Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận
lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội
nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ
kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất
khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế
giới.
Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với
75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm
việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát
triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng
bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.
Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh.
Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn
kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác
ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì
nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ
sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có
thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện
nay.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, là một trong
những địa phương của nước ta đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
triển kinh tế thuỷ sản. Nếu than đá được coi là huyết mạch của nền kinh tế
Quảng Ninh, thì việc khai thác, phát triển nguồn lợi hải sản tựa như khí trời,
tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho một vùng kinh tế đang khởi sắc. Cùng với
ngành công nghiệp khai mỏ, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ và nuôi thuỷ sản
biển. Với chiều dài bờ biển trên 250 km, diện tích vùng nội thủy rộng trên
6000 km2, có nhiều đảo lớn như Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Cái Chiên, Cái Bầu.
Có vịnh Bãi Tử Long, vịnh Hạ Long - là di sản thiên nhiên thế giới. Biển
Quảng Ninh có các yếu tố môi trường đặc trưng, biển lặng ít bị ảnh hưởng của
gió bão, môi trường sạch, nước có độ muối cao, ổn định, độ trong lớn, nhiệt
độ không xuống thấp thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của hầu hết các
sinh vật. Chính vì lý do trên mà Đảng và chính phủ có chính sách phát triển
kinh tế biển đảo, được Bộ Thuỷ sản, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh quan
tâm chỉ đạo nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi biển.
Các giải pháp mà tỉnh đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát
triển nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận
dân cư và hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần
không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn Tỉnh. Tuy nhiên, còn một số
tồn tại như: Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát
triển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc
xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương còn chậm. Nhiều
địa phương khi đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch còn
hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm chưa theo quy hoạch, không
có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm
canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa
cao; Chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống cá biển và
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài, nước
ngoài.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và
khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát
triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: Công tác xây dựng và triển
khai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm..v.v.
Nguyên nhân khách quan như: Thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát
triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu
phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ
thuật của ngư dân còn thấp…
Chính vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải
pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh” làm chuyên đề
tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
2.1. Mục đích.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là :
+ Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong
Tỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh
Quảng Ninh.
2.2. Nhiệm vụ.
+ Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
+Phân tích và đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng
Ninh.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong
Tỉnh.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba lọai hình: nước ngọt, nước
mặn, lợ, trong đó chú trọng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn,
nước lợ của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2003 - 2007.
Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề và đưa ra
biện pháp giải quyết nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh.
4. Cấu trúc của luận văn.
Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm 3
chương chính như sau:
Chương 1: Lý luận chung về ngành thủy sản và hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng
Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm mục đích phát triển nuôi trồng thuỷ
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Để hoàn thành khoá luận này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các bác các bác, các chú, các anh, chị đang làm việc tại Sở thuỷ sản tỉnh
Quảng Ninh và sự hướng dẫn nhiệt tình của thày Hoàng Văn Định. Em xin
chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức mình nhưng chắc chắn
vẫn không thể tránh được những thiếu sót, em mong được sự quan tâm và
đóng góp ý kiến của mọi người.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ
HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN.
I. Khái niệm, vị trí, đặc điểm của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế.
1. Khái niệm ngành thuỷ sản.
Ngành thuỷ sản là một bộ phận nhỏ của ngành nông nghiệp hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Ngành thuỷ sản được coi là
ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi
trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu không
ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác,
nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu
thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản.
2. Vị trí và vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân.
Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp.
Ngành thuỷ sản đóng một vai rò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của
nước ta.Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta
có một tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam có
một bờ biển dài hơn 3260 km với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi
cho cả nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua
nhiều năm phát triển ngành kinh tế thuỷ sản đã trở thành một trong những
ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều phân ngành: khai thác, nuôi trồng,
chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp đóng sửa tàu
thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển.... Phát triển ngành thuỷ
sản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp và
toàn nền kinh tế nói chung.
Có thể nói rằng, các sản phẩm thuỷ sản là những sản phẩm bổ dưỡng,
giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, không
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
chứa chất béo nên rất tốt cho cơ thể. Trong xã hội hiện đại, với cuộc sống tấp
nập, xô bồ, người ta thường có thói quen ăn những đồ ăn nhanh. Những đồ ăn
này không hề có lợi cho cơ thể. Vì vậy, một bữa ăn giàu đạm với cá, tôm và
các loại hải sản khác bên cạnh gia đình và người thân thật sự là có ý nghĩa
biết bao. Càng những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống và thu nhập
của người dân cao thì người ta thường hướng vào loại thực phẩm bổ dưỡng
này.
