
0
C.
Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam: Nhiệt độ nước tầng mặt cao,trung bình 27 –
30,2
0
C. Trong tháng 7 tại khu vực Mũi Dinh thuộc vùng trung tâm nước trồi nhiệt
độ nước xuống tới 23,72 – 23,82
0
C. Khu vực phía Bắc và ngoài khơi nhiệt độ lên
tới 30,2
0
C. Cấu trúc nhiệt độ nước biển hoàn toàn thay đổi theo mùa thời tiết, sự
thay đổi này tồn tại dưới độ sâu 200m.
Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc: Lớp đột biến nhiệt độ nằm ở độ sâu 50 –
120m.Các lớp đồng nhất nhiệt độ có độ dày cực đại ở các vùng nước đồng nhất
chìm và cực tiểu ở vùng nước trồi. Độ dày của lớp nhiệt tăng hay giảm phụ thuộc
vào tác động của gió mùa và hiện tượng của nước trồi. Độ dày của lớp nhảy vọt là
30 – 60m.

Theo độ sâu độ mặn cũng phân bố theo các lớp đặc trưng. Lớp ngọt hóa
tầng mặt là lớp được tạo thành do tác động của dòng nước cửa sông ven bờ và
lượng mưa lớn trong mùa gió Tây Nam. Thông thường độ mặn lớp này nhỏ hơn
33.66‰. Lớp đột biến thường trùng với lớp đột biến của nhiệt độ, lớp có độ mặn
cực đại nằm ở độ sâu 50 – 200, 300m ở lớp này độ mặn cao và ổn định ( 34,5 -
35‰).
Trong mùa gió Tây Nam: vùng ven bờ từ Quảng Bình – Qui Nhơn độ mặn
dao động trong khoảng từ 32 - 33‰, ngoài khơi là 33,5 -34,5‰. Riêng ở Mũi
Dinh do ảnh hưởng của nước trồi ngay sát ven bờ độ mặn tầng mặt lên tới 34‰.
Trong mùa gió Đông Bắc: Độ mặn đạt từ 31,5 – 34,5‰, thấp nhất là dải
ven bờ phía Bắc ( 14
0
N) từ 31,5 – 32,5‰. Các khu vực còn lại độ mặn thay đổi từ
33 - 34‰.
Nhìn chung, biên độ dao động độ mặn giữa 2 mùa (mưa và khô) không thể
hiện rõ và quanh năm đều trên dưới 33,00‰ kể cả tầng mặt và đáy. Thời kì độ
mặn có trị số cao và ổn định là từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau, với giá
trị tầng mặt là 31 - 34‰ và từ 33 - 34‰ đối với tầng đáy.

Ôxy hoà tan:
Ôxy hòa tan là một yếu tố thủy hóa, có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh
trưởng và phát triển của cá. Đây là yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến sự tập trung
phân bố cá thông qua sự tác động đến năng suất sinh học, cơ sở thức ăn của cá lớn
và ấu trùng cá. Các yếu tố này được phân tích trực tiếp trên các số liệu đo đạc và
qua quan sát trực tiếp từ các chuyến kháo sát trước đây.
Có thể nói yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ hay hàm lượng ôxy hòa tan
trong nước biển đó chính là cường độ ánh sáng, độ trong và hàm lượng các chất
hữu cơ trong nước. Bởi vậy nên khi xem xét yếu tố ôxy hòa tan ta không thể bỏ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục


SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 11
qua yếu tố truyền sáng trong biển. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tập tính của
cá và thức ăn của nó đã đươc sử dụng trong những phương pháp đánh bắt khác
nhau có từ thời kỳ mà kỹ thuật khai thác cá chỉ mới phát triển sơ khai. Ngày nay
việc sử dụng ánh sáng để khai thác cá được ứng dụng manh mẽ.
Nhìn chung, nồng độ ôxy hòa tan trong vùng nghiên cứu là khá cao, điều
này là tốt cho sự sinh trưởng của các loài cá. Cũng như yếu hai yếu tố nhiệt độ và
độ muối, khi nước trồi hoạt động mạnh thì hàm lượng ôxy hòa tan trong vùng
cũng bị biến đổi mạnh, hàm lượng ô xy hòa tan ở vùng tâm nước trồi (phía Nam
vùng nghiên cứu) có thấp hơn các khu vực khác vào mùa gió Tây nam.
Trên vùng biển miền Trung hàm lượng ôxy trung bình năm từ 4,5-5ml/l (ở
tầng mặt) và từ 2,5-3,1ml/l (ở tầng đáy). Trong mùa gió Tây Nam điển hình là
tháng 6,7 hàng năm, hàm lượng ôxy trung bình tầng mặt là 4-5ml/l và tầng đáy là
2-3ml/l. Cùng thời gian này tại khu vực nước trồi hàm lượng ôxy giảm do khối
nước có hàm lượng ôxy thấp từ dưới sâu đi lên. Độ bão hoà trên toàn vùng biển
miền Trung đạt từ 98%- 105%.
Từ tầng mặt đến 75m hàm lượng ôxy thường đạt mức bão hoà. Từ 100m trở
xuống mức bão hoà của ôxy giảm từ 57%- 30%.
Theo phương nằm ngang, phân bố hàm lượng ôxy có xu thế chung là giảm
dần từ Bắc xuống Nam và từ bờ ra khơi.
Về mùa gió Đông Bắc hàm lượng ôxy cao hơn mùa trong mùa gió Tây
Nam ( cả tầng mặt và tầng đáy ) [4, 6].

2.1.3.Đặc điểm hoàn lưu biển (xem Hình 23, 24)
Do ảnh hưởng của gió mùa, hoàn lưu nước ở vùng thềm lục địa biển Việt
Nam cũng hình thành 2 hệ thống chính là: Hệ thống hoàn lưu nước mùa gió Đông
Bắc và hệ thống mùa gió Tây Nam. Trong mùa gió Tây Nam thì thời gian này
lượng mưa nhiều, nước từ lục địa đổ ra biển rất lớn đã ảnh hưởng đến hệ thống

dòng chảy vùng biển và đặc biệt là vùng nước ven bờ [3, 4, 9].
Vùng biển miền Trung là vùng biển mà chế độ thủy văn mang tính chất
biển khơi là ưu thế. Chế độ dòng chảy ở khu vực này chịu sự chi phối của các
dòng hải lưu sau:
+Dòng hải lưu có nguồn gốc ở phía Bắc biển Đông (từ phía Tây Thái Bình
Dương qua eo biển Luzon) đi vào vùng nghiên cứu. Dòng chảy này chiếm ưu thế
vào thời kỳ gió mùa Đông bắc và gây ra cường hóa dòng ở vùng nghiên cứu và
hiện tượng nước chìm ở vùng nước ven bờ Nam Trung Bộ.
+Dòng hải lưu có nguồn gốc ven bờ vịnh Bắc Bộ. Chúng có hướng Bắc –
Nam, đi dọc theo bờ miền Trung và suy yếu ở phía Nam vùng nghiên cứu [4, 5 10,
11]. Chúng khá mạnh và bao chiếm lớp nước trên mặt biển vào mùa gió Đông bắc.
Vào mùa gió Tây nam, chúng suy yếu và chìm xuống dưới tầng mặt.
+Dòng hải lưu có nguồn gốc từ phía Nam biển Đông (cụ thể là phía Nam
vùng nghiên cứu). Dòng chảy thịnh hành trong mùa gió Tây nam và chuyển động
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 12
theo hướng tách ra khỏi bờ vùng Ninh Thuận – Bình Thuận để tạo ra vùng nước
trồi mạnh Nam Trung Bộ [4, 5].
+Dòng nược ngọt từ lục địa đổ ra biển vào thời kỳ mưa (tháng 10 – 11 hàng
năm). Anh hưởng của dòng nước từ lục địa đổ ra không đáng kể, mặc dù có ảnh
hưởng lớn đến vùng đầm phá, vũng vịnh ven biển miền Trung.
+Ngoài ra, hoàn lưu nước của vùng nghiên cứu còn bị ảnh hưởng bởi hiện
tượng nước trồi và nước chìm vào các mùa gió khác nhau, cũng như bị tác động
của hoàn lưu nước giữa biển Đông [4, 5].

