i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức và cá
nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Nha
Trang, khoa Nuôi trồng Thủy sản, bộ môn quản lý Môi trường và Nguồn lợi thủy
sản, bộ môn Bệnh học thủy sản, bộ môn Công nghệ sinh học, ban lãnh đạo Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã dạy dỗ, chỉ bảo về kiến thức và tạo điều
kiện về trang thiết bị giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Tôn Nữ Mỹ Nga và Th.S Phùng
Bảy, những người đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, các anh chị kỹ thuật và
các bạn trong cùng nhóm thực tập đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và người thân đã luôn
động viên, giúp tôi vượt qua khó khăn suốt bốn năm qua.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Út Năm
ii
MỤC LỤC
trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG LUẬN 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của hầu 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái bên ngoài 3
1.1.2. Đặc điểm phân bố và phương thức sống 3
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng 5
1.1.5. Đặc điểm sinh sản 6
1.1.6. Phát triển phôi và ấu trùng 9
1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu thương phẩm trên thế giới 11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống 11
1.2.2. Tình hình nuôi hầu thương phẩm 12
1.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu thương phẩm ở Việt Nam 14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống 15
1.3.2. Tình hình nuôi hầu thương phẩm 19
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 23
2.3. Thiết bị phục vụ thí nghiệm 24
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu 24
2.3.2. Dụng cụ thí nghiệm 24
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 24
iii
2.4.1. Thí nghiệm 1 (thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn) 25
2.4.2. Thí nghiệm 2 (thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ) 25
2.5. Phương pháp chăm sóc và quản lý ấu trùng 26
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 27
2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu 27
2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu 28
2.6.3. Các công thức tính toán 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng hầu Bồ Đào
Nha (C. angulata) từ giai đoạn chữ D đến giai đoạn điểm mắt 30
3.1.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng hầu
Bồ Đào Nha (C. angulata) 31
3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng về chiều cao của ấu trùng hầu
Bồ Đào Nha (C. angulata) 36
3.1.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha
(C. angulata) 41
3.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng hầu Bồ
Đào Nha (C. angulata) từ giai đoạn chữ D đến điểm mắt 44
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng
hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) 45
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng về chiều cao của ấu trùng
hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) 49
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Bồ Đào
Nha (C. angulata) 53
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 57
4.1. Kết luận 57
4.2. Đề xuất ý kiến 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng thức ăn cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng hầu 26
Bảng 2.2. Dụng cụ và thời gian đo các yếu tố môi trường 28
Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 30
Bảng 3.2. Sự tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) ở
thí nghiệm 1 31
Bảng 3.3. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (DGR µm/ngày) và tốc độ
sinh trưởng đặc trưng (SGR %/ngày) về chiều dài của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C.
angulata) ở thí nghiệm 1 34
Bảng 3.4. Sự tăng trưởng về chiều cao của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata)
ở thí nghiệm 1 36
Bảng 3.5. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (DGR µm/ngày) và tốc độ
sinh trưởng đặc trưng (SGR %/ngày) về chiều cao của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C.
angulata) ở thí nghiệm 1 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) với những loại
thức ăn khác nhau 41
Bảng 3.7. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm mật độ 44
Bảng 3.8. Sự tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) ở
các mật độ nuôi khác nhau 45
Bảng 3.9. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (DGR µm/ngày) và tốc độ
sinh trưởng đặc trưng (SGR %/ngày) về chiều dài của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C.
angulata) ở thí nghiệm 2 47
Bảng 3.10. Sự tăng trưởng về chiều cao của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata)
ở các mật độ nuôi khác nhau 50
Bảng 3.11. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (DGR µm/ngày) và tốc độ
sinh trưởng đặc trưng (SGR %/ngày) về chiều cao của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C.
angulata) ở các mật độ nuôi khác nhau 52
Bảng 3.12. Tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) ở các mật độ
nuôi khác nhau 54
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Lịch sử phát triển của hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) 4
Hình 1.2. Sản lượng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) trước năm 1970 4
Hình 1.3. Chu kỳ vòng đời của hầu 10
Hình 2.1. Hầu Bồ Đào Nha 22
Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 23
Hình 2.3. Xô bố trí thí nghiệm 25
Hình 3.1. Sự tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng hầu với các loại thức ăn khác
nhau 31
Hình 3.2. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (DGR) về chiều dài của ấu
trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) với các loại thức ăn khác nhau 34
Hình 3.3. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) về chiều dài của ấu trùng hầu Bồ
Đào Nha (C. angulata) với các loại thức ăn khác nhau 35
Hình 3.4. Sự tăng trưởng về chiều cao của ấu trùng hầu với các loại thức ăn khác
nhau 37
Hình 3.5. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (DGR) về chiều cao của ấu
trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) với các loại thức ăn khác nhau 39
Hình 3.6. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) về chiều dài của ấu trùng hầu Bồ
Đào Nha (C. angulata) với các loại thức ăn khác nhau 40
Hình 3.7. Tỷ lệ sống của ấu trùng với các loại thức ăn khác nhau 41
Hình 3.8. Sự thay đổi chiều dài của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha với các mật độ nuôi
khác nhau 45
Hình 3.9. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (DGR) về chiều dài của ấu
trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) ở các mật độ nuôi khác nhau 48
Hình 3.10. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) về chiều dài của ấu trùng hầu Bồ
Đào Nha (C. angulata) ở các mật độ nuôi khác nhau 48
Hình 3.11. Sự thay đổi chiều cao của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) ở các
mật độ nuôi khác nhau 50
vi
Hình 3.12. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (DGR) về chiều cao của ấu
trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) ở các mật độ nuôi khác nhau 52
Hình 3.13. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) về chiều cao của ấu trùng hầu Bồ
Đào Nha (C. angulata) ở các mật độ nuôi khác nhau 53
Hình 3.14. Tỷ lệ sống của ấu trùng hầu ở những mật độ khác nhau 54
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chaeto: Chaetoceros sp.
