Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Bài soạn mỹ thuật thời lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 37 trang )

Những công trình tiêu biểu thời Lê sơ là điện Kính Thiên, điện Cần Chánh, điện Vạn Thọ tại
Đông Đô (Hà Nội) và Lam Kinh tại Tây Đô (Thanh Hóa).
Điện Kính Thiên là nơi thiết triều trong cung cấm, xây dựng từ thời Lê Thái Tổ; sang thời Lê
Thánh Tông được sửa sang thêm vào năm 1465. Ngày nay phần lớn công trình này bị phá
hủy và vùi sâu, chỉ còn 4 bậc cửa bằng đá với dấu tích điêu khắc đương thời.
Công trình Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433 sau khi Lê Thái Tổ qua đời, bao gồm khu quần
thể kiến trúc các cung điện (điện Quang Đức, điện Sùng Hiếu, điện Diễn Khánh…) và miếu, lăng
mộ các vua Lê. Ngày nay khu vực này bị phá huỷ gần hết, chỉ còn lại một ít phế tích tượng ngựa
đá, voi đá, nghê đá, hổ đá và bia Vĩnh Lăng, bia Hựu Lăng, bia Chiêu Lăng.
Ngoài các cung điện, các công trình khác gồm có Quốc Tử Giám, nhà Thái học được mở rộng
đáng kể. Văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu cũng là di tích về điêu khắc thời kỳ này còn để lại đến ngày
nay.
Việc xây cất các chùa, quán mới bị hạn chế nhưng việc tu bổ các chùa, quán sẵn có được coi
trọng. Từ thời Lê Thái Tông đến Lê Chiêu Tông, nhà Lê cho trùng tu nhiều chùa như chùa Minh Độ
ở Thanh Hà (Hải Dương), chùa Thiên Phúc (chùa Thày) ở Quốc Oai (Hà Nội), chùa Kim Liên (Hà
Nội), chùa Thuý Lai (Thạch Thất, Hà Nội), chùa Đại Bi (huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Tháp chùa
Hoa Yên xây thời Trần Nhân Tông bị đổ cũng được sửa chữa đầu thời Lê.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ và hoàn
thiện vào đời vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của
cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần. Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của hoàng cung thời
nhà Lê (thế kỉ 15-18) ở Thăng Long-Đông Kinh (Hà Nội).
Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng sửa
sang lại Hoàng thành bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong thời kì này. Đến năm 1886, điện bị
phá hủy, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay). Điện Kính
Thiên là một kiến trúc gỗ
Điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành (Huế), là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức
yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn, hiện nay đã trở thành phế tích do bị phá huỷ từ năm
1947.
Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Về tổng thể,
Điện Cần Chánh được bố trí trên trục chính (đường "Dũng đạo") của Đại Nội - nằm giữa điện Thái Hoà
(nơi thiết triều chính) và điện Càn Thành (nơi ở của vua). Trước Điện Cần Chánh có "Sân bái mạng", là nơi


tập hợp văn võ bá quan khi chầu vua, dâng biểu. Điện cùng với nhà tả vu, hữu vu (phục vụ việc chuẩn bị
nghi lễ và chiêu đãi khách) họp thành bố cục kiến trúc hình chữ môn
[1]
.
Điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành. Nền đài cao gần 1m, bó vỉa bằng gạch vồ và đá
thanh với diện tích mặt nền gần 1000m2. Chính điện có 5 gian, 2 chái kép; tiền điện 7 gian, 2 chái đơn, hai
bên đông tây có 4 hồi lang mỗi bên 5 gian nối qua điện Văn Minh, Võ Hiển và qua Tả Vu, Hữu Vu. Bộ
khung gỗ gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim
[2]
. Phần lớn kết cấu bộ khung bên trên ( như xuyên, trến, kèo, đòn
tay, hệ thống con-xon, các liên ba...) đều được chạm trổ trang trí rất tinh xảo, công phu.
Ngôi điện này đã phá hủy hoàn toàn vào đầu năm 1947. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố Đô Huế
cùng với Đại học Waseda Nhật Bản đang triển khai thực hiện dự án phục nguyên điện Cần Chánh bằng
nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, với tổng kinh phí đầu tư hơn 10 triệu USD
[3]
.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh
(TT&VH Online) - Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân,
cách thành phố Thanh Hóa 51 km về phía Tây Bắc. Đây là một địa danh lịch sử được Bộ Văn hóa –
Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962.
Được xây dựng bởi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), thành Lam Kinh còn có tên là Tây Kinh. Nơi đây có lăng Lê
Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi
biên soạn. Lam Kinh, nơi bắt đầu của thời kỳ hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với bản anh hùng ca
đánh đuổi giặc Minh, thu giang sơn về một mối.
Lam Kinh nằm trên đất huyện Thọ Xuân, một huyện đã sinh cho dân tộc Việt Nam hai đời Lê (Tiền Lê,
Hậu Lê) – vùng đất mà cách đây gần một ngàn năm cụ tổ của Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi thấy chim bay
về đậu quây quần thành bầy, quyết định san đất dựng nhà. Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu
(gọi là du sơn) mặt nam nhìn ra sông – có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi
Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố
trí xây dựng theo trục Nam – bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có

chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m.
Thăng Long thời Lê sơ (năm 1428-1527)
Sau khi chiến thắng quân Minh, ngày 29/4/1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua (Lê Thái Tổ) tại Đông Đô,
khôi phục tên nước Đại Việt. Năm 1430, đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh.
Trên cơ sở phát triển của kinh thành Thăng Long từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV và dựa vào sức dân, Lê
Lợi và các đời vua nối tiếp dần dần khôi phục và xây dựng một kinh thành Thăng Long mới rộng rãi, đẹp
đẽ và sầm uất hơn xưa.
Năm 1466, gọi phủ sở tại là Phủ Trung Đô, sau đó ít lâu đổi là Phủ Phụng Thiên. Thời kỳ này, đứng đầu
quản lý kinh thành là chức Phủ Doãn.
Kinh thành Thăng Long ở đầu thời Lê vẫn là kinh thành Thăng Long thời Lý-Trần. Những cung điện, đền
đài ở trong Hoàng thành bị phá hủy từ trước, nay được nhà Lê cho sửa chữa và xây dựng mới ngày càng
nhiều.
Năm 1473, vua Lê Thánh Tông cho tu sửa tường Hoàng thành, đắp lại những chỗ vỡ lở. Đầu năm 1477,
Vua Lê Thánh Tông cho sửa đắp Thành Đại La cho kiên cố hơn.
Từ năm 1490 đến hết thế kỷ XVI, kinh thành Thăng Long có nhiều thay đổi. Trong thời gian này, tường
Hoàng thành cũng như tường Thành Đại La luôn luôn được sửa chữa xây đắp mở rộng thêm.
Năm 1490, nhà vua Lê Thánh Tông cho quân lính xây dựng lại Hoàng thành dài rộng thêm 8 dặm nữa.
Công việc xây dựng phải 8 tháng mới xong. Trong Hoàng thành, Vua Lê Thánh Tông dựng thêm cung điện
và lập vườn Thượng Lâm để nuôi bách thú.
Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (mỗi trượng 3m60) bao bọc cả điện
Tường Quang, quán Trấn Vũ (tức đền Quán Thánh) và chùa Kim Cổ Thiên Hoa. Tường Hoàng thành đắp
từ phía đông nam đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, bên trên sông đắp hoàng thành, bên dưới mở
cống xây bằng gạch đá, dùng sắt chắn suốt bề ngang.
Theo bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 thì Hoàng thành thời kỳ này bao gồm cả khu vực Hoàng thành Thăng
Long thời Lý-Trần và khu vực tỉnh thành Hà Nội trong thời kỳ nhà Nguyễn sau này. Phía tây Hoàng thành
thời kỳ này là phía tây Hoàng thành thời Lý-Trần, giáp sông Tô Lịch và phía đông Hoàng thành ra tới gần
bờ sông Hồng. Thời kỳ này, vua Lê Thánh Tông gộp 61 phường thời nhà Trần thành lập 36 phường.
Thăng Long thời Mạc-Lê Trung Hưng (1527-1786)
Trong thời kỳ này, Đông Kinh trở lại tên gọi Thăng Long và vẫn giữ vị trí là kinh đô. Công việc xây dựng
kinh thành chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu chính trị, quân sự. Để tăng cường hệ thống bảo vệ kinh thành,