Nhìn chung, do địa hình phức tạp, độ nghiêng mặt đáy lớn, có nơi chỉ cách
bờ chừng 10 hải lí đã có độ sâu là 50 – 100m. Ngoài khơi xa độ sâu lớn nhất có

thể lên tới 4.000 – 5.000m. Do vậy bức tranh dòng chảy ở vùng nghiên cứu cũng
khá đặc sắc. Dưới tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam cộng với các điều kiện
địa lí đã nêu trên, dòng chảy ở khu vực này đã tạo nên một xoáy thuận lớn ở vùng
biển miền Trung. Phía Bắc vùng biển miền Trung nước từ ngoài khơi đưa vào bờ,
một phần tách ra đưa vào Vịnh Bắc Bộ và một phần đi xuống phía Nam chảy song
song với đường bờ. Xuống tới vĩ độ 10
0
00’ – 11
0
00’ dòng chảy chuyển sang
hướng Tây Bắc – Đông Nam, càng ra ngoài khơi đng chảy có xu hướng song song
với vĩ tuyến, khi tới 111
0
00’E dòng chảy lại có hướng Nam- Bắc ngược lại với
hướng chảy ven bờ, chính vì vậy ở đây đã tạo nên một xoáy thuận lớn.
Vận tốc dòng chảy trong toàn vùng tương đối lớn, tốc độ trung bình khoảng
từ 30- 40cm/s, cực đại tới 75cm/s. theo độ sâu hướng chảy ít thay đổi. Tới độ sâu
200m ở vùng biển miền Trung vãn tồn tại xoáy thuận này. Đến tầng 200m vận tốc
dòng chảy chỉ còn bằng 1/3 vận tốc tầng mặt.
Hướng dòng chảy của khu vực này có những nét tương tự như mùa gió Tây
Nam. Dòng nước ngoài khơi biển Đông đi vào bờ, một phần được tách ra đi vào
Vịnh Bắc Bộ, phần còn lại đi xuồng phía Nam. Toàn vùng có một xoáy thuận lớn
mà từ đó nó chi phối tới hướng của hệ thống dòng chảy. Về cơ bản thì dòng chảy
ở khu vực này có những nét khác so với mùa gió Tây Nam, dòng nước từ phía Bắc
đi xuống với tốc độ mạnh được ép sát gần bờ tới vĩ độ 9
0
00’N mới đổi hướng. Vận
tốc dòng chảy gần bờ rất lớn, tốc độ cực đại lên tới 150cm/s, còn trung bình vào
khoảng 70cm/s, ở phía Đông của vùng xoáy thuận dòng chảy có hướng Nam –
Bắc nhưng vận tốc yếu hơn so với khu vực ven bờ.

Theo độ sâu hướng chảy bị thay đổi nhiều, ở độ sâu 200m phần phía Bắc
vẫn duy trì được hướng chảy như tầng mặt, nhưng ở phía Nam hướng ngược lại
với tầng mặt. Vân tốc ở tầng này cũng giảm đi nhiều so với tầng mặt [4,5].

Nhận xét chung:
Hoà nhập trong hệ thống hoàn lưu biển Đông, do ảnh hưởng có gió mùa
Đông Bắc, dòng chảy vùng ven bờ miền Trung là một nhánh phía Tây của hoàn
lưu biển Đông với hướng chủ đạo là Nam và Tây Nam với tần suất chiếm khoảng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 13
70-80%. Các hướng khác có tần suất nhỏ không đáng kể. Dòng chảy thịnh hành
vừa nêu trên có tốc độ khoảng 90-100 cm/s.
Về mùa SW: Dòng chảy vùng xem xét có bức tranh phức tạp hơn mùa
Đông. Ơ vùng Phú Yên –Khánh Hoà có dòng chảy ven từ Bắc xuống Nam với tốc
độ khoảng 25-40 cm/s. Dòng ven bờ có dòng chảy ven từ Bắc xuống Nam với tốc
độ khoảng 25-40 cm/s. Dòng ven bờ trên hòa nhập với luồng dòng chảy từ phía
Tây Nam hường về Đông Bắc ở gần đảo Phú Quý tạo thành xoáy thuận ở vực
nước nửa phần phía Bắc của vùng biển Miền Trung. Bức tranh dòng chảy mùa SW
ở vùng này cá phù hợp với những phát hiện về hiện tượng nước trồi ở vùng này.
Do vậy, hướng dòng chảy vùng này có sự phân tán, hoa dòng chảy có nhiều
hướng với tần suất không lớn lắm.

Ở mùa chuyển tiếp từ mùa NE sang mùa SW, chế độ dòng chảy có thêm
hướng tương tự như chế độ dòng chảy mùa SW , hướng dòng chảy rất phân tán
vừa có hướng Nam vừa có hướng Bắc , đồng thời có hướng dòng chảy vào bờ
ngược lại dòng chảy từ bờ ra , các hưóng trên đều có tần suất nhỏ , trừ hướng Nam
và hướng đông bắc có tần suất khoảng 20% .

Ở mùa chuyển tiếp từ mùa SW sang mùa NE ở phần phí bắc khu vực miền
Trung chế độ dòng chảy có nhiều nét tương tự như mùa Đông , còn ở nửa phần
phía nam ( gần đảo Phú Qúy ) chế độ dòng chảy có nhiều nét gần giống với bức
tranh mùa SW.

2.1.4.Hiện tượng nước trồi
Nước trồi là một hiện tượng tự nhiên đặc sắc của biển và đại dương, nó
phản ánh quá trình chuyển động thẳng đứng của nhiệt độ nước biển, trong đó nước
tầng sâu chuyển động lên mặt biển tạo lên vùng sinh thái thuận lợi cho việc tập
trung và phát triển của nguồn lợi sinh vật biển. Nước trồi có thể xuất hiện ở các
vùng khơi đại dương do tác động của các quá trình phân kỳ nước tai tâm hoàn lưu
xoáy thuận. Nước trồi còn xuất hiện ở các giải biển ven bờ do quá trình tác động
của địa hình đáy và gió.
Ở nước ta vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ từ lâu đã nổi tiếng là một vùng
biển có khả năng đánh bắt hải sản cao , mà một trong những nguyên nhân dẫn đến
là hiện tượng nước trồi ở nay.
Nguyên nhân gây lên hiện tượng nước trồi:
-Hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nước trồi là đặc điểm cấu tạo địa
hình bờ – đáy biển và tác động của gió mùa Tây Nam.
-Trong mùa hè khu vực này tồn tại hai loại gió chủ yếu là Tây – Nam và
gió Tây. Hướng của chúng tạo với đường bờ một góc thuận lợi cho hình thành
nước trồi
-Ngoài ra khu vực nghiên cứu còn tồn tại một xoáy thuận khí quyển khá ổn
định có khả năng gay nên hoàn lưu xoáy thuận của nước biển.
Phạm vi, chu kỳ,cường độ, dòng chảy của nước trồi:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 14

