Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mỹ thuật thời Lê Trung Hưng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.23 KB, 10 trang )

Mỹ thuật thời Lê Trung Hưng
Mỹ thuật thời Lê Trung Hưng là một giai đoạn phát triển. Tuy giai
đoạn này được coi là trì trệ của xã hội Việt Nam do sự khủng hoảng
toàn diện, trầm trọng của xã hội phong kiến. Nhưng vì thế mà mỹ thuật
thời kỳ này nhờ thế mới phát triển đến đỉnh cao, nhất là về các công
trình kiến trúc - điêu khắc tiêu biểu thuộc các loại hình chùa - đình -
đền - lăng mộ với các chất liệu gỗ - đá - đồng đều phát triển đến đỉnh
cao.
Lê Trung Hưng là giai đoạn lịch sử khá dài, trong sự khủng hoảng trầm
trọng, sâu sắc và toàn diện của chế độ phong kiến, giữa văn học và
nghệ thuật lại đi theo những hướng khác nhau và những bức xúc của xã
hội đã thúc đẩy nhà văn, hoạ sỹ sáng tác, do đó sự phức tạp của lịch sử
đã ảnh hưởng tới nền mỹ thuật.
Về nghệ thuật Phật giáo thì thời Lê Trung Hưng khá phát triển.
Sự phục Hưng Phật giáo nếu ở thời Lê Sơ bị chững lại và bị thu hẹp thì
thời kỳ này lại phát triển rõ rệt. Cùng với các tăng sư người Việt và lúc
này một số thiền sư danh tiếng ở Trung Quốc cũng sang ta hành đạo. ở
đằng ngoài cũng như đằng trong xã hội đã ổn định và nền văn hoá đã
tạo dựng được một truyền thống riêng. ở đằng trong tuy là vùng đất
mới, văn hoá Việt còn ở giai đoạn đầu và các chúa Nguyễn đã tiếp nhận
sự nhập cư của từng đoàn người Hoa vì thế Phật giáo Trung Quốc cũng
theo đường vòng phát triển vào nước ta. Với sự thâm nhập của các phái
Thiền tào Đông và Lâm Tế từ Trung Quốc tràn sang, với tình hình
chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài nhiều quý tộc tìm đến cửa Phật cầu
cứu, tất cả đã dẫn đến việc xây dựng hoặc làm mới lại được hàng loạt
chùa.

Điển hình cho việc tu sửa là ở chùa Côn Sơn, chùa Côn Sơn vốn có từ
thời Trần tất cả gồm 83 gian nhà 385 pho tượng. Làm thêm các tượng
Quan Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt, bộ tượng hộ pháp khuyến thiện.
Trừng ác, bộ tượng tam thế, 3 pho cô hồn, 1 pho Sơn Thần và Trùng tu


18 pho tượng Phật ở Thượng Điện.
Việc xây dựng còn đang dở dang thì năm 1740 Trịnh Doanh lên ngôi
chùa, đã ra lệnh bãi bỏ hết việc xây dựng các chùa Quán Quỳnh Lâm,
Hồ Thiên, Hoa Long, Tử Trầm và Tây Phương.
Bên cạnh những chùa Quán quy mô của triều đình, trong nhân dân
cũng có việc sửa chữa chùa làng nhưng quy mô nhỏ chỉ nói tới ở bia
chùa.
Bi chùa thời Lê Trung Hưng ở những năm đầu thế kỷ XVII còn tiếp thu
nhiều nét của via thời Mạc. Viền xung quanh không thể thiếu hoa dây
tay mướp leo, để rồi từ những ngọn mướp leo ấy mà thể hiện dần dạng
mây đao mác. ở trán bia vẫn phổ biến đề tài " Lưỡng Long Triều
Nguyệt ", con phương có khi như gà trống cổ dài thân nhỏ, chân ngắn,
không có đuôi, cánh xoè tỉa rõ từng cái lông.
Tuy nhiên có một số bia như ở chùa Thái Lạc và chùa Khúc Lộng. Khải
Hưng chạm 1613 ở diềm lại chạm chậu cảnh với cây hoa uốn khúc
vươn lên mà mỗi khúc lại trổ những bông hoa khác nhau như sen, cúc,
phù dung… để rồi ở ngọn cây hoa là chim hạc đậu ngậm nhành lá.
Chùa keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật điển hình
được dựng năm 1632 do vợ chồng Trấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng
cùng với bà Trần Thị Ngọc Duyên đã đứng ra hưng công xây dựng lại
chùa từ tháng 8 - 1630 đến tháng 11 - 1632.




