Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

nghiên cứu thành phần, cấu trúc, độc tính tuyến nọc độc của ba loài ốc cối conus striatus, conus textile conus vexillum tại vùng biển nam trung bộ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 102 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Với lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Các thầy cô trong Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Đại học Nha
Trang đã truyền dạy và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học
tập.
TS. Đặng Thúy Bình và TS. Nguyễn Văn Duy đã tận tình hướng dẫn, động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt
nghiệp.
Cử nhân Nguyễn Thanh Sơn, cán bộ tổ nghiên cứu và thầy Nguyễn Ái
Thưởng, Viện vaccine Nha Trang đã hết lòng chỉ bảo và giúp đỡ tôi phân tích sắc
ký và thử nghiệm độc tố ốc cối trên chuột.
Các thầy cô trong hội đồng xét duyệt đồ án đã cho tôi những đóng góp quý
báu để hoàn chỉnh đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người
đã cổ vũ, động viên tiếp thêm nghị lực để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đồ án, do bản thân tôi còn thiếu kinh nghiệm thực
tế nên không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cô
và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lương Hiếu Hòa

i

MỤC LỤC


MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 3
1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường đảo Cù
Lao Chàm và ven bờ Quảng Nam 3
1.1.2. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường vịnh Vân
Phong 4
1.1.3. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, sinh thái và môi trường đảo Lý Sơn
và ven bờ Quảng Ngãi 6
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ỐC CỐI 6
1.2.1. Hệ thống phân loại ốc cối 6
1.2.2. Đặc điểm hình thái của ốc cối 7
1.2.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố 8
1.2.4. Đặc điểm sinh sản 9
1.2.5. Chế độ ăn và phương thức săn mồi 10
1.3. TUYẾN NỌC ĐỘC VÀ ĐỘC TỐ ỐC CỐI 13
1.3.1. Cấu tạo các bộ phận của tuyến nọc độc 13
1.3.2. Tổng quan về độc tố ốc cối 19
1.3.2.1. Phân loại độc tố ốc 24
1.3.2.2. Tác dụng của độc tố ốc cối 27
1.3.2.2.1. Tác dụng ức chế kênh canxi 29
1.3.2.2.2. Tác dụng điều hòa kênh natri 30
1.3.2.2.3. Tác dụng ức chế kênh kali 30
1.3.2.2.4. Tác dụng đối kháng với thụ thể acetylcholine nicotinic (nAChR) 31
1.3.2.2.5. Tác dụng ức chế chất vận chuyển norepinephrine 31
ii


1.3.2.2.6. Tác dụng đối kháng α1-adrenoceptor (thụ thể nhận adrenalin) 32
1.3.2.2.7. Tác dụng đối kháng thụ thể NMDA 32
1.3.2.2.8. Tác dụng điều hòa thụ thể vasopressin (hocmon bài niệu) 32
1.3.2.2.9. Tác dụng đối kháng thụ thể neurotensin 32
1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
1.4.1. Conus striatus (Linné, 1758) 34
1.4.2. Conus textile (Linné, 1758) 35
1.4.3. Conus vexillum (Gmelin, 1791) 37
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI TRUYỀN ỐC CỐI, DI TRUYỀN ĐỘC TỐ ỐC
CỐI VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỐC CỐI TRONG NƯỚC 38
1.5.1. Nghiên cứu về di truyền ốc cối 38
1.5.2. Nghiên cứu về di truyền độc tố ốc cối 41
1.5.3. Tình hình nghiên cứu ốc cối trong nước 44
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU MẪU 46
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.2.1. Nghiên cứu hình thái 49
2.2.2.Giải phẫu tách tuyến nọc độc 49
2.2.3. Khảo sát mối tương quan các thông số hình thái tuyến nọc độc 50
2.2.4. Tách chiết và tinh chế độc tố ốc thô 50
2.2.4.1. Tách chiết độc tố thô 50
2.2.4.2. Tinh sạch bằng sắc ký lọc gel 51
2.2.4.2.1. Giới thiệu về phương pháp sắc ký 51
2.2.4.2.2. Tinh sạch bằng sắc ký lọc gel 51
2.2.4.3. Xác định các phân đoạn peptide bằng HPLC 53
2.2.4.3.1. Giới thiệu về phương pháp và thiết bị HPLC 53
2.2.4.3.2. Tiến hành sắc ký 54
2.2.4.4. Thử nghiệm độc tố trên chuột 55
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56

3.1. GIẢI PHẪU TUYẾN ĐỘC 56
3.1.1. Conus striatus 56
3.1.2. Conus textile 59
iii

3.1.3. Conus vexillum 62
3.2. KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THÔNG SỐ HÌNH THÁI VÀ
TUYẾN ĐỘC 67
3.3. CẤU TRÚC RĂNG KITIN 70
3.3.1. Conus striatus 71
3.3.2. Conus textile 72
3.3.3. Conus vexillum 73
3.4. TÁCH CHIẾT ĐỘC TỐ THÔ 76
3.5. THỬ ĐỘC TÍNH TRÊN CHUỘT VÀ XÁC ĐỊNH CÁC PHÂN ĐOẠN
PEPTIDE BẰNG HPLC 77
3.5.1. Thử độc tính mẫu độc tố thô Conus striatus 77
3.5.2. Chuẩn bị mẫu quét phổ UV-Vis và tinh sạch protein 78
3.5.3. Chạy sắc ký lọc gel 78
3.5.4. Phân tích bằng HPLC 79
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86














iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Một số loài ốc cối ở Việt Nam 7
Hình 1.2: Ốc cối Conus textile 8
Hình 1.3: Vòng đời của ốc cối 9
Hình 1.4: Phương thức săn mồi dạng móc câu 11
Hình 1.5: Conus purpurascens săn mồi dạng móc câu 11
Hình 1.6: Phương thức săn mồi dạng lưới 12
Hình 1.7: Conus geographus săn mồi dạng lưới 12
Hình 1.8: Cấu tạo tuyến nọc độc của ốc cối 14
Hình 1.9: Cấu trúc điển hình răng kitin của ốc cối 16
Hình 1.10: Hình thái răng kitin của một số loài ốc cối 18
Hình 1.11: Sơ đồ độc tố ốc cối gồm các superfamily, kiểu liên kết disufide và các đích
dược tính 22
Hình 1.12: Quá trình phân cắt tạo peptide trưởng thành của MVIIA 23
Hình 1.13: Hình thái Conus striatus 34
Hình 1.14: Conus striatus săn mồi 35
Hình 1.15: Bản bồ vùng phân bố của Conus striatus 35
Hình 1.16: Hình thái Conus textile 36
Hình 1.17: Conus textile săn mồi 36
Hình 1.18: Bản đồ vùng phân bố của Conus textile 37
Hình 1.19: Hình thái Conus vexillum 37
Hình 1.20: Conus vexillum săn mồi 38
Hình 1.21: Bản đồ vùng phân bố của Conus vexillum 38

