Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Mỹ thuật Thời Nguyễn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.99 KB, 16 trang )

Mỹ thuật Thời Nguyễn
Sau khi lật đổ triều đình Tây Sơn vào năm 1802, Nguyễn ánh lập ra
vương triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân.
Vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán. , không đặt tể tướng,
không lấy trạng nguyên, không lập Hoàng Hậu và không phong tước
vương cho người ngoài họ Vua.
Nhà nước ban hành " Luật Gia Long " Để tăng cường chuyên chế. Bộ
luật này gần như sao chép của Luật nhà Thanh. Vua củng cố sự độc tôn
của Nho giáo, đặt " Thập điều" giao các làng xã giảng giải cho dân,
củng cố việc thi cử để chọn người tài. Để hạn chế sự nhũng lạm, nhà
nước cấp lương bằng tiền và gạo cho quan lại, còn ruộng thì hưởng
theo phép quân điền. Nhưng chính sách đó vẫn chưa đủ vắn, nạn tham
nhũng ngày càng gia tăng, đến nỗi nhân dân thời bấy giờ có câu ca dao:
" Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan "
Nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng, dù vua đã xử phạt rất nặng hàng
hoạt quan to nhưng vẫn không ngăn chặn được.
Bên cạnh việc tham nhũng của quan lại thì vấn đề bóc lột của cường
hào và hương lý ở nông thôn cũng không kém phần trắng trợn. Ruộng
tư tăng lên rất nhiều trong khi ruộng công còn lại quá ít. Cường hào và
hương lý bao chiếm hết những chỗ màu mỡ còn dân thì chỉ còn lại
những chỗ xương xẩu. Đã thế lại vỡ đê liên tục do Nhà nước thiếu quy
hoạch chung trong việc đắp đê điều. Vậy nên nhân dân lại càng khốn
khó, đói kém triền miên, nhiều nơi phải bỏ ruộng hoang đi phiêu tán.
Từ tình trạng khốn đốn đó, dân đã dẫy lên những cuộc khởi nghĩa liên
tục ở Bắc và Nam, lan lên cả dân tộc ít người và miền núi xã xôi. Do
nho giáo khủng hoảng, những nho sỹ thức thời (như Cao Bá Quát) cũng
tham gia khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ nghĩa quân. ở đời Gia Long,
những cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ có khoảng 90 cuộc, đời Minh Mạng có
khoảng 250 cuộc, đời Thiệu Trị khoảng 50 cuộc. Từ những nhìn nhận
đó đã thấy nhân dân lao động thủa bấy giờ đã phải khốn khổ và bất mãn


với triều đình như thế nào.
Về mặt công nghiệp, do đất nước thống nhất, hệ thống giao thông được
quan tâm và do tiép xúc với phương Tây mà công nghiệp đã có bước
tiến rõ rệt, tay nghề của thợ được nâng cao. Các làng nghề thủ công vẫn
gắn liền với nông nghiệp nhưng vẫn phát triển hơn hẳn trước. Nhà nước
độc quyền mua những sản phẩm và độc quyền ngoại thương, có mở
rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhưng lại đóng cửa với
phương Tây.
Nhà Nguyễn cầm quyền khi phương Đông đang trì trệ ở cuối mùa
phong kiến, còn phương Tây đã bước vào CNTB và nhiều nước Châu á
đã rơi vào ách thống trị của thực dân. Và nước ta cũng không phải là
ngoại lệ, do mặt ngoại giao kém khéo léo, năm 1858 Pháp chính thức
xâm lược nước ta. Với vũ khí thô sơ và chiến thuật lạc hậu, nhà
Nguyễn đã từng bước nhượng bộ và đến năm 1885 thì chính thức ký
hàng ước chấp nhận sự đô hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta,
kể từ 1885 chế độ quân chủ nhà Nguyễn đã chấm dứt về chính trị.
Nhưng do Pháp cai trị nước ta theo chế độ phong kiến nửa thuộc địa
nên dưới tính chất bù nhìn các vua nhà Nguyễn vẫn tồn tại đến tận cách
mạng tháng tám năm 1945.
Tình hình xã hội trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển văn hoá
nghệ thuật thời Nguyễn. Kinh đô Huế được xây dựng đàng hoàng to
đẹp, nhưng việc xây dựng ở các làng quê có mở ra nhiều mà không lớn,
không rầm rộ, được cái lan xa toả rộng. Bên cạnh đó văn hoá nghệ
thuật truyền thống vẫn duy trì ở các làng xã, di duệ của mỹ thuật thời
Nguyễn vẫn phát triển ngay ở Huế đến tận đầu thế kỷ XX.
Một trong những mặt đặc sắc của mỹ thuật thời Nguyễn là mỹ thuật
cung đình Huế. Thời Nguyễn là vương triều gần dân nhất nên cung
đình Huế vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Mỹ thuật cung đình Huế có rất
nhiều nét đặc sắc nổi trội rất đặc biệt. Trước hết, chúng ta dần đi vào
tìm hiểu kiến trúc kinh thành Huế.

