Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những lý luận chung về danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.73 KB, 5 trang )

Những lý luận chung về danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư
1. Khái niệm danh mục và danh mục đầu tư
Danh mục: Là tập hợp một hay nhiều các tài sản tài chính có lợi suất và
độ rủi ro khác nhau.
Danh mục đầu tư Chứng khoán: Là các khoản đầu tư của một cá nhân
hoặc một tổ chức vào việc nắm giữ một hay nhiều loại tài sản (Cổ phiếu, trái
phiếu...) Mục đích của danh mục đầu tư là giảm rủi ro bằng việc đa dạng hoá
danh mục đầu tư.
2. Quản lý danh mục đầu tư
Là xây dựng một danh mục các loại Chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng
nhu cầu tốt nhất của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo dõi điều chỉnh các
danh mục này nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng đầu tiên
mà chủ đầu tư quan tâm đó là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận. Và đây là cơ sở
để công ty quan lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ xác định danh mục đầu tư sao
cho lợi tức thu được là tối ưu với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đã định
trước.
Những người (công ty) quản lý danh mục đầu tư là những người chuyên
nghiệp chịu trách nhiệm đối với danh mục đầu tư Chứng khoán của cá nhân
hay một tổ chức đầu tư. Công ty được hưởng phí quản lý danh mục đầu tư và có
quyền tự quyết định việc thành lập danh mục đầu tư cho khách trong khuôn khổ
đã thoả thuận.
Bản chất của quản lý danh mục đầu tư Chứng khoán là định hướng mối
quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng thu được từ danh mục đó.
Tóm lại, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư Chứng khoán là quá trình
quản lý tài sản của một tổ chức hay một cá nhân đầu tư bao gồm từ việc định
giá, phân tích Chứng khoán, lựa chọn đầu tư, theo dõi các kết quả đầu tư và
phân bổ vốn đầu tư từ đó đánh giá kết quả đầu tư.
Việc phân bổ tài sản là việc lựa chọn một tỷ lệ đầu tư trong danh mục sao
cho trong dài hạn lợi nhuận là lớn nhất nhưng rủi ro là thấp nhất. Tuy nhiên
trong quá trình đầu tư nhà đầu tư có thể thay đổi tỷ lệ này để tận dụng những cơ
hội tại thời điểm đó.


3. Vai trò của quản lý danh mục đầu tư
Ta biết rằng thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đang phát triển nhưng
chưa có hiệu quả. Do đó khi đầu tư các nhà đầu tư thường hoang mang không
biết phải thiết kế một danh mục như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra. Bởi vậy
việc xác định một danh mục đầu tư đúng đắn là rất cần thiết cho nhà đầu tư,
song việc đó không hề đơn giản. Những điều sau có thể lý giải cho điều đó.
- Ngoài rủi ro của hệ thống vẫn còn một loại rủi ro nữa là rủi ro của
chính công ty đó, những rủi ro này có thể được làm triệt tiêu bằng
cách đa dạng hoá danh mục đầu tư.
- Quản lý danh mục đầu tư còn chịu tác động của tâm lý nhà đầu tư
đối với rủi ro.
- Việc lựa chọn các Chứng khoán để đầu tư phải tính đến tác động của
thuế.
- Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu riêng
trong quá trình lựa chọn danh mục với mức độ rủi ro khác nhau.
4. Xây dựng mô hình quản lý danh mục đầu tư
Quá trình đầu tư gồm hai nhiệm vụ chính:
Thứ nhất, đánh giá 2 mặt rủi ro và lợi nhuận ước tính (lợi nhuận kỳ vọng)
của các Chứng khoán sẽ đầu tư.
Thứ hai, thiết lập một danh mục đầu tư gồm nhiều Chứng khoán khác
nhau sao cho cặp “rủi ro – lợi nhuận” là tốt nhất.
Những lý thuyết cơ bản trong quản lý danh mục đầu tư Chứng khoán:
4.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả
Năm 1953 Maurice Kendall đã phát hiện và kiểm nghiệm được rằng giá
Chứng khoán là không thể dự báo được, người ta thấy rằng giá Chứng khoán
biến động ngẫu nhiên đó là dấu hiệu của một thị trường hoạt động hiệu quả, chứ
không phải là hiện tượng bất thường của Chứng khoán.
Giá Chứng khoán biến động dựa vào các thộng tin mới (không dự báo
được) cũng biến động theo chiều hướng không dự báo được. Đây là cốt lõi của
lập luận rằng giá Chứng khoán là một chuỗi thời gian ngẫu nhiên không thể dự

