Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II 35 năm 1 chặng đường phát triển- một thương hiệu được khẳng định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.12 KB, 5 trang )

35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
35 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN –
MỘT THƯƠNG HIỆU ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH
Nguyễn Văn Hảo
1
Viện
1
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II được thành lập trên cơ sở tiếp quản Viện Khảo cứu Ngư
nghiệp Viễn duyên của chính quyền Sài Gòn cũ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và được đổi tên là
Viện Khảo cứu Thủy sản miền Nam.
Ngày 22/12/1976 theo Quyết định số 219 HS/QĐ của Bộ Hải sản, Viện Khảo cứu Thủy sản miền Nam
được đặt tên chính thức là Phân viện Hải sản I. Ngay từ những ngày đầu thành lập, các cán bộ được tăng cường
từ miền Bắc, từ Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng cùng với lực lượng các cán bộ khoa học của Viện Khảo
cứu Thuỷ sản miền Nam tiếp tục làm việc và tập trung vào các hoạt động nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
nguồn lợi biển Việt Nam, thực hiện các đề tài nghiên cứu về cá nổi ở biển Đông và nguồn lợi tôm ở vùng ven
biển phía Nam.
Năm 1979, Phân Viện Hải sản I được đổi tên thành Phân Viện Nghiên cứu Thuỷ sản I với chức năng
và nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu liên quan đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng Nam bộ.
Đến năm 1983, theo Quyết định số 150/CT ngày 2/6/1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Thủ tướng Chính phủ), Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản I được nâng cấp thành Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản II, có chức năng là cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ thủy sản bao gồm: nghiên cứu các
vấn đề về giống, nuôi trồng, bệnh, môi trường thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nội địa và ven
biển; các vấn đề khai thác thủy sản nội địa; công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch; nghiên cứu ứng dụng
kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và cung cấp dịch vụ, tư vấn khoa học công nghệ các đối tượng chuyên
ngành thủy sản. Phạm vi hoạt động của Viện bao gồm các tỉnh Nam bộ, từ Đồng Nai đến Cà Mau và Kiên
Giang.
Những ngày đầu thành lập, từ cơ sở vật chất khiêm tốn ban đầu tại địa chỉ 116 Nguyễn Đình Chiểu,
Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh và một số ít cán bộ đầu đàn tốt nghiệp sau đại học, đến nay lực lượng cán bộ
nghiên cứu khoa học của Viện gồm có 166 người, trong đó có 14 Tiến sĩ và 44 Thạc sĩ. Trong số cán bộ tốt


nghiệp sau đại học, chiếm trên 2/3 là được đào tạo từ các trường đại học thuộc các quốc gia có trình độ khoa
học công nghệ tiến tiến như: Bỉ, Na Uy, Úc, Đan Mạch, Anh,….. Và hiện nay Những cán bộ này là những
chuyên gia của Viện trong các lĩnh vực công nghệ cao phục vụ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản như: sinh học
phân tử, di truyền chọn giống thuỷ sản, công nghệ vi sinh vật, enzym & dinh dưỡng, môi trường,….. và trở
thành lực lượng cán bộ nòng cốt trong cả lĩnh vực quản lý và nghiên cứu khoa học của Viện.
Cùng với sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ khoa học là việc mở rộng và phát triển về cơ sở vật chất
đi đôi với đầu tư mới các thiết bị hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng các chức năng,
nhiệm vụ ngày càng cao của Viện trên toàn địa bàn vùng đồng bằng Nam bộ. Đến nay các đơn vị nghiên cứu
khoa học của Viện gồm một Phân viện, bốn Trung tâm Nghiên cứu (trong đó có 2 Trung tâm giống Quốc gia
Thủy và Hải sản), hai Phòng nghiên cứu Cơ sở với các phòng thí nghiệm: sinh học phân tử, vi sinh vật, mô
học, hoá sinh, môi trường,… được đầu tư trang thiết bị hiện đại và các cơ sở thực nghiệm phục vụ tốt cho
công tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bệnh thuỷ sản, dinh dưỡng thức ăn nuôi thuỷ sản, giám sát ô
nhiễm môi trường,…. Các đơn vị thuộc Viện hiện phân bố trải rộng trên địa bàn của năm tỉnh, thành thuộc cả
miền đông và tây Nam bộ.
