Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm hai loài nấm linh chi ganodermataceae và chi ganoderma karst.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.43 MB, 67 trang )



LỜI MỞ ĐẦU
Họ nấm Linh Chi Ganodermataceae Donk được công nhận rộng rãi cho đến
nay khoảng gần 200 loài, bao gồm trong 5 chi: Ganoderma Karst., Amauroderma
Murr., Tomophagus Murr., Humphreya Stey. và Haddowia Stey. (Nhóm Tores-
Tores et al., 2006 ở Mexico đề nghị tới 6 chi). Khu hệ Linh Chi ở Việt Nam hiện
được ghi nhận hơn 50 loài thuộc Ganoderma, Amauroderma, Haddowia,… (Trịnh
Tam Kiệt, 2001, Ngô Anh et al., 2001, Lê Xuân Thám & Phạm Ngọc Dương, 1998,
2009).
Nấm Linh Chi đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng nghìn năm
trước. Ngày nay, y học hiện đại đã nghiên cứu tìm ra đầy đủ cơ chế tác động của
Linh Chi lên cơ thể con người. Từ đó, lý giải được hầu hết các tác dụng trị liệu của
Linh Chi. Loài nấm Linh Chi được nuôi trồng nhiều nhất và cũng được nghiên cứu
đầy đủ nhất hiện nay là loài Ganoderma lucidum (Nấm Linh Chi đỏ) trong khi các
loài khác còn ít được quan tâm nghiên cứu.
Nấm Linh Chi cuống dài Ganoderma neo-japonicum là loài nấm dược liệu
quý được người dân ở các khu vực Dạ tẻ, Quốc Oai – Lâm đồng, Nam Cát Tiên –
Đồng Nai thu hái, sử dụng làm dược liệu chữa các bệnh về gan và có tác dụng thanh
nhiệt giải độc. Nấm được phát hiện tại các khu rừng hỗn giao tre, nứa hoặc tre nứa
thuần loại ở Vườn quốc gia Cát Tiên, thường mọc nhiều vào đầu tháng 6 đến hết
tháng 10, đôi khi mọc rải rác hết mùa mưa.
Nấm Linh Chi Ganoderma sp lại được phát hiện ở những khu rừng lá rộng
thường xanh hoặc nửa rụng lá ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Nhìn bề ngoài nấm trông
rất giống loài G.neo-japonicum. Tuy nhiên, khi phân tích các đặc điểm về hình thái
thì thấy có nhiều điểm khác biệt.
Đây là hai loài nấm mới bổ sung cho khu hệ nấm lớn Việt Nam vì thế việc
nghiên cứu để làm rõ các đặc điểm phân loại của 2 loài nấm này là cần thiết. Đặc
biệt, trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ lớn nên nấm được thu hái một
cách tràn lan để bán cho các thương lái. Trước sự thu hái tràn lan không kiểm soát



đó hai loài nấm này đang đứng trước những nguy cơ sẽ bị giảm số lượng và dẫn đến
tuyệt chủng ở Cát Tiên trong thời gian gần.
Để góp phần bảo tồn hai loài nấm quý này trước nạn khai thác quá mức và
góp phần bổ sung một giống nấm mới có triển vọng cho ngành nuôi trồng nấm
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm hai loài
nấm Linh Chi thuộc chi Ganoderma Karst. mới phát hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên
là: Ganoderma neo-japoicum và Ganoderma sp”


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến
những người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi từ buổi đầu làm quen với công tác
nghiên cứu cho đến khi hoàn thành đề tài
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến CN. Phạm Ngọc Dương, KS lâm nghiệp Nguyễn
Thị Anh – Vườn quốc gia Cát Tiên và Ths Nguyễn Thị Hải Thanh, CN Nguyễn Thị
Hồng Mai – Đại học Nha Trang đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp cho tôi
trong đợt thực tập tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Sinh Học,
viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Đại học Nha Trang đã trang bị cho tôi
những kiến thức cơ bản làm nền móng để tôi thực hiện và làm tốt đề tài cũng như
trong công việc sau này.
Xin gửi lời cảm ơn đến ông Vũ Văn Thành, giám đốc vườn quốc gia Cát
Tiên cùng anh chị em nhân viên vườn quốc gia Cát Tiên đã tạo điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành đợt thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em trong gia đình, mọi
người đã cho tôi những điều kiện tốt nhất về mặt tinh thần cũng như vật chất để tôi
hoàn thành việc học.
Các bạn trong lớp 50CNSH đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin ghi nhận những sự giúp đỡ đó!

Nha Trang, tháng…năm 2012
Nguyễn Thị Chí Hiếu





LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan tất cả những số liệu trong đề tài: “Nghiên cứu nuôi trồng
thử nghiệm hai loài nấm Linh Chi thuộc chi Ganoderma Karst. mới phát hiện Ở
vườn quốcc gia Cát Tiên là: Ganoderma neo-japonicum và Ganoderma sp” là số
liệu thật và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với số liệu nghiên cứu của mình.


Sinh viên:
Nguyễn Thị Chí Hiếu







DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH

Bảng 2.1: Công thức môi trường 1 27
Bảng 2.2: Công thức môi trường 2 27

Bảng 2.3: Công thức môi trường 3 27
Bảng 2.4: Công thức môi trường hạt 28
Bảng 2.5: Tỷ lệ thành phần cơ chất có trong các nghiệm thức nuôi trồng 29
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng của 3 đối tượng nấm Linh Chi trên môi trường 1 36
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm ở 3 đối tượng nấm Linh Chi trên môi
trường 2 39
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm ở 3 đối tượng nấm Linh Chi trên môi
trường 3 41
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm ở 3 loài Linh Chi trên môi trường hạt 43
Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm Ganoderma neo-japonicum trên môi
trường mùn cưa 45
Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm Ganoderma neo-japonicum trên môi
trường lá tre 45
Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm Ganoderma sp trên mùn cưa 47
Sơ đồ 3.1: Quy trình trồng nấm Linh Chi Ganoderma neo-japonicum 49
Sơ đồ 3.2: Quy trình trồng nấm Linh Chi Ganoderma sp 50
Hình 1.1: Ganoderma lucidum 7
Hình 1.2: Ganoderma amboinense 7
Hình 1.3: Ganoderma applanatum ngoài tự nhiên 9
Hình 1.4: Ganoderma capense 10
Hình 1.5: Quả thể Ganoderma curtisii tự nhiên 12
Hình 1.6: Ganoderma flexipes 13
Hình 3.1: Ganoderma neo-japonicum ngoài tự nhiên 32
Hình 3.2: Bào tử Ganoderma neo-japonicum 33