đoán được. Nếu giá Chứng khoán mà dự báo được thì đó là báo hiệu của thị
trường không hiệu quả, vì khả năng dự báo cho thấy rằng không phải tất cả các
thông tin trên thị trường đã được phản ánh trong giá Chứng khoán. Trên cơ sở
này, nhận định giá Chứng khoán đã phản ánh toàn bộ thông tin trên thị trường
gọi là Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis –
EMH). Có 3 cấp của EMH
EMH cấp thấp: Giả định giá của Chứng khoán đã phản ánh các thông tin
có thể thu thập thông qua nghiên cứu số liệu giao dịch như biến động giá, khối
lượng, lãi suất trong quá khứ.
EMH cấp trung: Tất cả các thông tin công khai trên thị trường liên quan
đến triển vọng của một công ty luôn được phản ánh trong giá Chứng khoán.
EMH cấp cao: Giá Chứng khoán của một công ty luôn phản ánh mọi
thông tin liên quan đến công ty, thậm chí ngay cả các thông tin nội bộ của công
ty đó.
4.2 Rủi ro của nhà đầu tư, rủi ro danh mục đầu tư và phân tán rủi ro nhờ đa
dạng hoá danh mục đầu tư.
Như chúng ta đã biết mỗi nhà đầu tư khác nhau sẽ đầu tư theo một kiểu
danh mục khác nhau, tức là chấp nhận một mức độ rủi ro khác nhau. Thông
thường một người bình thường chỉ chấp nhận đầu tư những tài sản có rủi ro khi
mức đền bù rủi ro là dương. Một nhà đầu tư ngại rủi ro là người luôn phải đặt ra
cho mình một mức lợi suất hợp lý đối với một tài sản rủi ro với điều kiện tỷ lệ
lợi nhuận có thể bù đắp đủ cho những rủi ro mà người đó phải gánh chịu. Nếu
nhà đầu tư đánh giá rủi ro càng cao thì mức bù đắp này đòi hỏi càng cao.
4.2.1 Mức độ e ngại rủi ro và Hàm hữu dụng
Trong lý thuyết đầu tư, khái niệm mức ngại rủi ro được coi là nền tảng
của việc phân tích quyết định đầu tư. Các học giả tài chính đã đưa ra một công
thức hợp lý thể hiện mối tương quan giữa mức ngại rủi ro và lợi suất ước tính
đạt được ( phương sai của lợi suất này ) theo thang điểm hữu dụng sau:
2
.5,0)(

σ
ArEU −=
Trong đó U là giá trị hữu dụng, A là chỉ số biểu thị mức độ e ngại rủi ro
của nhà đầu tư, Hằng số 0,5 là một con số quy ước theo thông lệ của xác suất
thống kê thể hiện mối quan hệ giữa lợi suất ước tính bình quân E(r) và độ lệch
chuẩn (σ) của giá trị bình quân đó.
Lưu ý rằng trong phường trình hàm hữu dụng ở trên nếu áp dụng với một
danh mục đầu tư không có rủi ro, nghĩa là yếu tố phương sai bằng 0, thì giá trị
hữu dụng của nó sẽ bằng tỷ suất lợi nhuận ước tính.
)(0
2
rEU =⇒=
σ
Hàm hữu dụng trên còn được gọi theo cách thức của thống kê học là: tỷ
lệ “tương đương chắc chắn” (kí hiệu CE): CE =
2
.5,0)(
σ
ArEU −=
Tỷ lệ “tương đương chắc chắn” của một danh mục đầu tư là mức tỷ lệ lợi
nhuận đạt được chắc chắn của một danh mục đầu tư không rủi ro được nhà đầu
tư chấp nhận và được xem như là có mức độ hấp dẫntương đương để so sánh
với danh mục đầu tư có rủi ro.
4.2.2 Lợi suất và rủi ro của danh mục đầu tư
a) Lợi suất của danh mục: lợi suất đầu tư ước tính của một danh mục là
bình quân gia quyền (theo tỷ trọng vốn đầu tư vào từng loại tài sản, kí hiệu W)
của lợi suất thu được từ mỗi Chứng khoán trong danh mục đầu tư đó. Điều này
đồng nghĩa với lợi suất ước tính của một danh mục đầu tư là bình trọng số của
các lợi suất ước tính thu được từ mỗi loại Chứng khoán trong danh mục đầu tư
đó.


=
=+++=
n
i
iinnp
rEWrEWrEWrEWrE
1
2211
)(.)(............)(.)(.)(
b) Rủi ro danh mục đầu tư và đa dạng hoá danh mục:
- Rủi ro danh mục đầu tư : Rủi ro của danh mục đầu tư được chia làm 2
phần bao gồm: phần rủi ro hệ thống ( rủi ro thị trường ) và phần rủi ro
phi hệ thống ( rủi ro riêng ). Phần rủi ro hệ thống thì không thể làm
giảm thiểu bằng cách đa dạng hoá được.
- Đa dạng hoa danh mục đầu tư: Một trong những phương pháp cơ bản
để làm giảm thiểu được rủi ro là “Đa dạng hoá danh mục đầu tư ”. Về
lý thuyết người ta đã chứng minh được rằng: Các Chứng khoán có xu
hướng rủi ro trái ngược với xu hướng rủi ro ban đầu là những yếu tố
làm giảm thiểu rủi ro có hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng cho việc
xác định thước đo rủi ro của từng Chứng khoán khi đưa chúng vào
danh mục đầu tư và cũng là điểm mấu chốt để xây dựng lý thuyết mô
hình CAPM.

×