Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.06 KB, 4 trang )
5 tình huống xử lý ánh sáng tự
nhiên
Ánh sáng tự nhiên là một trong những công cụ hữu hiệu và quan
trọng nhất với các nhiếp ảnh gia. Thêm vào đó, nguồn sáng này
hoàn toàn miễn phí. Hiểu được các đặc tính của ánh sáng tự nhiên,
biết cách tận dụng nguồn sáng này một cách hiệu quả sẽ giúp
người chụp cải thiện chất lượng ảnh mà không phải tốn quá nhiều
chi phí cho các thiết bị phụ trợ đắt tiền.
Dưới đây là những tình huống ánh sáng tự nhiên cần lưu ý.
1. Đặc tính thay đổi khi ánh sáng thay đổi.
Các tính chất của ánh sáng tự nhiên thay đổi theo thời gian trong
ngày, theo thời tiết và rất nhiều tình huống khác. Về cơ bản, có
nhiều loại ánh sáng, mỗi loại sẽ làm cho cùng một cảnh vật trông
khác nhau. Bức ảnh trên được chụp vào các thời điểm khác nhau
trong ngày, theo thứ tự từ trái sang phải là hoàng hôn, bình minh
và giữa trưa. Bạn thấy, cùng là ánh sáng tự nhiên nhưng trạng thái
của bức ảnh khác nhau theo từng thời điểm trong ngày.
Vì thế, khi chụp ảnh một cảnh vật nào đó mà bức ảnh không được
như mong muốn, bạn hoàn toàn có thể chờ một thời điểm khác,
chụp với một ánh sáng khác để tìm được tâm trạng hợp ý nhất với
mình.
2. Ánh sáng tự nhiên không “tốt” cũng không “xấu”.
Rất nhiều người khi chụp ảnh vẫn thường quan niệm ánh sáng
trong những “giờ vàng” (đầu sáng hoặc cuối chiều) được coi là
“tốt”, hoặc thậm chí “tốt nhất” cho chụp ảnh. Các ánh sáng gắt,
thường ở khoảng giữa trưa thường bị cho là loại ánh sáng tồi tệ
nhất trong nhiếp ảnh. Tuy nhiên, nếu cứ rập khuôn lý thuyết này
vào thực tế, là bạn đã tự mình giới hạn khả năng sáng tạo của chính
mình.
Ánh sáng trong giờ vàng thường khiến cho mọi cảnh vật trông đẹp
đẽ và huyền ảo bởi nó sáng dịu và có ánh ngả vàng. Bức ảnh trên