-Phạm vi: Nước trồi tồn tại trên toàn bộ giả ven bờ và thềm nục địa Nam
Trung Bộ từ Bình Thuận đến Bình Định. Tâm nước trồi mạnh nhất là ở vùng ven
bờ Bình Thuận – Ninh Thuận. Nước trồi tồn tại trong lớp nước từ nặt biển đến độ
sâu khoảng 125m.
-Chu kỳ: Nước trồi hoạt độnh mạnh trong chu kỳ mùa và chu kỳ sinốp ,
hàng năm nó xẩy ra từ tháng 5-9 và mạnh nhất vào các tháng 6-7-8 .
-Dòng chảy:vùng nước trồi mạnh là nơi giao lưu của 2 hệ thống dòng
chảy.Dòng chảy từ phái bắc xuống theo rìa phái Tây của hoàn lưu xoáy thuận và
dòng chảy gió mùa từ lục địa phái Nam chảy lên.
Những tác động của nước trồi lên các điều kiện tự nhiên và sinh thái:
-Hiện tượng nước trồi gây lên dị thường nhiệt độ tầng mặt va dị thường độ
muối so với điều kiện bình thường trung bình vĩ tuyến tương ứng, nó có tác dụng
bổ sung chất dinh dưỡng cho các lớp nước tầng mặt.
-Năng suất sinh học sơ cấp trong vùng nước trồi cao hơn các vùng khác và
đạt giá trị cức đại. Lượng sinh vật nổi, sinh vật đáy.nguồn lợi cá… tập trung cao
trong vùng này.
-Tuy nhiên, vùng hiệu quả sinh thái cao lại không nằm ở tâm mà nằm ở rìa
phía Nam vùng nước trồi mạnh.

2.1.5. Địa hình đáy và chất đáy
Đặc trưng hình thái bờ biển khu vực miền Trung:
Đây là khu bờ nằm trong vùng có địa hình tương phản giữa lục địa và biển.
Bờ biển rất dốc, chia cắt sâu và ngang đều phức tạp. Các cung bờ xen các mũi nhô
đá gốc cấu tạo đá macma và biến chất xiên hướng Tây Bắc – Đông Nam. Các
vụng, vịnh thường có độ sâu trung bình từ 20 – 25m, cửa vịnh khoảng 40 – 50m.
Đường đẳng sâu 20m chạy sát bờ. Có nhiều đảo ven bờ với các rạn san hô viền bờ
giàu tiềm năng, đa dạng sinh học (như Hòn Tre, Hòn Câu, Lý Sơn …) gần đảo
Phú Quý có các thành tạo núi lửa trẻ. Đặc trưng nhất của khu bờ này là quá trình
san bằng bờ với sự hình thành các đầm phá ven bờ, các cửa sông dạng khuy áo mà
cửa của chúng thường xuyên dịch chuyển. Các đầm phá và cửa sông kiểu này

thường nông, 1 – 3m rất hiếm khi lên tới 5 – 6m, hay bị ách tắc do lũ từ thượng
nguồn đổ về. Các đầm phá là nơi sinh sống của nhiều loài đặc sản kinh tế nước lợ,
lợ – mặn.



Địa hình thềm lục địa khu vựa biển miền Trung:
Chúng ta biết rằng độ sâu, địa chất đáy biển có ảnh hưởng đến tập tính cá và
nghề đánh cá. Muốn đánh bắt được nhiều cá, điều quan trọng nhất là phải biết
được sự phân bố các độ sâu, địa hình, địa chất đáy, Chính vì vậy, trong nghề
khai thác cá, người ta dùng đến các loại bản đồ có thể hiện các thông số trên như
cẩm nang cần thiết.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 15
Ngoài ra còn thấy, giữa các điều kiện địa chất và hiện tượng nước trồi có mối
quan hệ mang tính nhân quả. Ở đây điều kiện hình thái đường bờ và địa hình đáy
biển (sự phân khu, tính phân bậc, độ dốc bề mặt) là một trong các nguyên nhân
trực tiếp tạo nên hiện tượng nước trồi. Cấu trúc trầm tích, sự biến đổi các yếu tố
địa hóa trong vùng là hệ quả của nước trồi. Về điều kiện địa chất môi trường, tâm
nước trồi mạnh là vùng hầu như không có lắng đọng trầm tích hiện đại, chất đáy
thô, kích thước hạt lớn (các loại cát) rất nghèo chất hữu cơ , môi trường đáy biển
là môi trường ôxy hóa. Các vùng ven rìa xa tâm nước trồi chất đáy mịn hơn, hàm
lượng vật chất hữu cơ cao hơn . Đặc biệt do có mối tương quan nhân quả nên đáy
biển của vùng nghiên cứu được phân ra các vùng địa sinh thái khác nhau.
Vùng thềm lục địa khu vực biển miền Trung là vùng hẹp nhất nước ta và
phát triển thừa kế trên khung cấu trúc kiến tạo định hướng Bắc – Nam. Bề mặt
thềm lục địa dốc, các đường đẳng sâu từ 20-100m nước chụm sát vào nhau. Ven

bờ nhiều đá gốc, đá ngầm và các rạn san hô. Từ Đà Nẵng trở vào địa hình cótính
phân bậc rõ và có thể chia làm 3 bậc:
- Bậc 0 – 50m, bề mặt đáy có góc dốc từ 5’- 10’ và đôi nơi đến 10’- 30’. Mật
độ chia cắt sâu nhỏ, trung bình là 10m. Các dạng địa hình phân bố theo hướng Tây
Bắc- Đông Nam hoặc Đông Bắc – Tây Nam.
- Bậc 50- 100m có bề mặt dọc 30’- 2
0
. Chia cắt rất yếu và các dạng địa hình
phân bố hầu hết hướng gần kinh tuyến.
- Bậc trên 100m có bề mặt dọc trung bình 10’ – 30’, độ chia cắt sâu lớn
(thường 10- 20m). các dạng địa hình dương liên quan tới các điểm lộ đá gốc tuổi
từ Mioxen giữa trở về trước [4].
Các dạng địa hình dương và ẩm trong khu vực này thường phân bố dạng
tuyến song song và theo hướng bờ biển. Ranh giới giữa các bậc địa hình thềm lục
địa mô tả trên là các sườn dốc chuyển tiếp giữa chúng. Các sườn dốc này cũng có
hướng song song với bờ biển và nhiều nhà địa mạo cho rằng đó là dấu vết của
đường bờ cổ [4]