Hơn thế nữa ngành thuỷ sản ngày càng có một vị trí đặc biệt quan trọng
trong việc giải quyết tại chỗ nhu cầu về thực phẩm của nhân dân với chất
lượng cao, thu hút hàng vạn lao động dư thừa, nông nhàn ở nông thôn góp
phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi bộ mặt
nông thôn. Góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn.
Ngành thuỷ sản có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia. Bởi vì, ngành thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật
chất mà sản phẩm của nó là các sinh vật sống trong môi trường nước, đó là
một trong những loại thực phẩm làm thức ăn phục vụ cho đời sống nhân dân.
Do đó phát triển ngành thuỷ sản không những đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thu được ngoại tệ cho đất
nước.
Ngành thuỷ sản của nước ta đi lên từ nghề cá nhân dân, với những hình
thức sơ khai buổi đầu là đánh bắt thuỷ sản nhằm mục đích phục vụ cho nhu
cầu của chính bản thân ngư dân. Và ngày nay khi đất nước ta đã hoà mình vào
nền kinh tế quốc tế thì ngành thuỷ sản cũng có nhiều cơ hội mới để phát triển,
đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Ngành thuỷ sản phát triển thúc đẩy
hoạt động thương mại quốc tế của đất nước. Bởi vì xuất khẩu thuỷ sản sang
thị trường các nước trên thế giới, không những giúp ta thu được ngoại tệ cho
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
đất nước mà hơn thế nữa nó sẽ mở ra một cơ hội cho đất nước hoà mình cùng
nhịp điệu sôi động của thế giới, mở ra mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy rằng sự mở rộng quan hệ
thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường
mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập
ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và trên thế giới.
3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản.
Ngành thuỷ sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp nên vừa có
những đặc điểm chung của ngành nông nghiệp lại vừa mang những đặc điểm
riêng biệt.
3.1. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập.
Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi những lý do sau:
+ Đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là những sinh vật sống dưới
nước. Nó khác hẳn với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những
cây, những con mà con người có thể chủ động trong việc nắm bắt được số
lượng. Chính vì vậy mà đã gây khó khăn trong việc xác định trữ lượng thuỷ
sản có trong một ao hồ hay một ngư trường.
+ Ngành nuôi trồng thuỷ sản có lực lượng chuyên môn hoá thể hiện đó
là một nghề nhất định. Bởi vì do đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản quyết
định đến tính chuyên môn hoá của lực lượng sản xuất. Nếu như trong hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản phải cần những lao động có đủ trình độ kỹ thuật để
chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh… Còn trong lĩnh vực chế
biến thuỷ sản lại cần những lao động được đào tạo một cách bài bản để có thể
nắm bắt được công nghệ chế biến.
+ Các loài sinh vật sống trong môi trường nước bị ảnh hưởng của điều
kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, độ mặn…tác động đến quá trình
sinh trưởng và phát triển của chúng.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
+ Nếu đất đai là tư liệu sản xuất của ngành trồng trọt thì thuỷ vực là tư
liệu sản xuất của ngành thuỷ sản. Nó cũng là loại tư liệu sản xuất không thể
thay thế được vì nếu không có thuỷ vực thì các sinh vật thuỷ sinh không thể
tồn tại được. Thuỷ vực trong ngành thuỷ sản bao gồm: sông, ngòi, ao, hồ, mặt
nước ruộng, cửa sông, biển… Tính chất của thuỷ vực cũng khác nhau phụ
thuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng, miền
3.2. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên
ngành cao.
Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống như
ngành sản xuất nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống trong
môi trường nước có khả năng tái sinh tự nhiên. Chúng có chu kỳ tăng trưởng,
chu kỳ sinh sản có môi trường sống riêng theo từng loài, đồng thời cũng có
những hoạt động di trú theo mùa, theo thời tiết rất đa dạng và phong phú.
Chính vì vậy đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên thì cần phải
nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì tái tạo nguồn lợi.
Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối tượng
sau khi khai thác có tính chất mau hỏng, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của
sản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trường nước nhanh chóng bị giảm sút và
biến đổi. Do vậy để tránh gây lãng phí trong sản xuất thì cần có một sự kết
hợp chặt chẽ, liên hoàn từ khâu khai thác đến nuôi trồng, chế biến, kinh doanh
tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi.
II. Vai trò,đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
1. Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản.
Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của ngành thuỷ sản. Nuôi trồng
thuỷ sản ra đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượng
khai thác thuỷ sản ngày càng có nguy cơ cạn kiệt. Nước ta có một tiềm năng
to lớn để phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nhiệp nhằm
duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản
nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp
nguyên liệu cho hoạt đông chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
2. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản.
2.1. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết
yếu cho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản
phẩm có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không
có sản phẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được. Nuôi
trồng thuỷ sản cũng là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con
người như cá, tôm, cua, ghẹ…những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng
cho con người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội. Xã hội
ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu
của con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những loại thực phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thuỷ sản là một trong những sản phẩm
như thế.
2.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng trong tăng tưởng
chung của ngành thuỷ sản và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của
nuôi trồng thuỷ sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo
thành những sản phẩm có giá trị dinh dưõng và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu
thụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp
cho nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng
của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành thuỷ sản phát triển mở ra một cơ hội
mới cho nền kinh tế của đất nước.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hoà nhịp vào nền kinh tế
quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trông thấy,
tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt 8,5%. Ngay trong bản thân
ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng
lên, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm. Ngành thuỷ sản phát triển cũng đóng một
vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, và đóng
góp vào sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Xu hướng chuyển đổi
diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cách
phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó phát
triển nuôi trồng thuỷ sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
trách nhiệm hữu hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình
nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thuỷ sản phát
triển cũng kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như
các cơ sở sản xuất thức ăn, các công ty chế biến thuỷ sản.
2.4. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt
việc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn
sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Nuôi
trồng thuỷ sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họ
tạo thêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Gia đình là tế bào của
xã hội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được.
Do vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọi
người đều được bình đẳng như nhau. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng góp
phần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị.
Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
của của người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện
ở chỗ người ta chuyển từ nhu cầu hàng hoá cấp thấp sang hành hoá cấp cao
như thịt, trứng, sữa, thuỷ sản… Và các sản phẩm thuỷ sản cũng đáp ứng một
cách đa dạng nhu cầu của nhân dân từ những sản phẩm bình dân như cá, tôm
đến những mặt hàng sa sỉ như ghẹ, cua biển, tôm hùm… Nó sẽ làm thoả mãn
nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư.
2.5. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản.
Các sản phẩm thuỷ sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân
cư, thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến. Có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thông
qua hoạt động chế biến thì giá trị của các sản phẩm thuỷ sản được nâng tầm
giá trị. Việc chế biến các sản phẩm thuỷ sản dùng công nghệ bao gói chủ yếu
nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để các sản phẩm này thực
sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản phẩm phải
được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất lượng thuỷ
sản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch.
3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
3.1. Thuỷ vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật gắn với môi trường
nước, nếu tách chúng ra khỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tại
được. Từ đặc điểm này cho ta thấy được nuôi trồng thuỷ sản là một ngành
tương đối phức tạp so với các ngành khác. Cứ ở đâu có nước thì ở đó có khả
năng nuôi trồng thuỷ sản. Do vậy nuôi trồng thuỷ sản có khả năng phát triển ở
mọi nơi, mọi vùng địa lý. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại thuỷ vực mà
có đối tượng nuôi trồng phù hợp như nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.
Thuỷ vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì nó khác với các tư liệu
sản xuất khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thuỷ vực
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
không những không bị hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sử
dụng mà còn tốt lên.
3.2. Đối tượng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật thuỷ sinh.
Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của nuôi trồng thuỷ
sản là các cơ thể sống. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh
trưởng, phát triển, diệt vong). Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với những
điều kiện ngoại cảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ
gây ảnh hưởng đến bản thân các vật nuôi này. Các ảnh hưởng của điều kiện
bên ngoài như: gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán… đều ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của chúng.
3.3. Nuôi trồng thuỷ sản mang tính thời vụ.
Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển và phát triển của động vật
thuỷ sinh mà con người tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng,
chăm sóc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc sống. Tuy nhiên, nuôi
trồng thuỷ sản cũng phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên do đó mà
thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khít nhau dẫn đến tính
thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản.
Tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản đã dẫn đến tình trạng người lao
động có lúc rất bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi
trong nuôi trồng thuỷ sản một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải
giảm bớt tính thời vụ bằng cách: Đối với nuôi trồng thuỷ sản phải cần tập
trung nghiên cứu các giống loài thuỷ sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có
thể sản xuất nhiều vụ trong năm.