Suốt chặng đường 35 năm hội nhập và phát triển, Viện đã đạt được một số thành tựu nổi bật trong
hoạt động khoa học công nghệ, góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của ngành Thủy sản và nghề cá
ở ĐBSCL nói riêng.
 Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển giống thủy sản
Việc sử dụng progesteron thành công trong sinh sản nhân tạo cá trê phi (Clarias gariepinus) là kết quả
đầu tiên của Viện trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển giống thuỷ sản, đã góp phần tạo nên phong trào nuôi cá
trê phi ở nước ta trong những năm 1980 cũng như sản xuất giống và nuôi cá trê lai cho đến hiện nay.
1 TS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - Th¸ng 12/20111
1
35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Sự thành công trong việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá
basa (Pangasius bocourti) từ những năm cuối của thập niên 90 của thế kỷ 20 là thành quả của sự hợp tác, đầu
tư nghiên cứu giữa Viện và một số cơ quan thuộc khu vực ĐBSCL. Thành công này đã tạo một bước ngoặt
quan trọng cho nghề nuôi cá tra thâm canh phục vụ xuất khẩu, giúp người nuôi chủ động nguồn giống đồng

thời góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên của hệ thống sông Mê Công.
Từ năm 2000 để thu được con giống có chất lượng cao, thông qua việc áp dụng các thành tựu khoa
học tiên tiến vào công tác chọn giống, Viện đã tiến hành chương trình chọn giống cá tra bằng chọn lọc cá thể
theo chỉ tiêu tăng trưởng và hiện nay là chọn giống theo phương pháp gia đình với chỉ tiêu tăng tỷ lệ philê,
tăng trưởng và kháng bệnh để sản xuất ra con giống có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu cho tiêu dùng và
xuất khẩu ngày càng khắt khe từ thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm cá tra chọn giống đã được công
nhận và chuyển giao và phát tán 100.000 cá tra hậu bị thay thế cho đàn cá tra bố mẹ hiện nay của các cơ sở
sản giống ở ĐBSCL theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Bên cạnh đó chương trình chọn giống cá rô phi vằn (hợp tác với World Fish Center) và rô phi đỏ (hợp
tác với AKVAFORSK Genetic Center và Chương trình công nghệ sinh học Bộ NN&PTNT) trong điều kiện
nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long bước đầu cũng đã mang lại kết quả tốt. Con giống chọn lọc có tốc độ sinh
trưởng nhanh, hệ số thức ăn thấp được một số trại sản xuất giống dùng làm bố mẹ nhân giống để cung cấp cho
người nuôi. Chương trình chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo tính trạng sinh trưởng
bằng phương pháp chọn lọc gia đình nhằm tạo ra con giống có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng chống
chịu bệnh tốt (hợp tác World Fish Center và Chương trình ngành Bộ NN&PTNT) đã được nuôi khảo nghiệm ở
Tam Nông ( Đồng tháp) trong mùa lũ 2011 cho tỷ lệ sống, màu sắc và tốc độ tăng trưởng ấn tượng so với các
quần đàn đang được nuôi phổ biến tại địa phương.
