Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.47 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI XÃ ĐỨC MINH, HUYỆN ĐĂK MIL,
TỈNH ĐĂK NÔNG

Luận văn tốt nghiệp
Chun ngành Ni trồng Thủy sản, khóa 2002-2007

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

MSSV: 44D3074
Người hướng dẫn
TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
ThS. PHAN ĐINH PHÚC

Nha Trang, 11/2006

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã được
sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Nuôi trồng Thuỷ
sản, trường Đại học Nha Trang; sự giúp đỡ của Dự án “Điều tra kinh tế xã hội, các
yếu tố môi trường và hiện trạng NTTS khu vực Miền Trung và Tây Nguyên” - Viện
Nghiên cứu NTTS III, Dự án Quản lý nghề cá lưu vực sông Mêkông; Sở Nông nghiệp
và phát triển Nông thơn tỉnh Đăk Nơng; Phịng Kinh tế huyện Đăk Mil; Uỷ ban nhân
dân xã Đức Minh và các hộ gia đình đã tham gia phỏng vấn. Tơi xin chân thành cảm


ơn!
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới: thầy giáo T.S Nguyễn Đình Mão
- Trưởng khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, Đại học Nha Trang; Th.S Phan Đinh Phúc - Giám
đốc dự án Quản lý nghề cá lưu vực sông Mêkông - Viện nghiên cứu NTTS III đã trực
tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này; Anh K.S Lê Văn Diệu, K.S Dương Tuấn
Phương, chú Nguyễn Văn Nhu - chủ tịch xã Đức Minh đã giúp đỡ tôi trong công tác
điều tra, thu thập số liệu; Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời
gian qua.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức, chắc chắn đề tài này không tránh khỏi
thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài này
được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Trang

-i-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG LUẬN
1. Tình hình Ni trồng Thủy sản trên Thế Giới ..................................... 3
2. Tình hình ni trồng thủy sản ở Việt Nam .......................................... 5

2.1. Tình hình ni trồng thủy sản ở khu vực Tây Ngun ....................... 8
2.2. Tình hình ni trồng thuỷ sản ở tỉnh Đăk Nơng.............................. 12
2.3. Tình hình ni trồng thủy sản của huyện Đăk Mil .............................14
2.4. Tình hình nuôi trồng Thủy sản của xã Đức Minh ........................... 15
3. Một số nghiên cứu về kinh tế xã hội hộ gia đình tham gia nghề cá và
NTTS trong và ngịai nước................................................................ 15
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................... 17
2. Phương pháp luận ............................................................................. 17
3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ............................................... 18
3.1. Phương pháp chọn mẫu.................................................................. 18
3.2 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 19
3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................... 20
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Minh........................ 21
1.1. Điều kiện tự nhiên của xã............................................................... 21
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã .................................................... 22
2. Hiện trạng nghề Nuôi trồng Thủy sản của xã Đức Minh.................... 24

- ii -

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.1. Một số nét cơ bản về nông hộ......................................................... 24
2.2. Tình hình ni trồng Thủy sản của các hộ...................................... 27
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế............................................................... 38
3. Tiềm năng và hướng phát triển nghề NTTS ở xã Đức Minh.............. 39
3.1. Tiềm năng NTTS của xã ................................................................ 39

3.2. Hướng phát triển nghề NTTS cho xã.............................................. 41
4. Thảo luận.......................................................................................... 42
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Kết luận ............................................................................................ 48
2. Đề xuất ý kiến................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

- iii -

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Sản lượng NTTS của 10 nước đứng đầu (năm 2003)................................ 3
Bảng 2: Các đối tượng ni chính trên thế giới .................................................... 4
Bảng 3: Tổng sản lượng TS, sản lượng NTTS & diện tích NTTS.......................... 6
Bảng 4: Tỷ lệ diện tích và sản lượng các đối tượng NTTS (năm 2004).................. 7
Bảng 5: Cơ cấu và sản lượng Thủy sản nuôi theo vùng miền ................................ 7
Bảng 6: Diện tích mặt nước, giá trị và sản lượng tiềm năng tại các hồ chứa
khu vực Tây Nguyên ............................................................... 9
Bảng 7: Diện tích mặt nước, Sản lượng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên .......... 9
Bảng 8: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng phân theo huyện (tấn)............................. 13
Bảng 9: Sản lượng thủy sản nói chung phân theo huyện (tấn).............................. 13
Bảng 10: Diện tích và sản lượng NTTS của huyện Đăk Mil ................................ 14
Bảng 11:Số lượng hộ điều tra theo thôn .............................................................. 18
Bảng 12: Điều kiện kinh tế xã Đức Minh ............................................................ 22
Bảng 13: Điều kiện xã hội của xã Đức Minh ....................................................... 23
Bảng 14: Các thông tin về chủ hộ ni................................................................ 25

Bảng 15: Nhân khẩu trong các hộ gia đình .......................................................... 25
Bảng 16: Tổng giá trị tài sản của các hộ .............................................................. 26
Bảng 17: Đặc điểm diện tích ao ni hộ gia đình ................................................ 27
Bảng 18: Chất lượng nguồn nước........................................................................ 28
Bảng 19: Tỷ lệ cỡ giống thả theo từng loài ở các hộ nuôi.................................... 29
Bảng 20: Số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi ................................................... 30
Bảng 21: Mật độ cá thả trong ao, hồ chứa ở các nông hộ..................................... 32
Bảng 22: Phân loại hình thức ni theo mật độ ni ........................................... 33
Bảng 23: Chế độ thay nước cho ao cá.................................................................. 34
Bảng 24: Một số bệnh thường gặp trong các ao nuôi nông hộ ............................. 35
Bảng 25: Cỡ cá thu hoạch ................................................................................... 37
Bảng 26: Những khó khăn và kiến nghị của hộ nuôi ........................................... 38
Bảng 27: So sánh hiệu quả kinh tế từ nuôi cá và trồng cà phê.............................. 39

- iv -

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Biểu đồ Diện tích ni trồng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên.............. 8
Hình 2: Biểu đồ Sản lượng NTTS của các tỉnh Tây nguyên................................... 9
Hình 3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ............................................................. 15

-v-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. USD : Đô la Mỹ.
2. NTTS : Nuôi trồng Thủy sản.
3. ĐKTN- KTXH : Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội.
4. TCN : Trước công nguyên.
5. KTTS : Khai thác Thủy sản.
6. SL : Sản lượng,
7. FAO : Tổ chức Nông lương liên hiệp quốc.
8. TSL : Tổng sản lượng.
9. DT : Diện tích.
10. ĐBSCL : Đồng bằng sơng Cửu Long.
11. ACIAR : Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc Australia.
12. MRRF: Dự án quản lý sông và hồ chứa lưu vực sông MêKông.
13. MRC : Ủy hội sông MêKông.
14. TX : Thị xã.
15. QCTT : Quảng canh truyền thống.
16. QCCT : Quảng canh cải tiến.
17. BTC : Bán thâm canh.