Hình 2.1: Bản đồ các khu vực thu mẫu ốc cối ở vùng biển Nam Trung Bộ 46
Hình 2.2: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu 48
Hình 2.3: Cấu tạo bên ngoài của ốc cối và các thông số hình thái 49
Hình 3.1: Hình dáng bên ngoài của Conus striatus 56
Hình 3.2: Cấu tạo tuyến độc của Conus striatus 57
Hình 3.3: Túi răng (dải răng) kitin của Conus striatus 57
Hình 3.4: Hình dáng bên ngoài của Conus textile 59
v

Hình 3.5: Cấu tạo tuyến độc của Conus textile 60
Hình 3.6: Túi răng kitin của Conus textile 60
Hình 3.7: Hình dáng bên ngoài của Conus vexillum 63
Hình 3.8: Cấu tạo tuyến độc của Conus vexillum 63
Hình 3.9: Cấu tạo tuyến độc ba loài ốc cối 65
Hình 3.10: Mối tương quan giữa các thông số hình thái và tuyến độc của Conus
striatus 67
Hình 3.11: Mối tương quan giữa các thông số hình thái và tuyến độc của Conus textile
68
Hình 3.12: Mối tương quan giữa các thông số hình thái và tuyến độc của Conus
vexillum 69
Hình 3.13: Cấu trúc răng kitin của Conus spp 71
Hình 3.14: Cấu trúc răng kitin của Conus striatus 72
Hình 3.15: Cấu trúc răng kitin của Conus textile 73
Hình 3.16: Cấu trúc răng kitin của Conus vexillum 74
Hình 3.17: Thử nghiệm độc tố Conus striatus trên chuột 77
Hình 3.18: Chuột tử vong sau khi tiêm độc tố Conus striatus thô vào ổ bụng 78
Hình 3.19: Mẫu thô hai peak hấp thụ ở bước sóng OD215nm = 3.561 và OD265nm =
2.941 78
Hình 3.20: Kết quả chạy sắc ký lọc gel của Conus striatus (Biểu đồ thu ngắn) 79
Hình 3.21: Kết quả chạy sắc ký lọc gel của Conus striatus (Biểu đồ hoàn chỉnh) 79

Hình 3.22: Phổ sắc ký đồ của Conus striatus thô chưa tách chiết protein 81
Hình 3.23: Phổ sắc ký đồ độc tố Conus striatus đã tách chiết protein tube 4, 6 và 7 (sắc
đồ hoàn chỉnh và sắc đồ tại vị trí thời gian lưu 3-7 phút) 81






vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Sự phân chia các loài ốc cối dựa trên cấu trúc răng kitin 19
Bảng 1.2: Các superfamily của conotoxin 26
Bảng 1.3: Các peptide độc tố với những liệu pháp tiềm năng 28
Bảng 3.1: Khối lượng (KL) và chiều dài (Cd) các bộ phận tuyến độc của Conus
striatus. Giá trị trung bình±độ lệch chuẩn (n=20 cá thể) 58
Bảng 3.2: Khối lượng (KL) và chiều dài (Cd) các bộ phận tuyến độc của Conus textile.
Giá trị trung bình±độ lệch chuẩn (n=20 cá thể) 61
Bảng 3.3: Khối lượng (KL) và Chiều dài (Cd) các bộ phận tuyến độc của Conus
vexillum. Giá trị trung bình±độ lệch chuẩn (n=20 cá thể) 64
Bảng 3.4: Khối lượng và chiều dài vỏ, tuyến độc, túi độc, túi răng kitin của ba loài C.
striatus, C. vexillum, C. textile. Giá trị trung bình±độ lệch chuẩn (n=20 cá thể) 66
Bảng 3.5: Khối lượng (KL) thân, chiều dài (Cd) vỏ, chiều dài túi răng, chiều dài răng
và chiều dài các ngạnh của Conus striatus. Giá trị trung bình±độ lệch chuẩn (n=5 cá
thể) 72
Bảng 3.6: Khối lượng (KL), chiều dài (Cd) vỏ, chiều dài túi răng, chiều dài răng và
chiều dài các ngạnh của Conus textile. Giá trị trung bình±độ lệch chuẩn (n=5 cá thể)
73

Bảng 3.7: Khối lượng (KL), chiều dài (Cd) vỏ, chiều dài túi răng, chiều dài răng,
chiều dài ngạnh và chiều dài lưỡi răng của Conus vexillum. Giá trị trung bình±độ lệch
chuẩn (n=5 cá thể) 74
Bảng 3.8: Khối lượng (KL), chiều dài (Cd) vỏ, Cd túi răng và Cd răng kitin của 3 loài
ốc cối. Trung bình(TB)±Độ lệch chuẩn(SD), n=5 cá thể 75
Bảng 3.9: Khối lượng độc tố ốc thô/cá thể tách chiết được của ba loài ốc cối 76
Bảng 3.10: Kết quả thử độc tính của loài Conus striatus trên chuột theo dõi 24h 77




vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

ACN Aceton Nitrile
CO1 Cytochrome oxydase 1
ESTs Express sequence tags
HPLC High Performance Liquid Chromatography
ITS2 Internal transcribed spacer 2
mtDNA Mitochondrial DNA
nAChR nicotinic acetylcholine receptor
NET Norepinephrine transporter
NMDA N-methyl-D-aspartate
PTMs Post-translational modifications
TFA Tri Flo Acid acetic
α alpha
γ gamma
δ delta
κ kappa