Trong khuôn viên trước trước là bãi xum xuê bóng đa uốn xưa họp chợ
chùa, có tam quan ngoại, sau đó đến các hồ dài chắn phía trước vài hai
bên ngăn cách chùa với xã hội đời thường ồn ả, cũng để các cây mít,
sung soi bóng và điều hoà ôn độ cho chùa.
Bên trong là các công trình kiến trúc nối tiếp nhau trên đường trục Tam

Quan nội - khu Tam Bảo thờ Phật - Nhà Gác Roi và khu điện thờ
Thánh - Cuối cùng là gác chuông, hai bên và phía sau có các dãy hành
lang dài.
Những công trình này tạo thành nhịp điệu khi dồn dập, khi thư thái và
cuối cùng vút lên bởi gác chuông 4 tầng cao 12m. Bố cục này cân xứng
luôn đổi mới, vừa nghiêm trang vừa phóng túng.
Tấm bia dựng năm 1632 là một tác phẩm nghệ thuật với lối trang trí
rộng rãi. Diềm bia là dải băng hoa lá với chim thú, trán bia là đôi rồng
uốn lượn tung hoành giữa những dao mây tua tủa, mặt trời cũng toả
những tia dao mạnh mẽ như biểu thị ánh sáng chói chang, các chữ trên
bia cũng được đặt trong các vòng hoa, cả sườn bia cũng là chậu cảnh
nở rộ hoa, trên đó là đoạn thân sau của rồng để chui qua lòng bia thò
đầu ở mặt sau trán bia.
Chùa Mía ở Đường Lâm (Hà Tây) có tấm bia Sùng Nghiêm tự bi dựng
năm 1634. Ngôi chùa khá khang trang do vợ chồng uy lễ hầu Nguyễn
Quảng cùng các con, đã cho dỡ bỏ chùa cũ. Ngôi chùa gồm các toà
Thượng Điện, Thiệu Hương, Tiền Đường, Hậu Đường và hành lang hai
bên.
Ngoài ra, chùa Mía còn nổi bật ở điêu khắc với gần 300 pho tượng lớn
nhỏ, được bày khắp nơi trong không gian nội thất các toà nhà, tạo ra
một thế giới tôn giáo huyền diệu. Các pho tượng này tượng trưng cho
thế giới nhà Phật - Thế giới tâm linh mà mọi người dân muốn gửi gắm
linh hồn của mình về với cõi Phật.
Sống giữa môi trường nhiệt đới thiên nhiên vừa hào phóng ban phát ân
huệ vừa nghiệt ngã thử thách, dân tộc ta đã hợp sức lại để tạo thế ứng
xử linh hoạy: lợi dụng, cải tạo và đấu tranh nhằm khai thác và chế ngự
hiệu quả nhất. Ngoài ra nạn ngoại xâm luôn thường trực, dân tộc ta
giữa những thời gian dựng nước ngắn ngủi, luôn phải tiến hành giải
phóng và kháng chiến trường kỳ, vinh quang nhiều nhưng phải hy sinh
lớn về cả xương máu và của cải. Trong tình hình ấy, dân tộc ta phải