- vi -

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của nước ta. Hằng năm, xuất khẩu Thủy sản đem lại cho ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ
USD. Ngành Thủy sản tạo cơng ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xố đói

giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình và ổn định xã hội [4]. Thủy sản đóng góp vai
trị làm dược phẩm, đồ mỹ nghệ, phân bón và vật liệu xây dựng v.v… nhưng quan
trọng nhất vẫn là vai trò làm thực phẩm. Thủy sản rất được ưa chuộng vì nó có giá trị
dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe con người. Dân số thế giới ngày một tăng, sản
lượng khai thác Thủy sản có giới hạn, để đáp ứng đầy đủ và lâu dài nhu cầu thực phẩm
của con người thì tất yếu phải tăng sản lượng nuôi trồng Thủy sản.
Hiện nay, nghề Nuôi trồng Thủy sản nước ta mới chỉ phát triển ở khu vực ven
biển, vùng đồng bằng, còn các thủy vực nội địa ở miền núi và Tây Nguyên thì chưa
phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó. Đăk Nơng là một tỉnh nghèo, thuộc
khu vực Tây Nguyên. Mặc dù tỉnh có nhiều ao, hồ, sơng, suối nhưng nghề cá vẫn chỉ
là nghề phụ. Hiện nay, huyện Đăk Mil là một trong những huyện của tỉnh có khả năng
phát triển nghề Ni trồng Thủy sản. Trong huyện Đăk Mil thì xã Đức Minh có tiềm
năng nhất về Ni trồng Thủy sản. Tuy nhiên nghề ni ở đây quy mơ cịn nhỏ, sản
xuất tự cung tự cấp là chính.
Cho đến nay những số liệu cơng bố về tình hình Ni trồng Thủy sản của xã cịn
rất ít, gây khó khăn cho việc định hướng và đưa giải pháp phát triển Nuôi trồng Thủy
sản tại đây. Vì vậy cần tiến hành điều tra hiện trạng và tiềm năng Nuôi trồng Thủy sản
của xã Đức Minh với mục tiêu:
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chung của xã, của hộ ni, từ đó
chọn những đối tượng ni phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với khả năng về
vốn của các hộ nuôi.
- Điều tra hiện trạng Nuôi trồng Thủy sản của hộ nuôi để làm cơ sở cho việc giải
quyết vấn đề nâng cao trình độ kỹ thuật cho hộ nuôi.
- Điều tra tiềm năng Nuôi trồng Thủy để nắm được tiềm năng về diện tích đất
đai, mặt nước có khả năng ni Thủy sản của xã, định hướng quy hoạch vùng nuôi.

1
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Việc điều tra này có ý nghĩa xây dựng kế hoạch phát triển nghề nuôi Thủy sản
của xã trọng điểm, đồng thời bổ sung và làm đầy đủ thông tin về hiện trạng và tiềm
năng NTTS của tỉnh Đăk Nông, giúp định hướng quy hoạch và phát triển NTTS bền
vững.
Tuy xã Đức Minh là xã trọng điểm có khả năng phát triển nghề ni Thủy sản
nhưng chưa có nghiên cứu điều tra về hiện trạng và tiềm năng NTTS ở đây. Việc định
hướng để phát triển nó là vấn đề mới, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng
trong tỉnh, huyện và các cơ quan ban ngành thuộc lĩnh vực Thủy sản.
Với yêu cầu thực tiễn trên và yêu cầu một đề tài tốt nghiệp là giúp sinh viên nắm
được phương pháp nghiên cứu khoa học, phân tích và xử lý số liệu, tơi đã được sự
phân công của khoa Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Nha Trang thực hiện đề tài:
“Điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển Nuôi trồng Thủy sản tại xã Đức Minh,
huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông”
Thời gian thực hiện từ 1/8/2006 đến 11/11/2006, gồm các nội dung sau:
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đức Minh, huyện Đăk Mil,

tỉnh Đăk Nông.
- Điều tra hiện trạng NTTS của xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
- Đánh giá tiềm năng và hướng phát triển NTTS của xã Đức Minh, huyện Đăk

Mil, tỉnh Đăk Nơng.
Do thời gian có hạn, kiến thức cịn nhiều hạn chế vì vậy đề tài khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cơ và các bạn để đề tài
này được hồn thiện hơn.
Nha Trang, tháng 11 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Trang

2
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



TỔNG LUẬN

1. Tình hình Ni trồng Thủy sản trên Thế Giới
Lịch sử ni cá và các lồi Thủy sản đã có từ rất lâu. Hoạt động Ni trồng Thủy
sản được ghi nhận sớm nhất ở Trung Quốc vào thế kỷ 12 TCN [6]. Cho đến nay nghề
NTTS trên thế giới đã phát triển rất mạnh và đạt trình độ kỹ thuật cao ở một số quốc
gia như: Ecuador, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia,… Các nước châu Á được
xem như khu vực ni Thủy sản chính trên thế giới[1]. Hơn 90% sản lượng NTTS trên
thế giới là của các nước đang phát triển. Hiện nay, nước dẫn đầu về sản lượng NTTS
là Trung Quốc (chiếm gần 70% SL của toàn thế giới). Khu vực châu Âu vừa là cái nôi
nuôi nhân tạo cá biển, vừa là trung tâm chuyển giao công nghệ Nuôi trồng Thủy sản
hiện đại [1].
Bảng 1: Sản lượng NTTS của 10 nước đứng đầu (năm 2003)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Các nước
Trung Quốc
Ấn Độ

Inđônêxia
Việt Nam
Nhật Bản
Bănglađét
Thái Lan
Nauy
Chi Lê
Mỹ
Tổng

Sản lượng (tấn) % trong tổng sản lượng
28.892.005
2.215.590
996.659
937.502
859.656
856.956
772.970
582.016
563.435
544.329
36.525.445

68,3
5,2
2,4
2,2
2,0
2,0
1,8

1,4
1,3
1,3
87,9

Nguồn: FAO Aquaculture Newsletter N.33 (http:\\www.fistenet.gov.vn\details.asp)

Đến năm 2006 vị trí 10 nước này đã có sự thay đổi. Philippines vươn lên vị trí
thứ 3, Việt Nam xuống vị trí thứ 6, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 7, Bangladesh vị trí thứ 8
[20].
Sản lượng ni trồng Thủy sản trên thế giới ngày càng tăng. Năm 1980 sản
lượng NTTS mới chỉ chiếm 9% tổng sản lượng Thủy sản tiêu thụ trên thế giới. Nhưng
đến nay con số này đã đạt hơn 40%, tăng gấp 5 lần trong vòng 26 năm qua [16].