µ mu
ρ rho
σ sigma
τ tau
χ chi
ψ psi
ω omega
1

LỜI MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cuộc
sống của con người, là nguồn tài nguyên lớn của mỗi quốc gia. Ở một mức độ nào
đó nó duy trì sinh quyển, ở một mức độ khác nó cung cấp nguyên vật liệu cơ bản
cho các ngành công-nông nghiệp và các nhu cầu thiết yếu khác của con người. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay cho thấy sự gia tăng dân số và các hoạt động khai thác quá
mức của con người đã và đang làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên này dần cạn
kiệt. Việc sử dụng hợp lý và bảo tồn đa dạng sinh học trở nên bức thiết hơn bao giờ
hết.
Ở nước ta, ốc là một trong những nguồn lợi hải sản có mức độ phong phú về
thành phần loài, có giá trị thực phẩm và kinh tế cao. Song những năm gần đây, tình
trạng khai thác vô tội vạ cộng với sự ô nhiễm môi trường đang làm cho nguồn lợi ốc
có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài ốc có giá trị cao có nguy cơ
tuyệt chủng, đặc biệt là ốc cối. Theo công ước Quốc tế về buôn bán động vật bị đe
dọa (CITES), ốc cối cần được đưa vào danh mục được pháp luật bảo vệ.
Ốc cối là loại động vật thân mềm, có nọc độc, sống chủ yếu sống ở các vùng biển
nhiệt đới trong những rạn san hô. Chúng được biết đến là những loài có giá trị kinh
tế cao nhờ màu sắc và hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc cối được khai thác để làm đồ trang
sức, mỹ nghệ, đồ lưu niệm được nhiều người ưa chuộng. Chính điều này sẽ làm
tăng mối đe dọa cho các loài ốc cối nếu con người tiếp tục khai thác quá mức mà
không có biện pháp bảo vệ.

Bên cạnh giá trị kinh tế, các loài ốc cối còn được biết đến như là một loại thuốc
để chữa các cơn đau mạn tính, ung thư và nhiều bệnh khác nhờ độc tố chết người ẩn
sau lớp vỏ đẹp. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang bào chế thuốc chữa trị cho các
bệnh thần kinh, ung thư, thuốc giảm đau. Thuốc tổng hợp bào chế từ độc tố ốc cối
có tác dụng giảm đau gấp hàng nghìn lần morphine mà không gây nghiện
( Tuy nhiên cho đến nay
khoa học chỉ mới chiết xuất và phân tích được khoảng 100 độc tố từ nguồn tiềm
2

năng chứa tới 70.000 độc tố ốc cối. Do đó, các nghiên cứu sâu hơn về ốc cối và độc
tố ốc cối là rất cần thiết và vẫn đang tiếp tục tiến hành.
Chính những giá trị to lớn cùng với những vấn đề đáng lo ngại trên, chúng tôi sử
dụng ốc cối làm đối tượng nghiên cứu chính. Đề tài “Nghiên cứu thành phần, cấu
trúc, độc tính tuyến nọc độc của ba loài ốc cối Conus striatus, Conus textile Conus
vexillum tại vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam ” sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vai
trò của ốc cối mà cụ thể là độc tố ốc cối trong y dược. Trên cơ sở đó đề ra các biện
pháp quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý góp phần bảo tồn nguồn lợi ốc cối ở Việt
Nam đồng thời định hướng cho các nghiên cứu độc tố chuyên sâu.
Mục tiêu của đề tài
 Giải phẫu tách tuyến độc của ba loài ốc cối, khảo sát mối quan hệ giữa các thành
phần tuyến độc và cấu trúc răng kitin với chế độ ăn của ba loài ốc cối đại diện
cho ba phương thức dinh dưỡng khác nhau.
 Tách chiết và tinh chế độc tố ốc thô, định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về
xác định cấu trúc, trình tự, chức năng của các peptide độc tố có hoạt tính sinh
học ứng dụng trong y dược.
 Thử nghiệm độc tính trên chuột đối với loài có độc tính cao trên cơ sở đó
khuyến cáo người dân có biện pháp phòng tránh.

3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường đảo Cù
Lao Chàm và ven bờ Quảng Nam.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa
khô. Nhiệt độ trung bình năm 20-21
o
C. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm,
nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn
đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa hải đảo nên nhiệt độ nước biển cũng chịu
ảnh hưởng của nhiệt độ không khí. Nhiệt độ nước biển dao động trong khoảng ừ
22,5 – 30,5
o
C. Nhiệt độ nước biển cao nhất thường xảy ra vào tháng 7 – 8 hàng
năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau tương ứng với thời kỳ rét và
khô, lượng mưa không đáng kể, nhiệt độ nước giảm thấp vào tháng 1 đến tháng 3
hàng năm. Lượng mưa cao nhất thường xảy ra vào tháng 9 – tháng 10.
Cù Lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao,
Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Đây
còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong
phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rạn san hô ở khu
vực biển Cù Lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh
sách bảo vệ. Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được
thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 khu bảo tồn biển của
Việt Nam vào thời điểm 2007. Do địa thế các đảo chụm lại với nhau tạo thành vịnh
kín, đồng thời cũng là bức tường bảo vệ các rạn san hô, nhờ thế mà nơi đây tạo
thành hệ sinh thái, nó còn là nơi trú ngụ của nhiều loài ốc như ốc đụn, ốc cối.
Phân bố hệ sinh thái ở Cù Lao Chàm:

Các rạn san hô phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam đảo Hòn Lao và xung
quanh các đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 165 ha. Các rạn san hô này phát triển
tốt với các loài ưu thế thuộc các chi Acropora, Montipora và Goniopora.
4