Ctv: cộng tác viên
DGR: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân/ ngày (µm/ngày)
FAO: Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization)
Iso: Isochrysis galbana
L: lít
mL: mililit
Nanno: Nannochloropsis oculata
NT: nghiệm thức
ppt: phần nghìn (đơn vị đo độ mặn)
SGR: tốc độ tăng trưởng đặc trưng (%/ngày)
TLS: tỷ lệ sống
Tb: tế bào
1
MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, nuôi trồng thủy sản đã được con người biết đến và quan tâm. Đặc
biệt, Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiều sông ngòi, đầm phá, vũng vịnh… rất
thích hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, đây là nghề được nhà nước ta
chú ý phát triển và được coi là nghề xóa đói giảm nghèo cho người dân. Hàng năm,
nuôi trồng thủy sản đóng góp một phần tương đối lớn vào thu nhập quốc dân.
Hiện nay do nhu cầu của con người về thực phẩm, đặc biệt là đối tượng thân
mềm ngày càng tăng nên nước ta du nhập thêm một số loài mới có giá trị kinh tế và
có thể phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, trong đó có hầu Bồ Đào Nha.
Thịt hầu tươi là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm,
chất béo thấp, không chứa các cholecteron xấu, giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường
sinh lực cho nam giới, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Hầu có vỏ mỏng, ruột
nhiều, vị đậm đà, không có mùi tanh, đa dạng trong chế biến và có giá trị lớn trong
y dược. Theo kinh nghiệm dân gian vỏ hầu có tính bình, vị mặn, có tác dụng giảm
toan ở dạ dày. Vỏ hầu có mặt trong nhiều bài thuốc để chữa đau dạ dày [15].
Yamoguchi K (1995) [22] đã chứng minh được những tác dụng dược học quý
giá của dịch chiết từ thịt một loài động vật hai mảnh vỏ ở biển, ở hầu là làm tăng
cường các chức năng sinh học của cơ thể và chế phẩm dưới dạng viên của chúng đã
trở thành sản phẩm thương mại được bán rộng rãi ở Nhật Bản từ hai mươi năm nay.
Ngoài ra, đầu tư cho nghề nuôi hầu rất thấp, kỹ thuật đơn giản, không phải
cho ăn, quy mô đa dạng, sức sinh sản lớn là yếu tố quan trọng để sản xuất giống đại
trà. Hầu có giá trị đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái thuỷ vực, chúng có tác dụng
làm sạch môi trường nước.
Để tạo cơ sở khoa học cho việc nuôi thương phẩm hầu đạt hiệu quả kinh tế,
nhằm khai thác hết tiềm năng diện tích mặt nước nuôi trồng. Đồng thời đảm bảo sự
phát triển bền vững của nghề nuôi hầu, nâng cao sản lượng, đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu, đem lại lợi nhuận và nâng cao chất lượng đời sống cho ngư dân. Việc nghiên
cứu sản xuất giống là rất cần thiết.
2
Từ yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Nuôi trồng Thủy sản –
Trường Đại học Nha Trang, khu Thực Nghiệm sản xuất giống động vật thân mềm –
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và
sinh trưởng của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulata Lamarck,
1819)”
Mục tiêu của đề tài:
Tìm ra loại thức ăn và mật độ nuôi phù hợp nhằm nâng cao tốc độ sinh
trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng.
Nội dung của đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại tảo khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ
sống của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) từ giai đoạn ấu trùng chữ D đến
giai đoạn điểm mắt.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau đến sinh trưởng và tỷ
lệ sống của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) từ giai đoạn ấu trùng chữ D đến
giai đoạn điểm mắt.
Ý nghĩa nghiên cứu:
Ý nghĩa khoa học: đề tài là cơ sở khoa học bổ sung vào việc nghiên cứu sản
xuất giống nhân tạo hầu Bồ Đào Nha.
Ý nghĩa thực tiễn: đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm nâng cao thu nhập, giải
quyết việc làm cho người dân.
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế
nên bài luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3
CHƯƠNG 1
TỔNG LUẬN
1.1. Một số đặc điểm sinh học của hầu
1.1.1. Đặc điểm hình thái bên ngoài
Cũng như các động vật hai mảnh vỏ khác, hầu Bồ Đào Nha có hai vỏ úp lại
với nhau và khép mở nhờ cơ khép vỏ. Hai vỏ này rất cứng, thô, khác nhau về hình
dạng và kích thước. Vỏ phải nhỏ, nông nằm ở trên còn vỏ trái cứng, lớn, sâu dùng
để bám chặt vào vật bám và nằm ở dưới. Để phân biệt các loài hầu chủ yếu dựa vào
tỉ lệ chiều dài và chiều rộng vỏ khi trưởng thành.
1.1.2. Đặc điểm phân bố và phương thức sống
Đặc điểm phân bố:
Hầu phân bố rộng trên thế giới, nhưng hầu hết ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy hầu hết các loài động
vật thân mềm hai mảnh vỏ có sự thích nghi sinh thái và phân bố rộng trên hệ sinh
thái vùng triều. Nhiều loài phân bố dọc theo các vùng địa lý từ Bắc vào Nam, ở
nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau hoặc ở các độ sâu khác nhau trong hệ sinh thái vùng
triều. Tuy nhiên, cũng có một số loài chỉ thích nghi phân bố hẹp trong một khu vực
Bắc hoặc Nam. Hoặc phân bố hẹp theo giới hạn độ sâu hoặc trong các kiểu sinh
cảnh đặc trưng ở vùng triều [9].
Ở Việt Nam theo như điều tra năm 2007 có một số loài thuộc họ Ostreidae
như: Ostrea denselamellosa, Crassostrea rivularis, C. belcheri, C. glomerata,
Saccostrea mordax, S. echinata, S. cucullata, Planostrea pestigris [9].
Hầu Bồ Đào Nha cũng như các loài hầu khác. Chúng là loài rộng muối và
rộng nhiệt, thích ứng với độ mặn 5 – 30 ppt, nhiệt độ 7 – 35
o
C, pH 7,5 – 8,5.
Theo Amemiya (1928), độ mặn thích hợp cho sự phát triển của hầu Bồ Đào
Nha là 26 – 35
ppt. Tuy nhiên Ranson (1948), khi nghiên cứu về đặc điểm sinh
trưởng của hầu Bồ Đào Nha lại cho rằng độ mặn phù hợp là 18 – 23 ppt [27].