Hình 3.3: Quả thể Ganoderma sp 33
Hình 3.4: Bào tử của Ganoderma sp 34
Hình 3.5: Các ống giống cấp 1 35

Hình 3.6: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường 1 sau 3 ngày 35
Hình 3.7: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường 1 sau 15 ngày 36
Hình 3.8: Biểu đồ so sánh sự tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường 1 ở 3 đối
tượng G.lucidum, G.neo-japonicum và G.sp 37
Hình 3.9: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường 2 sau 3 ngày 38
Hình 3.10: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường 2 sau 7 ngày nuôi cấy.38
Hình 3.11: Biểu đồ so sánh sự tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường 2 ở 3 đối
tượng G.lucidum, G.neo-japonicum và G.sp 39
Hình 3.12: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường 3 sau 5 ngày 40
Hình 3.13: Biểu đồ so sánh sự tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường 3 ở 3 đối
tượng G.lucidum, G.neo-japonicum và G.sp 41
Hình 3.14: Đặc điểm tơ nấm của 2 đối tượng khảo sát chính trên môi trường hạt lúa
sau 15 ngày nuôi cấy, từ trái qua: G.neo-japonicum, G.sp. 42
Hình 3.15: Biểu đồ so sánh sự tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường thóc ở 3 đối
tượng G.lucidum, G.neo-japonicum và G.sp 43
Hình 3.16: Biểu đồ so sánh sự tăng trưởng của Ganoderma neo-japonicum trên các
nghiệm thức 46
Hình 3.17: Đồ thị biểu thị sự tăng trưởng của Ganoderma sp trên mùn cưa 47
Hình 3.18: Hình thái quả thể Ganoderma sp 48





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1
1.1. Tổng quan về họ nấm Linh Chi Ganodermataceae và chi Ganoderma

Karst. 1
1.1.1. Họ nấm Linh Chi Ganodermataceae 1
1.1.2. Chi Ganoderma Karst. 6
1.2. Đặc tính y học - công hiệu của Linh Chi 17
1.2.1. Hiệu quả trị liệu của Linh Chi 17
1.2.2. Tác dụng dược lý của Linh Chi 21
1.3. Một số nghiên cứu mới về Linh Chi 23
1.4. Chu trình sống và điều kiện sinh trưởng của nấm Linh Chi 24
1.4.1. Chu trình sống của nấm Linh Chi 24
1.4.2. Điều kiện sinh trưởng của nấm Linh Chi 24
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Vật liệu 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2. Dụng cụ và trang thiết bị 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Khảo sát tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của tơ nấm trên môi trường
thạch – môi trường nhân giống cấp 1 26
2.2.2. Khảo sát tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của tơ nấm Linh Chi
Ganoderma neo-japonicum và Ganoderma sp trên môi trường thóc 28
2.2.3. Dự kiến mô hình nuôi trồng thử nghiệm nấm Linh Chi Ganoderma neo-
japonicum và Ganoderma sp 29
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Đặc điểm hình thái và hiển vi của Ganoderma neo-japonicum và
Gnaoderma sp 32
3.1.1. Ganoderma neo-japonicum 32



3.1.2. Ganoderma sp 33
3.2. Khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường thạch – môi trường

nhân giống cấp 1 34
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của tơ nấm trên môi trường 1 35
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của tơ nấm trên môi trường 2 38
3.2.3. Tốc độ tăng trưởng và đặc điểm tơ nấm ở 3 đối tượng: Ganoderma
lucidum, G.neo-japonicum, G.sp trên môi trường 3 40
3.3. Khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường hạt 42
3.4. Khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường giá thể tổng hợp - môi
trường nuôi trồng thử nghiệm 44
3.4.1. Khảo sát sự phát triển của Ganoderma neo-japonicum 44
3.4.2. Khảo sát sự phát triển của Ganoderma sp 47
3.5. Đề xuất quy trình trồng nấm Linh Chi Ganoderma neo-japonicum và
Ganoderma sp 49
3.5.1. Quy trình trồng nấm Linh Chi Ganoderma neo-japonicum 49
3.5.2. Quy trình trồng nấm Linh Chi Ganoderma sp 50
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
4.1. Kết luận 52
4.2. Kiến nghị 53
PHỤ LỤC 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58





1


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về họ nấm Linh Chi Ganodermataceae và chi Ganoderma Karst.
1.1.1. Họ nấm Linh Chi Ganodermataceae