Vùng phía Bắc và phía Đông đảo chính Cù Lao Chàm, chủ yếu là rạn đá dốc
đứng, các nguồn lợi sinh vật khó tồn tại và phát triển ở khu vực này.
Vùng phía Nam của Cù lao Chàm, xen kẽ giữa các rạn san hô là các bãi cát và
thảm cỏ biển phát triển như ở bãi Bắc, bãi Ông, bãi Chồng, bãi Bìm, bãi Hương và
bãi Nôm. Diện tích các bãi cát và thảm cỏ biển được ước tính lên đến 75 ha. Hải sâm
cũng có thể phân bố ở khu vực này.
1.1.2. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường vịnh
Vân Phong
Vịnh Vân Phong nằm cách xa Nha Trang về phía Bắc 60km theo đường bộ. Vịnh
Vân Phong nằm giới hạn trong khoảng 109
o
10’ - 109
o
26’ kinh độ Đông và 12
o
29’ -
12
o
48’ vĩ độ Bắc. Đây là một vịnh lớn, sâu và tương đối kín của Việt Nam. Tổng
diện tích của vịnh khoảng 46.000 ha trong đó diện tích mặt nước khoảng 41.000 ha,
diện tích các đảo khoảng 5.000 ha (bao gồm đảo Hòn Lớn, Hòn Bịp, Hòn Mỹ
Giang, Hòn Hèo và các đảo nhỏ khác ở Bắc và Tây Bắc Hòn Lớn). Phần diện tích
có độ sâu nhỏ hơn 10m là 16.750 ha chiếm hơn 36 %, còn lại 64% diện tích của
vịnh có độ sâu từ 10m – 40m .
Vịnh Vân Phong bao gồm 3 vùng nhỏ: vịnh Vân Phong phía ngoài; vũng Bến

Gỏi ở phía bắc và vũng Cổ Cò - Lạch Cửa Bé ở phía đông bắc. Địa hình đáy vũng
Bến Gỏi không phức tạp lắm, chỉ những nơi có san hô thì nền đáy mới có sự gồ ghề,
lồi lõm. Độ sâu lớn nhất trong khu vực đạt 18 m, sự phân bố các đường đẳng sâu
theo một khoảng cách tương đối đồng đều, song song với nhau và song song với
đường bờ.
Địa hình đáy phần vịnh Vân Phong hoàn toàn khác với địa hình đáy vũng Bến
Gỏi. Đáy vịnh tương đối bằng phẳng tạo thành một máng lớn, lòng máng thoi,
nghiêng dần về phía cửa vịnh, sự phân bố các đường đẳng sâu có dạng ngoằn
nghèo, uốn lượn và phân không không đều. Vũng Cổ Cò - Lạch Cửa Bé tạo ra do sự
có mặt của đảo Hòn Lớn và bán đảo Hòn Gốm. Địa hình đáy ở đây rất đơn giản: độ
sâu tăng từ hai bờ lạch ra giữa dòng. Mặt cắt ngang hình chữ V với độ sâu lớn vì ở
đây là một thung lũng hẹp và sâu.
5

Vịnh Vân Phong nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nam Trung
Bộ với hai mùa gió chính thịnh hành trong năm (gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây
Nam) và chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ gió địa phương (gió Tu Bông khô lạnh,
gió tây khô nóng và cả gió đất biển). Nhiệt độ nước biển dao động trong khoảng từ
23,8 – 30,6
o
C. Nhiệt độ nước biển cao nhất thường xảy ra vào tháng 5 – 9 hàng
năm, bao gồm hai đỉnh tháng 5-6 và đỉnh tháng 9, trong đó đỉnh tháng 5-6 thường là
cực trị chính. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau tương ứng với thời
kỳ rét và khô, lượng mưa không đáng kể, nhiệt độ nước giảm thấp vào tháng 1 đến
tháng 3 hàng năm, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được vào tháng 1 năm 2006 là
23,6
o
C.
Lượng mưa cao nhất thường xảy ra vào tháng 10 – 11. Ngoài ra lượng mưa còn
có một đỉnh phụ thứ hai xảy ra vào tháng 5 – 6 hàng năm được gọi là mưa tiểu mãn.

Điểm đặc biệt cần chú ý là đôi khi tuy được là mưa tiểu mãn nhưng lượng mưa vào
thời này đôi khi vượt quá lượng mưa vào tháng 10 – 11 hàng năm.
Do sông suối ngắn, hàm lượng vật lơ lửng ở vịnh Vân Phong thường thấp, chúng
dao động trong khoảng 0,2 – 1,2mg/l, đặc biệt cực trị hàm lượng vật lơ lửng cao
(1,9mg/l) xảy ra vào tháng 12 năm 2006.
Rạn san hô trong vịnh Vân Phong có diện tích tổng cộng 1.398ha, phân bố chủ
yếu ở:
- Vịnh Bến Gỏi có diện tích 584,3ha, phân bố chủ yếu ở Hòn Bịp, Hòn Ó,
Hòn Dút, Cùm Meo, Rạn Trào, Rạn Tướng, ven bờ Tây Bắc vịnh Vân Phong cũng
với hàng lọat bãi cạn ngầm kích thước nhỏ tồn tại trong khu vực.
- Bờ Đông vịnh Vân Phong diện tích 476,6ha phân bố ở Đông Bán đảo
Hòn Gôm, Lạch Cổ Cò, Hòn Tre và một số đảo nhỏ phía Bắc Hòn Lớn.
- Ở ven bờ Tây Nam vịnh Vân Phong diện tích 337,1ha phân bố ở Mũi
Dù, Hòn Khói, Mỹ Giang, Bãi Cỏ, và một vài bãi cạn ngầm nằm cách ly với bờ
không xa.