Địa hình sườn lục địa khu vực biển miền Trung:
Ngoài khơi Đà Nẵng – Bình Định: sườn lục địa đạt giá trị cực đại về chiều
rộng ( khoảng 220km). Trong khoảng độ sâu 140 – 400m sườn có góc rộng
30’ – 1
0
, từ khoảng 400 – 500m góc dốc giảm còn 20’ – 30’ rồi tăng lên 30’
– 1
0
trong khoảng độ sâu 500 – 1000m.
Ngoài khơi Phú Yên – Khánh Hoà: Sườn lục địa khá dốc. Chiều ngang nhỏ
nhất có thể gặp ở khu vực ngang Cam Ranh là 18km. Ranh giới trên sườn

lục địa khu vực này ở độ sâu 150m, chân sườn ở độ sâu 1000 – 1200m và
góc dốc trung bình 45’ – 1
0
.
Phía ngoài Bình Thuận – Ninh Thuận: Sườn lục địa mở rộng với giá trị
trung bình 60 – 80m, chân sườn nằm ở độ sâu 1000 – 1200m và góc dốc
trung bình là 45’ – 1
0
[4,5,6]
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 16

Chất đáy khu vực biển miền Trung:
Đây là giải đồng bằng hẹp với bề rộng khoảng 5 – 30 km. Bề mặt phân bố ở
độ sâu từ 25- 100m nước, phần trên của đồng bằng chịu ảnh hưởng của đới động
lực sóng biến dạng và phá huỷ. Do đó, vật liệu tích tụ ở đây thành phần hạt thô
chiếm tỷ lệ rất đáng kể, tạo cho đồng bằng có độ dốc lớn, hình thái nhấp nhô, gồm
có các trầm tích hạt thô (sạn, cát, các mảnh vụn sinh học…) phổ biến ở độ sâu
100m nước. Bề mặt đáy biển bị biến dạng lớn.

2.3.Sự BIếN ĐổI VÀ NĂNG SUấT ĐÁNH BắT MộT Số LOÀI CÁ NổI
CÓ GIÁ TRị KINH Tế ở VÙNG BIểN MIềN TRUNG
Trong số khoảng trên 2.000 loài cá cho tới nay đã xác định được ở khu vực
biển ven bờ Việt Nam, có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, với có ý nghĩa là
những loài có sản lượng thường chiếm trên 1% tổng sản lượng đánh bắt.
Ơ vùng biển xa bờ (độ sâu lớn hơn 30-50m), các kết quả khoả sát bước đầu
của Viện Nghiên Cứu Thuỷ Sản trong thời gian 1998-1999 cho biết ở vùng biển

này có khoảng 30 loài cá kinh tế. Trong đó có khoảng 30% là cá tầng trên và 70%
là cá tầng đáy. Về đặc điểm phân bố thì 68% số loài sống gần bờ và 32% là số loài
sống xa bờ. Trong tổng số loài sống gần bờ thì 76% là cá tầng đáy và 24% là cá
tầng trên.Điều đó nói lên rằng trong thành phần cá biển Việt Nam phần lớn là cá
tầng đáy và cá ven bờ [6, 10 - 14].
Các loài cá kinh tế chủ yếu ở biển nước ta chủ yếu thuộc 42 họ cá chính bao
gồm cá tầng trên và cá đáy:


Bảng 2: Một số loài cá nổi kinh tế ở Việt Nam, theo tài liệu [13, 14]

Họ cá
Tên Việt Nam Tên khoa học
Tên cá
Họ cá nhám Carcharhinidae Cá nhám
Họ cá trích Clupeidae Cá đé,Cá trích xương,Cá mòi…
Họ cá cơm Engraulidae Cá cơm ,Cá lẹp…
Họ cá mối Synodidae Cá mối hoa,cá mối dài,cá mối dài…
Họ cá chuồn Exocoetidae Cá chuồn vây trắng, cá chuồn bay…
Họ cá đối Mugilidae Cá đối…
Họ cá trác Pricanthidae Cá trác dài ,cá trác nhắn…
Họ cá Nục Carangidae Cá thu bè ,cá Nục sò,cá nục đỏ,cá chỉ
vàng….
Họ cá hồng Lutianidae Cá hồng…
Họ cá thu hố Gempylidae Cá thu hố…
Họ cá hố Trichiuridae Cá hố…
Họ cá thu Scombridae
Cá b
ạc má,cá thu nhật,cá thu chấm,cá
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 17
thu vạch…
Họ cá ngừ Thunnidae Cá ngừ ồ,cá ngừ chấm,cá ngừ vằn,cá
ngừ vây vàng,cá ngừ bò,cá ngừ mắt to,
cá ngừ sọc dưa…
Họ cá bơn Cynoglossidae Cá bơn…
Họ cá bò giấy Balistidae Cá bò giấy…

Dựa vào dữ liệu của 4 chuyến khảo sát nguồn lợi cá biển bằng lưới rê có
kết hợp máy dò, đã tiến hành đánh cá mật độ cá (thông qua năng suất đánh bắt-
CPUE) và ước tính trữ lượng của một số đàn cá nổi. Vùng khảo sát là vùng biển
miền Trung, trong hai mùa gió Tây Nam (vào các tháng 3-8 hàng năm) và mùa
gió mùa Đông Bắc (vào các tháng 9-12 hàng năm), như sau:

2.3.1.Năng suất đánh bắt (xem Hình 25 – 27, 28 - 38)
Vào mùa gió mùa Tây Nam(SW) của năm 1996, năng suất đánh bắt(tình
theo số lượng cá thể) của các chủng loại hải sản theo thứ tự giảm dần như sau-cá
Nục Heo, Mực, cá Ngừ Ồ, cá Vền Răng To…nếu tính theo trọng lượng,năng suất
cao nhất là cá Nục Heo,cá Ngừ Vằn, cá Cờ, cá Ngừ Chù…Tuy nhiên,vào năm
1997 cao nhất về số lượng là cá Vền Răng To, cá Nục Heo, cá Ngừ Chù…nhưng
tính theo trọng lượng, năng suất cao nhất là cá Ngừ Vằn, cá Nục Heo, cá Cờ…
(xem Hình 25 - 27).
Rõ ràng, năng suất đánh bắt các nhóm loài hải sản có sự biến đổi theo mùa
rõ rệt.Ví dụ: như cá Ngừ Ồ chiếm vị trí thứ nhất hoặc thứ ba về số lượng vào mùa
khô(tháng 5, 6/96-97), nhưng chuyển sang mùa mưa(tháng 9,10/96), chúng lại
đứng vị trí thứ bảy về số lượng.


Phân bố năng suất đánh bắt cá Ngừ Chù (Auxis thazard):
Năng suất đánh bắt 12 – 247, năng suất thường phân bố rộng khắp vùng
nghiên cứu và thường đạt giá trị cao ở vùng khơi Đông Nam Bộ, vùng ven bờ Đà
Nẵng. Chiều dài thân cá đánh bắt là 230 – 450 mm, phổ biến là 350 mm. Trọng
lượng thân là 0,1 – 1,9 kg, phổ biến 0,9 kg. Kích thước cá biến động mạnh theo
mùa khí hậu. Vào năm 1996, nhóm cá có chiều dài thân 370 – 390 mm chiếm ưu
thế ở vùng nước ven bờ trong thời kì gió mùa Tây Nam, nhưng vào mùa gió Đông
Bắc nhóm cá có kích thước 390 mm lại chiếm ưu thế trong vùng ven bờ Đông
Nam Bộ. Theo tài liệu thì ở Vịnh Thái Lan cá Ngừ Chù đạt kích thước 260 mmsau
1 năm tuổi, đạt 380 mmở 2 năm tuổi và đạt 470 mm ở 3 năm tuổi (xem hình 28).