4
Hình 1.1. Lịch sử phát triển của hầu Bồ Đào Nha (C. angulata)
Theo nhiều nguồn tin từ FAO (2003) cho thấy từ trước năm 1970, hầu Bồ
Đào Nha (C. angulata) một thời gian dài đã thống trị nền công nghiệp hầu ở Pháp,
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, sau đó do dịch bệnh làm cho loài hầu này
gần như bị tuyệt chủng và được thay vào bằng hầu Thái Bình Dương (C. gigas).
Hiện nay, hầu Thái Bình Dương được nuôi rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới do giá trị thương mại của chúng [27].
Hình 1.2. Sản lượng hầu Bồ Đào Nha (C. angulata) trước năm 1970
Phương thức sống:
Phương thức sống của hầu thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể.
5
Ấu trùng phù du sống trôi nổi. Trứng vừa thụ tinh cho đến khi chuẩn bị
chuyển sang ấu trùng bò lê. Kết thúc giai đoạn hậu Umbo, ấu trùng xuất hiện điểm
mắt và chuyển sang hình thức sống bám [19].
Ở giai đoạn trưởng thành, chúng sống bám cố định. Ấu trùng bò lê nếu gặp
được vật bám phù hợp, chúng sẽ tiết ra tơ chân để bám và sau đó sẽ tiết ra chất keo
dính để cố định vỏ trái trên vật bám, chân mất đi [19].
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Hầu là loài ăn lọc. Chúng không có khả năng chọn lọc thức ăn về chất nhưng
có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước lớn nhỏ. Hầu bắt mồi trong quá trình hô hấp
nhờ vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp, thức ăn theo nước qua bề mặt
mang, các hạt thức ăn được giữ lại ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn được tiết
ra. Các hạt thức ăn nhỏ sẽ được dịch nhờn cuốn dần về phía miệng, còn các hạt thức
ăn lớn, tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang, sau đó
tập trung ở màng áo và bị đẩy ra ngoài [3].
Như vậy, quá trình chọn lọc thức ăn được thực hiện qua 4 lần: lần thứ 1 tại
màng áo, lần thứ 2 tại mương vận chuyển thức ăn, lần thứ 3 tại xúc biện, lần thứ 4
tại mang nang chọn lọc thức ăn. Sau đó, thức ăn được đưa trở lại dạ dày để tiêu hóa
[19]. Tại dạ dày, thức ăn bị tiêu hóa một phần bởi các men Amylase, Bylyrase,
Glycogenase và Rennet. Thức ăn được chuyển đến manh tiêu hóa, tại đây thức ăn
tiếp tục được tiêu hóa bởi các men Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase,
Maltase, Protease. Hạt thức ăn không thích hợp được đẩy thẳng xuống ruột và ra
ngoài qua hậu môn [25].
Thức ăn của hầu thay đổi khác nhau tùy thuộc vào phương thức sống của
từng giai đoạn. Ở giai đoạn sống trôi nổi, thức ăn là các loại thực vật phù du kích
thước nhỏ như Platymonas, Cryptomonas, Chlorella, Isochrysis… Ở giai đoạn
trưởng thành, thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ [19].
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Hầu là loài động vật thân mềm chỉ sinh trưởng trong một giai đoạn nhất định
khi còn non. Sau khi trưởng thành, chúng hầu như không lớn lên được nữa. Trong
6
năm đầu tiên, hầu sinh trưởng nhanh về kích thước, năm thứ 2 và thứ 3 chúng sinh
trưởng nhanh về khối lượng. Từ năm thứ 4 trở đi, tốc độ tăng trưởng của hầu giảm
[19]. Tốc độ tăng trưởng của hầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm vùng phân
bố, thành phần loài, điều kiện ngoại cảnh, nhiệt độ, độ mặn, mật độ nuôi, số lượng
và chất lượng thức ăn… Trong đó, nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến
tốc độ sinh trưởng của hầu. Ở vùng nhiệt đới, tốc độ sinh trưởng của hầu rất nhanh
và quá trình sinh trưởng diễn ra quanh năm.
Theo Byung Ha Park và ctv (1988) (trích theo [14]) khi nghiên cứu về hầu
Thái Bình Dương tại Hàn Quốc cho thấy ở giai đoạn ấu trùng, nhiệt độ, thức ăn và
độ mặn là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển
của ấu trùng hầu. Khi nhiệt độ thấp, hầu sinh trưởng và biến thái chậm, thời gian
phù du kéo dài. Ở nhiệt độ 19 – 20
o
C, giai đoạn phù du của ấu trùng hầu kéo dài
trong 3 tuần; ở nhiệt độ 27
o
C là 10 ngày. Độ mặn trong giai đoạn này có thể dao
động từ 14 – 37 ppt nhưng thích hợp nhất là 15 – 25 ppt. Ở giai đoạn con giống, vỏ
hầu sinh trưởng nhờ vào ion canxi trong nước biển. Tốc độ sinh trưởng của vỏ hầu
khác nhau tùy khu vực và chịu ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, bãi nuôi, mật
độ nuôi, tốc độ dòng chảy, mức độ trao đổi nước, tốc độ gió, thủy triều và thức ăn.
Hầu đói do thiếu dinh dưỡng, sinh trưởng chậm hoặc không sinh trưởng.
Angell (1986) (trích theo [14]) khi nghiên cứu sinh trưởng của của loài
Crassostrea paraibanensis cho thấy trong điều kiện đầy đủ thức ăn, tốc độ tăng
trưởng nhanh khi nhiệt độ tăng, chúng đạt 15cm chiều cao sau 1 năm. Ở vùng Đông
Bắc Venezuela, hầu đạt cỡ thương phẩm trong khoảng thời gian không đầy 6 tháng.
Lionent và ctv (2005) (trích theo [14]) cho thấy chất lượng giống, vị trí nuôi
và thời gian thả đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của hầu Thái Bình Dương tại Pháp.
Cùng một loài, ở những vị trí nuôi khác nhau cho tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
khác nhau. Yếu tố chi phối chủ yếu là môi trường nuôi.