Gia Long lập vương mới và cũng xác định là lập kinh đô ở Huế cơ sở
thành Phú Xuân ngày xưa và xê dịch mở rộng ra nhiều hơn. Kinh đô
Huế có hoàng thành của triều đình và phố xá của nhân dân, đồng thời
lại có các lăng tẩm của Vua và Hoàng Hậu ở vùng đồi thượng nguông
sông Hương. Đây là nét mới khác với các kinh đô trước đó. Và đây
cũng là nghệ thuật cung đình duy nhất của Việt Nam còn lại đến nay.
Kinh thành Huế có vị trí rất lý tưởng cả về phong thuỷ và khí hậu.
Được bắt đầu xây dựng từ năm 1804 do Gia Long điều hành khởi công,
nhưng vẫn giản đơn và chưa bề thế về quy mô. Đến đời Minh Mạng đã
quy hoạch lại rất nhiều trong hoàng thành, sửa sang cung điện.
Kinh thành Huế mang nặng tính quân sự, gồm 3 vòng thành gần vuông
lồng vào nhau lệch về phía trước, cùng trên một trục chính từ núi Ngự
Bình về vuông góc với sông Hương. Vòng ngoài là Phòng Thành, chu
vi chừng 10km, mặt trước trên đường trục dựng kỳ đài, xung quanh trổ
10 cửa, có hào sâu bao quanh, bên trong có trụ sở các cơ quan của triều
đình. Vòng giữa là Hoàng Thành trên đường trục có cửa chính Ngọ
Môn, chu vi chừng 2500m, sát chân thành phía ngoài có hào sâu, ứng
với các cửa có cac cầu xây gạch để ra vào, đây là nơi làm việc và sinh
hoạt của triều đình và Hoàng Gia, đồng thời là nơi thờ phụng tôn
nghiêm, có nhiều điện, nhiều miếu dành riêng cho Hoàng Gia. Khi
thịnh nhất, trong hoàng thành có trên 100 công trình kiến trúc. Mỗi
quần thể kiến trúc là một sự kết hợp hài hoà giữa nhà cửa với vườn cây
cảnh tạo ra cả một phong cảnh kiến trúc, nó dàn ra trải rộng, chỉ có một
vài điểm đột khởi như cửa Ngọ Môn và Hiển Lâm Các, song cũng chỉ
cao vừa độ, không tách mình ra khỏi xung quanh mà luôn gắn bó với
toàn cảnh. Ngọ Môn là cửa chính ở phía Nam của Hoàng Thành được
xây dựng quy mô vào năm 1833, kiến trúc Ngọ Môn đồ sộ, hình khối
vững chãi (dài 57,95m, cao 14,80m), phần dưới xây đá chắc, có 5 cửa
lớn, bên trên là lầu Ngũ Phụng (5 con rồng), có 100 cột lớn đỡ bộ mái
đồ sộ được tạo hình như " năm con phượng xoè cánh ". Mặt trước Ngọ

môn là hồ nước, phía sau là hồ Thái Dịch cũng có một cầu lớn dẫn vào
trong, gọi là cầu Trung Đạo. Hồ được thả sen, tạo nên một phong cảnh
đẹp và hoành tráng.
Bên cạnh đó còn có các đền miếu, là nơi thờ các vua cha, được bố trí
thành hai khu vực ở phía trước (tức là mặt phía Nam) của Hoàng
Thành: Khu phía Đông có Triệu Miếu, Thái Miếu và khu phía Tây có
Hương Miếu, Thế Miếu và Hiển Lâm Các.
Hiển Lâm Các là toà nhà duy nhất có cầu trúc 3 tầng, mang biểu tượng:
Thiên, Địa, Nhân (Trời, đất, người) là một công trình rất đặc sắc trong
tổng thể kiến trúc Huế. Cao 17 m là công trình cao nhất ở đây. Được
tạo nên trên cơ sở bộ khung gỗ rất đẹp để đỡ các sàn và mái, 4 trục ở
giữa vươn cao qua các tầng được liên kết với các hàng cột khác nhau
bằng các xà ngang xà dọc các tầng đều có bộ mái dốc về 4 phía, xoè ra
như một bông hoa. Được xây dựng vào năm 1821 đến nay đã trên 180
năm. Hiển Lâm Các vẫn đứng vững với dáng vẻ tao nhã, cân đối, nhịp
nhàng, trở thành niềm kiêu hãnh của truyền thống kiến trúc Việt Nam.
Ngoài Phòng Thành là khu sinh hoạt của nhân dân, có phố xá và làng
mạc, chủ yếu là hai bên bờ sông Hương, cũng có một số công trình Nhà
nước như Nghinh lương đình, Văn miếu, Phu Văn Lâu, Đàn Nam Giao
và đặc biệt nhất là Hổ Quyền, mang đậm tính dân tộc của kiến trúc thời
Nguyễn.