3
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Ngành Thủy sản đang phát triển theo hướng tăng nhanh tỷ lệ NTTS. Từ năm 1993 đến
năm 2003, trong khi sản lượng khai thác trên thế giới tăng 1,2% thì sản lượng NTTS
tăng mỗi năm tới 9,4%. Năm 2003, tỷ lệ NTTS trong tổng sản lượng thủy sản thế giới
đã tăng lên 31,7% [16]. Sản lượng NTTS tăng nhanh có xu hướng tiến tới đạt ngang
bằng với sản lượng KTTS.
Đối tượng ni ngày càng đa dạng. Ngồi những đối tượng nuôi truyền thống,
các đối tượng nuôi mới được nghiên cứu và đưa vào sản xuất. Hiện nay nuôi cá nước
ngọt vẫn chiếm 70% trong tổng sản lượng NTTS. Một số đối tượng sống trong môi
trường nước mặn, lợ được đưa sang ni trong mơi trường nước ngọt. Các đối tượng
chính được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Công nghệ nuôi không ngừng được cải
tiến và nâng cao năng suất.
Bảng 2: Các đối tượng ni chính trên thế giới

Nhóm lồi
Nhóm cá Chép
Nhóm cá Rơ phi và cá vây cứng
TS nước ngọt khác
Nhóm cá Hồi
Nhóm Tơm
Hàu
Nghêu, Sị
Vẹm
Điệp
Nhuyễn thể biển khác
Các nhóm khác
Tổng số
Thực vật thủy sinh
Kể cả thực vật thủy sinh

Sản lượng (SL)
(tấn)
17.215.123
1.677.751
4.250.076
1.828.760
1.804.932
4.496.659
3.788.296
1.598.464
1.178.468
1.232.293
3.242.319
42.304.141

12.481.700
54.785.841

Tỷ lệ tính theo SL
(%)
40,7
4,0
10,0
4,3
4,3
10,6
9,0
3,8
2,8
2,9
7,7
100,0

Theo ISCAAP, năm 2003 + FAO (http:\\www.fistenet.gov.vn\details.asp)

Bên cạnh sự đa dạng về đối tượng nuôi là sự đa dạng về hình thức ở các loại hình
mặt nước khác nhau. Như ni lồng, bè, đăng chắn trên sông, hồ, eo ngách. Khu vực
nuôi được mở rộng khơng chỉ trong nội địa, vùng ven biển mà cịn hướng ra biển khơi.
Xu thế trong những năm tới nghề Nuôi trồng Thủy sản vẫn tiếp tục phát triển.
Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có nghề Thủy sản thuộc loại lớn nhất thế
giới, chiếm khoảng 30% sản lượng Thủy sản toàn cầu. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á

4
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



với 4 nước có sản lượng Thủy sản lớn nhất là Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt
Nam [1].
2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Hiện nay, Viêt Nam đang đứng vị trí thứ sáu trong nhóm 10 quốc gia có sản
lượng NTTS đứng đầu Thế giới. Nghề NTTS của Việt Nam đang ngày càng phát triển.
Việt Nam có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá
và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ
thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, với khoảng
1.700.000 ha trong đó:
- Ao hồ nhỏ, mương vườn 120.000 ha.
- Hồ chứa mặt nước lớn 340.000 ha.
- Ruộng có khả năng nuôi trồng Thủy sản 580.000 ha.
- Vùng triều 660.000 ha.
Chưa kể mặt nước các sơng và khoảng 300.000 ¸ 400.000 ha eo vịnh đầm phá
ven biển có thể sử dụng vào NTTS chưa được quy hoạch [16]. Bên cạnh tiềm năng về
diện tích mặt nước thì nguồn lợi giống lồi Thuỷ sản cũng rất phong phú. Chỉ tính
riêng nguồn lợi cá nước ngọt, người ta đã thống kê được 544 lồi trong 18 bộ, 57 họ,
228 giống. Điều kiện khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát
triển NTTS đa lồi, nhiều loại hình. Lực lượng lao động dồi dào với 4 triệu dân sống ở
vùng triều, khoảng 1 triệu người sống ở các đầm phá tuyến đảo của 714 phường xã
thuộc 28 tỉnh thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nơng dân. Trong nhiều năm qua
nơng, ngư dân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong Nuôi trồng Thủy sản và là động lực
quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển Nuôi trồng Thủy sản
[9].
Chặng đường phát triển nghề NTTS của Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn.
Dẫu có những thuận lợi và ra đời từ rất sớm, nhưng nghề cá Việt Nam cho đến những
năm giữa thế kỷ 20 vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình kinh tế kiểu tự cung tự
cấp với trình độ lạc hậu. Hoạt động nghề cá được coi như một nghề phụ trong sản xuất
nông nghiệp [16].

- Giai đoạn những năm 1954 - 1960 là thời kỳ ngành Thủy sản bắt đầu được
chăm lo phát triển, nhưng NTTS vẫn chưa phát triển [16].

5
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- Giai đoạn những năm 1960 - 1980, Thủy sản có những giai đoạn phát triển
khác nhau cùng với diễn biến lịch sử đất nước. Thực hiện 10 năm di chúc của Bác Hồ,
ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước
[16].
- Năm 1981, tổng sản lượng Thủy sản mới chỉ đạt 596.356 tấn trong đó NTTS
đạt 180.000 tấn. Đến năm 1986, tổng sản lượng đạt 840.906 tấn (Nuôi trồng đạt
242.866 tấn) [16].
- Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, nghề NTTS của Việt Nam đã bắt đầu phát triển.
Sản lượng NTTS đã tăng từ 172.900 tấn (1992) lên 1.150.000 tấn (2004), đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân 19 %/năm, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của sản
lượng khai thác. Đến năm 2004 sản lượng NTTS đã đạt được 38,4% tổng sản lượng
thủy sản [16]. Trong 9 tháng đầu năm 2006, sản lượng Thủy sản đã tăng 8,1% so với
cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng thủy sản đạt 2.696,9 nghìn tấn, trong đó NTTS đạt
1.146,1 nghìn tấn, tăng 19,6% [17]. Quá trình tăng sản lượng diễn ra đồng thời với q
trình tăng diện tích ni.
Bảng 3: Tổng sản lượng TS, sản lượng NTTS & diện tích NTTS
giai đoạn (2000 – 2005)
Chỉ tiêu
TSL (1000 T.)
NTTS (1000 T.)
% so với TSL
Diện tích NTTS (ha)


