Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DẤU ẤN NGHỆ THUẬT CHĂM TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC HOÀNG THÀNH THĂNG LONG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.61 KB, 7 trang )

DẤU ẤN NGHỆ THUẬT CHĂM
TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

GARUDA phong cách
Tháp Manx

Năm 2003, việc phát lộ khu di tích khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu
được đánh giá là một trong 7 sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam. Chưa
bao giờ ở Hà Nội lại có cuộc khai quật khảo cổ nào mang đến một số
lượng lớn ước tính khoảng hơn 3 triệu di vật có giá trị. Nó đã giúp hé l

những chứng cứ lịch sử quan trọng của cả nghìn năm trải qua các triều
Lý, Trần, Lê.
Từ cuộc khai quật này, cũng là lần đầu tiên các nhà mỹ thuật được
chứng kiến một khối lượng đồ sộ các sản phẩm mỹ thuật. Các tượng
rồng, phượng được tìm thấy với kích thước khá lớn, cao gần đầu ngư
ời,
chứng tỏ các kiến trúc thời Lý, Trần, Lê ở đây được xây dựng rất công
phu và đẹp đẽ. Các sản phẩm gốm từ gốm ngự dụng cho đến gốm mộc
đã chứng thực một nền nghệ thuật Việt Nam đa dạng và phong phú.
Đồng thời thông qua các hiện vật nghệ thuật này, chúng ta càng có đi
ều
kiện để khẳng định thêm những giả thiết về sự giao l
ưu văn hóa qua các
thời kỳ. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Chăm trên
nước Đại Việt xưa là khá đậm nét.
Mặc dầu những di tích có niên đại Lý Trần, ngày nay không còn nhiều
như bệ tượng Adiđà, cột đá chùa Dạm, các bệ đá hoa sen thời Trần, là
những chứng cứ tiêu biểu cho sự có mặt của văn hóa Chăm trên mỹ
thuật Việt. Những ngôi tháp cổ như Chương Sơn, Bình Sơn với những


đặc trưng là gạch và đất nung với những trang trí rất gần gũi với tinh
thần của nghệ thuật Chăm. Ngoài ra người ta cũng tìm thấy cả những
pho tượng Chăm trên đất Việt tại chùa làng Võng La, nơi vào thời Đại
Việt các vua Lý đã cấp cho các tù binh Chămpa ở để phục vụ cho công
cuộc xây dựng nền nghệ thuật mới của mình. Việc có sự cộng cư của
người Chăm và người Việt trên đất Bắc, và sự tham gia của người
Chăm trong việc xây dựng các công trình đền đài chùa miếu, đã làm
nên một bộ mặt rạng rỡ của mỹ thuật Việt trong buổi đầu độc lập và
ảnh hưởng này còn duy trì mãi cho đến các giai đoạn sau. Việc phát lộ
các di tích tại Hoàng Thành Thăng Long, đã giúp ta khẳng định sự ảnh
hưởng này không chỉ tạo nên nh
ững dấu ấn trong nghệ thuật chạm khắc
dân gian mà còn làm nên giá trị văn hóa trong nghệ thuật trong cung
đình Đại Việt thời Lý Trần.
Đặc trưng nhất trong các hiện vật tìm thấy ở Ho
àng Thành Thăng Long
là các đầu rồng và đầu phượng cao hơn 1m. Rồng vốn là con vật biểu
tượng cho vương triều và mang nhiều nét ảnh hưởng từ nghệ thuật
Trung Hoa. Nhưng nó hoàn toàn khác với sự mỏng manh của nguyên
mẫu từ rồng Tùy Đường. Cái hàm con vật được mở rộng hơn, râu và
bờm đã được hư cấu thêm, cộng nhập với nét thô khỏe của Thủy quái
Makara trong nền văn hóa Chăm. Sự xuất hiện thêm cái mào lửa, và
những vân hoa trên những vảy cách điệu hình thoi đã chứng thực cho
sự ảnh hưởng này. Cho dù vậy, cái nét đặc biệt để rồng Lý Trần trở n
ên
độc đáo với những biểu tượng mà nó thu nhận chính là lối thắt túi hình
sin đều đặn. Nó cũng là nét chủ đạo cho hình
ảnh tổng thể của con rồng
cho dù con rồng đó được miêu tả trọn vẹn hay trích đoạn chỉ là một cái
đầu để đưa lên trang trí phần nóc mái. Người ta có thể dễ dàng nhận ra