Hổ Quyền được vua Minh Mạng cho xây vào năm 1830 ở chân đồi
Long Thọ phía Nam bờ sông Hương, là nơi tổ chức các cuộc giao đấu
giữa voi và hổ với chủ đích cho voi thắng hổ (voi được coi là con vật
có ích, hổ là ác thú). Công trình được tạo dựng thấp sâu dưới mặt đất để
người xem đứng trên bờ cao tránh nguy hiểm. Có khán đài dành cho

Vua ngồi xem còn nhân dân đứng xem trên mặt tường bao quanh. Công
trình đã 160 năm mà nay vẫn đứng vững.
Kiến trúc của cả kinh thành Huế nói chung cũng như từng công trình cụ
thể nói riêng đều là những tác phẩm nghệ thuậ. Tất cả dàn ra, cân đối
mà không lặp lại, gắn bó với nhau và hoà nhập với cảnh quan để nâng
lên chân giá, chỗ thì trang trọng thâm nghiêm, chỗ thì thanh toát thơ
mộng… tuỳ theo từng công trình và tính chất, yêu cầu của nó. Dù to
lớn vẫn không đồ sộ để nạt nộ, mà giữ tỷ lệ vừa phải với con người -
những nét đó rất phù hợp với điều kiện tâm lý và kinh tế của con người
Việt Nam.
Từng đơn nguyên kiến trúc chỉ nhấp nhỉnh các đình, đền, chùa, ở các
địa phương, nhưng - như điện Thái Hoà và Thế Miếu do kết cấu theo
lối " trùng thiềm điệp ốc ", hai nhà song hành kề sát được gắn lại bởi
dãy " trần mai cua " mà tạo ra một không gian thống nhất rộng cả hai
chiều ngang và dọc. Hai toà nhà này, toà trong là chính điện có trần ván
gỗ treo đèn kết hoa, toà ngoài là tiền điện thông lên tận mái để lộ ra cac
bộ vì giả thủ như cánh tay giơ lên đỡ hoành và các ván liền ba đố bản
chia ra các ô trang trí thi và hoạ xen nhau. Giá trị của nghệ thuật kiến
trúc ở đây cho thấy một trình độ cao trong việc tạo dựng những bộ
khung nhà đầy sáng tạo, những tỷ lệ và hình khối của các kiến trúc
cung đình vừa hoành tráng vừa gần gũi.
Kiến trúc Huế có thân cao, mái ngắn hơn so với đình chùa ngoài Bắc
nên có cảm giác nhẹ, không cần đến các hoa đao ở góc mái nữa. Mặt
trước thường lắp thêm kẻ cổ ngỗng để kéo dài mái ra cái hiên làm
không gian chuyển tiếp, khi không cần có thể bỏ mà không ảnh hưởng
gì đến cấu trúc chung.
Những kiến trúc ấy bên cạnh khối hình còn được nghệ thuật trang trí bổ
trợ cả màu và hình. Các cung điện đều lợp ngói ống hoặc ngói máng
âm dương tạo thành những làn sóng đan xen nhau chạy dài từ bên này
đến bên kia. Những mái ngói ấy đều được tráng men ngọc màu vàng