Phân bố năng suất đánh bắt cá Ngừ Ồ (Auxis rochei):
Năng suất cá đánh bắt 9 – 249, năng suất thường phân bố rộng khắp vung
nghiên cứu vào mùa gió SW và thường đạt giá trị cao ở vùng khơi miền Trung.
Năng suất đánh bắt vào mùa gió SW gấp 3 lần so với mùa gió NE.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 18
Chiều dài thân cá đánh bắt là 150 – 310 mm, phổ biến là 270 mm. trọng lượng
thân 0,1 – 0,8 kg, phổ biến 0,3kg.
Thành phần thức ăn chủ yếu là tôm lân và mực con (xem hình 29)

Phân bố năng suất đánh bắt cá Ngừ Chấm (Euthnnus affinis):
Năng suất cá đánh bắt tương đối thấp 3 – 20. vào mùa gió SW, cá phân bố
tập trung vào 2 khu vực chính – phía Bắc miền Trung và phía Nam của vùng Đông
Nam Bộ. Vào mùa gió NE, cá phân bố tản mạn khắp nơi.
Chiều dài thân cs đánh bắt là 150 – 160 mm, phổ biến là 210 mm.Trọng
lượng thân 0,2 – 4,3 kg, phổ biến 0,3kg. (xem hình 30).


Phân bố năng suất đánh bắt cá Ngừ Vằn (Katsuwonus pelamis)
Năng suất cá đánh bắt 5 – 50, phân bố khá đồng đều ở các vùng. Vào mùa
gió SW, cá phân bố tập trung ở 2 vùng chính – miền Trung và Đông Nam Bộ.
Chúng xuất hiện chủ yếu ở vùng nước ngoài khơi quần đảo Trường Sa và vùng
ven bờ ĐBSCL. Vào mùa gió NE, cá phân bố chủ yếu ở miền Trung và khu vực
nước ngoài khơi ở phía Nam miền Trung.
Chiều dài thân cá đánh bắt là 230 – 710 mm, phổ biến là 290, 430, và 550 –
570mm. Trọng lượng thân 0,5 – 8,25 kg, phổ biến là 0,5; 1,75; và 4,25 kg.Vào gió
mùa NE, khu vực miền Trung cá thướng xuất hiện ở 3 nhóm chiều dài, nhỏ hơn
400mm, dao động quanh 400mm và 500mm.Phía Nam miền Trung cá thường xuất
hiện 2 nhóm chiều dài dao động ở 400mm và 500mm, đa số cá có kích thước nhỏ
250 – 290mm (nhỏ hơn 0,5 kg) xuất hiện chỉ ở vùng khơi.Vào gió mùa SW cá có
chiều dài thân lớn 400 – 500mm tập trung vùng nước ven bờ và nhóm cá có kích
thước nhỏ 279 – 290 kg ở vùng khơi.
Thành phần thức ăn chủ yếu là cá, mực. Cá sinh sản quanh năm, tập trung sinh sản
từ tháng 4 – 9 ở khu vực Bắc miền Trung (xem hình 31).

Phân bố năng suất đánh bắt cá Ngừ Bò(Thunnus tonggol):
Năng suất cá đánh bắt rất thấp 1-9. Cá xuất hiện thường xuyên ở vùng nước
ven bờ ĐBSCL và Đà Nẵng. Năng xuất đánh cá vào mùa gió Tây Nam cao hơn
vao mùa gió Đông Bắc.
Chiều dài thân cá đánh bắt là 230-430mm, phổ biến 250mmvà 300mm,
trọng lượng thân 0,3-1,5kg, phổ biến là 0,3kg. Vào gió mùa Đông Bắc năm 1996
chiều dài cá đánh bắt 370mm chiếm ưu thế (0,9kg). Vào gió mùa Tây Nam năm
1997 chiều dài cá đánhbắt nhỏ hơn 250mm(0,3kg) (xem hình 32).
Vào mùa gió Đông Bắc cá có tuyến sinh dục thành thục ở 2 năm tuổi ,mùa
gió Tây Nam tuyến sinh dục thành thục chỉ một năm tuổi.

Phân bố năng suất đánh bắt cá Ngừ Vây Vàng (Thunnus albacares):

Vào mùa gió Tây Nam cá xuất hiện chủ yếu ở phía Bắc, ngược lại ở phía
Nam cá lại tập trung vào mùa gió Đông Bắc.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 19
Chiều dài thân cá đánh bắt là 225mm và 1425mm, trọng lượng thân 1kg và
45kg. Chiều dài thân và trọng lượng là 275mm và 461,2mm, 1kg và 4,5kg. Vào
mùa gió Đông Bắc 1996 chiều dài cá đánh bắt phổ biến ở hai nhóm có chiều dài
275mm và 500mm. Vào gió mùa Tây Nam 1997 chiều dài cá đánh bắt phổ biến là
275mm.
Cá ở 6 tháng tuổi thì chiều dài thân là 250-260mm. sau 1 năm tuổi cá đạt chiều dai
500mm. vào mùa gió Đông Bắc cá co tuyến sinh dục thanh thục ở hai năm tuổi
con mùa gió Tây Nam tuyến sinh dục thành thục chỉ một năm tuổi.

Phân bố năng suất đánh bắt cá Ngừ Mắt To (Thunnus obesus):
Cá phân bố tản mạn khắp nơi. Chiều dài thân cá đánh bắt phổ biến là 210-590mm
và 250mm, trọng lượng thân là 0,1-0,4kg và 0,3kg. Cá thành thục sinh dục ở năm
đầu tiên đạt kích thước440mm. Hầu hết cá thành thục sinh dục dưới một năm tuổi.

Phân bố năng suất đánh bắt cá Cờ Đại Dương (Istiophorus platypterus):
Năng suất cá đánh bắt rất thấp 1-8. Năng suất cá đánh bắt thời kỳ gió mùa
Đông Bắc cao hơn năng suất cá đánh bắt thời kỳ gió mùa Tây Nam.
Vào gió mùa Tây Nam cá phân bố chủ yếu ở vùng nước quanh quần đảo
Trường Sa. Vào gió mùa Đông Bắc cá xuất hiện ở vùng nước ven bờ ở Miền
Trung và Đông Nam Bộ.
Chiều dài thân cá đánh bắt là 550mm và 2450mm,trọng lượng thân 1,25kg
và 36,25kg.chiều dài thân cá phổ biến 1950mm và 2050mm, trọng lượng thân phổ
biến là 1458,3kg và 1151kg (xem hình 33).

Vào mùa gió Đông Bắc cá có tuyến sinh dục thành thục ở 0 năm tuổi, mùa
gió Tây Nam thì tuyến sinh dục thành thục ở 1 năm tuổi hoặc 2 năm tuổi.

