Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khôi phục tinh thần khi đối mặt với khó khăn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.3 KB, 5 trang )

Khôi phục tinh thần khi đối mặt với
khó khăn
Sau mỗi lần tinh giảm biên chế, những người ở lại thườngcảm thấy hụt hẫng.
Họ vàthậm chí cả người quản lý trực tiếp của họsẽ làm gì để vượt qua những
khó khăn hậu giảm biên chế? Những ý kiến của Kevin Coyne dưới đây sẽ
giúp bạn và nhân viên của bạn vượt qua những khó khăn đó.
Từ những thực tế cần đối mặt
Khi một công ty tiến hành cắt giảm nhân công và thu hẹp quy mô, nhiều nhà
quản lý sẽ sớm phải đối mặt với nhiệm vụ giữ chân và tạo động cơ thúc đẩy
những nhân viên tốt nhất còn ở lại với công ty. Đối với họ, đó thực sự là thách
thức cho cương vị lãnh đạo trong những năm sắp tới.
Tuy nhiên, vẫn có một điều may mắn là tinh thần làm việc không nhất thiết đòi hỏi
con người phải tỏ ra vui vẻ.

Định nghĩa của một tinh thần làm việc tốt là: Những cảm xúc của con người sẽ
giúp họ đạt được mục tiêu từng bước.
Rất nhiều ví dụ điển hình về tinh thần làm việc tốt nảy sinh trong những tình
huống căng thẳng - điều đó cũng giống như những hành động anh hùng trong một
cuộc chiến tranh.

Do đó, đừng nên cố gắng nếu bạn không thể khiến nhân viên của mình cảm thấy

vui vẻ (trong khi chính bạn bè của họ cũng không có sự tác động nào).

Nhiệm vụ của bạn trong vai trò một người quản lý là phải làm sao xây dựng được
sự tập trung và tinh thần cống hiến của cả đội. Nếu bạn giúp nhân viên của mình
nhận thức được bốn điểm sau thì thành công sẽ đến với bạn:
1. Công việc của họ sẽ giúp cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn.
Con người sẽ hành động khi họ tin tưởng rằng mình là một phần của một mục tiêu
đáng tự hào nào đó. Ý nghĩ đó có thể đóng một vai trò quan trọng đối với họ trong
quá trình khởi nghiệp, bằng việc gia nhập vào công ty của bạn.


Đối với những công ty đang tiến hành cắt giảm biên chế thì niềm tin này có thể bị
đổ vỡ. Bạn không thể áp đặt một quan điểm nào đó cho toàn bộ công ty, nhưng
cũng đừng chờ đợi Tổng Giám đốc Điều hành giải quyết vấn đề.

Thay vào đó, hãy chuyển sự tập trung sang một lĩnh vực khác mà bạn có khả năng
quản lý (và đây cũng là những điều mà mọi người có thể làm tốt).

Hãy để mọi người tin vào khả năng

và vai trò của mình trong tổ chức

Ảnh: edwebproject.org
Bạn có thể giúp mọi người nhận thức được công việc sẽ góp phần như thế nào vào
cuộc sống của chính họ. Những sản phẩm do cá nhân họ sản xuất ra vẫn còn quan
trọng đến mức nào?

Khi ngân hàng mở thêm chi nhánh và họ muốn tạo một tài khoản mới cho ai đó thì
liệu tài khoản ấy vẫn giúp người đó duy trì được tình hình tài chính của mình hay
không?
2. Những ý tưởng của họ hiện nay đã mang nhiều ý nghĩa hơn.

Trong những lúc khó khăn, các nhà quản lý phải nhận thấy rằng ý tưởng cá nhân
của họ sẽ ngay lập tức góp phần nâng cao vị thế của công ty trong tương lai. Đã
đến lúc phải dành thời gian lắng nghe và hành động dựa trên những ý tưởng của
chính mình.
Nếu như phải sa thải nhân viên thì sau đó hãy tái phân phối lại cơ cấu và tiến hành
những thay đổi cần thiết. Điều này sẽ làm tăng cơ hội và tạo ra những tác động
tích cực đối với họ. Hãy lắng nghe và tin cậy vào khả năng giải quyết vấn đề của
họ.


Xây dựng lại cơ cấu làm việc dựa trên
tinh thần và khả năng của nhân viên
Ảnh: harthill.co.uk
3. Sự lo lắng chỉ là tạm thời.
Hầu hết các công ty tiến hành thu hẹp quy mô không phải do những hiểm họa về
tài chính, mà đơn giản họ muốn hạn chế sự suy giảm lợi nhuận đã được dự đoán
trước.
Do đó, đối với hầu hết các công ty, đây chỉ là một bước lùi nhỏ biểu trưng cho sự
cắt giảm. Nếu có thể, hãy xem thời kỳ thu hẹp này khi nào sẽ chấm dứt, đồng thời
hãy thông báo điều đó với nhóm làm việc của mình. Tinh thần sẽ tốt hơn nếu mọi
người biết rõ khi nào thì khó khăn sẽ kết thúc.
4. Ngày mai sẽ tươi sáng hơn.
Đối với hầu hết các công ty, sau những đợt cắt giảm nhân công luôn là một tương
lai tươi sáng hơn. Hãy giúp nhân viên của mình hiểu rõ điều này, vì công ty, vì
nhóm làm việc và vì chính bản thân họ.

×