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Giống như nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác, hầu Bồ Đào Nha
thay đổi giới tính trong vòng đời. Chúng thường tham gia sinh sản lần đầu tiên là
7
con đực và sau đó chuyển thành con cái. Các yếu tố môi trường đặc biệt là thức ăn
ảnh hưởng tới giới tính của hầu. Trong điều kiện dồi dào thức ăn, hầu đực có xu
hướng chuyển giới tính thành con cái và ngược lại trong điều kiện thức ăn hạn chế
hay chúng thành lập những quần thể với mật độ quá lớn, toàn bộ là hầu đực. Một số
ít cá thể lưỡng tính. Việc đẻ trứng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thường
diễn ra vào những tháng mùa xuân và mùa hè [3].
Theo Purchon (1968) (trích theo [20]), các loài động vật thân mềm hai vỏ có
khả năng chuyển giới tính. Ngay từ giai đoạn tiền trưởng thành, trong cấu tạo của
cơ quan sinh dục của chúng đã có cả hai bộ phận sinh dục đực và cái. Sự phát triển
hay kìm hãm phát triển của bộ phận sinh dục nào đó được quy định bởi tổ chức di
truyền dưới tác động của các điều kiện môi trường tự nhiên. Khi có sự thay đổi đột
ngột về môi trường sẽ dẫn đến sự chuyển đổi về giới tính hoặc phát triển lưỡng tính.
Nếu điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tinh tử nhanh hơn sự phát
triển của trứng gọi là lưỡng tính với tính đực chín trước. Nếu điều kiện môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của trứng nhanh hơn sự phát triển của tinh tử gọi là
lưỡng tính với tính cái chín trước.
Hầu Crassostrea là loài đẻ trứng và quá trình thụ tinh diễn ra ngoài môi
trường nước.
Theo Baraley (1984), tuyến sinh dục của hầu được chia thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: tuyến sinh dục không màu sắc, chưa xuất hiện tế bào sinh
sản, kích thước bé, chưa phân biệt được đực cái.
Giai đoạn 2: tuyến sinh dục có màu trắng nhạt, con đực bắt đầu xuất
hiện tế bào sinh tinh. Buồng trứng hầu cái xuất hiện các túi chứa trứng và noãn
nguyên bào.
Giai đoạn 3: tuyến sinh dục xuất hiện màu trắng sữa rõ rệt. Các tế bào
trứng vẫn còn hình đa diện méo mó, đang trong thời kỳ tích lũy chất dinh dưỡng.
Một số tế bào trứng khác vẫn còn đính trên vách túi trứng và tiếp tục phát triển.
Tuyến sinh dục đực màu trắng đục, tinh trùng tập trung thành đám dày đặc nhưng
vẫn còn nằm trong túi tinh chưa thoát ra ngoài.
8
Giai đoạn 4: tuyến sinh dục đực và cái căng phồng, kích thước đạt cực
đại. Con đực tinh trùng rời, sáng bóng, vận động mạnh. Con cái có trứng hình bầu
dục, quả lê, trứng rời, nhân to, rõ.
Giai đoạn 5: đây là thời kỳ vừa đẻ xong. Tuyến sinh dục bắt đầu co lại
teo tóp. Màu sắc buồng trứng vàng nhạt loang lỗ.
Nếu nhìn bên ngoài, ta rất khó phân biệt được hầu đực và hầu cái. Ngoài việc
dùng kính hiển vi để phân biệt giới tính của hầu, còn dùng phương pháp nhỏ giọt để
giám định. Lấy một ít tế bào sinh dục đưa lên lam kính, nhỏ giọt nước biển, nếu tế
bào sinh dục không phân tán thành từng hạt, là trứng con cái, nếu phân tán thành
dạng khói mù, đó là tinh trùng của con đực [13].
Tác nhân ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của hầu.
Nhiệt độ nước: nhiệt độ nước có quan hệ chặt chẽ với sự thành thục
sinh dục và phóng tinh, đẻ trứng của hầu. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác
giả, các loài hầu khác nhau cần nhiệt độ nước cho quá trình sinh sản cũng khác
nhau. C. gigas 22 – 25
o
C, C. denselamellosa 21 – 23
o
C
, S. cucullata 17 – 18
o
C, C.
talienwhanensis 20 – 27
o
C [19].
Nhiệt độ tăng cao, thời gian chín của tuyến sinh dục càng rút ngắn. Thí
nghiệm của Loosanoff về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của tuyến sinh
dục hầu C. virginica cho thấy ở nhiệt độ 10
o
C, sau 35 ngày hầu mới thành thục
nhưng tỷ lệ thành thục ít. Ở nhiệt độ 20
o
C, sau 5 ngày hầu đã thành thục nhưng tỷ lệ
đẻ thấp chỉ đạt 24%. Ở nhiệt độ 30
o
C, chỉ sau 3 ngày hầu đã thành thục và cho tỷ lệ
đẻ cao [3].
Tỷ trọng nước: tỷ trọng của nước thích hợp nhất cho sinh sản của hầu là
1.008 – 1.018 [19].
Độ mặn: khi nhiệt độ thích hợp và hầu đã thành thục nhưng độ mặn của
môi trường là 25 – 30 ppt hầu vẫn chưa sinh sản rộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, độ
mặn giảm còn 10 – 20 ppt, hầu sinh sản rất nhanh [19].
9
Thức ăn: trong môi trường giàu dinh dưỡng, glycogen tích lũy sẽ tăng
lên, dẫn đến noãn hoàng trong trứng của hầu tăng. Chúng sẽ thành thục sinh dục
sớm và khả năng sinh sản tốt hơn [19].
Thủy triều: trong kỳ nước cường, nước lên, hầu sẽ sinh sản mạnh [19].
1.1.6. Phát triển phôi và ấu trùng
Phát triển phôi
Quá trình phát triển phôi của hầu Bồ Đào Nha cũng như các loài hầu khác.