3.4. Nuôi trồng thuỷ sản mang tính vùng rõ rệt.
Nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho thấy ở
đâu có thuỷ vực và lao động thì ở đó khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
ở mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện về nguồn nước và thời tiết
khí hậu khác nhau nên đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản cũng không giống nhau.
Từ đặc điểm này đòi hỏi các vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều kiện
nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn để phát triển nuôi trồng hợp lý đem lại hiệu
quả cao.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
1. Nhân tố tự nhiên.
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố thuỷ
sản. Mỗi loại thuỷ sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều
kiện tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất,
nước, khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loài thuỷ sản
trên từng lãnh thổ, khả năng áp dung các quy trình sản xuất, đồng thời có ảnh
hưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
1.1 Diện tích mặt nước.
Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa bao
gồm ao, hồ, đầm, phá, sông ngòi, kênh rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi
bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế
trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng
thuỷ sản.
Đất đai để nuôi trồng thuỷ sản quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của các loài động vật thuỷ sản vì nếu tách chúng ra khỏi môi trường nước thì
chúng sẽ chỉ tồn tại đựơc trong một thời gian rất ngắn. Hơn thế nữa diện tích
mặt nước còn quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Điều đó
được thể hiện ở chỗ nếu diện tích có khả năng nuôi trồng lớn thì quy mô để
phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng lớn.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
1.2. Khí hâu, nguồn nước.
1.2.1. Khí hậu.
Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản, nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát sinh và lan tràn
dịch bệnh cho vật nuôi.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới pha trộn tính ôn đới, vì
vậy mà điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồng
thuỷ sản. Những tác động có lợi của điều kiện thời tiết tác động đến nuôi
trồng thuỷ sản như: Khả năng nuôi trồng thuỷ sản có thể được tiến hành
quanh năm; các giống loài động thực vật thuỷ sinh rất phong phú, đa dạng và
có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão…gây thiệt hại
nghiêm trọng cho nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ
sản có tính bấp bênh, không ổn định.
Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng
thuỷ sản, làm tăng những điều kiện bất lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, làm
tăng bất lợi cho việc nuôi tôm, cua, cá nước lợ do bờ đê, đập bị phá vỡ.
Đối với nuôi trồng thuỷ sản, có nhiều nhân tố như: gió, nhiệt độ, không
khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn…đã ảnh hưởng đến điều kiện
sống, khả năng sinh sản và di trú của đàn cá.
Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của
sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Mỗi loài có
khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong
khoảng giới hạn nhất định. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng
thuỷ sản trong các ao hồ. Thay đổi nhiệt độ còng là điều kiện phát sinh của
nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức
khoẻ của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
các loài vi sinh vật gây hại.
Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi.
Nếu thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ yếm khí các chất
hữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt ở đáy ao, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy, gây
ô nhiễm cho môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát
triển của thuỷ sản.
Đối với nghề nuôi thuỷ sản mặn, lợ, độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn
đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong
các ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá
bị sốc, chết hoặc chậm lớn.
1.2.2. Nguồn nước.
Có thể nói, nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự
thành công cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Tính chất mặt nước còn quyết định tới yếu tố giống loài thuỷ sản được
nuôi trồng. Bởi vì mỗi một giống loài thuỷ sản đều có những đặc điểm sinh
lý, sinh thái riêng, có một môi trường sống riêng mà không phải môi trường
nước nào nó cũng tồn tại được. Môi trường nước được phân thành ba loại là:
nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Đối với mỗi loại mặt nước có một đối tượng
nuôi trồng phù hợp.
Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản yêu cầu về chất lượng khá
nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng ôxi tan trong
nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc
trong nước thấp hoặc không có ( Thuốc bảo vệ thực vật, H2S…). Để sử dụng
nguồn nước mặt cho nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền
vững phải chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp công cộng…
làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất
lượng môi trường nước.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
2. Nhân tố kinh tế - xã hội.
2.1. Nhân tố xã hội.
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản
ở hai mặt vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ các nông sản. Bất kể
một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích tạo ra sản phẩm phục
vụ nhu cầu tiêu dùng. Và ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng thế, muốn tạo ra các
sản phẩm thuỷ sản thì phải có lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất trong
nuôi trồng thuỷ sản ở đây là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực
nuôi trồng thuỷ sản. Họ vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ sản
phẩm thuỷ sản.
Chỉ có lao động của con người mới tạo ra được hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản. Con người tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật
nuôi thông qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Nếu lao động có trình độ kỹ
thuật cao thì sẽ thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản phát triển.
Dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho mọi ngành kinh tế
trong đó có nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời dân số cũng là lực lượng tiêu thụ
sản phẩm thuỷ sản.
2.2. Nhân tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là những tiến bộ khoa học
kỹ thuật ra đời cùng với sự phát triển đó. Tiến bộ khoa học ra đời đã làm thay
đổi đời sống con người trong mọi lĩnh vực.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cũng vậy, nhờ áp dụng những tiến
bộ này mà người ta đã có thể sản xuất ra những giống thuỷ sản mới, chất
lượng cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu với những điều kiện
ngoại cảnh tốt… Ngoài ra nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà
người ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản,
phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán và xử lý kịp
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
thời bệnh nguy hiểm ở động vật thuỷ sản.
2.3. Nhân tố thị trường.
Bất kể một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích là sử dụng
các yếu tố đầu vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra. Nhưng để có
được lợi nhuận thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm
của mình. Muốn có được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, điều đó
không hề đơn giản chút nào trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như ngày
nay.
Nuôi trồng thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm
tạo ra là các sản phẩm thuỷ sản. Khi tạo ra sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng,
thì các hộ sản xuất phải tìm cho mình một đầu ra để tiêu thụ cho sản phẩm
cho mình đó chính là thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có vai
trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng sản
xuất hàng hoá ngày càng cao. Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường tác
động làm cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm
nhằm phục vụ tính đa dạng của nhu cầu thị trường. Đồng thời thông qua việc
trao đổi mua bán hàng hoá thuỷ sản trên thị trường, làm cho các vùng sản
phẩm chuyên môn hoá ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai thác
tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị
trường. Thị trường quyết định lượng cung - cầu và giá cả các loại mặt hàng
thuỷ sản. Vì vậy, thông qua thị trường mà người sản xuất mới biết được nên
nuôi trồng loại thuỷ sản nào, số lượng là bao nhiêu mà thị trường đang cần để
có được lợi nhuận cao.
IV. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, trong suốt sự
nghiệp hình thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã đang và sẽ đóng vai
trò hết sức to lớn. Chính vì vậy, phát triển, khai thác hợp lý một cách bền
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
vững các nguồn lợi tự nhiên đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản, Việt Nam còn có tiềm
năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt, lợ, nước biển, góp phần
tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và làm giàu cho đất nước.
1. Về mặt nước.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng to lớn để phát triển nuôi trồng
thuỷ sản.
Với diện tích vùng nội thủy lãnh hải là 226.000 km
2
và tổng diện tích
vùng đặc quyền kinh tế trên biển khoảng trên một triệu km
2
, Việt Nam là
nước có diện tích mặt biển lớn nhất trong các nước Đông nam Á lục địa. Việt
Nam có một bờ biển dài hơn 3.260 km với 112 cửa sông, lạch và 12 đầm phá,
eo vịnh có khả năng phong phú nuôi thủ sản nước lợ, mặn. Ngoài ra còn hàng
nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển là những khu vực có
thể phát triển nuôi thuỷ sản quanh năm.
Việt Nam cũng rất phong phú về diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước
ngọt, lợ. Tổng diện tích mặt nước mặn, lợ có khả năng dựa vào nuôi trồng
thuỷ sản khoảng 761.138 ha bao gồm vùng triều là 635.383 ha, eo vịnh là
125.755 ha. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Việt Nam rất đa dạng và
chằng chịt, có 15 con sông có diện tích lưu vực từ 300 km
2
trở lên. Riêng
sông Mê Kông có lượng dòng chảy hàng năm trên 500 tỷ m
3
, sông Hồng đạt
trên 12 tỷ m
3
. Đây là nguồn cung cấp các loại thuỷ sản nước ngọt, chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu nội địa và một phần cho chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên
lượng nước trên những sông này phân bố không đều theo không gian và theo
các mùa trong năm. Vì vậy để phát huy tốt lợi thế này, ngành cần quy hoạch
tốt hệ thống thuỷ lợi, góp phần khai thác tốt những tiềm năng về mặt nước
phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước ngọt.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
2. Về nguồn lợi giống loài thuỷ sản.
Nguồn lợi giống hải sản của Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng.
- Nguồn lợi cá nước ngọt: theo thống kê có 544 loài trong đó có 18 bộ,
57 họ, 228 giống.
- Nguồn lợi cá nước lợ, mặn: 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá trị
kinh tế như: Cá song, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá
đối, cá dìa. Trong đó có một số loài được đưa vào nuôi như: cá vược, cá song,
cá giò, cá măng, cá cam.