Ngoài đối tượng chủ lực là cá tra, cá rô phi vằn, rô phi đỏ, tôm càng xanh, Viện cũng đã nghiên cứu
thành công sinh sản nhân tạo của hơn 20 loài cá bản địa như: cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos), thát lát
(Notopterus notopterus), rô đồng (Anabas testudineus), sặc rằn (Trichogaster pectoralis), cá lăng (Mystus
wyckioides), duồng (Cirrhinus microlepis), chài (Leptobarbus hoeveni), mè hôi (Osteochilus melanopleurus),
bống tượng (Oxyeleotris marmorata), chạch lấu (Mastacembelus favus), chạch lữa (Mastacembelus sp.), lươn
đồng (Monopterus albus)....., đặc biệt là những loài quý hiếm như cá hô (Catlocarpio siamensis), trà sóc
(Probarbus jullieni), cá bông lau (Pangasius krempfi). Thành công này không chỉ góp phần làm đa dạng hóa
các đối tượng nuôi, hạn chế các loài nhập nội mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu giữ nguồn gien, bảo
tồn các loài bản địa quý hiếm.
Viện cũng đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất giống tôm càng xanh nước trong hở, mang
lại hiệu quả kinh tế cho các trại sản xuất giống quy mô nông hộ và trang trại ở ĐBSCL. Sản xuất giống tôm
càng xanh toàn đực là một công nghệ mới mà Viện đã tiếp nhận thành công thông qua chương trình hợp tác với
trường Đại học Ben Gurion, Isreal. Sự thành công ở quy mô sản xuất của công nghệ sản xuất giống tôm càng

xanh toàn đực có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển và nâng cao năng suất nuôi mô hình nuôi tôm càng xanh
thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân bên cạnh các đối
tượng nuôi khác.
Đối với tôm nước lợ, quy trình sản xuất tôm sú và quy trình sản xuất tôm sú giống chất lượng cao,
chương trình gia hoá tôm sú bố mẹ trong hệ tuần hoàn kín với tiêu chuẩn an toàn sinh học cao và chương trình
thăm dò sản xuất tôm sú sạch bệnh ở Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ đã cho các kết quả bước đầu
khá tốt, mở ra triển vọng về sản xuất giống tôm sú có chất lượng và sạch bệnh phục vụ ngành công nghiệp
nuôi tôm xuất khẩu, tạo điều kiện cho nghề nuôi tôm trong nước có cơ hội phát triển bền vững. Gần 1000 tôm
sú bố mẹ gia hóa sạch bệnh đang trong giai đoạn nuôi thành thục trong mối liên kết với các trại sản xuất giống
tôm sú uy tín ở ĐBSCL sẽ được phát tán nuôi ở quy mô sản xuất trong năm 2012. Bên cạnh đó Viện cũng đã
nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh để cung cấp cho các cơ sở sản
xuất giống trong nước.
Về cá biển, lần đầu tiên nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo hai loài cá mú ( Epinephelus
coicoides) và cá chẽm (Lates calcarifer) tại Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu khoa học của Viện được
trao tặng Giải thưởng khoa học sáng tạo Tp HCM năm 2004. Đặc biệt công nghệ sản xuất cá chẽm đã được
chuyển giao cho các địa phương như: Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Thái Bình và Nghệ
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - Th¸ng 12/20112
2
35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
An. Các công nghệ nuôi vỗ thành thục và sản xuất giống cá măng (Chanos chanos), cá giò (Rachycentron
canadum) đã được hoàn thiện và ứng dụng vào sản xuất với quy mô hàng hóa ở Trung tâm Quốc gia Giống
Hải sản Nam bộ.
Thông qua chương trình hợp tác với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Viện đã tiếp nhận quy
trình sinh sản nhân tạo cua biển giống (Scylla paramomasain) và ứng dụng sản xuất tại Trại thực nghiệm Thuỷ
sản Bạc Liêu đồng thời hỗ trợ chuyển giao quy trình sản xuất cua giống cho Trung tâm Khuyến nông, Khuyến
ngư các tỉnh ĐBSCL, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi thuỷ sản ở vùng lợ mặn và mang lại hiệu quả kinh
tế cho người nuôi.