hoặc xanh gọi là " hoàng lưu ly " hay " thanh lưu ly " làm cho cả bộ
mái rực rỡ trong ngần, thanh tao, quý phái.
Các mảng tường cổ diềm và bớ nóc đắp cao lại được chia ra những ô
hộc vuông và chữ nhật đan xen nhau. Trên các bờ nóc, bờ dải đắp và
ghép các mảng sứ thành con dao, con rồng, con lân, con phượng… Với
việc tạo hình những con vật linh ấy và kỹ thuật ghép mảnh, ghép gốm,
các nghệ nhân xưa đã đưa nghệ thuật trang trí kiến trúc đạt tới trình độ
cao, điêu luyện và tinh xảo. Men Pháp Lam cũng được đưa vào trang trí
và nhất là để làm đám mây ngũ sắc đỡ mặt trời hoặc một bầu to có hình
như nâm rượu ở giữa bờ nóc. Nội thất kiến trúc chính cũng phần nhiều
được sơn son với nhiều hình trang trí thếp vàng, sang trọng và vui mắt.
Và cùng với kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc với các tượng tròn và các
bức chạm nổi, chạm lông bằng đá, bằng gỗ… phân bổ rải rác trong các
cungd diện, các lăng mộ đều là những tác phẩm đạt tới các giá trị nghệ
thuật cao.
Kiến trúc cung đình Huê, ngoài kiến trúc kinh thành còn có lăng tẩm
của các vua nhà Nguyễn cũng rất đặc sắc. Theo truyền thống các vua
Lý, Trần, Lê khi mất đều được đưa về vùng quê cũ để an táng và xây
lăng tẩm. Với các vua nhà Nguyễn, quê gốc là ở Thanh Hoá, nhưng
Huế cũng vừa là kinh đô vừa là quê hương nhà Nguyễn. Các vua được
an táng ở Huế cũng là trở về với quê cha đất tổ. ở thời Nguyễn mỗi vua
có một lăng mộ và tẩm thờ riêng, kết hợp với nhau thành lăng tẩm
chiếm một khuôn viên lớn, trong đó dựng bia " Thánh đức thần công "
rất lớn để biểu dương công trạng.
Kinh đô Huế nằm ở Hạ Lưu sông Hương, cũng là ở phía mặt trời mọc,
dành cho người sống. Thế thì thượng nguồn sông Hương nơi mặt trời
lặn, sẽ là nơi dành cho người chết và lăng mộ được xây ở đó. Dựa theo
thuyết phong thuỷ, mỗi lăng chiếm một quả đồi, nhưng thật ra chiếm cả
một quần thể đồi núi xung quanh: có núi án ở trước mặt làm bình
phong, có núi chắn ở hai bên làm tay ngai, và ngay sát trước khu lăng

phải có ngòi lạch chảy lượn " chi huyền thuỷ " từ trái sang phải. Chẳng
hạn lăng Gia Long có 36 ngọn núi châu vào, gồm núi Đại Thiên Thọ ở
phía trước làm tiền án, mỗi bên sườn có 14 ngọn núi dăng hàng làm tay
ngai " tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ ", đằng sau có 4 ngọn núi làm hậu
án. Cả vùng rộng lớn trong mỗi lăng được gọi là " quan phòng " coi
như rừng cấm.
Lăng Gia Long rộng tới 28km2, chiếm một vùng đồi rộng với bố cục rõ
ràng và ý nghĩa sâu sắc. Điển hình cho các lăng tẩm ở Huế là 4 lăng của
4 vua đầu khi đất nước còn độc lập, tự chủ: Gia Long, Minh Mạng,
Thiệu Trị, Tự Đức và tàn dư nghệ thuật Nguyễn là lăng Khải Định ở
đầu thế kỷ XX. Dựa trên mặt bằng khuôn viên lăng có thể chia ra 3
dạng khác nhau.
Dạng thứ nhất là lăng Gia Long (1814 - 1820) và lăng Thiệu Trị
(1848): hai khu lăng và tẩm tách riêng ra đặt sóng đôi, cùng nhìn một
hướng. Mỗi khu lăng hoặc tẩm có một đường trục riêng, các kiến trúc
cân đối với nhau ở hai bên trục, chạy hút về sau với độ sâu vừa phải.
Bên lăng có Bái đình và các hàng tượng đá voi - ngựa - quan võ - quan
văn ở hai bên chầu vào giữa, cao to bằng người và thú thật tận cùng là
bửu thành với mộ vua, ngoài ra còn Bi đình và hai trụ biểu để biểu
dương công đức và uy lực của vua. Bên tẩm chủ yếu là điện thờ, gồm
hai nhà gắn nhau theo kiểu " Trùng thiềm điệp ốc ", trong đó bài vị, án
thờ và đồ ngự dung lúc bình sinh. Trên tổng thể chung ấy, phần cụ thể
ở mỗi lăng giải quyết theo một cách: lăng Gia Long ở bên trái, tẩm ở
bên phải, Bửu thành vuông có 2 mộ đá vua và Hoàng Hậu song hành.
Lăng Thiệu Trị thì ở bên phải, tẩm ở bên trái, Bửu thành tròn quây lấy
núi đất có mộ ngầm bên trong. ở lăng Gia Long, Bi đình xây bên cạnh
lăng, hai trụ biểu xây mái xà ở trên quả đồi bên kia hồ nước. Trái lại, ở
lăng Thiệu Trị cả Bi đình và hai trụ biểu đều ở trước Bửu thành.
Dạng thứ hai là lăng Minh Mạng (1840 - 1843) và lăng Khải Định
(1920 - 1931): Cả lăng và tẩm đều trên một trục, tạo độ sâu hun hút