1.1.1.1. Lịch sử và tình trạng phân loại Ganodemataceae
Mở đầu, năm 1881, Karsten đã đề xuất chi Ganoderma nhưng chỉ với một
loài là Ganoderma lucidum.
Năm 1890, Patouillard đã mở rộng chi này, ông chia Ganoderma thành hai
nhóm: Ganoderma và Amauroderma, bao gồm 48 loài (kể cả các đơn vị phân loại
sau đó được đặt trong chi Elfvingia). Dù năm 1889, Karsten đã xác lập được chi
Elfvingia dựa trên loài Polyporus applanatus nhưng trong công bố của mình,
Patouillard vẫn không có bất cứ sự thay đổi nào.
Năm 1905, Murrill công bố chi Amauroderma.
Năm 1933, lần đầu tiên nhóm nấm này được Donk đưa ra để tiến hành xếp
loại phân họ Ganodermatoideae.
Năm 1948, Donk đưa ra họ Ganodermataceae, đến năm 1964, ông công nhận
2 chi: Ganoderma và Amauroderma (những chi này năm trong phân họ
Polipoideae).
Cùng lúc đó, năm 1965, Cuningham đã đặt chi Elfvingia trong phân họ
Fomitoideae.
Năm 1972, Steyaert công nhận 5 chi: Ganoderma, Amauroderma, Haddowia
steyaert, Humphreya steyaert và Magoderma steyaert.
Đến năm 1973, Pegler cũng công nhận chi: Ganoderma, Amauroderma và
Elfvingia.
Năm 1980, Ryvardern và Johansen công bố 4 chi: Ganoderma,
Amauroderma, Haddowia và Humphreya.
Vào năm 1981, Julish công bố danh pháp của chi Ganoderma bao gồm 2 họ:
- Ganodermataceae: Ganoderma, Amauroderma và Humphreya
- Haddowiaceae: Haddowia
2


Năm 1983, Corner công nhận 5 chi: Ganoderma, Amauroderma, Haddowia,
Humphreya và Trachyderma. Ông không chấp nhận chi Magoderma vì cho rằng nó

đồng nghĩa với chi Amauroderma.
Đến 1983, Ainsworth và Bisby đã liệt kê họ Ganodermataceae gồm có 3 chi:
Amauroderma, Ganoderma và Humphreya với 105 loài.
Trong những năm gần đây, các tác giả Trung Quốc như Wu (1848), Chang
và cộng sự (1935), Chow (Chow) (1935), Teng (1964) và Tai (1979) đều ghi nhận
nhóm nấm này với tổng số 36 loài. Zhao và cộng sự (1981) đã mô tả 53 loài (Zhao,
1989).
1.1.1.2. Hình thái học các loài trong họ Ganodermataceae
1.1.1.2.1. Đặc điểm vĩ mô
- Laccate (láng bóng): đặc điểm này có sự khác nhau ở mũ và cuống nấm.
Theo quan niệm truyền thống, ở các loài dưới chi (subgen), như Ganoderma, bề mặt
của mũ nấm thì láng bóng, còn ở Amauroderma thì không láng bóng. Tuy nhiên, ở
một vài loài thuộc chi Amauroderma, như A.austrofujianense, A.leptopus, vv…,
vẫn láng bóng. Trong khi đó, nhiều loài ở dưới chi Ganoderma như G.mongolicum
lại không láng bóng.
Trong sự phân chia loài và nhóm ở họ này, đặc điểm này không được sử
dụng như một vai trò quan trọng. Nó chỉ như một sự trợ giúp xác định cho chúng.
- Màu sắc mô thịt nấm: một số nhà nghiên cứu nấm đã coi đặc điểm này vô
ích đối với việc nhận diện các loài và các nhóm đặc trưng, bởi vì đặc điểm này có
sự thay đổi dưới các điều kiện môi trường khác nhau. Trong thực tế, đặc biệt là đối
với các mẫu khô, màu sắc mô thịt nấm thường hay thay đổi.Tuy nhiên, nó vẫn còn
được sử dụng để phân lớp Ganoderma. Năm 1979, Zhao và cộng sự đã đề xuất phân
chia dưới chi của Ganoderma thành hai nhóm, tức là:
+ Nhóm Ganoderma có mô thịt kép: màu trắng, hơi trắng hay màu gỗ ở lớp
trên (upper layer), nhưng lúc nào cũng nâu, hơi nâu hay nâu vàng gần lớp ống (tube
layer). Sự phân định ranh giới giữa hai lớp này có thể có khác biệt hoặc hoặc đôi
khi không rõ ràng.
3



+ Nhóm Phaeonema: màu sắc mô thịt nấm có sự thống nhất từ nâu đến nâu
đậm hoặc nâu hạt dẻ.
Ngoài ra, màu sắc mô thịt trong dưới chi của Elfvingia ở hầu hết các loài là
màu nâu đậm (chỉ có 1 số ít là ngoại lệ).
Trong phân chi của Ganoderma, sự sống động và tươi của màu sắc mẫu vật
là rất quan trọng.
- Kích thước và hình dáng bào tử: đây là một đặc điểm có ích trrong việc
phân lớp các loài. Số lượng bào tử trên mỗi milimet có thể coi như một đặc điểm
đặc trưng.
- Đặc điểm cuống nấm bao gồm: các dạng đính kèm (tức là đính bên, đính
lệch tâm, đính tâm, đính lưng hay bên lưng và đôi khi đính ngang), độ dày tương
đối, chiều dài, vv… Những đặc điểm này có giá trị nhất định đối với việc nhận định
loài, nhưng một số nhà nghiên cứu nấm đã bỏ quên tầm quan trọng của nó, họ chỉ
mô tả thể quả có cuống hoặc không có cuống. Điều này thường dẫn đến khó khăn
trong việc phân loại loài. Việc mô tả chính xác cuống nấm là cần thiết trong việc
giới hạn phân loại (Zhao, 1989).
1.1.1.2.2. Đặc điểm vi mô
- Cấu tạo vỏ tán nấm: cấu tạo vỏ tán nấm là đặc điểm dễ nhận biết trong phân
loại Ganodermatacea. Trước đây, chủ yếu tìm thấy ở chi Ganoderma và chi
Amauroderma, nhưng sau này, hiếm khi thấy ở chi Amauroderma. Dựa trên đặc
điểm cấu trúc khác nhau của vỏ tán nấm, Ganoderma có thể được phân chia rõ ràng
thành 3 dưới chi:
+ Ganoderma: cấu tạo thể quả chi này gồm có: tầng thượng bì hay lớp vỏ
bên ngoài và tầng bì.
+ Elfvingia: ở chi này,
phần vỏ tán nấm có một lớp lông (tầng lông hay vỏ lông) hoặc có một mô bất
định (irregular tissue).
+ Trachyderma: ở chi này cũng có một mô bất định.
4