Trong lĩnh vực công nghệ nuôi

Về tôm nước lợ, Viện là đơn vị tiên phong trong ngành phát triển công nghệ nuôi tôm sú công nghiệp
bằng kỹ thuật ít thay nước có kiểm soát ở khu vực Nam bộ và đã nhận được hai bằng khen của UBND tỉnh
Bến Tre và Trà Vinh. Hiện Viện đang chuẩn bị chương trình triển khai các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi tôm
thâm canh ở ĐBSCL qua cách tiếp cận mới về: Zero water exchange, công nghệ biofloc, công nghệ balancing
systems. Mô hình tôm lúa được cải tiến nhằm tăng năng suất tôm nuôi, tăng năng suất, chất lượng lúa và tăng
tính bền vững và hiệu quả của mô hình sẽ là điểm nhấn trong các công nghệ mà Viện tập trung nghiên cứu và
cải tiến trong năm 2012 và các năm sau (Chương trình được sự tài trợ của Bộ NN&PTNT cùng tổ chức
ACIAR của Úc).
Công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản (RAS) được tiếp cận thông qua chương trình công
nghệ sinh học của Bộ NN&PTNT cùng với đại học Wageningen (Hà Lan) bắt đầu triển khai năm 2011 mở ra
một triển vọng lớn cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL nói riêng và hệ thống nuôi trồng thủy sản khác ở Việt nam.
Về phát triển mô hình nuôi cá trong vùng ngập lũ trong khuôn khổ dự án hợp tác với Trung tâm cá thế
giới (World Fish Center), Viện đã đi đầu trong việc thuyết phục người dân trong vùng lũ thuộc xã Hậu Mỹ
Bắc- Cái Bè (Tiền Giang) và Đốc Binh Kiều-Tháp Mười (Đồng Tháp) tham gia chương trình nuôi cá trên
ruộng của mình trong mùa nước nổi vào các năm 1997-2000. Kết quả của chương trình đã góp một phần vào
phong trào nuôi thuỷ sản vùng lũ ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay. Giai đoạn hai của dự án với sự tham gia của
cộng đồng đang được tiến hành ở ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ từ năm 2005-2009.
Công nghệ sản xuất trứng bào xác Artemia trên ruộng muối ở các tỉnh ven biển nam sông Hậu được
xem là một đóng góp có ý nghĩa thực tiễn và xã hội cao. Chương trình sản xuất trứng bào xác Artemia trên
ruộng muối đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao thu nhập của bà con nông dân nhất là đồng bào dân tộc
Khmer sống trên các vùng làm muối ven biển ở ĐBSCL

Trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh thủy sản
Viện là đơn vị đầu tiên trong nước áp dụng kỹ thuật PCR trong nghiên cứu và chẩn đoán bệnh virus
trên tôm nuôi thông qua chương trình hợp tác nghiên cứu với Đại học Liverpool và đã nhận giải thưởng
VIFOTEC hạng 3 năm 2000. Các chương trình nghiên cứu về dịch tễ học, đặc biệt là dịch tễ học bệnh đốm
trắng trên tôm sú nuôi ở các mô hình khác nhau đã góp phần xây dựng được phương pháp luận và các kết quả
có tính ứng dụng rất cao. Kết quả của chương trình nghiên cứu dịch tễ học bệnh đốm trắng đã làm sáng tỏ vấn
đề về các yếu tố rủi ro, các con đường truyền lan từ đó đã góp phần đề ra các chiến lược quản lý và kiểm soát
dịch bệnh đốm trắng ở Việt Nam.

Các chương trình nghiên cứu mang tính cơ bản về quá trình phát sinh bệnh, đánh giá tính mẫn cảm
của các đối tượng thuỷ sản với các tác nhân gây bệnh khác nhau, đặc biệt là đối với hai đối tượng nuôi chính là
cá tra và tôm nuôi cũng đang được triển khai tại Viện. Việc nghiên cứu chế tạo vaccine phòng bệnh cho cá tra
nuôi cũng đang được tiến hành thông qua sự phối hợp với các Viện, Trường trong và ngoài nước. Các nghiên
cứu liên quan đến dược lý nhằm tìm ra các hoá chất và nhất là các thảo dược, các sản phẩm probiotics thay thế
các hoá chất kháng sinh nằm trong danh mục cấm đã bước đầu cho kết quả khả quan.