Chúng sinh sản theo kiểu hữu tính. Sau khi hầu cái đẻ trứng vào môi trường nước,
hầu đực bắt đầu phóng tinh. Trứng sau khi thụ tinh 30 phút sẽ bắt đầu phân cắt. Đầu
tiên phân cắt thành cực cầu thứ nhất rồi đến cực cầu thứ 2, phân cắt lần 1, phân cắt
lần 2, phôi tang, phôi nang, phôi vị, ấu trùng bánh xe (Trochophore), ấu trùng chữ D
(Veliger), ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo), ấu trùng điểm mắt (hậu Umbo), ấu trùng bám
(Spat) [19].
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng:
Ấu trùng Trochophore: xuất hiện sau khi trứng thụ tinh khoảng 8 – 12
giờ. Ấu trùng có dạng hình bầu dục có gắn đĩa bơi, xung quanh đĩa bơi có tiêm mao
bao phủ. Ấu trùng vận động xoay tròn xoắn ốc và thường ngược chiều kim đồng hồ.
Ấu trùng Veliger: xuất hiện khoảng 18 – 22 giờ sau khi thụ tinh, ấu
trùng có dạng hình chữ D, có hai vỏ và vành tiêm mao nằm ở giữa hai vỏ. Ấu trùng
vận động nhanh nhờ sự vận động của vành tiêm mao miệng. Kích thước vỏ ấu trùng
có chiều dài khoảng 80 µm.
Ấu trùng Umbo: đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các cơ
quan bao gồm giai đoạn sơ kì (tiền Umbo) xuất hiện mầm cơ khép vỏ, giai đoạn
trung kì xuất hiện đỉnh vỏ, giai đoạn hậu kì xuất hiện điểm mắt ở dưới trung tâm
của cơ quan. Ở cuối giai đoạn này, ấu trùng hình thành chân bò. Đây là dấu hiệu kết
thúc giai đoạn sống trôi nổi, chuyển sang giai đoạn sống bám cố định. Lúc này, kích
thước ấu trùng dài nhất đạt 300µm. Giai đoạn này thường từ 18 – 22 ngày sau khi
thụ tinh.
10
Ấu trùng Spat: tính từ ngày thứ 22 – 25 sau khi trứng thụ tinh, hoạt
động bơi của ấu trùng giảm dần, ấu trùng chuyển xuống bò dưới đáy, vành tiêm
mao và điểm mắt thoái hóa dần. Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các tơ
chân, màng áo, cơ khép vỏ và một số cơ quan khác. Ấu trùng chuyển hoàn toàn
sang giai đoạn sống bám. Ở giai đoạn này kích thước của ấu trùng tăng nhanh.
Hầu giống: khi ấu trùng hoàn toàn biến thái và bám chắc vào vật bám,
ấu trùng trở thành hầu con có hình dáng ngoài giống với hầu trưởng thành. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào loại vật bám, hầu có hình dạng khác nhau. Kích thước đạt từ
1mm.
Chu kỳ vòng đời:
Hình 1.3. Chu kỳ vòng đời của hầu
Các tác nhân ảnh hưởng đến phát triển phôi và ấu trùng [19].
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh của hầu. Nếu nhiệt độ cao hơn 35
o
C
hay nhỏ hơn 15
o
C, phôi bị dị hình, không phát triển. Nhiệt độ thích hợp là 25 – 28
o
C.
Độ mặn thích hợp cho sự phát triển của phôi và ấu trùng hầu giống độ mặn
nơi hầu bố mẹ sinh sống. Theo Amemiya (1928), độ mặn thích hợp cho sự phát
triển của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha là 26 – 35
ppt. Tuy nhiên Ranson (1948), khi
11
nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của hầu Bồ Đào Nha lại cho rằng độ mặn phù
hợp là 18 – 23 ppt.
Ngoài ra, các loại muối vô cơ như KCl, CaCl
2
, MgCl
2
… nếu thiếu có thể làm
cho tỷ lệ thụ tinh giảm thấp đến 20 – 30%, ngược lại nếu thừa thì sẽ làm cho tỷ lệ
thụ tinh của trứng giảm thấp hơn nữa.
1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu thương phẩm trên thế giới
Trên thế giới, Châu Á cho sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm
89% tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng thế giới năm
2006. Năm 2006, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới là 51 triệu tấn và sản
lượng khai thác là 92 triệu tấn. Trong số này, Trung Quốc chiếm 66,7% tổng sản
lượng nuôi, các nước Châu Á khác chiếm 22,8% và các nước khác còn lại ở Châu
Âu, Châu Mỹ, Úc… chiếm 10,5% [26].
Mười nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản theo thứ tự
gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Chilê, Nhật
Bản, Na Uy và Philippines. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
là 1,67 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới [26].
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống
Mặc dù nghề nuôi hầu đã có lịch sử xuất phát từ lâu nhưng việc sản xuất
giống hầu chỉ bắt đầu 40 năm trở lại đây ở một số nước như Nhật (loài Crassostrea
gigas), Úc (loài Crassostrea commercialis), Mỹ (loài Crassostrea virginica) và
Pháp. Từ đó tới nay, quy trình sản xuất giống đã dần được hoàn thiện và phát triển ở
trình độ cao. Cụ thể là trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, sản
lượng con giống từ sinh sản nhân tạo chiếm gần 90% của tổng sản lượng hầu giống
ở Anh, Canada và Mỹ [3].
Hiện nay, xung quanh vịnh Dabob và vịnh Willipa (thuộc Washington, Mỹ)
có khoảng 11 trại sản xuất giống, được chia thành 3 phần: một phần sản xuất con
giống bán sang các nước châu Âu, một phần để nuôi thành con giống, một phần nữa
bán trong giai đoạn ấu trùng điểm mắt. Lượng con giống sản xuất đã tăng lên đáng
12
kể, có khoảng 50.000 thùng giống (1 thùng = 13.000 – 20.000 con)/năm từ vùng
ven biển Thái Bình Dương [1].
Phương pháp sản xuất giống hầu nhân tạo dựa trên những cơ sở và kết quả
nghiên cứu đầu tiên của Loosany và Imai. Điều kiện cần thiết cho sinh sản là nhiệt
độ, ở những thủy vực ôn đới, mùa vụ sinh sản phụ thuộc vào sự gia tăng nhiệt độ.