Phân bố năng suất đánh bắt cá Nục Heo Cờ và Nục Heo Nhỏ
Cá Nục Heo Cờ (Coryphaena hippurus): Phân bố rộng khắp vùng Trung
Bộ và Đông Nam Bộ, nhưng mật độ cao nhất ở vùng nước ven biển Đồng Hới-Đà
Nẵng và ngoài khơi đồng bằng sông Cửu Long.
-Kích thước đánh bắt của cá Nục Heo Cờ:là 225-1.125mm(phổ biến
425mm) về chiều dài thân và 0.5-12.5kg (phổ biến là 0.75kg)về trọng lượng thân.
Kích thước chiều dài thân ca đánh bắt thường lớn (375-425mm) vào mùa gió Tây
Nam(SW)và nhỏ (dưới 275mm) vào mùa gió Đông Bắc (NE). theo các nghiên cứu
ở Nhật, cá Nục Heo Cờ tham gia sinh sản lần đầu, khi chiều dài thân cá lớn hơn
200-250mm. Như vậy, có thể suy ra phần lớn ca Nục Heo Cờ đánh bắt trong vùng
nghiên cứu là cá trưởng thành và đã tham gia sinh sản lần đầu. Thành phần thức ăn
của chúng chủ yếu là Mực và cá con.
-Phân bố năng suất đánh bắt của cá Nục Heo Nhỏ (Coryphaena equiselis): năng
suất đánh bất của cá Nục Heo Nhỏ thường thấp hơn cá Nục Heo Cờ. Cá Nục Heo
Nhỏ phân bố tập trung với năng suất thấp vào mùa gió Đông Bắc, còn trong mùa
gió Tây Nam cá phân tán khắp vùng nghiên cứu và năng suất khá cao so với mùa
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 20
gió Đông Bắc. Chiều dài than cá Nục Heo Nhỏ được phân tích trong thời kì khảo
sát là225-425mm, phổ biến là 325mm,trong lượng thân cá là 0,25-1,25kg, phổ
biến là 0,25kg.(xem hình 34, 35).

Phân bố năng suất đánh bắt cá cá Vền Răng To (Brama orcini):
Năng suất đánh bắt biến đổi trong khoảng 5-97, năng suất thường phân tán

và đạt giá trị cao vào mùa gió Tây Nam, còn ngược lại vào mùa gió Đông Bắc cá
thường tập trung ở vùng nước trong và độ mặn cao thuộc vùng khơi Nha Trang-
Quảng Nam hay ngoài khơi Đông Nam Bộ. Chiều dài thân cá đánh bắt là110-
390mm, trọng lượng thân 0,5-1,15kg.Cá có kích thước nhỏ thường xuất hiện ở gần
bờ,còn kích thước lớn thường xuất hiện ở vùng khơi. Thức ăn của chúng là cá
Trích con, Mực và tôm nhỏ (xem hình 36).

Phân bố năng suất đánh bắt cá Kẽn Nâu(Lobotes surinamensis):
Năng suất đánh bắt 2-17,năng suất thường phân bố rộng khắp vùng nghiên
cứu và thường đạt giá trị cao vào mùa gió Tây Nam. Tuy nhiên, vào mùa gió Đông
Bắc cá có xu hướng tập trung ở vùng nước Đông Nam Bộ. Chiều dài thân cá đánh
bắt là 150 – 570mm. trọng lượng thân 0,1 – 4,5 kg, phổ biến 1,46kg. cá có kích
thước nhỏ thường xuất hiện vào mùa gió Đông Bắc, còn kích thước lớn thường
xuất hiện vào mùa gió Tây Nam. Cá thành thục sinh dục ở chiều dài thân lớn hơn
300mm (xem hình 37).

Phân bố năng suất đánh bắt Mực (Sthemoteuthis oualaniensis):
Năng suất cá đánh bắt 5-60, khá đồng đều ở toàn bộ vùng khảo sát. Năng
suất đánh bắt vào mùa gió Tây Nam thường cao hơn mùa gió Đông Bắc. (xem
hình 38)

2.3.2.Biến đổi năng suất đánh bắt theo thời gian
Nhìn chung, tổng mật độ hải sản nổi (thông qua chỉ số năng suất khai thác
trên 1 đơn vị khai thác) khá ổn định trong suốt thời kì khảo sát 1996 – 1997. Tổng
chỉ số của 19 loài biến đổi trong khoảng 1971 – 2441 kg/đơn vị khai thác, nhưng
nhìn vào từng loại, chúng ta thấy chúng biến đổi khá lớn giữa các chuyến khảo sát
(Bảng 3).








Bảng 3: Biến đổi năng suất khai thác (kg/đơn vị khai thác) của một số chủng
loại hải sản vùng Trung Bộ theo thời gian [2]
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 21

STT

Tên loài 5-6/96 9-10/96 5-6/97 Trung bình
1 Katsuwonus pelamis 418 531 806 585
2 Coryphaena hippurus 388 280 245 304
3 Auxis thazard 92 228 292 204
4 Istipphorus platypterus 202 120 163 162
5 Makara mazara 292 167 0 153
6 Makara indica 67 262 0 110
7 Auxis rochei 54 14 207 92
8 Sthenoteuthis
oualaniensis
119 58 81 86
9 Tetrapterus audax 0 0 232 77
10 Bramma orcini 56 130 27 71
11 Lobotes surinamensis 66 67 52 62
12 Thunnus tonggol 0 35 47 27
13 Thunnus albacares 4 69 7 27

14 Euthynnus affinis 10 30 17 19
15 Thunnus obesus 4 8 42 18
16 Coryphaena equiselis 13 14 27 18
17 Xiphias gladius 0 0 33 11
18 Aluterus monnoceros 2 27 0 10
19 Loại khác 184 130 161 158
20
Tổng chỉ số 1.971 2.170 2.441 2.194

2.3.3.Về một số đặc tính sinh học:
Cá Ngừ Vằn (Katswonus pelamis):
Sản lượng cá Ngừ Vằn trên thế giới gia tăng một cáhc đáng kể, vào năm
1980 là 250.000 tấn, đến năm 1994 là 1.250.000 tấn. Điều này nguồn lợi cá này
chiếm vị trí quan trọng đối với nghề cá thế giới.
Khi cá được một tuổi thì chiều dài thân 150mm, cá hai năm tuổi là
450mm,3 năm tuổi là 630mm, 4năm tuổi là 730mm và 5 năm tuổi là 770mm, từ
đó cho thấy mối quan hệ chiều dài thân cá và trọng lượng theo công thức:
W= 0,00113*L
2,16
(W- là trọng lượng thân (kg), L- là chiều dài thân (cm)).
Theo Bùi Đình Chung (1995), ở vùng nước biển Việt Nam, chièu dài thân cá là
410-650mm, phổ biến 500-560mm, mối quan hệ giữachiều dài thân cá và trọng
lượng thân cá la:
W= 0,000114 * L
2,71
, trong tháng 4-8 ở Miền Trung.
Cá thường xuất hiện ở nhiệt độ 26,3-30,4
0
C và độ mặn là 33,1- 34,0‰ vào
mùa gió Tây Nam. Mùa gió Đông Bắc khoảng nhệt độ và độ mặn cá phân bố là

28,1-30,3
0
C và 30,9-33,9‰. Năng suất đánh bắt cá cao mùa lạnh, vùng nước có độ
mặn cao.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 22
Nhìn chung, cá Ngừ Vằn là cá nôi, di cư đại dương, sống thành từng đàn ở
lớp nước bề mặt, phân bố chủ yếu ở vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thức ăn
là các loài cá,giáp xác, động vật chân đầu,động vật thân mềm, mực…Cá sinh sản
quanh năm, chiều dài cá ở ở lần thành thục sinh dục lần đầu là 400-500mm, cá cái
thành thục ở chiều dài 450-900mm, mỗi lần phóng ra khoảng 80.000-200.000
trứng, trứng nổi, kích thước lớn, cá sống ít nhất từ 8-12 năm.
Cá Ngừ Vằn là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế rất lớn ở vùng
biển Việt Nam, vì cậy không nên đánh bắt cá ở độ tuổi 1-2 năm và ở giai đoạn cá
đang thành thục sinh dục (theo tài liệu [2, 10, 14]).