6

1.1.3. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, sinh thái và môi trường đảo Lý
Sơn và ven bờ Quảng Ngãi
Vùng biển Quảng Ngãi có một đảo lớn là Lý Sơn (cù lao Ré) và một đảo nhỏ là
đảo Bé. Ven bờ quanh đảo có nhiều rạn đá, san hô bao bọc đã hình thành hệ sinh
thái biển khá đặc sắc và nguồn lợi thủy sản phong phú, có thể khai thác, bảo tồn
nhiều loài đặc sản biển có giá trị.
Vùng biển Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí tượng, thủy văn
vùng biển khu vực từ Quảng Nam tới Khánh Hòa. Chế độ gió mùa Đông Bắc xảy ra
từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của địa hình nên gió mùa Đông Bắc
bị lệch hướng trở thành Bắc và Tây Bắc. Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 6, hướng
gió thịnh hành từ Đông đến Đông Nam. Giai đoạn từ cuối tháng 6 đến tháng 9, gió
mùa Tây Nam hoạt động mạnh, hướng gió thịnh hành Tây hoặc Tây Nam. Tốc độ

gió trung bình từ 2,5 - 4m/s, mạnh nhất có thể đạt tới 24 - 26m/s. Thời kỳ chuyển
tiếp giữa hai mùa, hướng gió chuyển dịch cùng với cường độ giảm dần.
Nước biển Quảng Ngãi mang đặc trưng của vùng nước biển sâu, màu mặt nước
xanh thẳm, độ trong suốt lớn, biển thoáng, hoàn lưu nước trao đổi trực tiếp với biển
Đông. Nhiệt độ nước biển biến động lớn nhất xảy ra ở lớp nước mặt và giảm dần
đến độ sâu 200m. Nhiệt độ tầng nước mặt đạt giá trị cao nhất vào tháng 5, trung
bình 28
o
C - 29,8
o
C; thấp nhất vào tháng 1, trung bình 22
o
C - 24,7
o
C.
Độ mặn nước biển khá cao, có sự thay đổi theo mùa, nhưng biên độ dao động độ
mặn giữa mùa khô và mùa mưa không lớn và độ mặn đều lớn hơn 32‰. Mùa gió
Tây Nam, độ mặn tầng mặt ven bờ trung bình 32 - 33‰, ngoài khơi là 33,5 -
34,5‰; mùa gió Đông Bắc, nước biển có độ mặn cao khoảng 33,8 - 34‰.
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ỐC CỐI
1.2.1. Hệ thống phân loại ốc cối
Họ ốc cối là một trong những họ có số lượng loài lớn trong ngành động vật thân
mềm. Cho đến nay, trên thế giới đã xác định được khoảng 700 loài, trong đó chủ
yếu thuộc giống Conus.

7

Ngành: Mollusca (Linnaeus, 1758)
Lớp: Gastropoda (Cuvier, 1795)
Bộ: Sorbeoconcha (Ponder & Lindberg, 1997)

Tổng họ: Conoidea (Fleming, 1822)
Họ: Conidae (Rafinesque, 1815)
Giống: Conus (Linnaeus, 1758)
(
1.2.2. Đặc điểm hình thái của ốc cối
Ốc cối (Conus spp.) là loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng, ăn thịt và có
nọc độc. Trên thế giới đã xác định được khoảng 700 loài (Cunha và cs, 2005). Ở
nước ta ghi nhận có hơn 76 loài (Hylleberg và Kilburm, 2003). Những loài này đều
có đặc điểm chung là có màu sắc sặc sỡ với những hoa văn rất đa dạng (hình 1.1).
Vỏ hình chóp thuôn dài, to, dày, bằng đá vôi, chắc, nặng, xoắn theo chiều kim đồng
hồ. Đầu có một xúc tu (râu), toàn thân liền trong vỏ bao bọc bởi một lớp nhầy. Loài
ốc cối rất phổ biến Conus textile, hình ảnh minh họa cho ốc cối được trình bày ở
hình 1.2.








Hình 1.1: Một số loài ốc cối ở Việt Nam
8








Hình 1.2: Ốc cối Conus textile
(
1.2.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố
Hầu hết các loài ốc cối sống ở vùng biển nhiệt đới, vùng biển ấm, trong hoặc gần
các rạn san hô, một số loài cận nhiệt đới được tìm thấy chủ yếu tại vùng dưới triều ở
độ sâu từ 10-30m và dưới các tảng đá ở vùng triều nông (Stewart và Gilly, 2005).
Chúng có thể ẩn mình trong cát hoặc dưới các tảng đá, sỏi (Rockel và cs, 1995).
Một số loài có thể sống ở các rừng ngập mặn, hoặc sống ở vùng nước sâu đến 400m
(Rockel và cs, 1995). Ốc cối thường sống đơn độc, tuy nhiên ở một số khu vực đặc
biệt vẫn có thể tìm thấy chúng với một số lượng lớn do môi trường sống thích hợp.
Giống ốc cối thường phân bố ở vùng vĩ độ giữa 40
o
Bắc và 40
o
Nam, chủ yếu ở
các vùng biển: Ấn độ - Thái Bình Dương, Panamic, Caribbean, Peru, Patagonic,
Tây và Nam Phi và Địa Trung Hải. Một số loài có thể phân bố ở vĩ độ trên 40
o
như
ở Nam Phi, Nam Australia, Nam Nhật Bản và biển Địa Trung Hải. Nhìn chung, ốc
cối xuất hiện ở hầu hết các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng đa dạng loài
chủ yếu tập trung ở vung biển Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Chúng đạt
đến mật độ tối đa là 40 cá thể/m
2
, nhưng thường có số lượng ít phong phú (Kohn và
cs, 2001).
9

Tại Việt Nam, ốc cối phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển thuộc khu vực Nam
Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Kiên Giang và quanh các hải đảo (như Trường Sa, Hoàng

Sa, Côn Đảo) với khoảng 76 loài (Hylleberg và Kilburm, 2003).
1.2.4. Đặc điểm sinh sản
Sinh sản của ốc cối vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi, nhưng hầu hết các loài
này đều có sự phân chia giới tính và thụ tinh trong. Trứng được đẻ một lần trong
năm (Kohn, 1961). Mỗi trứng được bao bọc bởi nhiều nang trứng, mỗi nang trứng
lại chứa rất nhiều trứng khác nhau (hình 1.3). Ấu trùng và con non của ốc cối
thường có hai hình thức chính: Dạng ấu trùng Veliger (ấu trùng bơi lội tự do), và
dạng con non Veliconcha (có hình dáng gần giống cá thể trưởng thành). Thời kì đầu
của quá trình phát triển thường bị hạn chế, bởi số lượng ấu trùng bị hao hụt rất
nhiều. Do đó, trong quá trình ương nuôi ốc cối thường gặp nhiều khó khăn. Thời kì
ấu trùng sống ngoài khơi thường kéo dài khoảng từ 1 đến 50 ngày. Vòng đời của ốc
cối kéo dài khoảng 10 – 15 năm trong tự nhiên, cũng như trong điều kiện nuôi nhốt.