Mùa xuân là cực điểm của sự chín sinh dục, khi nhiệt độ nước đạt đến ngướng sinh
sản. Nhiệt độ cũng cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng [1].
Trên thế giới phương pháp sản xuất giống mang tính thương mại đã có từ
những năm cuối thế kỷ 19. Công trình nghiên cứu cho hầu đẻ thành công đầu tiên
của Brook (1897). Ông đã nuôi được ấu trùng bơi lội tự do từ trứng và tinh trùng
của hầu trong mùa sinh sản. Cũng có nhiều nghiên cứu tiến hành ương nuôi ấu
trùng hầu trong phòng thí nghiệm nhưng mãi đến năm 1920, Wells mới thành công
trong kỹ thuật ương nuôi ấu thể Spat [1].
Đỉnh cao của phương pháp sản xuất giống nhân tạo là thu giống hầu đơn. Ấu
trùng được nuôi đến giai đoạn hậu ấu trùng đỉnh vỏ lồi, dùng hormone LHG kích
thích hầu xuống đáy mà không cần bám hoặc dùng bột vỏ hầu, vỏ điệp, các hạt có
kích thước 300 – 500 µm, ấu trùng Spat bám vào các hạt đó và thu được con giống
dạng bám đơn. Hai phương pháp này được sử dụng nhiều ở các nước tiên tiến như
Mỹ, Pháp, Úc [1].
Vào những năm 1982, các nhà khoa học của trường đại học Washington và
trường Maire đã nghiên cứu thành công việc dùng các tác nhân vật lý và hóa học tạo
thể tam bội ở hầu với kết quả đạt được 80% thể tam bội trong một triệu trứng sinh
ra. Từ đó trở đi việc nuôi thương mại hầu tam bội tại bờ biển phía tây của Bắc Mỹ
tăng đáng kể [3].
1.2.2. Tình hình nuôi hầu thương phẩm
Nhìn từ phạm vi toàn cầu, chúng ta thấy rằng nghề nuôi trồng động vật thân
mềm biển ngày càng được các nước coi trọng. Nguyên nhân rất rõ ràng đó là do sự
tăng lên về nhân khẩu, do sự phát triển sức sản xuất công nghiệp, do sự suy giảm về
nguồn lợi nghề cá truyền thống mang tính thế giới cùng với những hạn chế về qui
13
định của các đặc khu kinh tế 200 hải lý do các nước lần lượt tuyên bố từ sau nửa
thập kỷ 70 (thế kỷ 20). Vì vậy, đầu ra của ngành thủy sản ngày càng hy vọng vào sự
phát triển của nghề nuôi trồng tăng sản. Căn cứ vào thống kê của FAO, tổng sản
lượng động vật thân mềm tính đến năm 1985 là 417 vạn tấn, trong đó hầu (Ostrea)
là 103 vạn tấn, vẹm (Mytilus) là 73 vạn tấn, điệp (Chlamys, Pecten) là 60 vạn tấn,
ngao (Meretrix) là 160 vạn tấn, bào ngư và ốc là 7,7 vạn tấn và các loại khác là 0,6
tấn [29].
Nuôi trồng động vật thân mềm trên thế giới chủ yếu là ở Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc. Sản lượng chiếm khoảng 72% sản lượng thế giới và 95% sản
lượng khu vực Châu Á [29].
Năm 2000, động vật nhuyễn thể chiếm 11% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới,
trong đó sản lượng nuôi chiếm 30% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới.
Sản lượng nhuyễn thể (đánh bắt + nuôi trồng thủy sản) tăng nhanh chóng trong 5
thập kỷ qua, từ 1,1 triệu tấn năm 1950 đến 14,9 triệu tấn năm 2000. Năm 2000, sản
lượng nuôi nhuyễn thể chiếm 71,9% tổng sản lượng nhuyễn thể trên thế giới [29].
Năm 2000, hầu chiếm 37,4% tổng sản lượng nuôi trồng nhuyễn thể trên thế
giới. Tiếp theo là sò chiếm 24,6%, vẹm 12,3%, điệp 10,8%, còn lại 14,8% là các
loài nhuyễn thể biển khác. Sản lượng hầu từ nuôi trồng thuỷ sản chiếm 93,2%, vẹm
84,7%, nghêu, sò 76,8%, điệp 63,8%, các loài nhuyễn thể khác 51,5%, bào ngư
2,9% và nhuyễn thể nước ngọt 1,7%. Trung Quốc là nước có sản lượng nuôi lớn
nhất với 8,6 triệu tấn, chiếm 80,2% tổng sản lượng nhuyễn thể nuôi thế giới. Các
nước khác như Nhật Bản đạt sản lượng 434.000 tấn, Tây Ban Nha 261.000 tấn,
Triều Tiên 254.000 tấn, Pháp 208.000 tấn, Italy 147.000 tấn và Thái Lan 133.000
tấn [29].
Theo công bố của tổ chức FAO (2005) (trích theo [3]), tổng sản lượng hầu
trên thế giới năm 1950 đạt 492.538 tấn, trong đó sản lượng từ nuôi chỉ đạt 199.458
tấn, chiếm 40% tổng sản lượng và khai thác 293.080 tấn, chiếm 60% tổng sản
lượng. Sau 53 năm (đến năm 2003) tổng sản lượng hầu trên thế giới là 4.696.176
tấn. Trong đó sản lượng từ nuôi là 4.496.659 tấn, chiếm 96% và khai thác 199.517
14
tấn, chiếm 4% tổng sản lượng. Riêng trong năm 2003, sản lượng hầu nuôi từ khu
vực châu Á chiếm 94% tổng sản lượng hầu nuôi trên thế giới, trong đó Trung Quốc
chiếm hơn 2/3; châu Phi chiếm tỷ lệ khoảng 0,02% và châu Âu khoảng 2,9%.