- Nguồn lợi tôm: đã thống kê được 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế và
đưa vào nuôi như: Tôm sú ( p.monodon); tôm lớt ( p.merguíenis); tôm he Ấn
Độ ( p.indicus); tôm rảo (Metapenaeus); tôm hùm bông ( panulius ornatus).
- Về nhuyễn thể: Có một số loài chủ yếu như: Trai, hầu, điệp, nghêu, sò,
ốc…đang được dưa vào nuôi trai, nghêu sò.
3. Về điều kiện thời tiết - khí hậu.
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, lượng hoa trung bình hàng năm
lớn từ 1500 - 2400 mm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều
laòi thuỷ sản, đặc biệt là thuỷ sản nước ngọt. Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô tạo ra những dòng di cư của các loài thuỷ sản,
đảm bảo sự đa dạng và sự giao lưu giống loài giữa các vùng. Chế độ thuỷ
triều và bán nhật triều tạo nên nhiều đầm phá thích hợp để nuôi trồng thuỷ sản
giá trị cao đặc biệt là tôm.
Như vậy có thể nói, chế độ khí hậu, thời tiết và các điều kiện tự nhiên
đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Việt Nam phát
triển đa loài, phong phú về loại
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
V. Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản một số địa phương trong nước
và bài học rút ra cho Việt nam.
1. Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản của Hải Phòng.
Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, có cấu trúc địa hình
dọc theo chiều dài 125 km bờ biển với nhiều cửa sông lớn được được phân bố
khá dài và hàng trăm đảo lớn như đã được Bộ thuỷ sản xác định là một trong
bốn ngư trường lớn của toàn quốc, là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thuỷ
sản của Việt Nam. Nhiều ngư trường tập trung ở hai huyện đảo Cát Bà và
Bạch Long Vĩ. Hải Phòng có nhiều tài nguyên biển vô cùng phong phú mà
hiếm ngư trường nào có được, đặc biệt là tầng cá đáy và cá nổi là nơi lý tưởng
cho việc xây dựng các trọng điểm hậu cần chế biến - dịch vụ thương mại nghề
cá; nuôi cá lồng bè và các hải sản quý hiếm như tu hài, bào ngư… Hải Phòng
còn là nơi có diện tích nuôi trồng thuỷ sản khá lớn, trên 40.000 ha gồm mặt
nước: mặn, lợ, ngọt với những đối tượng nuôi trồng phong phú có giá trị
kinh tế cao như tôm, cua, rau câu… Nghề cá Hải Phòng có từ lâu đời, có giai
đoạn nhiều năm liền đứng đầu miền Bắc về sản lượng đánh bắt thuỷ sản, nhất
là nghề cá khơi. Thực hiện phương châm của toàn ngành thuỷ sản “lấy khai
thác thuỷ sản làm chiến lược lâu dài, lấy nuôi trồng thuỷ sản làm trọng tâm và
lấy chế biến thuỷ sản làm mũi nhọn”.
Bên cạnh nghề đánh bắt vốn là nghề truyền thống của nhân dân miền
biển , nuôi trồng thuỷ sản được xác định là có tiềm năng thế mạnh và được
coi là hướng phát triển trọng yếu của dịa phương, vì thế trong thời gian qua
Sở thuỷ sản Hải Phòng đã không ngừng nỗ lực chỉ đạo, vận động các hộ nuôi
trồng tập trung vào một số loại giống mang lại hiệu quả kinh tế cao như tôm
sú, tôm rảo, tôm he chân trắng, tôm càng xanh. Cá rô phi đỏ, cá chim trắng, cá
song, cá giò… Tiềm năng vùng biển Hải Phòng bắt đầu được khai thác khi
một số hộ nông dân hưởng ứng nuôi cá lồng bè trên biển Cát Bà do Sở thuỷ
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
sản khởi xướng từ cuối những năm 90. Nguồn nuôi thả chủ yếu là các lọai cá
song, cá hồng kết hợp thả một số loại giáp xác, nhuyễn thể như bề bề, tu hài,
vẹm xanh, sò… Sản lượng hàng năm tăng khoảng 50 - 60%. Nuôi cá lồng bè
trên biển đã tạo ra bước đột phá trong nghề nuôi thuỷ sản Hải Phòng, trở
thành nghề mới của cuả dân ven biển, góp phần thúc đẩy loại hình dịch vụ du
lịch phát triển, tạo nguồn hàng thuỷ sản xuất khẩu tại chỗ thông qua các loại
hình dịch vụ du lịch.
2. Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ngãi.
Nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ngãi chiếm một vị trí không nhỏ trong
kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi (30% GDP ngành nông nghiệp). Với 130 km bờ
biển, 6 cửa lạch, 5 huyện có biển và một huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
có đủ tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế thuỷ sản. Nghị quyết 04/NQ -
TU ngày 14/01/2002 của Tỉnh xác định, đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Dọc
theo ven biển có khoảng 4000 ha đất đai, mặt nước, là điều kiện lý tưởng để
phát triển nghề nuôi tôm. Trong nội địa có gần 2000 ao hồ, thuận lợi cho nuôi
nước ngọt.
Theo thống kê Sở thuỷ sản Quảng Ninh toàn Tỉnh có khoảng 725 ha
nuôi tôm trong đó có nuôi tôm vùng triều 549 ha, nuôi tôm trên cát 176 ha.
Sản lượng thu hoạch ngày càng tăng, nếu như năm 2001 là 902 tấn, năm 2005
là 3000 tấn thì đến năm 2007 đạt 4.500 tấn. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển
góp phần giải quyết việc làm cho 5000 lao động. Nuôi cá nước ngọt tiếp tục
được duy trì và phát triển với nhiều hình thức đa dạng cả đồng bằng và miền
núi. Đến nay diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 690 ha, năm 2007 sản lượng đạt
1.000 tấn (104% kế hoạch). Xuất hiện nhiều mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt
như nuôi cá trong ruộng lúa, cá rô phi trong lồng, cá lóc, cá chình, ếch góp
phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho nhiều gia đình. Đây cũng là thành
công trong công tác chỉ đạo về hoạt động nuôi trồng của toàn Tỉnh.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được phải thẳng thắn nhìn
nhận rằng ngành thuỷ sản Quảng Ngãi phát triển chưa bền vững. Đây là một
hạn chế không phải chỉ riêng của ngành thuỷ sản Quảng Ngãi mà còn là hạn
chế chung của toàn ngành thuỷ sản Việt Nam. Đó là việc nuôi trồng thuỷ sản
thiếu đồng bộ, gây nên tình trạng phá rừng phòng hộ ven biển tác động xấu
đến cân bằng sinh thái, môi trường bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh thường
xuyên xảy ra. Nuôi trồng thuỷ sản mới phát triển ở quy mô nhỏ chưa phát
triển thành sản xuất hàng hoá. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế,
đặc biệt là vấn đề con giống. Các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản tốc độ xây
dựng chậm, kết quả không như mong muốn.
Vì vậy, để phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản, một bài học kinh
nghiệm rút ra cho ngành thuỷ sản là phải làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư
đồng bộ cơ sở hạ tầng - kỹ thuật vùng nuôi, tăng cường công tác quản lý, đảm
bảo an toàn vệ sinh thuỷ sản từ khâu nuôi trồng, khai thác đến bảo quản, chế
biến, giảm dần yếu tố tự phát, làm tốt công tác xúc tiến thương mại.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN Ở TỈNH QUẢNG NINH.
I. Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường và điều kiện
kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ninh.
1. Điều kiện tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý.
Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 21
0
- 22
0
40' vĩ
độ bắc, 106
0
26'- 108
0
31’kinh độ đông, cách thủ đô Hà Nội 150 km. Phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Quảng Ninh có đường biên giới đất
liền 132km từ Tràng Vĩ (Móng Cái) đến giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn);
phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ với 250 km bờ biển kéo dài từ cửa Bắc Luân
(Trà Cổ) đến đảo Cát Bà (Hải Phòng); phía Tây giáp thành phố Hải Phòng,
tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn. Diện tích tự nhiên toàn
tỉnh là 8.239,243 km2 trong đó diện tích đất liền 5.938 km2, vùng vịnh, biển (
nội thuỷ) chiếm 2.448,853 km2. chiếm 1,8 % diện tích cả nước.
Với vị trí địa lý như trên, nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh có điều kiện
để phát triển vì có một thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong nước và ngoài
nước.
1.2. Địa hình.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi đã chiếm 90% diện tích. Trong đó đất
liền chiếm 87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, hải đảo chiếm 13% diện tích;
diện tích biển trên 6000 km
2
. Với diện tích biển 6000 km
2
là điều kiện thuận
lợi cho Quảng Ninh phát triển nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi cá biển
bằng lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các loại cá được nuôi như: cá
song, cá hồng, cá tráp, cá mú, cá giò…
1.3. Khí hậu.
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu của các tỉnh miền Bắc nước
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
ta, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đây là vùng nhiệt đới - gió
mùa. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông
lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc. Mưa bão tập trung vào các tháng tư đến
tháng mười, với lượng mưa trung bình hàng năm 2000 mm- 2500 mm. Các
hiện tượng gió lốc xảy ra thường vào tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình hàng
năm cao nhất là 28
0
C, thấp nhất là 16
0
C
; tháng lạnh nhất là tháng 11 và tháng
3; tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1.
