Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm thế nào để tạo sự tin tưởng khi giao tiếp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.68 KB, 4 trang )

Làm thế nào để tạo sự tin tưởng khi
giao tiếp

Nói dối rất đa dạng, chẳng hạn như nói dối theo kiểu phản xạ, nói
dối đôi chút, nói dối không hại ai… Chúng có tác dụng rất khác
nhau lên người tiếp nhận. Với người nói dối, hậu quả thấp nhất mà
họ chắc chắn phải chịu chính là sự day dứt trong tâm hồn. Dưới
đây, chúng ta đề cập đến nói dối vô hại hàng ngày chứ không xét
nói dối như là một bệnh lý.

Tại sao chúng ta lại nói dối hoặc nói tránh sự thật, trong khi có
nhiều cách giao tiếp khéo léo rất chân thật và đúng mực?

Đây là một số lý do: nói dối để tránh mâu thuẫn, tránh làm người
khác nổi giận hay tránh tổn thương cảm xúc người khác hoặc khiến
họ cảm thấy bị hạ thấp hay buồn phiền, để được kính trọng và nể
phục, để có quyền lực, để tránh phiền toái, tránh nhận lỗi, tránh va
chạm, để mọi việc được suôn sẻ

Điều thú vị là những lí do để nói dối thường có mục đích tốt, trừ
một số trường hợp xuất phát từ cái tôi cá nhân hay bản tính tự kiêu.
Mặc dù vậy, cách mà những mục đích này được thực hiện thật khó
mà chấp nhận được thậm chí nó còn làm cho các mối quan hệ trở
nên miễn cưỡng cũng như gây ra sự không thanh thản trong tâm
hồn.

Chúng ta có thể nói thật một cách khéo léo trong những tình huống
nêu trên hay không? Thông thường, câu trả lời là có. Tuy nhiên, nó
đòi hỏi phải thực tập thường xuyên và có suy xét.

Sau đây là một số lời khuyên giúp chúng ta bỏ được thói quen lảng


tránh sự thật để có thể giao tiếp một cách chân thành và đúng mực.
THAY ĐỔI SUY NGHĨ
Chúng ta nói dối vì muốn kiểm soát được tình huống. Tuy nhiên
đó lại là một lựa chọn thiếu khôn ngoan vì nói thật mới làm cho
các khả năng cũng như kết quả của vấn đề được gợi mở và giải
quyết.

Với những người đã quen nói dối, đầu tiên phải thay đổi suy nghĩ.
Nói dối thường được hình thành trong thời thơ ấu hay thời gian
trước đây nên cần có sự quan tâm, khéo léo và kiên trì để từ bỏ nó
và thay bằng một thói quen mới, tốt hơn.
HIỂU ĐƯỢC KHI NÀO VÀ TẠI SAO CHÚNG TA NÓI DỐI

Động lực nào khiến ta cho rằng nói dối là giải pháp tốt nhất? Nỗi
sợ hãi nào đang ẩn sau quyết định đó? Chẳng hạn như, sợ phạm sai
lầm, sợ bị cho là không tốt hay thô lỗ nếu nói thật, sợ không đủ
khéo léo để nói thật mà không làm tổn thương hay phiền lòng
người khác

Thử đặt câu hỏi, trong những tình huống như vậy, tại sao chúng ta
lại tin là nói dối sẽ làm vấn đề tốt hơn, và tốt hơn cho ai? Hãy vận
dụng hiểu biết của mình để gạt bỏ những quyết định không đúng
cũng như xem xét và đưa ra câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi
nêu trên. Một khi động cơ để nói dối của chúng ta không thỏa
đáng, tốt hơn nên kìm lại và tìm cách giải quyết khác.
XEM XÉT MỌI KHẢ NĂNG TRƯỚC KHI HÀNH ĐỘNG
Nói dối có thể chỉ là một quyết định nhất thời, thiếu suy xét cẩn
thận. Vì vậy, trước khi định nói dối hãy chờ đợi giây lát. Nói với
người đối diện rằng chúng ta cần xem lại vấn đề hay nghĩ ngợi đôi
chút. Khi đó, hãy xét kĩ vấn đề cũng như động cơ và giải pháp của

bản thân.
Giữ tập trung bằng cách nhớ lại những hành động hay một ai đó
khiến chúng ta thấy tin cậy và yên tâm. Việc ghi nhớ này rất có ích
thậm chí chúng ta cũng có thể học theo những cử chỉ đó để giao
tiếp hiệu quả hơn.
Thành thật tự hỏi "điều tệ nhất có thể xảy ra nếu nói ra sự thật là
gì". Những kĩ thuật cơ bản này cho phép ta ứng xử khôn ngoan và
tự tin hơn.

×