Dĩ nhiên, ở đây cũng có những ngoại lệ, đặc điểm này sẽ có sự khác nhau ở
những mẫu khác nhau về độ tuổi của những loài riêng rẽ. Và từ đó, chúng cho ra
những dạng cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm này vẫn rất hữu dụng cho việc
định danh một số lượng lớn các loài.
- Hệ sợi nấm: trong họ này, hệ sợi nấm thường ở dạng trimitic (dạng ba sợi
nấm), thỉnh thoảng ở dạng dimitic (dạng hai sợi nấm).
+ Sợi nguyên thủy (generative hyphae): trong suốt, có màng mỏng, dạng
phân nhánh, có vách ngăn hoặc không, có mấu.
+ Sợi cứng (skeletal hyphae): có màu sắc, dài, có sự phân nhánh hoặc có
dạng gai nhỏ, có màng dày.
+ Sợi bện (binding hyphae): thường không màu, ở dạng phân nhánh.
Hệ sợi nấm ở Ganoderma và Amauroderma có những sự khác biệt chính sau:
+ Ganoderma: ở một số loài, sợi bện có dạng Bovista, nó là sản phẩm của
sợi nguyên thủy hoặc sợi cứng như ở Ganoderma lucidum và G.ungulatum. Một số
ít loài có mô thịt xám xen giữa là các sợi cứng (ở dạng biến đổi và có tế bào sinh
sản kéo dài) như Ganoderma mirabile (Lloyd) Humphrey và G.oregonese - Murr.
+ Amauroderma: không có sợi bện dạng Bovista. Nhưng, nhiều loài có sợi
cứng xen giữa (intercalary skeletal) như Amauroderma rugosum và A.calcigenum
(Berk) Torrend. Sợi cứng xen giữa có thể tiếp tục như một sự móc nối giữa các sợi
cứng hoặc sợi nguyên thủy.
Haddowia longipes: cấu trúc sợi nấm giống như Amauroderma, và ở
Humphreya coffeatum thì giống Ganoderma.
Các đặc điểm liên quan đến hệ sợi này là: vách ngăn, đường kính của sợi
nấm, vv… rất khó để giúp phân chi và nhóm, bởi dưới ảnh hưởng của các nhân tố
môi trường, đặc điểm của sợi nấm không thể kiểm tra. Ở một loài riêng rẽ, ta có thể
tìm thấy sự khác biệt rõ ở đường kính sợi nấm và sự phân chia vách ngăn nhờ có sự
khác biệt về độ tuổi cũng như về dinh dưỡng.
5



- Đảm và bào tử đảm: đảm có đa dạng về kích thước cũng như hình dáng từ
dạng chùy điển hình đến dạng quả lê, hoặc có nhiều dạng khác, và chúng thường to
khỏe hơn. Dạng trung gian thường thấy ở các mẫu giống nhau.
Chi Ganoderma: bào tử có dạng trứng hoặc hình trứng - trái xoan (ellipsoid-
ovoid), đôi khi có dạng hình trụ và luôn có đỉnh cụt. Màng bào tử: không dày đồng
đều, với phần đỉnh luôn dày hơn phần nền, rất dễ nhận thấy với lớp màng kép.
- Lớp màng ngoài trong suốt và mỏng.
- Lớp màng trong thường có màu và dày hơn, có thể có gai nhỏ hoặc không.
Chi Amauroderma: bào tử có dạng hình cầu hoặc gần cầu, đôi khi có dạng
hình trụ. Màng bào tử dày đồng đều.
Bào tử Haddowia có dạng mào kép theo chiều dọc, với cơ ngang nhỏ nối với
màng nguyên sinh chất. Trong khi đó, ở Humphreya, bào tử có chóp với hoa văn
dạng mắt lưới (Zhao, 1989).
1.1.1.3. Sinh thái học và sự phân bố họ Ganodermataceae
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và loại cây chúng bám
là rất quan trọng đối với sự phát triển của bào tử đảm. Trong đó, nhiệt độ và độ ẩm
là quan trọng nhất, sự kết hợp giữa nhiệt độ cao và lượng mưa dồi dào cung cấp một
điều kiện thích hợp cho sự phát triển của bào tử.
Dựa trên các nhân tố khí hậu và hình thái, các loài Ganodermataceae ở Trung
Quốc được đặt trong 4 nhóm sau:
- Các loài nhiệt đới và cận nhiệt đới: một số lượng lớn của phân loại phát
triển mạnh ở nhiệt độ và độ ẩm cao (như G.hainanense, G.atrum và toàn bộ các loài
thuộc chi Amauroderma).
- Nhiều loài phát triển mạnh ở các vùng nhiệt với lượng mưa tương đối nhỏ
(như G.sinense và G.lucidum).
- Một số loài lại thích hợp ở những vùng có nhiệt độ thấp với lượng mưa rất
nhỏ (như G.tsugae và G.mongolicum).
- Những loài khác có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ và lượng mưa phạm vi rộng
và phân bố rộng khắp trên thế giới (như G.applanatum).