trên cái mào lửa và cả trên cái bờm phía sau tai những chuyển động
hình sin này là sự điệp lại của chuyển động của toàn bộ khúc thân.
Chính điều này đã tạo cho rồng Lý vẻ sinh động, và cái thế lúc nào
cũng vươn lên mang tinh thần vương triều thịnh vượng. Lối chuyển
động hình sin này cũng được lặp lại trên hình ảnh những con Phượng,
như muốn tạo lập nên những giá trị thống nhất. Hình tượng con Phư
ợng
có thể xem như một đối trọng khác, tương đối đặc biệt với hình tượng
rồng kể trên. Với cái cổ vươn cao, cái mỏ lớn phía trên cong trùm lên
mỏ dưới không khác bao xa với hình ảnh của chim Garuda (đặc biệt là
các con Garuđa có kích thước lớn mang phong cách Tháp Mẫn). Tuy
nhiên hình thức của chiếc mỏ này ít nhiều đã được giản lược đi. Thay
vào đó các nghệ nhân lại tập chung miêu tả cái bờm lông sau tai
phượng, tạo nên sự nhất quán trong các mô típ trang trí.
Đối với những con rồng, hay phượng được chạm trong những hình lá
đề lớn tìm thấy trong các di vật ở Hoàng Thành Thăng Long. Theo
Nguyễn Tiến Đông, các dạng lá đề này mang âm hưởng điêu khắc của
nh
ững chiếc lá nhĩ rất phổ biến trong cac đền tháp Chăm Pa (1). Những
con rồng và phượng này chỉ là sự thay thế cho những vị thần như
Brahma, Visnu, Siva, Uma hay các vũ nữ Apsara. Tuy nhiên người ta
cũng nhìn thấy ở đây không chỉ là sự thay thế biểu tượng, mà trên
những hình thức rồng hay phượng này còn tiếp tục sáng tạo. Hai đôi
chân rất dài để sải những bước lớn học được trong mô típ rồng thời T
ùy
Đường kết hợp nhịp điệu dồn nén hình sin trên các thiết diện ngang tạo
nên chuyển động uyển chuyển, thì trong các dạng thức lá đề này, đôi
chân đó đã tạo thế cho việc chúng nâng quả cầu lửa ở trung tâm mang
hình vành sáng nhọn đầu. Chính cách xử lý hình ảnh hai con rồng cuộn
mình vào hai nửa hình lá đề và chầu vào quả cầu lửa ở giữa này đã cho

thấy tính chất linh hoạt của nghệ thuật Việt. Chúng không hề cảm thấy
có một sự gò bó hay khuôn thức nào cả. Đồng thời điểm kết thúc của
hai cái đuôi rồng, hay hai cái đuôi phượng lại hoà điệu với hình chóp
của lá đề khiến cho biểu tượng này trở nên độc đáo.
Ngoài ra về mặt ý nghĩa mà nói, đôi rồng, phượng chầu lá đề này còn
cho thấy tinh thần hòa hợp giữa 2 luồng tư tưởng Nho và Phật của triều
đại Lý Trần. Sự tương đồng của biểu tượng lá đề và chiếc lá nhĩ trong
điêu khắc Chăm chỉ là trên khía cạnh hình thức. Cái căn nguyên sâu xa
của việc sử dụng chiếc lá đề đó còn có giá trị biểu tượng cho Phật giáo,
tư tưởng được xem là quốc giáo trong thời đại này. Rồng phượng, là
biểu trưng cho vua, chúa, vương triều, thì chiếc lá đề đã làm nên ý
nghĩa phản ánh tính chất thịnh trị thịnh đạt và phát triển của vương
triều Nho + Phật đó. Đồng thời biểu tượng này có thể còn là hình thức
biến thể đầu tiên của biểu tượng lưỡng long triều nhật. Chúng được
hiện diện trên các trang trí nóc mái của Hoàng thành Thăng Long cũng
là cách Đại việt thiết lập nên hình ảnh của một quốc gia độc lập tự chủ
đầu tiên trong lịch sử.
Ngoài ra ở các di vật khác tìm thấy trong Hoàng Thành như tượng đầu
con sư tử bằng đất nung. Với những mồm há rộng, những tượng con sư
tử này được phỏng đoán có thể là chi tiết đầu ống máng thoát nước gắn
giữa các tòa nhà như chúng ta vẫn bắt gặp trong việc thiết kế các cung
điện thời Nguyễn ở Huế. Mặc dầu đây là một vấn đề còn phải bàn cãi,
nhưng đứng về phương diện mỹ thuật, cách thức tạo hình của chúng đã
cho thấy dấu ấn đậm nét của văn hóa Chăm. Cái mũi to, cái mắt lồi,
cùng đôi lông mày hình dấu ngã có những đường kẻ song song đã tạo
cho con thú có vẻ dữ tợn thị uy dường như không khác bao xa với các
con thủy quái Makara của người Chăm. Còn những đầu ngói ống khắc
mặt linh thú, hay chạm hoa cúc, hoa sen dường như cũng ít nhiều t
ương
đồng với các di vật gốm trang trí kiến trúc tìm thấy ở Trà Kiệu.

Cái tài tình khéo léo của những nghệ nhân điêu khắc trong việc đồng
hóa các ảnh hưởng văn hóa chính là ở chỗ người ta chỉ có thể tìm thấy
những nét tương đồng, mà không phải là sự sao chép nguyên xi từ
những hình mẫu nghệ thuật Chăm. Mặc dầu việc trực tiếp tham gia vào
các công trình kiến trúc của các tù binh người Chăm đã được các thư
tịch cổ ghi lại. Điều này cũng có nghĩa người Việt cùng người Chăm đ
ã
sáng tạo lại những hình thức nghệ thuật mới trên các nền tảng có sẵn.
Trên các di vật này người ta cũng nhìn thấy không ít các ảnh hưởng từ
văn hóa nghệ thuật Trung Hoa. Nhưng rõ ràng, người phương Bắc nh
ìn
và không thể nhận đó là của họ, và người Chăm xem đó cũng chẳng
phải là của mình (1). Đó chính là bản sắc văn hóa Đại Việt đã biến
những ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau mà nó tiếp nhận thành
những giá trị riêng biệt của nó./.
Trang Thanh Hiền
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tiến Đông, Những yếu tố văn hóa Chăm ở Thăng Long và
vùng phụ cận, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, xuất bản 11/2008
2. Viện KHXH Việt Nam - Viện khảo cổ học, Hoàng Thành Thăng
Long, Nxb Văn hóa Thông tin Hà nội 2006
3. Nguyễn Văn Cự, Ngô Văn Doanh, Andrew Hardy, Du Khảo Văn
hóa Chăm Nxb thế giới 2005

×