bám lấy thực tại và vượt lên để rồi biểu hiện lại cuộc sống của mình
bằng nghệ thuật - mà rõ nhất là nghệ thuật với sự cao đẹp của tâm hồn
hướng thiện - có như thế con người mới có thể thoát khỏi thực tại, mỹ
thuật làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú và
đa dạng hơn.
Trong mỗi giai đoạn, bên cái chung có nhiều cái riêng do điều kiện cụ
thể của xã hội quy định, và do đó tạo nên diện mạo mỹ thuật mà trong
mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cần nắm rõ và tạo nên một diện mạo mỹ
thuật riêng cho từng thời kỳ.
Tuy nền mỹ thuật thời Lê Trung Hưng là một giai đoạn có nền mỹ
thuật đạt tới đỉnh cao. Bên cạnh xây dựng những ngôi đình, chùa mới
khang trang, thời Lê Trung Hưng còn cho sửa chữa và bổ sung thêm
một số tượng để cho những ngôi chùa đó được hoàn chỉnh và linh
thiêng hơn đối với mọi người dân trong thời Lê Trung Hưng và nó vẫn
còn được người dân ngày nay thờ cùng.
Như vậy thì kiến trúc Phật giáo thời Lê Trung Hưng đã có một bước
tiến mới, nhanh chóng đẩy lên đỉnh cao ở thế kỷ XVII, xây lại nhiều
chùa với quy mô rất lớn và hoà nhập cảnh sắc thiên nhiên để tăng thêm
cả kích cỡ và nghệ thuật. Kiến trúc từ chỗ gắn với quý tộc cũng dần trở
về với nhân dân trong vẻ đẹp bình dị, gọn nhỏ. Nửa đầu thế kỷ XVII
giới quý tộc cố gắng một lần nữa khôi phục lại nền kiến trúc ấy, dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của triều đình.
Và trong thành tựu điêu khắc của thời Lê Trung Hưng thì trước hết,
điêu khắc gắn với kiến trúc, nhằm trang trí cho kiến trúc trở nên duyên
dáng.
Về chạm khắc trang trí thì bộ khung gỗ không còn nặng nề như ở các
giai đoạn trước, không có những cốn rộng nên chạm khắc trang trí chỉ
nhằm điểm xiết và tượng thờ cũng tăng vọt lên. Có nhiều ngôi chùa
điển hình cho việc làm cụ thể ở thời kỳ này.
Những tấm lóng của người dân rất là quý, song do kinh phí hạn hẹp do

đó những xây dựng ở cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII chỉ là bổ sung
cho di tích cũ những tu sửa không đưa quy mô kiến trúc lên ngang tầm
với các ngôi chùa ở giai đoạn trước.

ở thế kỷ XVIII thì chùa làng vẫn được sửa chữa và xây dựng nhưng còn
thưa thớt và nhỏ bé. Giờ đây trong kiến trúc Phật giáo thường được đề
cập tới một số ngôi chùa của Nhà nước phục vụ cho việc ăn chơi của
vua chúa.
Từ 1627 - 1672 đất nước rơi vào cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn ác liệt,
bên cạnh rất nhiều sức người, sức của bị cuốn hút vào chiến tranh thì
cũng có nhiều tiền của tầng lớp quý tộc thống trị đầu tư vào việc dựng
chùa, xây tháp mong có thêm chỗ dựa thần quyền để cầu cho vương
nghiệp được lâu dài. Với kinh phí của Nhà nước và một số cá nhân quý
tộc, nhiều khi có thêm nhiều nguồn công đức của khách thập phương,
với kinh phí ấy đã cho phép được xây lại những chùa có quy mô lớn.
Do đột thiền phái Lâm Tế và Tào Động truyền sang ta, ở đây cũng có
sự giao tiếp Phật giáo, và do đó đã tiếp nhận ảnh hưởng của kiến trúc
Trung Quốc và các ngôi chùa Việt Nam. Và cũng do sự phát triển của
văn hoá - kỹ thuậ, thời Lê Trung Hưng xuất hiện một số nghệ sỹ có tài
trên các lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc. Tình hình đó đã đưa đến một
phong trào dựng chùa khá rầm rộ.
Về tượng thờ thì do quy mô chùa lớn, nhiều toà nhà với không gian nội
thất khác nhau nên tượng thờ trong chùa đã nhiều về số lượng cũng
nhiều về chủng loại. Do tượng chùa làm mới hoàn toàn ở thời Lê Trung
Hưng đã lớn lại rất nhiều. ở chùa Bút Pháp tập trung nhiều tượng nổi
tiếng như: Bộ Tam Thế, Quan Âm Thiên Chủ Thiên Nhãn, Bồ Tát Văn
Thù và Bồ Tát Phổ Hiền…