Hiện Viện là cơ quan xét nghiệm và chẩn đoán bệnh thủy sản có uy tín ở khu vực Nam bộ. Thực tế đã
cung cấp dịch vụ xét nghiệm con giống có chất lượng rất đáng tin cậy cho rất nhiều hộ và trang trại nuôi tôm ở
ĐBSCL. Với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm hiện trường Viện
luôn là đơn vị tiên phong và nòng cốt cùng với các đơn vị chức năng khác của Bộ NN&PTNT tham gia giải
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - Th¸ng 12/20113
3
35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
quyết các vấn đề xác định nguyên nhân và khắc phục các hậu quả nặng nề do dịch bệnh thủy sản trên các đối
tượng nuôi chủ lực ở ĐBSCL trong năm 2011.
 Trong lĩnh vực quản lý môi trường:
Viện đã triển khai công tác quan trắc định kỳ về chất lượng nước và bệnh thuỷ sản từ năm 2001 tại các
vùng nuôi thủy sản tập trung và từng bước xây dựng mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa
dịch bệnh đầu tiên của Bộ ở đồng bằng Nam bộ. Kết quả quan trắc đã góp phần vào việc chỉ đạo và quản lý
phát triển nuôi thuỷ sản bền vững và hiện nay Bộ NN&PTNT và Tổng Cục Thuỷ sản đang tiếp tục xây dựng,
mở rộng mạng lưới quan trắc này thống nhất trên phạm vi cả nước. Đánh giá sức tải môi trường trong nuôi
trồng thủy sản là một cách tiếp cận mới đang được Viện cùng với Viện Tài nguyên Môi trường (Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh) tiến hành sẽ cung cấp cơ sở dũ liệu và phần mềm tính toán cho việc xác định các kịch
bản phát triển nuôi cá tra khác nhau ở ĐBSCL trên cơ sở các quy hoạch phát triển tổng thể của các địa phương.
Việc ứng dụng các thành tựu tiên tiến trên thế giới về công nghệ môi trường vào nuôi trồng thuỷ sản
nhất là trong lĩnh vực sản xuất giống đã được Viện đầu tư và áp dụng. Dây chuyền vận hành lọc tuần hoàn bảo
đảm an toàn sinh học đã được đưa vào lắp đặt và vận hành tại hai Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ
và Trung tâm Quốc gia Giống Thuỷ sản Nước ngọt Nam bộ phục vụ cho các chương trình nghiên cứu gia hoá
tôm sú bố mẹ, sản xuất giống tôm sú sạch bệnh, sản xuất giống tôm càng xanh, cá tra và các loài cá bản địa.

 Trong lĩnh vực nguồn lợi và khai thác thuỷ sản nội địa
Kết quả điều tra, nghiên cưú về nguồn lợi thuỷ sản nội địa ở đồng bằng Nam bộ được Viện phối hợp
với các Viện, trường thực hiện rất sớm từ giai đoạn mới thành lập. Công trình “Định loại các loài cá nước
ngọt Nam bộ” xuất bản năm 1992 là đề tài do Viện chủ trì và là tài liệu đầu tiên trong nước công bố về việc
phân loại cá nước ngọt ở miền Nam được nghiên cứu có hệ thống, giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy về
khu hệ cá nước ngọt ở Việt Nam nói chung. Các kết quả về điều tra nguồn lợi thuỷ sinh vật ở các thuỷ vực nội
địa của Viện trong những năm 1980 - 1990 góp phần làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản ở đồng bằng Nam bộ.
