Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sự sáng tạo ngoạn mục trong tư duy quản lý pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.69 KB, 3 trang )

Sự sáng tạo ngoạn mục trong tư duy
quản lý
Những ý tưởng kỳ quặc, ngược đời nhưng tạo ra đột phá sẽ giúp mọi
doanh nghiệp vừa duy trì công việc hiện tại, vừa đổi mới để khác biệt và
phát triển. Đây là một sự sáng tạo ngoạn mục trong tư duy quản lý.

Về tác giả
Robert I. Sutton là giáo sư ngành quản trị và công nghệ thuộc đại học
Stanford; là cựu giám đốc Trung tâm Nghiệp vụ, Công nghệ và Tổ chức.
Ông là tác giả cuốn The No Asshole Rule (Nguyên tắc không có kẻ bất tài);
đồng tác giả các cuốn: The knowing - Dving Gap (Khoảng cách giữa lý
thuyết và hành động), Hard Facts (Sự thật gai góc), Dangerous Half- Truths
(Những nửa sự thật nguy hiểm), Total Nonsense (Hoàn toàn ngớ ngẩn).
Nội dung chính
Những ý tưởng kỳ quặc, ngược đời nhưng tạo ra đột phá sẽ giúp mọi doanh
nghiệp vừa duy trì công việc hiện tại, vừa đổi mới để khác biệt và phát triển.
Đây là một sự sáng tạo ngoạn mục trong tư duy quản lý.
Phần I - Chương 1
Tại sao các ý tưởng kỳ quặc lại thành công?
Những ý tưởng mới trong sách này có vẻ “kỳ quặc”, ngược đời. Vì nó sẽ
“va” vào cách quản lý lâu nay, “ va” vào niềm tin phổ biến. Tuy nhiên, nhiều
nhà quản lý nhận thức rằng muốn đổi mới thì phải hoạt động theo tập quán
khác, chứ không thể theo tập quán thông thường.
Để gây dựng một công ty mà sự sáng tạo trở thành phong cách, chứ không
phải là sự ngẫu nhiên, thì người ta phải vứt bỏ, phải nghịch đảo, phải làm
những việc ngược với tư duy thông thường. Vì sẽ là điên rồ khi lặp lại mãi
một việc mà lại mong có kết quả khác biệt.
Khuôn khổ cũ là khai thác ý tưởng cũ, là dựa vào quá khứ, những quy trình
đã hoàn chỉnh, công nghệ đã được kiểm nghiệm để tạo ra lợi nhuận lập tức.
March vạch ra rằng, về lâu dài, không công ty nào có thể tồn tại bằng cách
làm theo khuôn khổ cũ. Để kiếm tiền về lâu dài, phải thử nghiệm cái mới,


khám phá khả năng mới, thử nghiệm quy trình mới, phát minh kinh nghiệm,
công nghệ mới để thỏa mãn nhu cầu mới của khách hàng, giành lợi thế so
với đối thủ.
Biến dị - Một chuỗi những khác biệt
Khi mục tiêu là cải cách, các doanh nghiệp cần sự biến dị trong cách nghĩ,
cách làm và trong sản phẩm.
Để có được vài ý tưởng thành công, ta cần thử rất nhiều ý tưởng. Boyle nói:
“Không thể nào có ý tưởng mới mà không trải qua những ý tưởng xuẩn
ngốc, tệ hại và điên rồ”.
Quá trình thử nghiệm cái mới, ta có thể gặp nhiều vướng mắc, phải liên tục
học hỏi từ thành công và thất bại để không ngừng đưa ra những ý tưởng, sản
phẩm, dịch vụ mới khiến đối thủ phải vò đầu bứt tai.
Vu ja de: Nhìn sự việc cũ theo cách mới
Nguyên tắc thứ hai là có cái nhìn mới đối với những sự vật cũ, hay còn gọi
là tâm lý “Vu ja de”. Albert Szent Gyorgi, người đầu tiên phân lập được
viatamin C nói: “Khám phá nghĩa là xem xét một sự việc cũ như mọi người
nhưng nghĩ ra một điều gì mới”.

×