Trung Quốc là nước đầu tiên nuôi Hầu vì những giá trị về thực phẩm và y
học của nó. Tại Pháp, nghề nuôi hầu đã bắt đầu vào những năm giữa thế kỷ 17 với
loài hầu bản địa Ostrea edulis. Nguồn giống cho nuôi được thu từ tự nhiên, sử dụng
những sạp gỗ hay sạp nhựa PVC đặt dưới đáy và được nuôi trong những ao vùng
duyên hải. Mãi đến năm 1960, nguồn giống này bị cạn kiệt do khai thác quá mức
nên người ta mới nhập khẩu loài hầu C. angulata từ Bồ Đào Nha để nuôi. Trong
những năm 1973, 1974 dịch bệnh đã gây chết hàng loạt nên hầu Thái Bình Dương
được thay thế cho hầu C. angulata và vào năm 2002, sản lượng hầu này chiếm
khoảng 98% trong tổng sản lượng hầu nuôi. Với nguồn giống tự nhiên hay nhân tạo,
nuôi thương phẩm hầu ở Pháp và các nước châu Âu đều dựa vào 3 phương pháp nuôi
chính. Đó là nuôi đáy, nuôi trong những khung cố định dưới nước và nuôi treo [1].
1.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu thương phẩm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo thông tin của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
(2006), nghề nuôi thủy sản rất phát triển. Nghề nuôi thủy sản truyền thống bắt đầu
từ thập niên 1960. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm nay, nghề nuôi thủy sản có tốc độ
phát triển rất nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ Thủy sản (2006) thì năm 1999 cả
nước có tổng cộng trên 524.619 ha, đạt sản lượng 480.767 tấn. Năm 2005, cả nước
có gần 1.000.000 ha nuôi thủy sản, đạt sản lượng 1.437.356 tấn. Trong đó, sản
lượng nuôi thủy sản nước lợ – mặn là 546.716 tấn, sản lượng nuôi nước ngọt đạt
890.650 tấn. Theo kế hoạch, đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước là
1.000.000 ha, đạt sản lượng 2.000.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 2.500.000
USD, thu hút 2.800.000 lao động nuôi trồng thủy sản [26].
Năm 2007, ngành thủy sản Việt Nam đã được xếp hạng thứ 5 trong số những
quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Dự kiến đến năm 2012, sản lượng
thủy sản nói chung của cả nước sẽ đạt trên 6 triệu tấn. Trong đó, nuôi trồng đạt trên
15
4 triệu tấn. Sản lượng khai thác thủy sản ven bờ giảm xuống, ổn định ở mức
750.000 tấn [11].
Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới, Đông và Nam đều giáp biển, có
nhiều vũng vịnh, cửa sông đổ ra biển, nền đáy đa dạng tạo nên khu hệ động vật thân
mềm rất phong phú về thành phần loài, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế.
Đối tượng hầu được tiến hành nuôi đầu tiên ở Việt Nam là hầu cửa sông.
Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia Nhật Bản, Trung Quốc từ những năm đầu thập kỷ
60, và nghiên cứu thử nghiệm nuôi hầu trên hệ thống sông Bạch Đằng, Quảng Yên,
đạt được sản lượng gần 40 tấn [4].
Vùng biển nước ta có 11 loài hầu. Trong đó có những loài có giá trị kinh tế
lớn như hầu cửa sông (C. rivularis), hầu sú (S. cucullata), hầu lá (O.
denselamellosa), hầu đá (O. glomerata) Từ lâu, nhân dân ta đã biết bỏ đá nuôi hầu
như bãi hầu ở bãi giữa sông Gianh – Quảng Bình. Cách đây khoảng 50 năm, tại
Lạch Trường (Thanh Hóa) do đê vỡ, phải kè đá. Ít lâu sau, hầu đến bám vào đá và
do đó đã hình thành nghề nuôi hầu ở địa phương. Cách đây gần 40 năm, theo chủ
trương của Tổng Cục Thủy Sản, hầu đã là đối tượng nuôi hàng đầu của nghề nuôi
hải sản nước ta [7].
Thời kỳ đầu những năm 60 của thế kỷ 20, nghiên cứu về hầu còn ít. Chỉ có
một vài thông tin của Hà Quang Hiến về yếu tố môi trường như độ mặn, tỷ trọng
nước biển… đối với hầu cửa sông ở Lạch Trường (Thanh Hóa). Nguyễn Kim Đô,
Nguyễn Quốc Lập năm 1962 đã tiến hành thụ tinh nhân tạo cho hầu tại sông Lạch
Trường. Việc thụ tinh thành công, phôi đã phát triển đến giai đoạn ấu trùng diện bàn
(Veliger) [7].
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống
Nghiên cứu về thức ăn
Các vi tảo tươi là nguồn thức ăn cần thiết của tất cả các giai đoạn nuôi các
loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ ở biển. Hiện nay, nước ta đã có nghiều công
trình nghiên cứu về sản xuất thức ăn cho ấu trùng các loài động vật thân mềm hai
16
mảnh vỏ. Hầu hết các loài vi tảo đã được sản xuất đại trà và đủ đáp ứng nhu cầu cho
sản xuất giống.
Raimbault (1966), Lubet (1978), Morton (1983) (trích theo [18]) xác định
thực vật phù du là thức ăn quan trọng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ.
Brown (1991), Coutteav và Sorgeloos (1992) (trích theo [18]) khi xem xét
giá trị dinh dưỡng của các vi tảo được sử dụng nuôi các loài động vật thân mềm hai
mảnh vỏ thì giá trị dinh dưỡng của bất kỳ loài tảo nào đối với một sinh vật phụ
thuộc vào kích thước tế bào, tính tiêu hóa, việc sản sinh các hợp chất độc hại và
thành phần sinh hóa của loài tảo.
Nguyễn Thị Xuân Thu (1998) [18] sử dụng hỗn hợp các loài tảo đơn bào
Chlorella, Chaetoceros, Platymonas để ương nuôi ấu trùng điệp quạt Chlamys
nobilis cho tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng của ấu trùng cao hơn sử dụng một
loài tảo.
Châu Văn Thanh (1998) [16] cho ấu trùng vẹm vỏ xanh Chloromytilus viridis
ăn hỗn hợp tảo đơn bào Platymonas sp., Nannochloropsis oculata, Chaetoceros sp. từ
giai đoạn ấu trùng chữ D đến hậu kì đỉnh vỏ có tỷ lệ sống trên 73,53%.
