Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghệ thuật chụp ảnh mờ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.31 KB, 8 trang )

Nghệ thuật chụp ảnh mờ
Việc cố tình làm mờ sẽ làm cho bức ảnh nghệ thuật hơn là làm nét.
Làm mờ ảnh vốn vẫn là một phần thú vị của nghệ thuật nhiếp ảnh. Tuy
nhiên để tạo được một bức ảnh mờ mang tính nghệ thuật đúng nghĩa cần
phải nắm được kỹ thuật, trải nghiệm qua thực hành và cũng cần một chút
may mắn. Đối tượng có thể áp dụng hiệu ứng mờ cũng khá đa dạng, có thể
là chim chóc, hoa lá, thậm chí cả ảnh phong cảnh thông thường.
Nếu ánh sáng đủ vốn vẫn là điều kiện để có được một bức ảnh đẹp thì ánh
sáng yếu lại là điều kiện lý tưởng cho chụp mờ, bởi với ánh sáng này, tốc độ
chụp sẽ chậm hơn, dễ tạo hiệu ứng hơn. Nếu thời điểm chụp ánh sáng quá
mạnh, người chụp thậm chí còn nên sử dụng kính lọc ND (neutral density)
tới 0,9 để có thể giảm sáng tới 3 stops hoặc kết hợp nhiều kính ND chồng
lên nhau. Chỉ lưu ý một điều, nếu tối quá thì việc lấy nét tự động sẽ khó
khăn hơn mà thôi.
Tạp chí nhiếp ảnh Nature Scapes đã tổng hợp một số kỹ thuật chụp mờ giúp
người chụp có thể thực hành sáng tạo những tấm ảnh nghệ thuật của riêng
mình.
Lia mờ

Độ mở f/18, tốc độ 1/15, ISO 50, tiêu cự 840mm. Ảnh: Alfred
Forns.
Lia mờ là kỹ thuật chụp mờ thông dụng nhất. Lia máy đòi hỏi tay cầm phải
vững và tốc độ lia theo đối tượng phải đều. Với kỹ thuật này, việc lựa chọn
tốc độ cửa trập khá quan trọng bên cạnh tốc độ, khoảng cách và góc của đối
tượng. Đối tượng càng xa, tốc độ phải càng chậm mới có thể làm mờ hậu
cảnh. Ví dụ khi chụp một con chim bay qua cánh đồng phía xa, tốc độ có thể
phải giảm tới một phần tám giây, trong khi cũng con chim đó nhưng nếu ở
ngay trước mặt thì tốc độ có thể phải tăng lên tới một phần sáu mươi giây.
Một trong các kỹ thuật kinh điển là người chụp lấy nét được vào đầu con
chim, còn thân hay cánh hay hậu cảnh thì có thể để mờ. Mặc dù một bức ảnh
tất cả đều hơi mờ trông có vẻ hài hòa hơn, nhưng việc nhấn mạnh vào một


vùng nét hơn các vùng khác sẽ làm cho ảnh nổi bật vì phù hợp với đặc tính
so sánh của mắt người.

Độ mở f/6.7, tốc độ 1/50, ISO 500, tiêu cự 600mm. Ảnh: Alfred
Forns.
Để tạo ảnh lia mờ, trước tiên người chụp nên sử dụng cơ chế lấy nét điểm.
Khi đã bắt được nét, lia chầm chậm theo đối tượng cho đến khi cảm thấy
đồng tốc giữa máy và đối tượng thì tiến hành bấm chụp (nhớ đặt máy ở chế
độ chụp liên tục) và tiếp tục duy trì lia máy theo đối tượng kể cả sau khi đã
bấm. Người chụp có thể thử vài tốc độ khác nhau để so sánh và tìm hiệu ứng
mờ ưng ý nhất.
Zoom mờ