2004

2005

2.250,5 2.434,6 2.674,4 2.854,8 3.142,5
589,6
709,9
844,8 1.003,1 1.202,5
26,2
29,2
31,9
35,1
38,3
652.000 755.177 797.743 867.613 902.900

3.432,8
1.437,4
41,9
959.900

2000

2001

2002

2003

(http:\\www.gso.gov.vn)


Từ bảng trên, nếu so sánh năm 2000 với năm 2005 có thể thấy khi diện tích
NTTS tăng 47,2%, thì sản lượng tăng 143,8%. Chứng tỏ năng suất nuôi trồng Thủy
sản tăng lên rất nhanh.
Cơ cấu sản lượng thủy sản theo giống lồi cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh các
đối tượng nuôi chủ lực để xuất khẩu như Tôm, tôm Hùm, cá Ba sa, cá Tra, cá Rô phi,
cá nuôi lồng trên biển, Nhuyễn thể, Cua, Ghẹ, Rong biển… các loại thủy sản nước
ngọt khác cũng được ni mạnh với nhiều hình thức như nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi cá
kết hợp với trồng lúa, nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa. Miền Bắc nuôi cá Chép, cá
Chép lai 3 máu, cá Trắm cỏ, cá Rôhu, cá Trê lai, cá Mrigal, cá Catla…Miền Nam nuôi

6
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


cá Mè vinh, cá He, cá Tai tượng, cá Bống Tượng, cá Sặc rằn, cá Lóc, tơm càng
xanh…). Xu hướng đa dạng hóa đối tượng ni đang ngày càng phát triển, nhiều địa
phương tiến hành ni các lồi đặc sản như Ba ba, Ếch, Ốc hương, Bào ngư, Rong
biển v.v…
Bảng 4: Tỷ lệ diện tích và sản lượng các đối tượng NTTS (năm 2004)
Tên lồi

Tơm Hùm
Rong biển
Khác
Tổng số

% so với
tổng DT

592.805


65,63

3.839
1.195
2.148
59
14.947
(SL 2003)
22.211 (lồng)
4.850

0,43
0,13
0,24
0,006

0,53

Sản lượng
(SL) (1000 tấn)
285,0
1,6
3,4
3,509
93,910
20,0
22,211
130,474
(SL 2003)

2,352
27,260

902.900

Tôm sú
Tôm chân trắng
Tôm rảo
Tôm càng xanh
Cá Ba sa - cá Tra
Cá Rô phi
Ốc Hương
Nghêu (Ngao, Sị)

Diệntích
(DT) (ha)

100,0

1.150,1

1,66

% so với
tổng SL
24,7
0,153
0,295
0,305
8,165

1,738
1,931
11,344
0,204
2,370
49,237
100,0

Nguồn : Báo cáo kết quả NTTS năm 2004, BTS (http:\\www.fistenet.gov.vn\details.asp)

Hiện nay NTTS của nước ta phát triển không đều giữa các vùng miền. Sản lượng
NTTS tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển và vùng đồng bằng.
Bảng 5: Cơ cấu và sản lượng Thủy sản nuôi theo vùng miền (%)
Các vùng

1995

2001

2002

2003

2004

2005

Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc

Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước

13,6
2,8
0,5
4,1
1,8
1,0
7,5
68,7
100,0

17,5
3,7
0,4
4,6
2,7
1,1
7,3
62,7
100,0

17,6
4,6
0,5

4,6
2,2
1,2
7,8
61,5
100,0

16,5
4,0
0,5
5,3
2,0
1,1
7,3
63,1
100,0

16,2
4,0
0,5
4,8
1,9
0,9
7,4
64,3
100,0

15,0
3,1
0,4

4,3
1,8
0,7
6,3
68,4
100,0

(http:\\www.gso.gov.vn)

Sản lượng NTTS của các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên là thấp nhất, sản lượng
NTTS tập trung nhiều nhất ở ĐBSCL. Sở dĩ có sự khác biệt trên là do khu vực Tây

7
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bắc, Tây Nguyên có những khó khăn hơn về điều kiện tự nhiên và khí hậu, nhưng lý
do cơ bản nhất là trình độ kỹ thuật của người dân cịn nhiều hạn chế.
Nhìn chung, sau một chặng đường dài phấn đấu, nghề NTTS ở Việt Nam đã
chuyển biến từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ
kỹ thuật tiên tiến. Hiện tại, chúng ta có khoảng 2 triệu ha diện tích có khả năng NTTS
nhưng mới chỉ sử dụng 959.900 ha [16]. Các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên mặc dù có
tiềm năng NTTS nhưng chưa phát huy được tiềm năng đó. Như vậy hướng phát triển
tiếp theo của ngành vẫn là phát triển kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ cho
người ni và mở rộng diện tích NTTS ở những vùng có tiềm năng, phát triển theo
hướng bền vững. Có rất nhiều các hội nghị hội thảo, dự án nhằm phát triển nuôi Thủy
sản cho các thủy vực nội đia miền núi và Tây Nguyên như:
- Hội thảo dự án “phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản hồ chứa Việt Nam”. Phát
triển Thủy sản hồ chứa giúp tận dụng được tiềm năng mặt nước và giúp xóa đói giảm
nghèo. Dự án đã được thực hiện từ năm 2002 - 2006 do ACIAR tài trợ, tại các tỉnh