phần tẩm chen vào giữa, các kiến trúc đăng đối hai bên trục. ở lăng
Minh Mạng, dọc theo đường trục, các độ cao thấp uốn lượn nhịp
nhàng, tất cả trên 30 công trình, cứ hiện ra bất ngờ, luôn đổi mới. Ngay
từ đầu, sau cổng lăng là Bái đình mênh mông với hai hàng tựơng trang
nghiêm, tiếp đến Bi đình - trên nền cao đột khởi. Từng phần cứ ngắt ra,
điẻm cao và khu trũng đan xen để tôn nhau, cuối cùng vượt ra hồ nước
sang khu Bửu thành tròn chứa phần mộ là cấm địa. Cùng với kiến trúc,
cây cao bóng cả và gương nước cứ hoà quyện, ấm cúng mà thiêng
liêng.
Còn ở lăng Khải Định, tất cả cứ trườn lên sườn núi xa dần, lớp lang
ngắt quãng dứt khoát, không hồ nước, không cây xanh, lớp sân trên
cùng dàn ra những 4 hàng tượng, hai trụ biểu và Bi đình, để rồi chế ngự
là điện Khải Thánh vừa là tẩm thờ, vừa là lăng mộ, còn đặt tượng đồng
ngay phía trên lăng phần mộ, khu lăng này sùng bái chát liệu xi măng,
trang trí ngoại thất đắp nổi nhiều hình xa lạ, nhưng các mảng tường nội
thất được gắn kính sứ thành tranh phong cảnh tinh tế như vẽ và có độ
mát dịu.
Dạng thứ ba là lăng Tự Đức (1864 - 1867): ở đây có gò đồi cao thấp lô
nhô ở về một phía và hồ nước uốn lượn rộng hẹp ở về một bên, tất cả
như một viên lớn có sự công bằng mà không đăng đối, các đường đi
vòng vèo mở ra những bất ngờ liên tiếp. Hai phần chính là tẩm và lăng
đặt cạnh nhau nhưng so le, và xen kẽ nhiều công trình dành cho người
sống dạo chơi, xem hát, làm việc, nhà ăn, vườn nuôi hươu… Đặc biệt
khu lăng quan tâm đến thế đăng đối để tạo thành không khí nghiêm túc,
có những kiến trúc bất ngờ quá cớ như hai trụ biểu, như toà Bi đình với
8 bia cao nhất nước (cao 4m, rộng 2m). ở đây toàn cảnh quy mô, tổng
thể phong phú có nhiều cây cối các loại cũng hoà với kiến trúc. Nhiều
người đã nhận ra lăng Tự Đức có nhiều chất thơ, là sự thể nghiệm
thành công một kiểu mô hình lăng tẩm mà cái sống với cái chết hoà
hợp, thanh thản.