6


Việc ra thể quả của Ganoderma thường thích hợp với ánh sáng gián tiếp và
bắt gặp ở các khu rừng thưa, nhưng thể quả của Amauroderma gặp ở các khu rừng
rậm rạp và hầu như chúng cũng không thích ánh sáng mặt trời.Các loài Ganoderma
hầu như phổ biến trên thế giới, nhưng Amauroderma thì phân bố ở các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới ở cả hai nửa địa cầu.
Ở Trung Quốc, các loài Ganoderma thường ra thể quả ở khu vực thuộc
khoảng vĩ độ 45
0
B và 25
0
B. Khu vực Đông Bắc của Trung Quốc, như tỉnh
Heilongjiang, loài G.tsugae chiếm ưu thế, còn G.lucidum phân bố không quá tỉnh
Jilin; ở thung lũng sông Vàng, G.lucidum lại chiếm ưu thế; còn ở thung lũng sông
Yangtze, G.sinense chiếm ưu thế, dù nó không có ở phía Bắc của khu vực này.
Ngày nay, loài G.sinense chỉ có thể thấy ở các tỉnh từ Zhejiang, Jiangxi, Hunan,
Guangxi, Fujian và Haina; G.mongolicum và G.subumbraculum thì chỉ thấy ở tỉnh
Hebei và khu vực Mông Cổ; trong khi đó G.applanatum là một loài khá phổ biến ở
Trung Quốc.
Dựa vào các số liệu đã được ghi nhận, các loài Amauroderma chỉ phân bố
dọc đường địa lý nằm ở các khu vực phía Nam của Trung Quốc, còn Haddowia và
Humphreya chỉ thấy ở tỉnh Hainan (Zhao, 1989).
1.1.2. Chi Ganoderma Karst.
Ganoderma là một chi nấm lớn trong ngành nấm Linh Chi với khoảng 150-
200 loài nấm đã được xác định. Trong đó có khoảng 10 loài Ganoderma đã được
phân tích ít nhiều về hóa dược. Cụ thể có Linh Chi chuẩn Ganoderma lucidum, sau
đó là các loài Ganoderma tsugae, Ganoderma sinese, Ganoderma neo-japonicum,
Ganoderma capense… (Lê Xuân Thám, 2005).

1.1.2.1. Ganoderma lucidum
Loài nấm này thường xuất hiện nhiều về mùa mưa trên thân cây hoặc gốc
cây. Nấm chỉ có ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở những nơi rừng rậm ít
ánh sáng, độ ẩm cao.

7



Hình 1.1: Ganoderma lucidum
Tên thông thường: Linh Chi, nấm lim, nấm trường thọ…
Mô tả:
- Tai nấm hóa gỗ, hình quạt hoặc hình thận.
- Mặt trên mũ có vân đồng tâm và bóng láng. Khi non có màu vàng cam đến
khi trưởng thành có màu có màu đỏ sẩm hoặc nâu đen.
- Mặt dưới phẳng có nhiều lổ nhỏ li ti là cơ quan sinh bào tử.
- Cuống nấm đặc và cứng, sậm màu và bóng láng.
1.1.2.2. Ganoderma amboinense (Fr.) Pat.
Tên thường gọi: nấm lim mọc chùm.

Hình 1.2: Ganoderma amboinense
8


Mô tả:
- Quả thể thường có cuống phân nhánh và hình thành nhiều mũ nấm hình
tròn đến hình thận cùng màu, có lông mịn.
- Mũ nấm có dạng quạt, hình tròn, dẹp.
+ Mặt mũ có nhiều nếp nhăn chạy từ cuống ra mép và những vòng đồng tâm
mờ.

+ Mũ nấm lúc đầu được phủ lớp lông mịn như nỉ, nhìn rõ dưới kính lúp.
+ Nấm nới hình thành có màu trắng vàng, màu lưu huỳnh, sau ngả vàng, nâu
đỏ hoặc cuối cùng khi già hoặc nếu bị sờ mó vào sẽ trở nên óng ánh.
+ Kích thước mũ: 4 – 10 (11) x 4 – 12 (16) cm, dày 0.5 – 1.2 cm.
- Thịt nấm là chất lie chắc, đồng nhất màu vàng bùn đến nâu vàng, dày 0.2 –
0.6 (1) cm, cùng màu với thịt nấm.
- Bề mặt ống nấm phẳng, khi mới hình thành màu trắng, sau chuyển màu
vàng lưu huỳnh, khi khô già trở thành màu nâu tối.
+ Miệng ống dày, có 5 – 6 lổ trong 1mm.
- Cuống nấm khi mới sinh thường đơn độc, được một đoạn dài 5 – 6 cm hay
hơn nữa thì bắt đầu phân nhánh nhiều hay ít, không có quy luật và tạo nên những
cuống phụ từ cuống chung, trên đầu tận cùng sẽ hình thành mũ nấm.
+ Cuống nấm mới sinh màu trắng, sau chuyển sang màu vàng có lớp phủ
dạng lông mịn kiểu nỉ tương tự như mũ.
+ Cuống tròn hay hơi dẹt, kích thước 2 – 1.5 cm x 1 – 2.5 cm.
- Bào tử hình trứng cụt đầu, có màu nâu rỉ sắt với phần trụ không màu, lớp
trong có màu nâu rỉ sắt, đâm ra màng ngoài có dạng gai nhọn.
+ Bào tử có lổ nẩy mầm rõ rệt (Trịnh Tam Kiệt, 1981).
1.1.2.3. Ganoderma applanatum (Pers.) Pat.
9



Hình 1.3: Ganoderma applanatum ngoài tự nhiên
Nấm mọc trên gỗ cây sống hay cây đã chết mục. Ở nước ta, loài này phát
triển hầu như quanh năm, gặp cả ở trong rừng và trong công viên, ở ven làng, khắp
nơi. Đây là loài hầu như phân bố khắp thế giới.
Tên thông thường: nấm lim ống nhiều tầng.
Mô tả:
- Quả thể không cuống, có dạng hình quạt từ dày đến mỏng.