năm 1588, nhà Mạc huy động dân 4 trấn vùng đồng bằng đắp 3 lần lũy đất.
Theo bản đồ Hà Nội hiện nay, tòa lũy này bắt đầu từ Nhật Tân, chạy theo bờ Hồ Tây, qua Bưởi, Cầu Giấy
theo đường Giảng Võ-La Thành, qua Ô Chợ Dừa, đê Kim Liên, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân tới đê sông
Hồng.
Đầu thế kỷ XVII, Thăng Long mang tên Kẻ Chợ đã có thương điếm Hà Lan (năm 1645-1699) và Anh
(năm 1633-1697) đặc biệt là thương nhân người Hoa rất đông. Dân cư lúc đó có thể lên tới một triệu người,
khoảng 20.000 nóc nhà. Khu vực kinh thành đã hình thành các phố nghề như Hàng Khay, Hàng Bạc, Hàng
Trống, Hàng Đào, Bát Đàn, Hàng Đồng…/.
Chùa Bút Tháp - nổi tiếng với tượng Phật nghìn tay nghìn mắt
29/09/2010
Chùa Bút Tháp tọa lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh. Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng với pho tượng phật đồ sộ, nghìn tay nghìn mắt;
mà còn nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo, có nhiều tượng Phật và
cổ vật quý.
Bút Tháp như một trong những di tích độc đáo bậc nhất của Bắc Ninh. Nói đến Bắc Ninh,
ta sẽ nhớ ngay đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời hậu Lê
(thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông)
cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa
chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.
Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại
quốc". Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là
Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc.


Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật,
điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá...
Ðáng chú ý là hình chim, hươu, khỉ, rồng,... đều được chạm khắc rất sinh động, thần tình.
Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật Bà Quan Âm nghìn
mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ cổ kính mà hấp dẫn.
Pho tượng Quan Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn

tay lớn và 958 tay nhỏ. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, ấn tượng hơn nữa là nhịp
điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là
vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ
cung.

Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt

Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đó, ta có thế ngắm
những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí
rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử, còn thành cầu là những hoa văn cổ quen thuộc được
chạm khắc, bố trí hài hoà. Ðấy là chưa kể đến một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa
là toà "Cửu phẩm Liên Hoa". Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh.
Thú vị hơn là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ nhiều thế
kỷ nay.
Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều
cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Bảo
Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư
Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ
thứ hai của chùa.
Chùa Keo (Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông ở hương Giao
Thuỷ ven sông Hồng. Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi
thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi
là chùa Keo.
Năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi
nơi khác, xây dựng ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới hay chùa Keo
Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thuỷ, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời
sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một
ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên, tức ngôi chùa đang nói tới ở đây. Công việc xây dựng
ngôi chùa này được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách

kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân
Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa được trùng tu nhiều lần, vào
các năm 1689, 1707, 1941... Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông
Bác Cổ Pháp.
Chùa Keo
Gác chuông chùa Keo Thái Bình
Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng
58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn
bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại
quốc".
Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ
đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một
ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu
biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà
Lê.
Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm
lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.
Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa
Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có
tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù
Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.
Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ
lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.
Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi
hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để
mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng
đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.
Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa
Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng
lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12

mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng
trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai
có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ
treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.
Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh
toàn bộ chùa.
Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của
Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như
dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá
và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.
Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo
của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia
tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn
bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng
nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc.
Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay
ở ngôi chùa mang tên làng.
Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa
thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100 ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập
ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 Âm lịch).
Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu
đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả,
thực, thật sinh động.
Có câu ca dao về hội chùa Keo:
Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.
1. Chùa Keo, Thai binh
Chùa Keo:
tên thật là Thần Quang Tự.thuộc xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình.
Chùa là nơi thờ thần và đức Dương Không Lộ thiền sư, đời Lý.

chùa keo qua nhiều lần tu bồ nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc thời Lê trung Hưng.
chùa Keo với 128 gian phân bố trên diện tích 2022m2
hàng năm chùa Keo diễn ra 2 lễ hội : Xuân và Thu.
chùa Keo 05.2007 ; photo: neik
thap chuong
Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ
Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04 m
gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng
gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ
thanh thoát, nhẹ nhàng. Tầng một treo khánh đá 1,20 m và chuông đồng cao 1,30 m, đường
kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông (1686); hai tầng trên treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính
0,69 m đúc vào năm 1796.
.
chi tiet cot va dau dao cua chua Keo
.
ho ( ao) truoc chua
Đứng soi mình xuống hồ nước phẳng lặng giữa một không gian thoáng đãng, chùa Keo không
chỉ lưu giữ nhiều di vật quý giá mà còn chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời
Thiền sư Không Lộ
.
than
.
ben trong dien tho.
.
năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên
hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là
Thần Quang Tự. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611, một
trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi:
một nửa dời về đông nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Hành Thiện (nay
thuộc tỉnh Nam Định); một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng, về

sau dựng nên chùa Keo - Thái Bình này.

×