Trong sân Bái Đình của khu lăng mộ luôn nổi bật những tượng quan
văn, quan võ, ngựa, voi và lăng Khải Định còn có nhiều tượng lính hầu.
Trừ tượng ở lăng Đồng Khánh (1889) đắp bằng vôi vữa có dáng mảnh
gầy, còn ở các lăng khác đều bằng đá là chất liệu điêu khắc ngoài trời,
được làm theo quy định chặt chẽ, dáng nghiêm túc, chú ý nghiên cứu
đến từng chi tiết, có tỷ lệ hợp lý giữa các bộ phận. Phần dưới bụng thú
được cậy đục càng làm cho con vật rất thực. Tượng ở những lăng đầu
(Gia Long, Minh Mạng) được tạo trau chuốt, hình chuẩn mực hoá rất
sống động, sang giai đoạn muộn (Tự Đức) do không câu nệ vào tỷ lệ lại
có vẻ vui lòng.
ở một số lăng, nhất là lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức, trong tẩm thờ
còn treo nhiều tranh vẽ trên mặt sau của kính. Có tranh đặt hoạ dỹ
Trung Quốc vẽ theo tứ thơ của vua nhà Nguyễn, được vẽ tỷ mỉ, hoặc
mua của dân gian Trung Quốc cũng có phần chi li, nhưng những tranh
do người Việt Nam vẽ đã mang theo sự phóng túng với những mảng
màu chân chất gần với tranh sình, tranh Đông Hồ, riêng ở vách gỗ đệm
Ngưng Hy của lăng Đồng Khánh có 24 bức vẽ gộp lại thành bộ " Nhị
thập tứ hiếu ", nhiều nhóm hình được sắp xếp theo kiểu đồng hiện, nét
vẽ thanh toát lại gợi đến tranh Hàng Trống, có thể thuộc lần tu sửa năm
1916 - 1917.
Những thành tựu của nghệ thuật cung đình ở Huế đã được phát triển,
nâng cao từ nghệ thuật truyền thống, nó quen thuộc nhưng tinh tế, gắn
với triều đình nhưng cũng gần gũi với nhân dân, là trí tuệ của nghệ sỹ
Việt Nam. Góp vào di sản văn hoá thế giới như đã được UNESCO xán
nhận.
Bên cạnh mảng mỹ thuật cung đình ở kinh đô, mỹ thuạt thời Nguyễn
còn phổ biến ở các làng xã - nhất là trên địa bàn văn hoá truyền thống
miền Bắc đã có quy củ, và vẫn được duy trì ngay cả trong thời Pháp
thuộc. ở đây có di tích do chính quyền địa phương chủ trương. Nhưng
phần lớn là do nhân dân xây dựng, có một số làm mới, làm thêm,

nhưng phần lớn là làm bổ sung vào công trình cũ.
Nhân dân ta với tín ngưỡng thờ tổ tiên trong gia đình, mở rộng ra cả
nước với các anh hùng dựng nước và giữ nước, từ các thời Lý - Trần -
Lê đã dựng nhiều đền thờ. Nhưng rồi với những biến động lịch sử, với
sự tàn phá của thời gian đến thời Nguyễn nhiều di tích đã bị hư hỏng
nặng, cần phải sửa, thậm chí phải làm lại hoàn toàn. Nếu đền vua Đinh
và đền vua Lê ở Ninh Bình dựng lại ở nửa sau thế kỷ XVII đầu thế kỷ
XIX chỉ phải sửa chữa, bổ sung một số đơn nguyên vào các năm 1837
và 1843, thì đền vua Hùng (Phú Thọ), đền Hai Bà Trưng (Hà Nội, Hà
Tây, Vĩnh Phúc), đề Bà Triệu (Thanh Hoá), đền Đức THánh Trần
Hưng Đạo (Hải Dương)… cả phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh mà điển hình là
Phủ Giày (Nam Định) đều được xây lại hoàn toàn, có quy mô lớn, lớp
lang rõ ràng, chú ý tiểu cảnh, gắn bó mật thiết với môi trường.
Cùng với đền miếu là lăng mộ các bậc đế vương được triều đình Huế
cho điều tra, xác minh và sửa sang, đặc biệt là sựng bia mộ. Theo sứ cũ
thì từ thời Trần về trước chưa có lệ dựng bia ở lăng mộ, do đó qua thời
gian dễ bị thất lạc. Trong đống bãi đổ nát, nhà Nguyễn sau khi tìm hiểu
đã đắp mộ dựng bia, có khi còn trồng cây xây nhà cho thuỷ tổ Kinh
Dương Vương (Bắc Ninh), cho các đế vương xưa từ Phùng Vương và
Ngô Quyền (Hà Tây), Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành (Ninh Bình)
đến tập thể các vua nhà Lý (Bắc Ninh) và từng vua nhà Trần (Quảng
Ninh). Tư thời Lý mộ vua được dựng bia cao to, nhưng rồi bị mưa nắng
bào mòn như ở lăng Lê Uy Mục (Bắc Ninh) cũng được nhà Nguyễn
cho khắc thêm để định vị. Những lăng mộ trên tuy thuộc vào hàng đế
vương song rất đơn giản , còn cả sự hoang vu tự nhiên, thực sự là nghệ
thuật dân gian.
Làng quê cho đến thời Nguyễn phần nhiều đã có diện mạo văn hoá rồi,
song do các hoạt động cúng tế, hội lễ và cả chè chén nên đình làng
được mở rộng mà thường được xây thêm một số đơn nguyên nữa:
Trong mặt bằng khuôn viên đình làng, nếu Đại Đình (và nhiều nơi cả