Về nghệ thuật đình làng thì ngày nay có nhiều ngôi đình mà thời Lê
Trung Hưng đã để lại, những loại hình của thời gian này về mặt kiến

trúc cơ bản vẫn tiếp theo như đình thời Mạc. Đình làng của thời Lê
Trung Hưng là một biểu tượng của văn hoá - nghệ thuật, biểu hiện của
đời sống sung túc và trình độ thẩm mỹ cao của dân làng, cũng thể hiện
tính cộng đồng cố kết trên địa bàn quần cư của người nông dân, là niềm
tự hào của người dân làng xã - nhất là khi họ đi xa thì quê hương chính
là " Cây đa - bến nước - mái đình " Đình luôn có hàng hiên rộng làm
không gian đệm cho thời tiết bên ngoài ít ảnh hưởng đến trong lòng
đình. Đình có sân vừa đảm bảo sự khô thoáng, vừa trải chiếu ngồi có
phần dân chủ hoà đồng. Đó là không gian riêng tế lễ, cũng là không
gian văn hoá mở hội. Điêu khắc đình làng không có tượng thờ như ở
chùa, cũng rất hiếm tượng độc lập có thể di chuyển mà một số đình
thường gắn ở đầu xà nhô ra khỏi cột, ở mặt bên ở một số xà và bẫy,
nhưng phần nhiều là ở những bức cốn có diện rộng, ở những ván nong
dọc theo xà.
Lấy gian giữa làm tâm điểm quan sát ra xung quanh, những diện phẳng
rộng dễ đập vào mắt người xem thường được nghệ sỹ dựng đình khoác
lên bộ cánh điêu khắc với những kỹ thuật chạm khắc khác nhau, trong
đó cơ bản là chạm bong kênh tạo độ nổi cao kênh và nhất là chạm lồng
luồn lách với nhiều lớp hình trong ngoài.
ánh sáng tự nhiên phản quang hắt lên hay ánh sáng đèn nến đều thuộc
loại ánh sáng nhẹ, khi tác động đến mảng chạm đọng lại chỗ đậm chỗ
nhạt làm cho cả hình đặc và hình rỗng như âm - dương đối đãi tôn nhau
lên. Các đường hướng chuyển động của hình - nhất là những tia mây
lửa song hành càng làm cho nó trôi chảy, và có khi các đường hướng
phụ hoạ thường vuông góc, tạo cho nó cảm giác chắc chắn.
Trong nhịp sống đời thường có lao động, có vui chơi: lao động thì bao
giờ cũng vất vả, cuộc sống thực tế đã thế, cuộc sống nghệ thuật phải
hướng vào sự thoải mái, do đó rất hạn hữu mới gặp cảnh lao động vất
vả. Nếu ở đình làng tay đằng thời Mác đã có cảnh bổ củi, cày voi, ganh
con… cảnh săn bắt, săn bắn hổ có thể gọi là cảnh lao động của người

thợ săn, nhưng cũng có thể coi là một hoạt động thể thao với tinh thần
thượng võ, tất cả trước hết nhằm ca ngợi sức mạnh và trí khôn của con
người.