Đồng Nai, Bình Phước, Yên Bái, Thái Nguyên. Bước đầu dự án nghiên cứu về hiện
trạng nghề nuôi trong các hồ chứa nhỏ và khai thác cá hồ chứa Việt Nam.
- Dự án đồng quản lý nghề cá sông và hồ chứa lưu vực sông Mêkông. Dự án này
cũng đang tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng NTTS của khu vực và đưa ra giải
pháp phát triển bền vững nghề NTTS.
2.1. Tình hình ni trồng thủy sản ở khu vực Tây Ngun
Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nơng và
Lâm Đồng. Khu vực này có nhiều dân tộc thiểu số, kinh tế xã hội chậm phát triển hơn
các vùng khác trong cả nước. Nhưng đây lại là khu vực giàu tiềm năng kinh tế. Do
được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu nên có nhiều thuận lợi hình thành các vùng
chun canh cây cơng nghiệp. Bên cạnh đó, Tây Ngun cịn có tiềm năng lớn về diện
tích mặt nước NTTS (nhiều ao, hồ, sơng, suối). Đặc biệt, khu vực có số lượng hồ chứa
vừa và nhỏ nhiều nhất nước ta [7]. Đất đai ở đây màu mỡ, hệ thống lưu vực rộng, có
nhiều rừng nên hàng năm bổ sung nguồn dinh dưỡng lớn cho hồ, tạo nguồn thức ăn đa
dạng, phong phú cho các lồi cá ni. Theo số liệu điều tra của MRRF (2001), giá trị
và sản lượng cá tiềm năng từ hồ chứa của các tỉnh Tây Nguyên được thể hiện trong
bảng sau:

8
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 6: Diện tích mặt nước, giá trị và sản lượng tiềm năng tại các hồ chứa
khu vực Tây Nguyên
Diện tích hồ (ha)

Tỉnh
Dak Lak (*)
Gia Lai
Kon Tum

Yaly (**)
Lâm Đồng
Tổng cộng

9030,0
5891,0
392,0
6400,0
3408,0
25.121,0

Sản lượng tiềm năng
(triệu tấn)
5.045,3
1.257,0
355,0
192,0
2.297,0
9.146,3

Giá trị (triệu đồng)
25.226,5
6.285,0
1.775,0
960,0
11.485,0
45.731,5

Ghi chú: (*)số liệu tính cả hồ Easoup thượng vừa hồn thành năm 2003 (1300 ha). (**) Hồ Yaly thuộc cả 2
tỉnh Gia Lai và Kon Tum [7]


Ngồi diện tích hồ chứa (25.121 ha) đã nêu ở bảng trên, khu vực Tây Ngun
cịn có 2 hệ thống sông lớn: sông Sêsan và sông Srêpôk là hai nhánh chính của sơng
MêKơng; một số lượng lớn các ao hồ nhỏ hộ gia đình và ruộng trũng có thể phục vụ
cho NTTS. Diện tích ao hồ nhỏ hộ gia đình khoảng 4.000 ha [7]. Tính đến năm 2005,
tổng diện tích mặt nước NTTS của Tây Nguyên là 8.100 ha [17].
Bảng 7: Diện tích mặt nước, sản lượng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên
Tỉnh
Đăk Lăk
Đăk Nông
Lâm Đồng
Gia Lai
Kon Tum

Năm
2003
2004
2005
2003
2004
2005
2003
2004
2005
2003
2004
2005
2003
2004
2005


Diện tích (ha)
3.500
3.600
4.800
600
600
700
1.700
2.000
2.100
100
200
200
300
300
300

Sản lượng NTT (tấn)
5.235
4.748
5.101
791
946
989
4.139
3.874
3.576
92
153

185
701
720
655

Theo Hiện trạng Ni trồng Thủy sản khu vực Tây Nguyên (Lê Văn Diệu, 2005)

9
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


6000

Diện tích (ha)

5000
4000
3000
2000
1000
Tỉnh

0
Đăk Lăk

Đăk Nơng Lâm Đồng
2003

2004


Gia Lai

Kon Tum

2005

Hình 1: Biểu đồ diện tích ni trồng Thủy sản của các tỉnh Tây Ngun

Sản lượng
(tấn)
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0

Tỉnh
Đăk Lăk

Đăk
Nơng
2003

Lâm
Đồng

Gia Lai


2004

Kon
Tum

2005

Hình 2: Biểu đồ sản lượng NTTS của các tỉnh Tây nguyên
Nhìn chung cả diện tích và sản lượng ni Thủy sản ở khu vực Tây Ngun có
tăng nhưng khơng đáng kể. Sản lượng cá ni tăng đạt tốc độ bình qn 23 %/năm.
Trong đó sản lượng cá nuôi ao và cá nuôi lồng tăng nhanh. Sản lượng cá nuôi ao
chiếm trên 70% sản lượng cá ni của vùng, năng suất bình qn ni cá ao 4,5
tấn/ha. Nghề nuôi cá lồng ở sông và hồ có xu hướng phát triển nhanh [18].

10
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bên cạnh những thuận lợi thì nghề ni cá ở đây cịn có những khó khăn như:
khó khăn trong khâu quản lý, bảo vệ cá nuôi tại hồ chứa nhân tạo và hồ tự nhiên. Khó
khăn vì thiếu tiền vốn đầu tư cá giống, thức ăn. Các cơ sở cá giống phân bố không đều
phần lớn tập trung ở tỉnh Đăk Lăk. Hiện tại, diện tích mặt nước phục vụ cho NTTS
còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tiềm năng. Tại các hồ chứa lớn thì ngư dân chủ yếu
tập trung khai thác, đánh bắt bằng các ngư cụ mang tính chất hủy diệt, ảnh hưởng tới
nguồn lợi và mơi trường ni. Bên cạnh đó chưa có quy hoạch sử dụng diện tích mặt
nước cho NTTS. Bộ phận quản lý Nhà nước về thủy sản ở các tỉnh trong vùng còn
thiếu cán bộ chuyên ngành, chưa phát huy được tác dụng trong quản lý [18]. Cũng
chính vì vậy mà nghề NTTS khu vực Tây Ngun nhìn chung cịn kém phát triển so
với các vùng khác trong cả nước.
Trong thời gian tới, việc quy hoạch vùng ni, hình thức ni và đối tượng nuôi