Hậu cung) đã có từ thế kỷ XVIII về trước, thì ở thời Nguyễn thường
dựng thêm các toà Tiền tế và Tả - Hữu vu, do đó làm cho quần thể trở
nên đông đặc, đăng đối. Một số làng hoặc chưa có đình, hoặc đình cũ
hư hỏng nặng, thời Nguyễn đã làm lại hoàn toàn, như các đình Tam
Tảo (Bắc Ninh), đình Mông Phụ (Hà Tây), đình Yên Đông (Quảng
Ninh)… Rất nhiều chùa cũng được sửa chữa lại, đặc biệt làm mới hoàn
toàn như chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Nhiều đền thần như đền
Quán Thánh và đền Ngọc Sơn (Hà Nội) đều là thành tựu kiến trúc thời
Nguyễn dựng trên nền kiến trúc xưa.
Những kiến trúc được dựng ở thời Nguyễn do thuộc những làng phát
đạt, nên quy mô khá lớn và rất lớn như đình Tam Tảo và đình Yên
Đông ít nơi sáng kịp. Những kiến trúc ấy nói chung bộ khung thường
dùng những bô phận gỗ thon thả hơn trước, các hoành thường xe
vuông, hay dùng cốn mê ván mỏng do đó trang trí chủ yếu chạm nổi,
các bộ phận muốn nhô cao (như đầu rồng, lân, phượng đều làm ngoài
rồi mới chắp vào vẫn gây ấn tượng như chạm lông mà không tốn gỗ.
Đề tài này bây giờ ở cả đình - đền - chùa tghường thu vào các bộ Tứ
linh (rồng, phượng, lâm, rùa), Tứ quý (bốn mùa) hay bát bửu (tám vật
quý), đôi khi theo tích chuyện như cờ lau tập trận, cầu hiền, trích đoạn
Tây du ký… Tất cả được diễn tả bằng những nét mảnh mai với nhiều
chi tiết vụn, gần với đồ mỹ nghệ, đòi hỏi một sự tinh khéo.
Mỹ thuật dân gian bên cạnh kiến trúc còn có mảng tượng thờ không
kém phần đặc sắc. Nếu ở giai đoạn trước tượng thờ thường chỉ ở các
chùa, quán, hạn hữu mới có ở đền, thì sang thời Nguyễn tượng thờ ở
các chùa được bổ sung, ở đền tăng cường và đôi khi có cả ở đình nữa.
Trong chùa thời Nguyễn, phật điện đông đúc hẳn lên. Các đề tài vốn đã
ổn định từ trước nay càng được khẳng định như các bộ Tam Thế, Di Đà
tam tôn, Hoa Nghiêm tam thánh… Tượng Tuyết Sơn và tượng Di Lặc
thời trước còn rất hiếm thì nay đã phổ biến và thường được bày thành
một hàng ngang (chứ không phải ở chùa Tây Phương thờ Tây Sơn bày