Cá Ngừ Chù (Auxis thazard) và cá Ngừ Ồ(Auxis rochei):
Cá Ngừ Chù đạt kích cỡ cực đại 580mm, phổ biến 580mm, phổ biến
400mm, chúng phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cá thường
tập trung thành từng đàn lớn di cư vào vùng nước ven bờ Miền Trung vào tháng 3
và tháng 10 hàng năm. Mùa sinh sản vào thang 4-6 và tháng 8-9.
Cá Ngừ Ồ đạt kích cỡ cực đại là 500mm, phổ biến ở 300-350mm, cả hai
loài thường xuất hiện ở nhiệt độ 27-27,9
0
C
Thức ăn là cá nhỏ và Mực… chúng thường tập trung thành từng từng đàn
lớn cùng với ccs loìa cá Ngừ khác.

Cá Ngừ Chù: phân bố ở nhiệt độ trong khoảng 26,3- 30,4
0
C và độ mặn là
32,1- 34,0‰ trong mùa gió Tây Nam. Vào mùa gió Đông Bắc cá phân bố ở nhiệt
độ 28,6-30,3
0
C và độ mặn là 32,0-33,9‰. Năng suất đánh bắt cá cao thường xuất
hiện vào mùa lạnh, độ mặn thấp.
Cá Ngừ Ồ: Mùa gió Đông Bắc cá phân bố ở giới hạn nhiệt độ hẹp 28,4-
30,3
0
C nhưng khoảng dao độnh độ mặn lớn 30,9-33,9‰. Vào mùa gió này năng
xuất đánh bắt cá cõu hướng gia tăng ở vùng nước có độ mặn cao 33,0- 34,0‰.
Vào mùa gió Tây Nam, cá xuất hiện ở nhiệt độ khoảng 26,3- 30,4
0
C và độ mặn là
30,8-34,0‰ (theo tài liệu [2, 10, 14]).

Cá Ngừ Bò (Thunnus tonggol):
Cá đạt chiều dài cực đại 1360mm, phổ biến 700mm. chúng thường xuất
hiện ở vùng nước ngoài khơi, không thích hợp ở vùng nước ngoài khơi, không
thích hợp ở vùng nước chảy và độ muối thấp như ở vùng cửa sông.
Ơ vùng biển nước ta, chiều dài thân cá đánh bắt là 260-680mm, phổ biến là
480-560mm.
Tương quan giữa chiều dài thân và trọng lượng cơ thể là:
W= 0,000731*L
2,644

Hầu hết mẫu cá thu thập được là cá từ 1-2 năm tuổi, kích thước là 300mm.
giai đoạn còn nhỏ cá sống ở vùng nước ven bờ và lớn lên ở vùng nước ngoài khơi.

Thức ăn là các loài giáp xác, cá, đông vật chân đầu… (theo tài liệu [2, 10, 14]).

Cá Ngừ Chấm (Euthynnus affinis):
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 23
Theo tài liệu công bố cá đạt chiều dài thân cực đại là 1000mm, phổ biến là
600mm. chúng xuất hiện ở vùng nước chảy, nhiệt độ là 18-29
0
C, thường xuất hiện
ở vùng nứơc ven bờ. Thường kết thành đàn lớn với các loài cá Thu từ 100-5000 ca
thể. Thức ăn là các loài cá nhỏ đặc biệt là các loài cá Trích, Mực, Thực vật nổi…
Mùa sinh sản là từ tháng 11-3 năm sau và tháng 4-9 hàng năm. Ơ Việt
Nam, chiều dài thân cá đánh bắt là 200-640mm, phổ biến 360-600mm.
Tương quan giữa chiều dài thân cá và trọng lượng thân cá là:
W=0,00058*L
2,698
(W- là trọng lượng thân, L- chiều dài thân cá)
Vào mùa gió Tây Nam, cá phân bố ở vùng nước có nhiệt độ là 28,0-30,0
0
C
và độ mặn là 32,1-34,0‰. Ngược lại mùa gió Đông Bắc cá phân bố ở nhiệt độ là
28,1-30,0
0
C và độ mặn là 30,4-33,9‰ (theo tài liệu [2, 10, 14]).

Cá Ngừ Vây Vàng (Thunnus albacares):
Chiều dài thân cực đại 2080mm, phổ biến 1500mm. Chúng thường kết

thành lớn ở bề mặt nước, nhiệt độ 18-31
0
C. Cá có kích thước lớn, ít khi kết đàn.
Cá sinh sản suốt mùa hè ở bãi biển. Thức ăn là các loài cá, giáp xác và mực. Loài
cá này có khả năng chịu đựng được hàm lượng oxy hoà tan thấp, vì thế cá thường
phân bố ở độ sâu 100m.
Ơ Việt Nam, cá đánh bắt thường có kích thước nhỏ, phổ biến là 460mm,
hầu hết cá ở 1 năm tuổi. Đây là đối tượng đang dược khai thác ở vùng biển ngoài
khơi, có giá trị kinh tế rất cao và sản lượng đánh bắt lớn ở khắp các vùng biển.
Chúng là đối tượng đang dược khai thác ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam (theo
tài liệu [2, 10, 14]).

Cá Ngừ Mắt To (Thunnus obesus):
Chiều dài thân cá cực đại 2360mm, phổ biến 1800mm. Chúng thường xuất
hiện ở vùng nước có nhiệt độ 13-29
0
C nhưng thích hợp nhất là 17-22
0
C.Giai đoạn
ấu niên và trưởng thành chúng thường kết thành từng đàn ở bề mặt nước với các
loài cá khác. Thức ăn là các loài cá lớn , chân đầu và giáp xác. Cá đẻ quanh năm
thường vào tháng 4 đến cuối tháng 9.
Ở vùng biển An Độ Dương, cá thường phân bố ở khoảng nhiệt độ là 10-
16
0
C. vùng biển Đại Tây Dương là 10- 15
0
C. cá sống ở độ sâu trên 300m cùng với
các loài cá khác. Hầu hết, cá ở 0 năm tuổi đạt kích thước là 270mm (theo tài liệu
[2, 10, 14]).


Cá Nục Heo Cờ( Coryphaena hippurus) và cá Nục Heo Nhỏ( Coryphaena
equiselis):
Theo tài liệu FAO thống kê về sản lượng nhóm cá này trên thế giới là
20.000-40.000 tấn/năm. Loài cá này khá phổ biến ở khu vực biển Địa trung Hải và
vùng biển Nhiệt đới. Khi cá được ba tuổi chiều dài thân là1425mm, cá 4 năm tuổi
là 1525mm. cá thành thục sinh dục ở kích thước 350-550mm, cá thường sinh sản
vào tháng 11-7 năm sau và 2-3 lần trong năm, mỗi lần sinh sản khoảng 80.000-
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 24
200.000 trứng. Sau khi đẻ trứng khoảng 4-5 tháng tuổiâú trùng có chiều dài thân là
4-4,6mm. Con đực đạt kích thước 1260mm và con cái là1120mm khi được một
năm tuổi.
Nhìn chung, chung thường xuất hiện ở những vùng nước chẩy, khu vực ven
biển và thưưòng tập trung thành đàn ở tầng mặt. Chiều dài cực đại cá Nục Heo là
2100mm, phổ biến là 1000mm, thức ăn hầu hết là cá loài cá, động vật nổi, mực…
Cá Nục Heo Cờ thường xuất hiện ở lớp nước dưới bề mặt, nhiệt độ 28,1-
30,3
0
C và độ mặn là 30,9-33,9‰ vào mùa gió Đông Bắc , mùa gió Tây Nam cá
thường xuất hiện ở vùng nước có nhiệt độ giới hạn 26,3
0
C-30,4
0
C và độ mặn giao
động mạnh hơn 32,3-34,0‰.
Cá Nục Heo Nhỏ phân bố giộng khắp ở nhiệt độ 27,4-30,4

0
C, nhưng độ
mặn ở giới hạn hẹp 32,3-33,9‰ trong mùa gió Tây Nam. Vào mùa gió Đông Bắc
cá phân bố ở nhiệt độ 28,6-30,3
0
C và độ mặn 32,0-33,9‰ (theo tài liệu [2, 10,
14]).