cho từng loại thủy vực là rất cần thiết. Ví dụ như hệ thống sơng Sê san, Srêpơk và các
hồ chứa lớn có thể được quy hoạch cho việc nuôi cá lồng bè; thả cá và quản lý đánh
bắt tại các hồ đang sử dụng tưới tiêu cho nơng nghiệp; duy trì và bảo vệ các lồi cá bản
địa có nguồn gen quý tại các hồ tự nhiên [7]. Trong thời gian vừa qua Chương trình
Thuỷ sản thuộc Uỷ hội sông Mêkông (MRC), Viện nghiên cứu NTTS III đã phối hợp
thực hiện các dự án liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thuỷ sản ở hạ lưu
sông Mêkông thuộc lãnh thổ Việt Nam. Dự án đã xây dựng được một số mơ hình đồng
quản lý nghề cá. Theo kết quả điều tra của dự án (MRRF) từ năm 1997 - 2000, hồ này
có 56 loài cá, tổng sản lượng cá hàng năm là 51 tấn và nghề cá đã góp phần quan trọng
cho cuộc sống khoảng 80 ngư dân đánh cá quanh hồ. Tuy nhiên, sản lượng cá của hồ
đã giảm theo từng năm do dân số quanh hồ tăng quá nhanh và số lượng ngư cụ cũng
tăng đáng kể. Bên cạnh đó việc sử dụng ngư cụ huỷ diệt tại hồ cũng còn phổ biến điều
này đã tác động lớn đến nghề cá ở đây làm cho áp lực đánh bắt trong hồ ngày càng cao
[8]. Để giải quyết tình trạng này, Dự án đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, tập huấn,
các chuyến thăm quan và thảo luận giữa chính quyền địa phương và ngư dân trong hồ
một cách có hiệu quả. Từ đó đã giảm thiểu được hình thức khai thác bằng các ngư cụ
hủy diệt, và các hộ ngư dân thấy được vai trò của NTTS trong việc bảo vệ nguồn lợi.
Như vậy nghề cá ở khu vực Tây Nguyên đang được quan tâm rất nhiều. Chúng ta
thấy rằng: Quản lý nghề cá không chỉ đơn thuần là quản lý trữ lượng cá và môi trường

11
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


sống của chúng, mà còn liên quan đến sự tác động phức tạp giữa những nhân tố về
kinh tế xã hội và thể chế, gồm những mối quan hệ về nguồn lợi, người quản lý và sở
hữu nguồn lợi (Charles, 1988; Ahmed, 1991; Hanna, 1994). Hiện nay việc thử nghiệm
mô hình đồng quản lý được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, khơng những trong
nghề cá mà cịn nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, vệ sinh cơng
cộng. Đối với nghề cá, có nhiều nước trên thế giới đã áp dụng mơ hình đồng quản lý

và bước đầu đã thu được kết quả khả quan như nghề cá ở Bangladesh (Ahmed &“et
al”, 1997), khu vực đầm lầy nội địa ở Assam, Ấn độ (Baruah &“et al”, 2000), nghề cá
nội địa ở Ý (Marini, 2000), hồ Peipus ở Nga và Estonia (Vetemaa & “et al”, 2000),
nghề cá nội địa Phần Lan (Sipponen, 2000), nghề nuôi cá nước ngọt ở Sri Lanka
(Puspalatha, 2000), hồ chứa Nam Ngum và hồ chứa Sirindhorn ở Thái Lan (Nilsson &
“et al”, 2001) [7]. Như vây, mơ hình đồng quản lý nghề cá bao gồm cả quản lý và
phát triển NTTS bền vững.
2.2. Tình hình ni trồng thuỷ sản ở tỉnh Đăk Nông
Tỉnh Đăk Nông được tách ra từ tỉnh Đăk Lăk cũ vào ngày 1/1/2004. Đây là một
tỉnh nghèo, đời sống của người dân cịn nhiều khó khăn. Đăk Nơng nằm ở phía Tây
Nam Trung Bộ, trên một cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa
hình tương đối bằng, có bình ngun rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía đơng.
Phía tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng
có nhiều đầm hồ. Có 3 hệ thống sơng chính là Sơng Ba, Sơng Đồng Nai, Sơng Srêpơk.
Sơng Krơng Nơ là một nhánh của sơng Srêpơk, có diện tích lưu vực là 3.920 km2,
chiều dài dịng chính là 156 km [19]. Nhánh sơng Krơng Nơ có phần lớn diện tích
thuộc tỉnh Đăk Nơng và một phần thuộc tỉnh Đăk Lăk. Tỉnh có khoảng 121 hồ chứa và
42 con suối, 1.650 ha đất có mặt nước chưa được sử dụng. Khí hậu vùng này tương đối
ơn hồ, nhiệt độ trung bình năm 240C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng10, lượng mưa
trong các tháng này từ 118,8 ¸ 674 mm [10]. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu như vậy
tạo thuận lợi cho sự phát triển nghề NTTS của tỉnh. Tuy nhiên nghề nuôi trồng Thủy
sản ở đây vẫn chưa được chú trọng phát triển. Nuôi trồng Thủy sản với quy mơ nhỏ,
sản xuất tự cung tự cấp là chính. Vì vậy sản lượng NTTS ở đây cịn rất thấp. Năm
2005, tổng sản lượng Thủy sản của tỉnh là 1.558 tấn, trong đó sản lượng NTTS là
1.189 tấn [17]. Với sản lượng trên thì Thủy sản mới chỉ cung cấp được 3,8

12
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



kg/người/năm, trong đó Thủy sản ni cung cấp 2,9 kg/người/năm. Ngồi Thủy sản
nước ngọt thì họ cịn sử dụng các loài hải sản. Tuy nhiên do quãng đường vận chuyển
xa, giá thành cao, lại không đảm bảo độ tươi sống nên chủ yếu họ sử dụng Thủy sản
nuôi của địa phương. Nếu so với lượng tiêu dùng Thủy sản bình quân đầu người trên
thế giới theo ước tính của FAO là 14,3 kg/người/năm vào năm 1994 thì mức tiêu dùng
Thủy sản hiện nay của người dân tỉnh Đăk Nông là quá thấp. Vì vậy cần phải phát
triển nghề NTTS của tỉnh, nâng cao năng suất, sản lượng, đáp ứng được nhu cầu thực
phẩm cho người dân. Hiện nay, sản lượng thuỷ sản của các huyện được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 8: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng phân theo huyện (tấn)
Tên huyện
Huyện Cư Jút
Huyện Đăk Mil
Huyện Krông Nô
Huyện Đăk Song
Huyện Đăk R’lâp
Huyện Đăk G’long
TX Gia Nghĩa
TỔNG SỐ

2000

2001

2002

2003

2004


SB 2005

180
149
150
41
44

186
166
200
20
137

189
250
238
28
339

282
226
264
29
340

240
150
221
48

148

185

132

145

146

123

749

841

1.189

1.287

930

264
257
156
68
187
54
203
1.189


Theo: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nơng, 2005

Nhìn chung, sản lượng Ni trồng Thuỷ sản hàng năm của các huyện biến động
không lớn. Sản lượng NTTS của 3 huyện Cư Jút, Đăk Mil, Krông Nô gần như ổn định
và đứng đầu tỉnh. Kết quả thống kê sơ bộ năm 2005 thì sản lượng NTTS của huyện
Đăk Mil và huyện Cư Jút vượt xa các huyện khác trong tỉnh.
Bảng 9: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo huyện (ha)
Tên huyện
Huyện Cư Jút
Huyện Đăk Mil
Huyện Krông Nô
Huyện Đăk Song
Huyện Đăk R’lấp
Huyện Đăk G’Long
TX Gia Nghĩa
TỔNG SỐ