Lucas và Southgate (2003) cho rằng tiêu chí đầu tiên để lựa chọn loài tảo cho
ăn là kích thước trung bình và khả năng tiêu hóa của ấu trùng khi cho ăn loài tảo đó.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng ấu trùng thủy sản thì giá trị dinh dưỡng của các
loài tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản phụ thuộc vào hàm lượng dinh
dưỡng có trong tảo (đặc biệt nhất là hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu, chủ
yếu là các acid béo không no mạch dài, amino acid, vitamin và khoáng vi lượng),
kích thước tế bào có phù hợp với cỡ miệng ấu trùng hay không và độ dày của thành
tế bào tảo [2].
Hoàng Thị Bích Đào (2005) [6] khi nghiên cứu trên sò huyết với nguồn thức
ăn là tảo kết hợp, ấu trùng có tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
Ngoài ra nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (2005) [20] trên đối tượng điệp seo
Comptopallium radula cũng cho kết luận tương tự. Kết hợp 2 loài tảo
Nannochloropsis và Tetraselmis, ấu trùng có tỷ lệ sống, thời gian chuyển giai đoạn
17
và tốc độ sinh trưởng của ấu trùng điệp seo cao hơn so với cho ăn tảo đơn hoặc kết
hợp tảo Nannochloropsis với men bánh mì, bột ngũ cốc, tảo khô, thức ăn tổng hợp.
Đặng Diễm Hồng, Hoàng Sỹ Nam, Ngô Thị Hoài Thu (2007) [8] sử dụng 1
số loài vi tảo trong sinh sản nhân tạo ngao Bến Tre Meretrix lyrata cũng cho kết
luận tương tự. Cho ăn có sự kết hợp giữa 3 loài tảo giàu giàu dinh dưỡng Isochrysis
galbana, Nannochloropsis oculata, Chaetoceros gracilis sẽ cung cấp đầy đủ thành
phần acid béo AA, EPA, DHA và DPA cho ấu trùng ngao ở giai đoạn chữ D và kích
thước của hệ thống tiêu hóa lớn hơn so với chỉ sử dụng tảo đơn loài.
Nghiên cứu về mật độ
Doroudi và Southgate (2000) [20], khi nghiên cứu tỷ lệ sống của ấu trùng trai
ngọc môi đen Pictada margaritifera cho thấy mật độ ương nuôi nhỏ hơn 3 con/mL
là thích hợp nhất.
Theo Hongsheng Yang, Fusui Zhang (2002) [20], các loài điệp Trung Quốc
Chlamys farreri, Chlamys nobilis, Patinopecten yessoensis, Argopecten irradians
có mật độ ương nuôi ấu trùng thích hợp trong khoảng 4 – 10 con/mL.
Kết quả nghiên cứu trên điệp seo của Ngô Anh Tuấn (2005) [20] cho thấy
ương nuôi ấu trùng điệp seo Comptopallium radula với mật độ thích hợp từ 1 – 5
con/mL, đặc biệt ở mật độ 2 – 4 con/mL ấu trùng phát triển nhanh, kích thước ấu
trùng lớn, thời gian chuyển giai đoạn nhanh và có tỷ lệ sống cao.
Tình hình sản xuất giống
Hiện nay, nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống các
đối tượng thân mềm hai mảnh vỏ. Trong đó, các nghiên cứu về hầu ngày càng nhiều
và đang được quan tâm phát triển.
Từ năm 2003 – 2004, nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản I và Sở Khoa Học & Công Nghệ TP.HCM, công ty nuôi trồng
thủy sản & thương mại Viễn Thành đã nghiên cứu thành công đề tài “sản xuất thử
hầu giống bám đơn bằng sinh sản nhân tạo và nuôi hầu thương phẩm” tại xã đảo
Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) [21].
18
Năm 2005 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I phối hợp với Công ty
Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long – Quảng Ninh đã nhập giống hầu Thái Bình
Dương từ Đài Loan về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long [21].
Năm 2003 – 2007 công ty nuôi trồng thủy sản & thương mại Viễn Thành
bước đầu tạo được trên 4.000.000 con giống ưu thế lai có sức đề kháng cao, chịu
đựng qua nhiều đợt dịch khốc liệt vào các năm 2003, 2005, 2006, 2007. Trong khi
hầu thiên nhiên của các bè nuôi bên cạnh cũng như toàn bộ hầu nuôi trong dân trên
sông Long Sơn hằng năm khi gặp dịch bệnh thường chết từ 70 – 90% [21].
Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống hầu do Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản 1 chủ trì được triển khai từ tháng 5 năm 2007. Ngày 10 tháng 7 năm
2007, Cà Mau tổ chức Hội thảo về nuôi hầu và phát triển nghề nuôi hầu [17].
Do hầu Thái Bình Dương không phân bố tự nhiên ở Việt Nam nên việc nuôi
phụ thuộc hoàn toàn vào con giống sản xuất nhân tạo. Vì vậy, đưa ra các giải pháp
nuôi thích hợp, nuôi tập trung với con giống từ sản xuất nhân tạo cũng cần được
quan tâm nhằm đưa nghề nuôi hầu Thái Bình Dương ở nước ta phát triển mạnh, tạo
ra sản lượng lớn để xuất khẩu. Năm 2008, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1
thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hầu
Thái Bình Dương phục vụ xuất khẩu” [21].
Năm 2008 – 2009, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã nghiên cứu
thành công giống hầu Thái Bình Dương cho năng suất, chất lượng, tỷ lệ thịt/vỏ cao,
cung cấp cho các cơ sở nuôi từ 100 đến 120 triệu con hàu giống/năm.
Không những thế, ngành thủy sản nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách
thức lớn về thị trường xuất khẩu với nhiều nguyên nhân như rào cản kỹ thuật,
thương mại. Hầu hết các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam yêu cầu rất khắt
khe về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ mặt hàng thủy sản là khai thác trong tự
nhiên hay nuôi trồng. Ðây là “đầu bài” để các nhà khoa học của viện hình thành các
đề tài khoa học nghiên cứu quy trình sản xuất và nuôi thương phẩm các giống thủy,
hải sản cho năng suất cao, sạch bệnh để cung cấp cho thị trường trong và ngoài
nước [24].