Độ mở f/16, tốc độ 1/8, ISO 50, tiêu cự 320mm. Ảnh: Alfred
Forns.
Kỹ thuật này thường sử dụng với ống zoom và tốc độ chụp chậm. Tốt nhất
nên thử nghiệm với chân máy và tốc độ thật chậm, thậm chí có thể xuống tới
một giây. Tốc độ chậm cho phép người chụp thấy rõ được hiệu ứng zoom
tạo xoáy mờ sẽ có kết quả ra sao. Từ đó, sau nhiều lần thực hành, có thể tăng
tốc độ lên một phần tám hoặc một phần mười lăm giây hay thậm chí cầm
máy bằng tay và vừa chụp vừa xoay.
Người chụp có thể chọn cách zoom từ gần ra xa hay ngược lại, nhưng thông
thường nên chụp từ xa rồi kéo về gần. Có thể chọn điểm nét trung tâm để
làm nổi đối tượng hoặc thậm chí có thể hơi đẩy điểm nét ra vùng biên để có
hiệu ứng mạnh hơn. Khi đã thực hành quen, người chụp còn có thể kết hợp
giữa lia mờ và zoom mờ để tạo ra những bức ảnh với nhiều hình khối thú vị.
Chuyển động mờ

Độ mở f/18, tốc độ 1/15, ISO 400, tiêu cự 360mm.
Ảnh: Fabiola Forns.

Kỹ thuật này sử dụng thời gian phơi sáng lâu kết hợp với dịch chuyển máy
ảnh. Những đối tượng chủ yếu để thử nghiệm nên có sự đa dạng về màu sắc,
như một cánh đồng hoa. Đừng cố tình rung giật máy nhưng hãy làm cho
máy ảnh hơi chuyển động nhẹ thì sẽ có một bức ảnh như thể một tranh vẽ.

Độ mở f/25, tốc độ 1/20, ISO 200, tiêu cự 400mm.
Ảnh: Fabiola Forns.
Hoặc người chụp cũng có thể tạo mở bằng cách giữ cố định máy ảnh và để
cho đối tượng chuyển động qua khung hình. Nếu muốn tạo hiệu ứng mạnh
hơn, lia máy ngược với chiều chuyển động của đối tượng, nhưng cần lưu ý
là kết hợp kiểu này ảnh sẽ mờ và rất dễ mờ luôn cả chính đối tượng cần làm
nổi.
Chụp chồng lớp (Multiple Exposures)

Độ mở f/11, tốc độ 1/640, ISO 800, tiêu cự 24mm.
Ảnh: Fabiola Forns.
Đây là tính năng mới được hỗ trợ trên các máy Nikon đời cao. Theo đó, máy
ảnh sẽ tính toán phơi sáng của ảnh, sau đó chia giá trị này ra để áp vào các
khung hình khác nhau trong chế độ multi-exposure, rồi lại trộn lại để xuất ra
một bức ảnh duy nhất. Thông thường, nên chọn chế độ chụp khoảng 9 hình
với đối tượng là các cảnh tĩnh. Khi chụp, có thể hơi dịch chuyển máy ảnh
theo chiều dọc hay ngang tùy đối tượng và tùy ý thích.

Độ mở f/22, tốc độ 1/250, ISO 640, tiêu cự 70mm.
Ảnh: Fabiola Forns.
Sử dụng ống LensBaby

Độ mở f/2.8, ISO 100, tiêu cự 50mm. Ảnh: Fabiola Forns.
Hãng Lensbaby vốn nổi tiếng nhờ chế ra những ống kính có thể vặn vẹo tạo
các hiệu ứng khá lạ mắt. Các ống này nhỏ, nhẹ và cũng không đắt tiền.

Người dùng có thể thử nghiệm với các hiệu ứng khác nhau từ các ống Muse,
Control Freak hay Composer mới nhất của họ.
Làm mờ điểm nét

Độ mở f/3.5, tốc độ 1/1250, ISO 250, tiêu cự 180mm.
Ảnh: Fabiola Forns.
Nếu chỉ muốn nhấn mạnh đến màu sắc và hình dáng thay vì chi tiết, hãy sử
dụng chế độ lấy nét tay để hiệu chỉnh độ mờ. Kỹ thuật này có thể áp dụng ở
cả tốc độ cao Nhưng lưu ý là không nên để mờ quá, vẫn phải giữ lại một số
đường nét đủ để biết đối tượng là gì.

Độ mở f/3.5, Tốc độ 1/1600, ISO 400, tiêu cự 180mm.
Ảnh: Fabiola Forns.

×