2000

2001

2002

2003

2004

SB 2005


66
147
40
40
43

63
131
66
40
131

77
147
72
90
117

112
147
83
90
120

128
148
89
86
120


129

151

140

140

130

465

582

643

692

701

131
190
151
129
119
122
20
862

Theo: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông, 2005


13
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Qua bảng trên ta thấy, diện tích Ni trồng Thủy sản của các huyện tăng lên qua
các năm. Đặc biệt vào năm 2005, diện tích NTTS của huyện Đăk Mil tăng lên rõ rệt và
đứng vị trí đầu tỉnh. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân giúp tăng sản
lượng NTTS của huyện Đăk Mil trong năm 2005. Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, Dự án
quản lý nghề cá sông và hồ chứa lưu vực sông Mêkông (MRRF) đã tiến hành điều tra
hiện trạng nghề cá ở 3 huyện là Cư Jút, Krơng Nơ, Đăk Song cịn huyện Đăk Mil chưa
tiến hành điều tra [11].
2.3. Tình hình ni trồng thủy sản của huyện Đăk Mil
Đăk Mil là huyện biên giới nằm về phía Tây Bắc, ở độ cao trung bình 500 m so
với mực nước biển và cách trung tâm tỉnh Đăk Nông khoảng gần 70 km, theo quốc lộ
14. Huyện có đường biên giới giáp với Campuchia về phía Tây với chiều dài 46 km.
Phần lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng, bát úp nối liền nhau với nhiều suối nhỏ và
các hợp thủy, xen kẽ là những thung lũng nhỏ bằng thấp. Đất ở đây thường chua, giàu
mùn, đạm, lân và nghèo Kali. Huyện Đăk Mil nằm trong vùng khí hậu cao nguyên
nhiệt đới ẩm. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng
mưa tập trung chiếm 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm của khu vực
1.700 ¸ 1.800 mm. Nhiệt độ khơng khí bình qn trong năm 22,30C. Mật độ sơng suối
bình qn 0,35 ¸ 0,40 km/km2. Huyện Đăk Mil có hai hệ thống sơng chính chảy qua
(hệ thống sơng Sêrêpơk và hệ thống sông Đồng Nai) [13]. Như vậy điều kiện tự nhiên
và khí hậu rất thích hợp cho huyện phát triển NTTS. Hiện nay, huyện Đăk Mil là một
trong những huyện có diện tích và sản lượng NTTS đứng đầu tỉnh Đăk Nơng.
Bảng 10: Diện tích và sản lượng NTTS của huyện Đăk Mil
Năm
2000
2001

2002
2003
2004
SB 2005

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

147
131
147
147
148
190

149
166
250
226
150
257

Tương quan giữa diện tích và sản lượng là tương quan thuận, nhưng mức độ phụ
thuộc của sản lượng vào diện tích chỉ đạt 59%. Năm 2001 mặc dù diện tích ni Thủy

14
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



sản có giảm nhưng sản lượng ni vẫn tăng. Sau đó sản lượng tiếp tục biến đổi cịn
diện tích ni gần như khơng thay đổi. Đến năm 2005, diện tích và sản lượng NTTS
của huyện tăng lên rõ rệt.
Mặc dù có những lợi thế để phát triển nhưng nghề Ni Thủy sản của huyện vẫn
là nghề phụ. Số lao động trong ngành Thủy sản rất ít. Đây cũng là thực trạng chung
của tồn tỉnh Đăk Nơng. Tổng giá trị sản xuất Thủy sản trên địa bàn huyện là 3.275
triệu đồng, trong đó (NTTS là 2.654 triệu đồng, Khai thác là 454 triệu đồng và Dịch vụ
là 167 triệu đồng). Trong khi đó tổng giá trị sản xuất của ngành nơng nghiệp là
641.017 triệu đồng [12]. Sản lượng NTTS của huyện chủ yếu là sản lượng về cá. Năm
2005, tổng sản lượng cá của huyện là 274 tấn, trong đó (sản lượng nuôi là 237 tấn,
khai thác là 37 tấn). Đối tượng chính được ni là cá Trắm cỏ, cá Rơ phi, cá Chép.
Ngồi ra cịn ni các đối tượng như cá Điêu hồng, cá Trôi ấn, cá Mrigal, Lươn, cá
Trê, cá Mè vinh, cá Chim trắng.
2.4. Tình hình ni trồng Thủy sản của xã Đức Minh
Trong huyện hiện có 8 xã và 1 thị trấn. Trong đó xã Đức Minh có kinh tế phát
triển chỉ đứng sau thị trấn Đăk Mil. Xã có vị trí địa lý nằm gần trung tâm huyện, nên
thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội. Tại xã có 3 hồ
chứa nhỏ, đồng thời gần hồ Tây của thị trấn Đăk Mil, nên nguồn nước dồi dào. Nhiệt
độ khơng có sự chênh lệch lớn giữa các tháng trong mùa mưa. Nhiệt độ trung bình
năm là 22,30C. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu như vậy sẽ tạo thuận lợi cho nghề
NTTS. Tuy nhiên nghề Nuôi trồng Thủy sản ở đây vẫn chưa phát triển. Số lượng ao
nhiều nhưng sản xuất với quy mơ nhỏ theo hộ gia đình. Chủ yếu các sản phẩm Thủy
sản dùng làm thực phẩm trong nhà, phần còn lại cung cấp cho thị trường. Nói chung,
tiềm năng NTTS của xã chưa được khai thác có hiệu quả. Hiện trong huyện nói riêng
và tỉnh nói chung đang có những định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh nghề NTTS,
tận dụng tiềm năng, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
3. Một số nghiên cứu về kinh tế xã hội hộ gia đình tham gia nghề cá và NTTS
trong và ngòai nước
Từ năm 1996 - 1997, Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành điều tra kinh tế xã
hội của khu vực nuôi cá nước ngọt ở một số vùng thuộc lưu vực sông Mê Kông.