Hình 1.3: Vòng đời của ốc cối (Rockel và cs, 1995)


10

1.2.5. Chế độ ăn và phương thức săn mồi
Ốc cối là động vật ăn thịt (canivorous), chúng ăn mồi sống. Thức ăn chính của

chúng là các loài cá nhỏ (piscivorous), giun biển (vermivorous), nhuyễn thể
(molluscivorous), và ngay cả các loài ốc cối khác (Terlau và Olivera, 2004; Olivera,
2002). Chúng có một cơ quan bắt mồi chuyên biệt là dải răng kitin (túi răng kitin).
Răng kitin của ốc cối hõm sâu và có gai, giống như những cây lao thu nhỏ. Ốc
cối chỉ sử dụng răng kitin một lần, một khi răng kitin nào được sử dụng để tiêm nọc
độc vào con mồi, nó sẽ được loại bỏ và ốc cối phải tái tạo lại răng mới
(
Khi ốc cối nhận ra đối tượng, vòi của chúng sẽ kéo dài ra, nhờ một lực co cơ
những mũi tên từ ống vòi được phóng rất nhanh kèm theo một lượng lớn độc tố
được phóng thích và làm tê liệt nhanh chóng con mồi. Sự tấn công này chỉ xảy ra
trong khoảng một phần nghìn giây. Chất độc sẽ làm tê liệt con mồi và gây tử vong
cho đối tượng trong thời gian rất ngắn. Độc tố ốc cối chứa đựng hàng trăm các hợp chất
khác nhau và thể hiện sự khác biệt giữa các loài khác nhau. Các nhà khoa học cũng chỉ ra
rằng, độc tố ốc cối cũng thay đổi tùy theo khẩu phần ăn, tùy theo mùa, và tùy theo từng
vùng địa lí khác nhau ( />use/invitecomment/pubs/cone-snails.pdf).
Loài ăn cá (piscivorous)
Ốc cối ăn các loài cá nhỏ được gọi là piscivorous. Đối với loài ăn cá chúng có hai
phương thức săn mồi: săn mồi dạng móc câu (hook and line hunting) và săn mồi
dạng lưới (net hunting). Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nọc độc ở loài
này gây ra hai trạng thái tê liệt cho con mồi: tê liệt cứng (shock cứng) và tê liệt
mềm. Tê liệt cứng là khi tất cả các cơ đều co thắt lại cùng một lúc khiến con mồi trở
nên cứng đờ trong khi tê liệt mềm các cơ không bị co thắt lại, con mồi trở nên mềm
nhũn.
+ Săn mồi dạng móc câu (hình 1.4): ốc cối phóng răng kitin có móc gai để giữ
chặt đồng thời tiêm chất độc vào con mồi, sử dụng vòi hút giống như cần câu cá,
chúng sử dụng ống siphon-cơ quan như mũi để tìm kiếm con mồi xung quanh vùng
11

nước. Nếu phát hiện mồi chúng sẽ mở rộng vòi (vòi có thể mở rộng gấp đôi chiều
dài cơ thể) trong vòi có lao móc chứa nọc độc sẽ bắn vào cơ thể con mồi. Nọc độc

từ lao móc là hỗn hợp của nhiều chất độc khác nhau sẽ xâm nhập vào cơ thể và làm
tê liệt con mồi, ban đầu con mồi sẽ co giật mạnh vài giây sau đó bất động và cứng
đờ. Răng kitin có các gai móc buộc chặt con mồi vào vòi của nó, con mồi nhanh
chóng được cuốn vào miệng để ốc có thể ăn. Các loài ốc săn mồi theo cách này cần
con mồi trở nên cứng đờ để có thể dễ dàng nuốt chúng. Ví dụ minh họa cho loài ốc
ăn cá Conus purpurascens săn mồi dạng móc câu được mô tả ở hình 1.5.




Hình 1.4: Phương thức săn mồi dạng móc câu









Hình 1.5: Conus purpurascens săn mồi dạng móc câu
(
12

+ Săn mồi dạng lưới (hình 1.6) : một hoặc nhiều con mồi bị bắt giữ thông qua vòi
được mở rộng như lưới sau đó chất độc được tiêm vào chúng thông qua các gai móc
để làm tê liệt con mồi. Một số loài có vòi hút ở ngoài giống như ngón tay làm con
mồi nhầm tưởng là hải quỳ. Phần miệng mở rộng trông giống như một cái bát san
hô hoặc nơi trú ẩn trên rạn san hô. Ở các loài săn mồi theo cách này độc tố của
chúng gây ra dạng tê liệt mềm, quá trính tiêu hóa con mồi sẽ kéo dài từ vài giờ đến

vài ngày. Chúng sẽ thải ra xương cá, răng kitin và có thể cát sỏi bị nuốt vào. Ví dụ
minh họa ở loài Conus geographus săn mồi dạng lưới được mô tả ở hình 1.7.