theo hàng dọc). Tượng Thích Ca sơ sinh bây giờ không chỉ làm pho
tượng chính, còn làm thêm 9 con rồng chầu quanh để có tên mới là
tượng Cửu Long, tên đó lại có rất nhiều tượng nhỏ bày thành một phật
điện hoàn chỉnh nhất nhưng lại cũng mang đậm tính mỹ nghệ hơn là
mỹ thuật. Tượng Ngọc Hoàng cón thấy đã có từ thời Mạc, nhưng cũng
thật hiếm hoi, thì đến thời Nguyễn lại được làm rất nhiều và còn có cả
Nam Tào - Bắc Đẩu thành cả bộ đầy đủ. Tượng Quan Âm toạ sơn được
làm thêm nhiều. Các tượng Đức Ông và Thánh Tăng cũng ở thời
Nguyễn thường có khoá áo ở vai bên trái. Trong các đền xưa, các anh
hùng thường chỉ được thờ bằng bài vị thì nay nhiều nơi đã tạo tượng để
thờ. Một loạt tượng ở đền Gióng, đền Hai Bà Trưng, đền Vua Đinh,
đền Vua Lê, đèn Đức Thánh Trần… đều được làm thêm ở thời Nguyễn.
Với xu hướng hiện thực, các nghệ sỹ thời Nguyễn làm tượng thường
lớn bằng người thực, còn gắn mắt kính và cắm râu làm bằng cước hoặc
sợi đồng trông như thực. Thêm vào đó là những hình trang trí vụn vặt,
những hoạ tiết rậm rối, những đường nét cỏ lả.
Trong các Phủ và điện Mẫu trong nhiều chùa, đến thời Nguyễn đặc biệt
phát triển, có thể trong hoàn cảnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phải
đề cao tín ngưỡng dân tộc để làm đối trọng với Thiên Chúa Giáo đang
có nguy cơ bành trướng, thì các bộ tượng Tam Toà Thánh Mẫu, Tứ
Phủ, rồi cả các bộ tượng Ông Hoàng, Bà Chúa, các tượng Cậu, tượng
Cô đều không thể thiếu, nhưng thường làm theo công thức, ít sáng tạo.
Tất cả các tượng thờ trên đây, do một lối quan niệm hiện thực là hiện
trạng tự nhiên nên tượng ở thời Nguyễn thường " giống như thật " làm
cho tượng cứng theo công thức, rối như tự nhiên. Có chăng chỉ tượng
các tổ chùa ở thời Nguyễn rất phổ biến, xuất phát từ mẫu người thực
nên yêu cầu " giống " làm cho tượng mang chất chân dung, có đặc điểm
nhận dạng và cá tính nữa, lại khiến cho nhiều tượng rất sinh động.
Mỹ thuật thời Nguyễn còn một mảng nữa cũng rất đặc sắc về nghệ
thuật, đó là mảng tranh cổ. Tranh thờ và tranh dân gian đã có từ nhiều

thế kỷ trước, nhưng do bị thời gian huỷ hoại nên ít có bản cổ còn lại.
Tranh thờ sớm nhất hiện còn có thể thuộc cuối thế kỷ XVIII, nhưng
chắc chắn hơn là ở thế kỷ XIX. Nếu ở đền Độc Lôi (Nghệ An) có 14
bức trong đó được nhắc nhiều là " Ngoại quốc đồ ", " Học hiệu đồ ", "
Văn quan vinh quy đồ ", " Võ quan vinh quy đồ "… là những tranh
truyện có nội dung, được diễn tả theo sách vở, gắn nhiều hơn với thời
Lê Trung Hưng, thì các bộ tranh thập điện Diêm Vương có ở một số
chùa, vẽ riêng mỗi điện thành một bức trên giấy, vải, hay vẽ gôph 5
điện vào một bức trên ván gỗ lại có nhiều khả năng thuộc thời Nguyễn
được vẽ theo lối đồng hiện vừa cảnh Diêm Vương cùng phán quan xét
công luận tội ở phía trên, vừa cảnh các tội nhân bị quỷ sứ tra tấn dã
man ở phía dưới. Các nhân vật được diễn tả theo quan hệ xã hội chứ
không theo khoảng cách xa gần, người có vai vế được vẽ to ở chính
giữa, ở hai bên, sau đó nhỏ dần, chuyển sang hai bên, các tội nhân ở
dưới cùng và bé tý. Một số tranh Phật, tranh Bồ Tát cũng được vẽ, có lẽ
dùng để thờ thay tượng ở các điện hoặc chùa nhỏ hẹp mang tính tư
nhân.
Tranh được vẽ ở trên ván cũng còn ở đôi nơi, trong đó thường nhắc đến
Bồ Tát tiên ở Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) gồm hai bức, mỗi bức 8 cô
đang đứng trên mây biểu diễn các nhạc cụ khác nhau, dàn ra hàng
ngang, song hành, không che khuất nhau, có thể liên tưởng đến tranh tố
nữ của Hàng Trống.
Mỹ thuậ thời Nguyễn là mỹ thuật của giai đoạn cuối mùa quân chủ,
từng có lúc bị bỏ qua và bị bỏ quên. Nhưng nghệ thuật cung đình Việt
Nam chỉ đến thời Nguyễn và chỉ ở Huế mới còn, là tinh hoa sáng tạo
của trí tuệ một thời. Là cung đình nhưng không xa dân, có ảnh hưởng
phương Bắc nhưng đã dân tộc hoá, lại đi lên từ vốn truyền thống dân
gian, để mang vẻ đẹp Việt Nam đích thực. Trong khi đó, ở các làng quê
dòng dân gian đã có sức sống vẫn cứ tồn tại và phát triển, tiếp tục xây
dựng diện mạo văn hoá truyền thống, không sắc sảo như giai đoạn

trước, nhưng bình dị và do đó càng bình dân./.

×