- Mũ nấm:
+ Mới hình thành có dạng u lồi màu trắng, sau đó hình thành mũ dạng nửa
tròn, dạng thận, dạng quạt, mũ nấm dày và to dần.
+ Mặt mũ nấm có các vòng lồi lên, rỗng, xen gữa những rãnh chìm nhỏ tạo
nên những vòng đồng tâm rõ; có khi xen lẫn những u cục lồi không có quy luật.
+ Mũ nấm lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu nâu nhạt, nâu xám, nâu
đất mờ đục.
+ Mép mũ tù, thường có màu xanh nhạt hơn phần mũ phía trong.
+ Khi trưởng thành nấm được phủ bởi một lớp vỏ chắc, rắn, nhưng dòn.
+ Kích thước mũ: 3 – 20 (30) x 5 – 30 (50) cm, dày 1.5 – 10 cm.
- Mô thịt nấm là chất lie điển hình, phát triển mạnh, đồng nhất, không phân
tầng, dày 0.5 – 8 cm hay hơn nữa, mô màu nâu rỉ sắt sáng đến nâu đỏ.
10


- Ống nấm có sự phân tầng rõ, có khi mờ (còn non), mỗi tầng dày 2 – 15
mm, màu ống sẫm hơn so với thịt nấm. Trong ống nấm chứa nhiều sợi nấm hay bó
sợi màu trắng.
+ Miệng ống nấm màu trắng, màu vàng nhạt, vàng, khi bị chạm vào biến
thành màu rỉ, nâu rỉ.
+ Miệng lổ hình tròn, trong 1 mm có 4 – 5 (6) lổ.
- Bào tử đảm hình trứn cụt đầu, có phần phụ không màu bao quanh lổ nảy
mầm khá phát tiển.
+ Bào tử có hai lớp điển hình, màu nâu rỉ sắt, có giọt dầu lớn ở giữa.
+ Kích thước bào tử: (4.5) 5 – 6 (6.5) x (7.5) 8 – 9 µm.
- Hệ thống sợi nấm của quả thể thường là sợi cứng không vách ngăn, màng
dày, ít phân nhánh, đường kính 4 – 6.5 µm và sợi bện có kích thước nhỏ hơn 3.5 –
4.5 µm. Sợi nguyên thủy có vách ngăn chỉ gặp ở giai đoạn đầu của sự phát triển,
nhất là trong các môi trường nuôi cấy thuần khiết (Trịnh Tam Kiệt, 1981).
1.1.2.4. Ganoderma capense (Lloy) Teng


Hình 1.4: Ganoderma capense

Quả thể Ganoderma capense

Bào tử đảm G.capense

11


Mô tả:
- Ra quả thể hằng năm, không có cuống hoặc có cuống ngắn, mô thịt nấm là
chất lie.
- Mũ nấm dạng thận bất đối xứng hoặc hình quạt, đường kính mũ: 9 – 17 x 6
– 11 cm, dày 1 2 cm.
+ Mặt trên nâu hơi đen hoặc đỏ hơi tía, nâu hơi vàng cho đến mép ngoài,
láng bóng, có chất keo hơi dính giúp mũ nấm sáng hơn, không phân tầng, có vết
nhăn xuyên tâm riêng biệt, nhẵn hoặc có hột như hột cơm.
+ Mép ngoài cùng có màu nâu hơi vàng mờ, mỏng.
- Mô thịt nấm có màu gỗ, phân tầng riêng biệt, dày tới 2 cm.
- Ống nấm dài khoảng 0.5 cm, có màu hơi nâu đến nâu vàng sáng.
- Mặt dưới có màu vàng xỉn, khi bị tổn thương sẽ trở nên nâu, các lổ bào tử
có dạng gần tròn, có từ 4 – 5 lổ trên 1 mm.
- Có cuống bên nhưng ngắn, thường dài khoảng 3.5 cm, dày 4 cm, sáng
bóng.
- Hệ thống sợi nấm:
+ Đỉnh sợi nấm phồng lên, tù hoặc chặt cụt, thường có kích thước 25 – 30 x
4.5 – 8 µm.
+ Sợi nguyên thủy trong suốt, màng mỏng, đường kính 3 – 5 µm.
+ Sợi cứng màu nâu hơi vàng, màng dày, phân nhánh hoặc có dạng gai nhỏ,

đường kính 4 – 5 µm.
+ Sợi bện không màu, màng dày, phân nhánh, đường kính 1 – 2 µm.
- Bào tử đảm có kích thước 8.3 – 12 x 5.3 – 6.7 µm, có dạng trứng hoặc chặt
cụt, có túi nang đôi, ngoại bào tử trong suốt, nhẵn còn nội bào tử có màu nâu mờ
hoặc nâu nhẹ, không đính hoặc có gai móc nhỏ không rõ (Zhao, 1989).
1.1.2.5. Ganoderma curtisii (Berk.) Murr.
12



Hình 1.5: Quả thể Ganoderma curtisii tự nhiên
Mô tả:
- Ra quả thể hằng năm, có cuống, mô thịt nấm là chất lie điển hình.
- Mũ nấm có dạng hình thận bất đối xứng hoặc dạng quạt, thỉnh thoảng bất
thường, có kích thước 4.5 – 12 x 3.5 – 11 x 0.5 – 1.5 cm.
+ Mặt trên có màu nâu hơi vàng hoặc nâu xỉn hơi tía, không phân tầng, có
vết nhăn xuyên tâm riêng biệt, hơi láng bóng, nhẵn, thỉnh thoảng lõm hoặc lồi, có
bào tử bao phủ.
+ Mép ngoài cùn, hoặc bơi bị cụt, mặt dưới bất thụ.
- Mô thịt nấm dày 0.2 – 0.5 cm, mô kép, bên trên có màu gỗ, hơi nâu đến nâu
gần các ống nấm.
- Các ống nấm dài 0.7 – 1 cm, hơi nâu.
- Bào tử bề mặt có màu từ trắng xỉn đến hơi vàng xỉn hoặc hơi nâu, có từ 4 –
5 bào tử trên 1mm.
- Cuống bên có dạng hình trụ thường khúc khuỷu, dài 4 – 7 cm, dày 0.4 – 1.3
cm, thỉnh thoảng bị dẹp rộng tới 1.8 cm, có màu từ đỏ tía đến nâu hơi tía, láng bóng.
- Hệ sợi nấm:
+ Đỉnh sợi nấm bị phồng lên, thường có kích thước từ 22 – 30 x 6.0 – 7.5
µm.
13