Lấy tiêu chí kiến trúc và nhất là điêu khắc trang trí ở những đình này
mà chúng ta có thể. Xác định được niên đại tương đối của cuối thế kỷ
XVII cho nhiều đình ở đồng bằng và Trung Du Bắc Bộ, như đình Chu
Quyến, đình Liên Hiưệp, đình Hoàng Xãm, Đình Phùng, Đình Kim
Hoàng ở Hà Tây…

Sang thế kỷ XVIII đời sống xã hội sa sút nhanh, dân làng ít có khả
năng dựng đình.
Một mảng đề tài có phần đối đầu với lễ giáo phong kiến là quan hệ trai
gái, các cảnh ân ái vụng trộm…
Ngoài hai mảng nghệ thuật Phật giáo và nghệ thuật đình làng trong thời
Lê Trung Hưng còn nổi lên một số công trình kiến trúc - điêu khắc
khác, và có cả tranh cổ. Tất cả nói lên sự phong phú của một giai đoạn
phát triển sôi động.
Thời Lê Trung Hưng còn cho xây dinh thự, do sự ăn chơi sa đoạ của
tầng lớp quý tộc thống trị mà tiêu biểu là các chúa Trịnh Cương, Trịnh
Giang, đã cho xây dựng một số phủ đệ, dinh thự ở các địa phương để
phục vụ cho các cuộc du ngoạn.
Về lăng mộ thì các thời trước chỉ dành cho vua, nhưng đến thời Lê
Trung Hưng, rất nhiều quan lại đặc biệt là các quan hoạn đã dựng lăng
mộ to lớn.

Các lăng này đều xây bằng đá ở giữa cánh đồng hay trên gò đồi, chiếm
không gian rộng thoáng, dù một số lăng có tường vây quanh cũng thấp,
do đó luôn hoà đồng gắn bó với toàn cảnh để trải qua như vô hạn.
Nhiều lăng có cả nhà thờ, bố cục rất tôn nghiêm, thường đăng đối hai

nửa, lại có lớp trước lớp sau. Mỹ thuật ở các lăng đều có tượng đá, đều
ở ngoài trời, phần lớn to bằng thực để gợi lên cảnh phục dịch khi còn
sống.
Lê Trung Hưng nhiều đền thờ có tính quốc gia được xây dựng lại, quy
mô khá lớn.
Mỗi đền một vẻ đẹp phù hợp không gian môi trường, đều có quy mô
lớn, trong đó mô hình đền thờ ở các cấp quốc gia mang dấu ấn thế kỷ
XVII rõ nhất và cũng đẹp nhất là đền thờ vua Đinh và đền thờ vua Lê ở
Hoa Lư, song hành hướng Đông, trong thung lũng giữa những dãy núi
đá vôi điệp trùng, có một tổng thể hoành tráng. Hai đền này cũng là hai
tẩm thờ, cách lăng mộ không đáng kể, khác chùa và đình.
Tóm lại, nền mỹ thuật của thời Lê Trung Hưng là một giai đoạn phát
triển, tuy xã hội được coi là giai đoạn trì trệ, chiến tranh Trịnh -
Nguyễn kéo dài nhưng vì thế mà các đình, chùa mới được xây dựng và
phát triển. Các công trình kiến trúc - điêu khắc tiêu biểu thuộc các loại
hình chùa - đình đền - lăng mộ với cvác chất liệu gỗ - đá - đồng đều
phát triển đến đỉnh cao. Và đây cũng là giai đoạn mà cả kiến trúc và
điêu khắc đều đạt đến đỉnh cao còn lại đến tận ngày nay và phát triển
hơ, tồn tại lâu hơn theo thời gian để cho lịch sử văn hoá Việt Nam tự
hào là một nền văn hoá mỹ thuật lâu đời./.

×