Cá Vền Răng To (Bama orcini):
Cá đạt chiều dài thân cực đại 350mm, phổ biến 250mm. đây là loài cá khá
phong phú ở vùng biển Thái Bình Dương và An Độ Dương.
Cá thường xuất hiện ở nhiệt độ 27,6-30,4
0
C và độ mặn là 33,1-34,0‰ vào
mùa gió Tây Nam. Vào mùa gió Đông Bắc cá phân bố ở lớp dưới bề mặt, nhiệt độ
là 28,6-30,3
0
C và độ muối là 32,0- 33,9‰ (theo tài liệu [2, 10, 14]).

2.4. MốI QUAN Hệ GIữA Sự PHÂN Bố VÀ TậP TRUNG CÁ BIểN
VớI YếU Tố HảI DƯƠNG HọC ở BIểN MIềN TRUNG
2.4.1.Những nguyên tắc tương tác cá và môi trường sống
Như chúng ta đã biết, cá biển cũng như mọi sinh vật biển không thể tồn tại
nếu chúng bị tách khỏi môi trường nước biển. Cá biển và môi trường nước biển là
một thể thống nhất có mối liên hệ tương tác chặt chẽ và trong nhiều trường hợp
chúng mang tính nhân – quả của nhau.
Các mối quan hệ và tương tác vật lý hải dương luôn biến đổi, dẫn đến các
sinh vật (cá và các loài hải sản) cũng mang tính thích nghi trong điều kiện nhất
định của các quan hệ tương tác nói trên. Điều quan trọng là không lên đánh giá
quá cao vào các chỉ số thống kê, thực nghiệm về các quan hệ, tương tác cá – môi

truờng, mà cần chú ý đến cơ chế sinh lý thích nghi của cá- môi trường.
Chúng ta có thể thấy sự thay đổi của các thông số môi trường nói chung và
( nhiệt độ, độ muối, dòng chảy ….) nói riêng thường đưa đến các biến đổi tương
ứng về sự phân bố, mức độ phân bố của cá và ảnh hưởng sâu sắc đến tập tính sinh
học, sinh lý của cơ thể cá. Trong điều kiện hiện nay thì các biến đổi môi trường
vật lý thường dễ dàng nhận biết hơn các biến đổi sinh học, chính vì lẽ đó người ta
thường dùng các biến đổi chỉ số môi trường để dự đoán các biến đổi sinh học.
Do đó, ý nghĩa thực tiễn quan trọng cuả việc xem xét tương tác cá- môi
trường là hiểu biết được tập tính hay phản ứng của cáđối với các yếu tố môi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp @&? GVHD: T.S. Nguyễn Văn Lục

SVTH: Cao Thế Anh Lớp 43 Hải Dương Học
Trang 25
trường. Vì vậy, từ sự hiểu biết này chúng ta có thể thăm dò , dự báo các bãi tập
trung cá, cải tiến ngư cụ để nâng cao hiệu quả đánh bắt cá.
Anh hưởng của nhiệt độ đến cá:
Một trong những nhân tố quan trọng nhất của môi trường bên ngoài có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tập tính cá là nhiệt độ nước biển. Chình vì vậy
nhiều nhà khoa học có ý định gắn bó tập tính cá với nhiệt độ nước biển và những
thay đổi của nó. Trong môi trường hải dương , những thay đổi nhiệt độ dĩ nhiên
kèm theo những thay đổi của các nhân tố khác. Mặc dù vậy, trong đa số các
trường hợp nhiệt độ có thể là chỉ tiêu quan trọng nhất của các điều kiện sinh thái
trội hơn và luôn luôn thay đổi, và có thể sử dụng nhiệt độ như là một chỉ tiêu sinh
thái trực tiếp hoặc gián tiếp, cần phải kể đến không những nhiệt độ trong khoảng
biến thiên mà các građien nhiệt độ theo phương thẳng đứng và nằm ngang luôn
luôn thay đổi.
Nhiệt độ của các vùng nước giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cá.
Nhiệt độ quyết định sự phân bố, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, đến cường độ bắt
mồi và các quá trình hoạt động khác của cá( như: dinh dưỡng, di cư, sinh sản,…).

Với các loài cá thân nhiệt của chúng chỉ sai khác khoảng 0,5-1
0
C so với nhiệt độ
bên ngoài. Đối với tập tính cá thì nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng
nhất của các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến

Trong môi trường hải dương, những thay đổi của nhiệt độ sẽ kéo theo sự
thay đổi của các nhân tố khác. Nhưng thay đổi của nhiệt độ mang tính chội nhất,
và nó luôn thay đổi theo phương nằm ngang và thẳng đứng.
Hầu như đối với tất cả các loài cá đều có nhiệt độ cực thuận nhất định, và
người ta đã lập ra các vùng tập trung cá dựa vào hiểu biết về khaỏng nhiệt độ cực
thuận của các loài cá kh ác nhau ở các vùng biển khác nhau… Tuy nhiên, ở các
giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì nhu cầu của chúng đối với các điều kiện của
môi trường cũng khác nhau và thay đổi.
Cá đi tìm và lựa chon những tổ hợp các điều kiện sinh vật học và vật lý
nhất định của môi trường bên ngoài. Hầu như đối với tất cả các loài cá đều có điều
kiện cực thuận nhất định. Cần phải biết những nhiệt độ cực thuận để dự báo các
vùng tập trung của cá. Những dự báo nhiệt độ có tính chất thống kê và thời tiết có
thể dùng để lập dự báo số lượng theo mùa của một số loài cá nhất định.
Một số loài thì nhu cầu vè nhiệt độ lại thay đổi heo mùa, ngoài ra lượng tập
trung thức ăn phụ thuộc vào nhiệt độ và ở một số trường hợp đã gây khó khăn cho
việc xác định khoảng nhiệt độ thích hợp của cá. Mặc dù vậy, do kết quả của sự
chênh lệch nhiệt độtheo mùa, giữa các năm và sự thay đổi của các điều kiện khác
làm cho sự phân bố và số lượng của cá trong một vùng khai thác nhất định bị thay
đổi. Nhiều loài cá trong mùa hè di cư đến vùng cực, còn mùa đông đến các vùng
xích đạo. Ngoài ra những di cư theo mùa và quần tụ của cá cóliên quan với sự đẻ
trứng vỗ béo… đều do nhiệt điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×