Hai chương trình quan trắc sản lượng khai thác và quan trắc cá bột trên hai nhánh sông Tiền và sông
Hậu đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng phương pháp luận cho việc định loại cá bột, xác định tính đa dạng
sinh học của nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và đánh giá xu thế biến đổi của nguồn lợi này thông qua việc sử
dụng tài nguyên nước ở khu vực thượng lưu sông Mekong của Việt Nam. Bảo tàng cá nước ngọt khu vực Nam
bộ là nơi lưu giữ các mẫu vật cá được thu thập trong các chương trình nghiên cứu thực địa, định loại và sắp
xếp một cách khoa học nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và giáo dục. Tập sách "Bộ sưu tập ngư cụ khai
thác thuỷ sản nội địa vùng ĐBSCL" đã được xuất bản, góp phần nâng cao kiến thức và nhận thức của người
dân trong khu vực Nam bộ trong việc bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thuỷ sản nội địa quý hiếm
của ĐBSCL.
 Trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng, thức ăn thủy sản chế biến và công nghệ sau thu hoạch
Một số kết quả nghiên cứu cũng đã nhận được giải thưởng như Giải thưởng Sáng Tạo Khoa Học
Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh cho đề tài “Nghiên cứu sấy tầng sôi ứng dụng trong thực phẩm” (1999), Giải
thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ TP Hồ Chí Minh năm 2000 cho đề tài “Cải tiến công nghệ và dây chuyền
thiết bị sản xuất thức ăn nuôi tôm sú”. Nhà nước cũng đã cấp Bằng Độc quyền - Giải pháp Hữu ích cho đề tài
“Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi tôm” (1991) và giải khuyến khích VIFOTEC 2003 cho đề tài “Mô
hình thiết bị sản xuất thức ăn nuôi tôm quy mô nông hộ”.
Các nghiên cứu cơ bản về dinh dưỡng của động vật thuỷ sản cũng được tiến hành ở Viện như: khả
năng tiêu hoá biểu kiến ở cá tra, cá ba sa , tôm càng xanh, cá mú, cá chẽm, cá giò, cua biển,….. Các kết quả
nghiên cứu này đã tạo dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng công thức thức ăn cho các đối tượng nuôi chủ
lực hiện nay.
Các chương trình nghiên cứu khá thành công về nuôi sinh khối thức ăn tự nhiên trong đó có chương
trình nuôi sinh khối vi tảo và rotifer đã được tiến hành ở Trung Tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ thuộc

Viện làm cơ sở cho việc nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá biển mở ra khả năng chủ động trong nghiên cứu
sinh sản nhân tạo các loại cá biển phục vụ cho chiến lược phát triển nuôi biển trong tương lai. Các sản phẩm
chế biến thủy sản giá trị gia tăng như cá basa hun khói, đồ hộp nghêu đã đạt Huy chương vàng tại các hội chợ
triển lãm Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ. VIETFISH.
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - Th¸ng 12/20114
4
35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
35 NĂM VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Trong lĩnh vực quản lý thuỷ sản
Với đặc điểm quy mô nông hộ nhỏ của nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL, thông qua
hợp tác với Chương trình thuỷ sản của Uỷ hội sông Mekong, Viện đã xây dựng và áp dụng thành công mô hình
thí điểm quản lý tài nguyên nước phục vụ nuôi tôm- lúa kết hợp tại tỉnh Sóc Trăng và mô hình quản lý khai
thác thuỷ sản nước ngọt bền vững ở Vàm Nao có sự tham gia của cộng đồng có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội
cũng như bảo vệ môi trường và nguồn lợi tự nhiên.
 Trong lĩnh vực hợp tác với địa phương
Viện xem việc mở rộng hợp tác với các đối tác trong nước là biện pháp để nâng cao năng lực thông
qua các chương trình hợp tác nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao phương pháp luận. Viện đã mở
rộng hợp tác với các đơn vị nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu như Viện Công nghệ Sinh học, Viện Pasteur, Viện
Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp.Hồ Chí Minh, Sở NN& PTNT, Sở KH&CN các tỉnh
của khu vực Nam bộ để giải quyết những vấn đề nghiên cứu chuyên sâu và các vấn đề do thực tiễn đặt ra mà
Viện chưa có khả năng thực hiện hoặc chưa có điều kiện tiếp cận. Ngược lại, Viện cũng phối hợp, tham gia
trong công tác đào tạo Sau đại học cho các trường ĐH Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Cần Thơ, tập huấn kỹ
thuật về chuyên môn và chuyển giao công nghệ cho các địa phương.