Khí hậu ở Quảng Ninh cho phép nuôi trồng thuỷ sản quanh năm, với
những giống, loài phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, khí hậu cũng tác động xấu
đến nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là hiện tượng mưa lũ, lốc xoáy ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động này, nó có thể làm suy giảm số lượng thuỷ sản
nuôi trồng, dẫn đến giảm năng suất bị giảm sút.
2. Tài nguyên thiên nhiên.
2.1. Tài nguyên đất.
Tỉnh Quảng Ninh có 589.957 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 56.550 ha chiếm 9,58 %; diện tích đất lâm nghiệp có
rừng là 228.682 ha, chiếm 38,76 %; diện tích đất chuyên dùng là 23.798 ha,
chiếm 4,03 %; diện tích đất ở là 6.444 ha, chiếm 1,09 %; diện tích đất chưa sử
dụng và sông suối đá là 274.483 ha, chiếm 46,52 %.
Trong đất nông nghiệp diện tích đất trồng cây hàng năm là 34.287 ha,
chiếm 60,63%, riêng đất lúa chiếm 49,8% gieo trồng hai vụ; diện tích đất
tròng cây lâu năm là5.563 ha, chiếm 9,8%; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản là 12.870 ha, chiếm 22,75%.
Diện tích đất trống đồi núi trọc cần phủ xanh là 195.559 ha; diện tích
đất bằng chưa sử dụng là 26.968 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng
là 16.644 ha.
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT
2.2. Tài nguyên rừng.
Tỉnh có 162 nghìn ha rừng, trong đó có 124 ha rừng tự nhiên. Một điều
đặc biệt hơn là tất cả các địa phương trong tỉnh Quảng ninh đều có rừng.
Ngoài những khu rừng quý như: Đinh, lim, sến, táu, sồi, dẻ, thì ở các huyện,
thị xã Quảng Ninh còn có nhiều khu rừng đặc sản có hiệu quả cao, kể cả rừng
tự nhiên và rừng trồng. Điển hình như huyện Hải Ninh có rừng quế kể cả quế
tự nhiên và quế do nhà nước và nhân dân cùng trồng. Huyện cao Bình Liêu có
tới ba loài cây đặc sản: ngoài quế còn có sồi, và sở. Hoa hồi và tinh dầu hồi là
một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và với cây sở từ hạt sở được ép thành dầu
sở để sử dụng trong công nghiệp và chế biến thành dầu ăn rất tốt.
Ngoài gỗ, rừng Quảng Ninh còn có nhiều chim thú rừng, đó là tắc kè,
ba kích và các dược liệu có giá trị ở Quảng Ninh.
2.3. Tài nguyên biển.
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, hải đảo, là miền mỏ và miền khoáng
sản lớn, là miền rừng vàng cũng là miền biển bạc. Dường như tạo hoá có phần
thiên vị chăng khi ban phát cho nơi đây nhiều thứ đến vậy.
Tỉnh có trên 6000 km
2
bờ biển thuận lợi cho khai thác thuỷ sản và du
lịch, nhiều ngư trường với nhiều loài thuỷ hải sản phong phú, trữ lượng có thể
khai thác hàng năm 3 - 4 vạn tấn. Có thể nói nguồn lợi thủy sản của Quảng
Ninh rất phong phú và đa dạng. Có rất nhiều giống loài có giá trị kinh tế cao
mà hiện nay con người vẫn tiếp tục khai thác phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu. Trong tổng số 555 loài động vật vùng biển Quảng
Ninh, nhiều loài có sản lượng rất lớn và giá trị kinh tế cao như: cá song, cá
mú, cá hồng, vược… Nguồn lợi nhuyễn thể như bào ngư, hầu, trai ngoc, vẹm
xanh, ngán, tu hài, ốc hương, sò huyết… phát triển tập trung nhiều ở vùng bãi
triều ven biển và quanh các đảo. Về nguồn lợi giáp xác: giống loài rất phong
phú và nhiều giống loài có giá trị cao như tôm he, cua biển, ghẹ xanh. Ngoài
SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B
25