Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.67 KB, 2 trang )
Mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội
*Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về chính trị: Chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ do nhân dân làm chủ.
+ Về kinh tế: Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng đó là nền kinh tế phát triển cao, công
nghiệp, nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, không còn quan hệ người bóc
lột người.
Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế còn tồn tại 4 hình thức sở hữu chính: Sở hữu Nhà
nước tức là của toàn dân; sở hữu hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động; sở
hữu của người lao động riêng lẻ; một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản.
+ Về văn hóa: Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải là nền văn hóa vì con người, phục
vụ con người.
+ Về quan hệ xã hội: Xã hội mà chúng ta xây dựng là một xã hội công bằng, dân chủ
có quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Mọi chế độ, chính sách xã hội phải là chế độ,
chính sách về con người, vì con người, cho con người.
+ Về con người: con người xã hội chủ nghĩa phải là con người có tinh thần và năng
lực làm chủ, có đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có kiến thức khoa học - kỹ
thuật, nhạy bén với cái mới, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
* Động lực và trở lực trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; những nhân tố đảm bảo
thắng lợi chủ nghĩa xã hội?
- Động lực:
- Động lực bên ngoài:
+ Thành tựu khoa học công nghệ
+ Sự giúp đỡ của các nước tiến bộ (nhất là phe xã hội chủ nghĩa)
- Động lực bên trong:
+ Thiên thời: những thời cơ, thách thức
+ Địa lợi: vị trí địa lý tự nhiên ở Việt Nam
+ Nhân hòa: nguồn lực lao động trẻ, dồi dào
- Động lực của chủ nghĩa xã hội là một hệ thống rất phong phú nhưng suy đến cùng
các động lực này phát huy tác dụng đều phải thông qua con người. Động lực con người