Hình 1.6: Phương thức săn mồi dạng lưới











Hình 1.7: Conus geographus săn mồi dạng lưới
(

13

Loài ăn nhuyễn thể (molluscivorous)
Ốc cối ăn các loài nhuyễn thể khác được goị là molluscivorous. Chúng ăn vô số
các động vật thân mềm biển khác bao gồm các loài ốc mitres, trochus, ốc tiền
(cowries), olive shells, turbo snails, conch snails và một số loài ốc cối khác. Sau khi

phóng răng kitin đâm vào mục tiêu, con mồi được đưa cẩn thận vào miệng (miệng
có thể đưa vào trong vỏ qua khe hở của vỏ) để bắt đầu tiêu hóa con mồi. Những loài
ốc cối có thể giết và nuốt những con mồi lớn hơn chúng. Đã có tài liệu ghi nhận ốc
cối có thể nuốt những con mồi bằng nửa trọng lượng của chúng (Journal Molluscan
Studies 73/2/123).
Loài ăn giun biển (vermivorous)
Ốc cối ăn các loài giun biển được gọi là vermivorous, đây là nhóm lớn nhất trong
giống Conus, săn chủ yếu giun biển/giun nhiều tơ, chúng sử dụng hệ thống phân
phối độc tố tương tự như ốc ăn cá và nhuyễn thể. Khi con mồi bị tiêm nọc độc và tê
liệt, ốc cối sẽ nhanh chóng tiêu hóa chúng. Hầu hết các loài ăn giun biển thường
không gây độc cho con người do tính chất vốn có của nguồn thức ăn. Răng kitin của
các loài này thường dài 0.5-4mm (trong khi loài ăn cá là 5-12mm) (Bingham và cs,
2010).
1.3. TUYẾN NỌC ĐỘC VÀ ĐỘC TỐ ỐC CỐI
1.3.1. Cấu tạo các bộ phận của tuyến nọc độc
Đặc tính của ốc là loài di chuyển chậm nên dễ bị các loài động vật ăn thịt khác
tấn công. Do đó, muốn tồn tại và phát triển cơ thể chúng phải có cấu tạo đặc biệt để
thích nghi với điều kiện môi trường. Cơ quan đó chính là tuyến độc. Tuyến độc tiết
ra nọc độc giúp chúng bắt những con mồi xa dễ dàng bằng cách tấn công làm tê liệt
con mồi, mặt khác tuyến độc còn là vũ khí giúp chúng tự vệ cũng như tiêu diệt kẻ
thù.
Marshall và cs (2002) nghiên cứu về sự sản sinh độc tố và các yếu tố liên quan
đến giải phẫu của Conus californicus. Nghiên cứu đã mô tả cấu trúc mô học của ống
dẫn độc và túi răng kitin đồng thời cho biết chức năng của các bộ phận trong tuyến
nọc độc của C. californicus. Kết quả cho thấy phần đầu ống dẫn độc là một lớp biểu
14

mô phức tạp chuyên biệt cho hoạt động vận chuyển chất độc, phần ống dẫn độc
ngoại biên bao gồm một loạt các biểu mô khác nhau và các tế bào dạng hạt, các hạt
này còn được tìm thấy trong khoang của ống dẫn độc. Phần ống dẫn giữa khoang

của ống dẫn độc và hầu rất hẹp và được cấu tạo bằng một loại tế bào đặc biệt không
rõ chức năng. Các hạt cũng được tìm thấy trong khoang của từng răng kitin và trong
túi răng.
Tuyến nọc độc của ốc cối gồm các bộ phận : túi nọc độc, ống dẫn độc, vòi hút,
túi răng kitin (hình 1.8).









Hình 1.8: Cấu tạo tuyến nọc độc của ốc cối
(

+ Túi nọc độc: hình lưỡi liềm, màu trắng sữa, nằm vuông góc với trục của cơ
thể, lõm về phía đỉnh vỏ, lồi ra về phía ngược lại. Túi nọc độc là cơ quan lớn nhất
trong tuyến nọc độc, có chức năng tiết ra độc tố, đồng thời tạo ra áp lực khi bơm
độc tố vào con mồi.
+ Ống dẫn độc: là đường dẫn chính trong tuyến nọc độc, có vai trò dẫn chất độc từ
túi nọc độc đi tới răng kitin để tiêm vào con mồi, có màu vàng nhạt, trong cơ thể ốc nó
cuộn thành bó nằm trong phần lõm của túi nọc độc nằm ở mặt phải và phía sau của hầu.
+ Vòi hút: là phần cuối cùng của tuyến nọc độc, rỗng phía trong, hình chóp cụt,
lớn hơn ở phần nối với hầu, nhỏ hơn đối với phần còn lại, có khả năng thay đổi kích
Ống dẫn độc
Túi đ
ộc


Túi răng kitin
Vòi hút

15

thước và độ đàn hồi rất tốt. Khi tấn công con mồi, vòi hút sẽ phình to lên hút con
mồi vào bên trong đưa đến nhánh ngắn của túi răng kitin và răng kitin được phóng
vào, tiếp đến chất độc sẽ được bơm đầy làm tê liệt con mồi. Cấu trúc mô học của
vòi hút là lớp tế bào cơ vân, chính cấu trúc này giải thích cho khả năng đàn hồi và
sức chứa đựng lớn.
+ Túi răng kitin (dải răng kitin): chứa các răng kitin. Dải răng này bao gồm hai
nhánh như hai cánh tay. Nhánh dài có màu đỏ ở phần nối với ống dẫn và vàng nhạt
ở phần còn lại, nhánh còn lại trong suốt. Phía cuối túi răng kitin này có tế bào
odontoblast (tế bào tạo răng) có vai trò tạo ra các răng kitin. Các răng kitin ban đầu
mềm sau đó trở nên cứng khi chúng di chuyển từ nhánh dài đến nhánh ngắn, quá
trình đi tới nhánh ngắn răng kitin đi song song dọc theo túi.
Răng kitin của Conus spp. giống như kim tiêm trong suốt, khi tiêm vào cơ thể
con mồi răng kitin sẽ được giữ lại trong cơ thể, răng này có vai trò trực tiếp đưa
chất độc vào cơ thể con mồi. Trên răng có các ngạnh để giữ răng kitin lại trong con
mồi. Tùy từng loài sẽ có kích thước răng kitin khác nhau. Có những loài răng là
những kim tiêm rất nhỏ yếu, có loài răng kitin lại rất cứng và chắc. Các ngạnh của
kim tiêm giống như các ngạnh của lưỡi câu. Tất cả răng kitin các loài ốc cối có
ngạnh đầu, một số có ngạnh thứ hai, ngoài ra còn tìm thấy một số rất ít loài có
ngạnh thứ ba. Lưỡi răng kitin có vai trò cắt và mở rộng diện tích tiếp xúc khi phóng
kim tiêm vào con mồi. Đường răng cưa là một dãy răng nhỏ chạy dọc phía trong
thân răng kitin từ ngạnh đầu xuống gần giữa răng kitin. Các răng nhỏ này có kích
thước lớn dần từ đỉnh đến giữa thân răng kitin. Hầu hết tất cả các loài có một hàng
răng nhỏ, chỉ một số ít có hai hàng, một số loài không có đường răng cưa này
(Franklin và cs, 2007).
Tùy thuộc vào loại con mồi mà phương thức tấn công bằng răng kitin cũng khác