+ Sợi nguyện trong suốt, có màng mỏng, có vách ngăn, đường kính 3.5 – 5
µm.
+ Sợi cứng có màu hơi nâu hoặc gần như không màu, màng dày cứng, có
dạng phân nhánh, đường kính 3 – 3.5 µm.
+ Sợi bện không màu, màng dày, dạng sợi phân nhánh, đường kính 1 – 2 µm.
- Bào tử đảm có kích thước 8.7 – 11.3 µm x 5.2 – 6.9 (8) µm, có dạng hình
trứng hoặc đỉnh cụt, có túi nang đôi, ngoại bào tử trong suốt, nhẵn còn nội bào tử có
màu từ hơi nâu đến nâu, có gai móc nhỏ (Zhao, 1989).
1.1.2.6. Ganoderma flexipes Pat.

Hình 1.6: Ganoderma flexipes
Mô tả:
- Ra quả thể hằng năm, có cuống, mô thịt nấm là chất lie điển hình.
- Mũ nấm có dạng xoắn ốc hoặc dạng móng guốc nhỏ, có kích thước 0.6 –
1.6 x 0.5 – 1.5 x 0.5 – 1.3 cm.
+ Mặt trên có màu nâu hơi đỏ, có các rãnh phân biệt đồng tâm, láng bóng.
+ Mép ngoài cùn hoặc chặt cụt.
- Mô thịt dày 0.1 – 0.2 cm, có màu từ màu gỗ đậm đến hơi nâu, mô kép
không phân biệt, thỉnh thoảng bên trên có màu nhẹ hơn, có màu đậm hơn gần ống
nấm.
14


- Ống nấm có màu nâu, dài 0.3 – 0.5 cm.
- Bào tử bề mặt có màu từ trắng xỉn đến hơi nâu mờ, có dạng gần tròn, có
khoảng 4 – 5 bào tử trên 1 mm.
- Cuống đính lưng – bên hoặc đính lưng, dài từ 3 – 11.5 cm và dày 0.2 – 0.5
cm, bóng loáng, có màu nâu hơi tía hoặc đen hơi tía.

- Hệ sợi:
+ Sợi nấm có dạng hình chùy, dài 20 – 30 µm, ở đỉnh thường rộng 6 – 7.5
µm, có màu hơi nâu.
+ Sợi nguyên thủy trong suốt, có màng mỏng, dạng phân nhánh, đường kính
4 – 5 µm.
+ Sợi cứng có đường kính 3 -4 µm.
+ Sợi bện không màu, có màng dày, phân nhánh, có đường kính 1 - 2µm.
- Bào tử đảm có kích thước 7.5 – 10.5 x 6.5 – 7.5 µm, có dạng hình trứng
hoặc dạng gần như hình trứng hay chặt cụt ở đỉnh, có túi nang đôi, nội bào tử thì
trong suốt, nhẵn còn nội bào tử không có hoặc có gai móc nhỏ không rõ, có màu hơi
nâu hoặc gần như không màu (Zhao, 1989).
1.1.2.7. Ganoderma multiplicatum (Mopt.) Pat.
Mô tả:
- Ra quả thể hằng năm, không có cuống, mô thịt nấm là chất lie điển hình.
- Mũ nấm có dạng gần cầu, có kích thước lên tới 9 x 12 x 1.5 cm, gần mép
cuống có liên kết với một cái đế ngắn.
+ Mặt trên của mũ nấm có đầy các vết nứt nẻ, có màu từ màu nâu đến hung
da bò, có các nếp xen kẽ, hơi láng bóng.
+ Mép mũ gợn sóng và cùn.
- Mô thịt nấm là mô kép, dày 0.5 cm, có màu nâu hơi vàng ở phía trên, gần
ống nấm có màu từ nâu đến nâu đậm.
- Các ống nấm có màu nâu, dài 0.9 cm.
- Các bào tử bề mặt có màu nâu hơi vàng, dạng gần hình cầu, có từ 4 – 5 bào
tử trên 1 mm.
15


- Hệ sợi nấm:
+ Sợi nguyên thủy không màu hoặc hơi nâu mờ, có màng mỏng, đường kính
3 – 5 µm.

+ Sợi cứng có màu hơi nâu, màng dày, có dạng phân nhánh và có gai nhỏ, có
đường kinh 3 -5 µm.
+ Sợi bện không màu, màng dày, phân nhánh, có đường kinh 1 – 2 µm.
- Bào tử đảm có kích thước 7.8 – 10 x 5.7 – 7 µm, có dạng hình trứng hoặc
gần hình trái xoan, có túi nang đôi, ngoại bào tử thì trong suốt, nhẵn còn nội bào tử
có gai móc nhỏ màu nâu hơi vàng (Zhao, 1989).
1.1.2.8. Ganoderma multiplea Hou
Loài này có 2 loại mũ nấm:
- Mũ nấm từ thân và cuống: có kích thước 5 – 10 x 3 – 4 x 0.5 – 0.9 cm, một
vài cuống nấm và mũ nấm phát triển cùng nhau.
+ Mô thịt nấm dạng fibrous (sợi) – corky (lie).
+ Mũ nấm có dạng gần tròn hoặc dạng quạt, thường lồi ở trên, phẳng và
hiếm khi nào lõm ở dưới.
+ Mép mũ nấm có khi nguyên vẹn, gợn sóng và ít khi cong gập ở trên, có
mép bờ có màu vàng xám xám hoặc hơi trắng.
+ Bề mặt mũ có chia tầng có khi nhiều hoặc ít, không nhẵn, có bướu lồi, có
một số rãnh đồng tâm, láng bóng, nhẵn.
+ Mũ có màu nâu hạt dẻ hoặc đỏ hơi vàng, dần dần nhạt màu ở phía mép.
+ Cuống nấm bất thường có khi ngắn và dày, dài 3 – 5 cm, đường kinh 1 –
3.5 cm, đính bên, có khi thẳng đứng có khi xiêng lệch, láng bóng, lóng lánh, có màu
nâu hạt dẻ.
- Mũ nấm từ mũ thấp hơn: có kích thước 1 – 2 x 1 – 2.5 x 0.5 – 0.8 cm.
+ Cuống ngắn, có dạng hình trụ hoặc bằng phẳng, đính bên, dài 1 – 1.5 cm,
đồng màu với mũ nấm ở trên.
+ Vỏ tán nấm mỏng.
16