Nghiên cứu này đã tiến hành chọn mẫu điều tra ở 4 huyện, mỗi huyện chọn khoảng từ

15
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


60 ¸ 70 hộ gia đình để điều tra. Việc điều tra được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực
tiếp theo các mẫu câu hỏi đã thiết kế sẵn. Mẫu điều tra về kinh tế hộ gia đình bao gồm
các phần chính như thơng tin về hộ gia đình, thu nhập hộ gia đình, và các họat động
kinh tế hộ gia đình (chăn ni, trồng trọt, ni thủy sản và các họat động khác), vay
vốn, những vấn đề về nuôi thủy sản, thái độ của người phỏng vấn. Kết quả đã được
trình bày thành một báo cáo hồn chỉnh [15].
Trong thời gian từ 2004 - 2005, Dự án quản lý nghề cá lưu vực Mêkông – Viện
Nghiên cứu NTTS III đã tiến hành điều tra nghề cá của lưu vực sơng Srêpơk, gồm
phần lớn diện tích tỉnh Đắc Lắc, một phần diện tích tỉnh Đắc Nơng, Gia Lai, và phần
nhỏ diện tích tỉnh Lâm Đồng. Có 38 xã được điều tra, chiếm 16,96% các xã thuộc lưu
vực. Có 65 thơn và buôn được khảo sát, chiếm 17,24% tổng số thôn, buôn trong lưu
vực. Nội dung của điều tra này tập trung về kinh tế xã hội và nghề cá bao gồm thơng
tin về hộ gia đình, thu nhập, các hoạt động nghề cá. Việc điều tra cũng tiến hành theo
phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo các bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn [11].
Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1992, một cuộc điều tra về kinh tế xã hội về nuôi
trồng thủy sản được tiến hành ở vùng Ruvuma, Tanzania. Tổng số đơn vị làm nghề cá
điều tra là 779, chiếm 20% tổng số đơn vị làm nghề cá trong vùng. Mục đích của cuộc
điều tra này là tìm hiểu hiện trạng nghề ni cá trong khu vực, xác định những khó
khăn, và tìm hiểu tiềm năng phát triển nghề nuôi cá trong khu vực và cung cấp những
thông tin cơ bản để lập kế họach phát triển nghề nuôi cá. Những thông tin chủ yếu thu
thập từ q trình điều tra bao gồm các thơng tin về hộ gia đình, kích cỡ và hình dạng
của ao ni cá, nguồn nước cấp cho ao nuôi, thành phần đàn cá thả ni, những khó
khăn về chất lượng con giống, và các thông tin khác về sản lượng, thu nhập, lợi nhuận,
và một số khó khăn khác. Việc điều tra cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu

hỏi [14].

16
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Đề tài được thực hiên tại Xã Đức Minh thuộc huyện Đăk Mil, tỉnh
Đăk Nông. Đây là một xã trọng điểm về nuôi trồng Thủy sản của huyện Đăk Mil. Xã
gồm 17 thơn. Q trình điều tra thực hiện ở 14 thôn trong xã.
- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 1/8/2006 đến ngày 11/11/2006 .

2. Phương pháp luận
Quá trình điều tra được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hoạt động điều tra và thu thập số liệu

ĐKTN - KTXH

Điều
kiện tự
nhiên

- Vị trí
địa lý
- Địa hình
- Thổ
nhưỡng
- Khí

tượng
thủy văn

Hiện trạng NTTS

Điều
kiện
kinh tế
- xã
hội

- Điều
kiện kinh
tế
- Điều
kiện xã
hội

Một số
nét về
nơng
hộ

- Thơng
tin về chủ
hộ
- Thơng
tin về
nơng hộ


Tình
hình
NTTS

- Đặc
điểm ao,
hồ nuôi
- Nguồn
nước
- Đối
tượng
nuôi
- Kỹ thuật
nuôi

Tiềm năng NTTS

Hiệu
quả
kinh tế

- Hiệu
quả kinh
tế
- Thị
trường
tiêu thụ

Kết luận và đề xuất ý kiến


Hình 3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

17
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Tiềm
năng
NTTS

- Mặt nước
NTTS
- Con
giống
- Thức ăn
-Vốn
-Nhân lực
-Chính
sách
- Thị
trường

Hướng
phát
triển

- Quy
hoạch
vùng ni
- Nâng cao
trình độ kỹ

thuật
- Nguồn
vốn
- Thị
trường


3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
3.1. Phương pháp chọn mẫu
3.1.1. Chọn mẫu huyện
Được sự phối hợp của Dự án điều tra kinh tế xã hội, các yếu tố môi trường và
hiện trạng NTTS – Viện nghiên cứu NTTS III và Sở Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn tỉnh Đăk Nơng đã đưa ra 2 huyện có khả năng phát triển NTTS hơn cả là huyện
Cư Jút và huyện Đăk Mil. Huyện Cư Jút đã có số liệu điều tra về hiện trạng và tiềm
năng NTTS nên tôi chọn huyện Đăk Mil để tiến hành điều tra.
3.1.2. Chọn mẫu xã
Được sự phối hợp của Dự án điều tra KTXH – Viện nghiên cứu NTTS III, Sở
Nông nghiệp và phát triển Nơng thơn tỉnh Đăk Nơng, Phịng kinh tế huyện Đăk Mil và
các ban ngành liên quan, tôi đã chọn xã Đức Minh. Đây là xã trọng điểm về NTTS của
huyện, có nhiều tiềm năng mặt nước để phát triển nghề ni Thủy sản. Tỉnh Đăk Nơng
cũng đang có kế hoạch xây dựng trại giống cấp I tại đây.
3.1.3. Chọn mẫu thôn
Thông qua Ủy ban nhân dân xã Đức Minh, lập danh sách các thơn, có hộ ni
trồng thủy sản. Chọn tất cả các thơn có NTTS (14 thơn).
3.1.3. Chọn mẫu hộ gia đình
Từ các thơn, lập danh sách những hộ NTTS. Tổng số hộ nuôi là 176 hộ. Chọn 30
đến 50% tổng số hộ nuôi. Như vậy mỗi thôn sẽ chọn 30 - 50% số hộ nuôi. Chọn theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản [16].
Bảng 11:Số lượng hộ điều tra theo thơn
STT


TÊN THƠN

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Thơn Đức Đồi
Thơn Minh Đồi
Thơn Mỹ n
Thơn Mỹ Hịa
Thơn Kẻ Đọng
Thơn Bình Thuận
Thơn Vinh Đức
Thơn Xn Phong
Thơn Xn Hịa
Thơn Xn Bình

SỐ HỘ CĨ AO NUÔI

SỐ HỘ ĐIỀU TRA

8

14
6
32
13
11
17
10
13
0

2
3
3
17
3
3
10
3
4
0

18
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×