nhau, loài ăn cá chỉ dùng một răng để bắt con mồi, trong khi đó, loài ăn nhuyễn thể
tiếp tục tiêm độc tố vào con mồi sau khi tấn công. Quan sát cho thấy loài ăn nhuyễn
thể có thể dùng đến nửa túi răng kitin để bắt một con mồi (Terlau và Olivera, 2004).
Răng kitin chỉ được sử dụng một lần để tiêm vào con mồi sau đó chúng sẽ bị loại,
16

các loài ốc cối sẽ tiếp tục tạo ra các răng kitin mới nhờ các tế bào tạo răng
odontoblast. Cấu trúc răng kitin điển hình của ốc cối được trình bày ở hình 1.9.















Hình 1.9: Cấu trúc điển hình răng kitin của ốc cối (Franklin và cs, 2007)

Cùng với hính thái, màu sắc, vân trên vỏ, răng kitin đóng vai trò quan trọng trong
định danh loài và phân biệt các loài cận giống. Những nghiên cứu trước đây cho
thấy sự đa dạng đáng kể trong cấu trúc và hình thái răng kitin.
Kohn và cs (1972) nghiên cứu răng kitin của Conus imperialis bằng kính hiển vi
điện tử đã làm sáng tỏ cấu trúc và mối liên hệ giữa các bộ phận : đỉnh, các ngạnh,

lưỡi cắt, đường răng cưa, nếp gấp bên ngoài, trục thân và đáy. Nhóm tác giả cũng
đề xuất các vai trò chức năng của các bộ phận này trong việc bắt mồi.
Marsh (1977) nghiên cứu giải phẫu dải răng kitin của 1 loài ăn cá (Conus
striatus), 1 loài ăn nhuyễn thể (Conus marmoreus) và 2 loài ăn giun biển (Conus
flavidus và Conus lividus). Kết quả giải phẫu túi răng kitin của 4 loài đều có 2
Gai trư
ớc

Gai th
ứ 3

Gai th
ứ 2

Lưỡi
Thân

răng

Khớp đáy
Dây ch
ằng


Eo
Thân răng
Lưỡi
kim
Cựa
đáy


17

nhánh. Nhánh ngắn thông với ống tiêu hóa, nhánh dài cong lên bên phải của ống
tiêu hóa. Các răng ở nhánh ngắn với đầu răng hướng theo trục của nó, hướng về
phía mở của túi răng trong khi các răng ở nhánh dài các đầu của chúng hướng vô
định hoặc về phía ngoại biên. Phía cuối của túi răng có các tế bào odontoblasts chịu
trách nhiệm cho việc tạo răng. Quan sát răng kitin của 2 loài Conus lividus và
Conus striatus dưới kính hiển vi điện tử cho thấy ở C. lividus chiều dài 1 răng là
1.4mm, mỗi răng có thân hình trụ mang 1 ngạnh đơn và 1 lưỡi ngắn ở đầu và 1 cựa
đáy nhỏ. Ở C. striatus chiều dài 1 răng là 7mm có 1 ngạnh và 1 lưỡi và ngạnh gắn
với nhau với các đầu uốn cong.
James (1980) nghiên cứu cấu trúc răng kitin của 22 loài ốc cối ở vùng biển Ấn
Độ-Thái Bình Dương cho thấy 3 nhóm riêng biệt dựa trên phương thức săn mồi: 6
loài ăn cá, 3 loài ăn nhuyễn thể và 13 loài ăn giun biển. Răng kitin của các loài ăn
cá gồm 2 loại cơ bản: loại thứ nhất 2 ngạnh với đầu gai uốn cong, không có cựa
đáy; loại thứ hai có 2 ngạnh sắp xếp ở phía trước, phần lưỡi có cấu trúc răng cưa
gần hết chiều dài của nó, không có cựa đáy. Loài ăn nhuyễn thể răng kitin có 2
ngạnh phía trước, có đường răng cưa, một số loài có cựa đáy. Răng kitin của loài ăn
giun biển cho thấy sự biến dị loài cao hơn loài ăn cá và nhuyễn thể, đặc trưng bởi 2
ngạnh ở trước, vùng răng cưa gần đỉnh, lưỡi kim ở vị trí cựa đáy.
Nishi và Kohn (1999) sử dụng các đặc điểm định tính và định lượng dựa trên cấu
trúc răng kitin để xếp 11 loài ốc cối thu ở vùng biển Ấn Độ- Thái Bình Dương
thành 3 nhóm riêng biệt: sự hiện diện hay vắng mặt của 1 hoặc 2 ngạnh và lưỡi,
đường răng cưa liên tục hay gián đoạn, tỉ lệ của ngạnh đầu, ngạnh hai, lưỡi, đường
răng cưa, chiều rộng thân và chiều rộng đáy với chiều dài răng, tỉ lệ giữa chiều dài
răng và chiều dài thân.
Franklin và cs (2007) nghiên cứu hình thái răng kitin của 22 loài ốc cối ở các
vùng ven biển Ấn Độ (hình 1.10), trong đó có 8 loài lần đầu tiên được mô tả. Kết
quả cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc răng kitin ở các loài này và phân loại các

loài nghiên cứu làm ba nhóm: Nhóm A gồm các loài ăn cá (có 3 ngạnh với các đầu
gai uốn cong, không có đường răng cưa, eo, lưỡi kim, cựa đáy). Nhóm B ăn nhuyễn

×