+ Hệ sợi: phần cuối của sợi nấm rộng và phình ra, sợi phồng lên dày 16.5 µm
và có đường kính 2.35 – 6.05 µm. Các ống nấm dài 1 – 2 mm, không có sự phân

tầng, xung quanh nhăn nheo, có màu nâu hơi vàng.
+ Bào tử hình trứng, có kích thước 3.2 – 9.4 x 4.7 µm, màu nâu, có màng
ngoài nhẵn và trong suốt, đỉnh có dạng nhô ra hoặc cụt (Zhao, 1989).
1.1.2.9. Ganoderma neo-japonicum Imaz.
Vị trí phân loại:
- Loài: Ganoderma neo-japonicum (Imazeki, 1939).
- Chi: Ganoderma Karst.
- Họ: Ganodermataceae
- Bộ: Polyporales
- Ngành: Basidiomycota
Mô tả:
- Ra quả thể hằng năm, có cuống đính bên hoặc thỉnh thoảng đính tâm.
+ Mũ nấm có dạng từ dạng thận đến phân đôi, phẳng dẹt, phía mép mũ mỏng
và quay xuống dưới, có kích thước 3 – 11 x 4 – 11 cm.
+ Bề mặt mũ nấm hầu như có màu đen, nhẵn, láng bóng, có các lằn xuyên
tâm.
+ Ống nấm có màu nâu vàng tối, sâu 0.2 – 1 cm.
+ Bào tử bề mặt có màu từ trắng xỉn đến nâu vàng, bào tử có dạng tròn hoặc
có góc cạnh, có từ 4 – 5 bào tử trên 1mm.
+ Mô thịt nấm có màu trắng kem gần với màu của bề mặt mũ nấm, có màu
nâu vàng tối gần ống nấm. Mô thịt nấm là fibrous (sợi) – corky (lie), dày tới 7 mm.
+ Cuống nấm thẳng đứng, dài 9 cm (có khi lên tới 27 cm), bề mặt cuống nấm
có màu đen và láng bóng.
- Hệ sợi nấm gồm 2 loại sợi: sợi nguyên thủy không thấy ở dạng này; sợi
cứng và sợi bẹn có màu từ vàng nhạt đến màu nâu, hiếm khi thấy có sự phân nhánh,
rộng tới 7.5 µm, không thấy basidia.
17


- Bào tử đảm có dạng trái xoan, đỉnh chặt cụt, màu nâu nhạt, màng bao có 2

lớp với tầng cột chống ở giữa, có kích thước (8.5 -) 9.5 – 13 x 6 – 8 µm.
Điểm đáng chú ý ở loài này là bào tử, cuống nấm có dạng thon dài và quả thể
đen bóng (Hattori, 1994).
1.2. Đặc tính y học- công hiệu của Linh Chi
1.2.1. Hiệu quả trị liệu của Linh Chi
Linh Chi có công hiệu nâng cao thể chất, nâng cao khả năng thích ứng của
cơ thể, điều chỉnh cân bằng sinh lý, nâng cao khả năng kháng bệnh, khả năng phục
hồi sức khỏe. Linh Chi có công hiệu phòng trị tốt đối với nhiều loại bệnh, từ u bướu
đến cao huyết áp, ứ máu, tắc mạch máu, bệnh mạch vành, chảy máu não, nhồi máu
cơ tim; từ bệnh trĩ đến bệnh viêm tuyến tiền liệt; từ bệnh suy nhược thần kinh đến
bệnh hen suyễn, đều có thể dùng linh chi để phòng ngừa và trị bệnh. Linh Chi cũng
có hiệu quả phòng trị bệnh tốt đối với các bệnh do suy giảm chức năng miễn dịch,
quá mẫn và trở ngại sinh lý gây nên.
Ngoài ra, Linh Chi còn có tác dụng làm trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể,
nâng cao khả năng kháng bệnh. Linh Chi điều trị bệnh xuất phát từ việc nâng cao
thể chất, nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể, điều chỉnh cân bằng sinh lý, chứ
không như tân dược trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn, virut gây bệnh, hoặc diệt trừ nhân
tố gây bệnh. Do vậy, Linh Chi điều trị bệnh đem lại hiệu quả tương đối chậm,
thường khoảng 2-3 ngày mới có hiệu quả, có trường hợp phải đến10-30 ngày mới
thấy hiệu quả, nhưng dùng Linh Chi trị bệnh hiệu quả ổn định, khi điều trị một bệnh
nào đó, đồng thời còn làm thuyên giảm các bệnh khác (Lê Xuân Thám, 2005).
1.2.1.1. Hiệu quả trị liệu của Linh Chi đối với bệnh u bướu
Linh Chi có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, nâng cao khả
năng bao vây và sát thương của tế bào miễn dịch cơ thể đối với các tế bào u, hình
thành nên một lớp sợi dày và kiên cố chung quanh khối u, bao vây và cắt đứt nguồn
dinh dưỡng cung cấp cho khối u, một số trường hợp u bướu có thể được trị lành.
Linh Chi còn giúp cải thiện thể chất của bệnh nhân u bướu, giảm nhẹ triệu chứng.
Đa số bệnh nhân u bướu sau khi uống Linh Chi hoặc Linh Chi bào tử, triệu chứng

×