Các thành tựu KHCN của Viện cũng đã được chuyển giao cho các địa phương như: Quy trình sản xuất
giống các loài giáp xác như tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh và cua biển; Quy trình công nghệ sản xuất
giống các loài cá biển có giá trị kinh tế; Quy trình công nghệ sản xuất giống các loại cá nước ngọt bản địa có
giá trị kinh tế và nguy cơ tuyệt chủng; Quy trình kỹ thuật xác định các tác nhân gây bệnh thuỷ sản nuôi; Quy
trình chế biến sản phẩm thuỷ sản; Cung cấp dịch vụ xét nghiệm tôm giống và bệnh thủy sản; Thiết kế, chế tạo
và lắp đặt các dây chuyền sản xuất thức ăn thuỷ sản quy mô nhỏ,

Một số sản phẩm chủ lực của Viện có thể liên kết, hợp tác tư vấn và sản xuất quy mô hàng hóa như
sau: Cá tra chọn giống theo tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh ( PANGI); Cá rô phi vằn chọn giống theo
tính trạng tăng trưởng (GIFT); Cá rô phi đỏ chọn giống theo tính trạng tăng trưởng và chịu mặn (ENV2); Tôm
càng xanh chọn giống theo tính trạng tăng trưởng; Tôm càng xanh toàn đực; Tôm sú giống sạch bệnh từ tôm
bố mẹ gia hóa; Cá chẽm, cá mú và cá giò, cá măng giống; Cá Hô, lươn đồng, Bống tượng, Bông lau, chạch lấu,
chạch lữa, cá cóc, cá chài, cá duồng…; Các chế phẩm vi sinh theo hướng Quorum sensing; Thức ăn cho cá tra,
rô phi và cá bông lau bố mẹ, cá giống và cá thương phẩm; Thức ăn tôm sú và tôm càng xanh…
 Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế được coi là giải pháp chiến lược để đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi thông tin và tiếp
cận các phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến. Viện đã thiết lập và không ngừng mở rộng các mối quan
hệ hợp tác với các trường Đại học, như: Gent (Bỉ), Ben Gurion (Israel), Akvaforsk (Na Uy), AIT, Tokyo (Nhật
Bản), các tổ chức trong khu vực và quốc tế: MRC, DFID, WFC, ACIAR, CARD, NACA và các dự án, chương
trình do: Danida, SIPPO và CSIRO tài trợ như Fishbozoba, chương trình SUFA, SUMA, Haki (Hungary),…...
Hầu hết kinh phí đào tạo sau đại học cho cán bộ nghiên cứu của Viện đều được tài trợ từ các chương trình hợp
tác quốc tế này.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ là một địa bàn trọng điểm
của cả nước trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản, có nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn và thách
thức. Trong giai đoạn vừa qua bên cạnh những những thành quả to lớn trong lĩnh vực khoa học công nghệ,
đóng góp cho việc phát triển mạnh mẽ nghề nuôi thủy sản ở phía Nam, Viện cũng đã lớn mạnh không chỉ về cơ
sở vật chất mà còn về nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ
giao, trở thành một Viện đầu ngành trong nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản ở phía Nam. Trong quá trình xây
dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ công nhân viên của Viện đã có nhiều đóng góp để có được các thành tích nổi
bật trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ góp phần vào việc phát triển ngành Nuôi trồng Thủy sản
và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản nội địa ở đồng bằng Nam Bộ.
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - Th¸ng 12/20115
5

×