Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quy tắc đầu tư cổ phiếu (luôn lãi và không bao giờ lỗ) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.36 KB, 4 trang )

Quy tắc đầu tư cổ phiếu (luôn lãi và không
bao giờ lỗ)
Phần 1: Quy tắc vàng 3 x 7 = 21
Một đội bóng không để lọt lưới luôn luôn làm một đội chiến thắng, triết lý
ngược đơn giản vậy nhưng có quá nhiều người lại coi thường và làm ngược
lại, tại sao Asenal thành tích lại nghèo nàn như vậy ở cả hai đấu trường
Ngoại hạng và Champion cup. Hãy xem các đội bóng của người Ý, họ mới
nhiều thành tích làm sao ?
Khi bạn đầu tư chứng khoán, trước khi nghĩ đến chuyện kiếm một
khoản tiền mang về thi hãy nghĩ đến việc giữ tiền của bạn thật chặt đã.
Thông thường một nhà đầu tư thường quyết định đúng đắn với tỷ lệ bao
nhiêu thì mới có lãi ?
Thống kê chỉ ra rằng, chỉ cần đầu tư đúng trong 3-4 lần trong 10 lần đầu tư
là bạn đã có thể trở thành một nhà đầu tư cừ phách trên thị trường.
Hãy tuân thủ theo quy tắc sau để đảm bảo bạn luôn là một trong những nhà
đầu tư cuối cùng còn lại trên chiến trường:
- Thống kê chỉ ra rằng có đến 75% các cổ phiếu thường tăng gia lên khỏi
mức giá cũ của nó từ 20% đến 30%, sau đó, các cổ phiếu lại quay đầu giảm
giá, thậm chí còn đi xuống sau hơn mức giá ban đầu. Do vậy hãy bán ngay
cổ phiếu của bạn khi mức lãi chạm ngưỡng 21%, đừng quá tham lam, nếu
không, bạn sẽ lại phải nhìn lợi nhuận của mình bị cuốn phăng cùng với cơn
lũ của thị trường.
- Khi cổ phiếu của bạn bị xuống giá tới mức -7%, không có ngoại lệ trong
trường hợp này là: bạn phải bán ngay lập tức.
- Một quy tắc đơn giản: trong 4 lần đầu tư, kể cả bạn đầu tư tệ hại đến mức
3 lần thua -7% va chỉ có 1 lần duy nhất thắng với mức lãi suất 21%, bạn vẫn
không thua lỗ.

Ví dụ 1: bạn có 200 triệu, bạn chia làm 4 phần và đầu tư vào 4 loại cổ phiếu
khác nhau, với số tiền bằng nhau là 50 triệu/1CP
- Cổ phiếu A: Bạn lỗ -7%


- Cổ phiếu B: Bạn lỗ -8%
- Cổ phiếu C: Bạn lỗ -6%
- Cổ phiếu D: Bạn lời 21%
_______________________
Số tiền còn lại của bạn vẫn sẽ là 200 triệu
(tất nhiên phải trừ đi cả chi phí môi giới cho công ty chứng khoán)

Ví dụ 2: Bạn có 200 triệu cp
- Lần 1: bạn dồn hết vào 1 mã cp, bạn lỗ -7%, bạn còn lại 186 triệu
- Lần 2: bạn dồn hết vào 1 cp, bạn lãi 21%, bạn còn: 225 triệu
- Lần 3: bạn dồn hết vào 1 cp, bạn lại lỗ -6%, bạn còn: 212 triệu
- Lần 4: bạn dồn hết vào 1 cp, bạn lỗ -8%, bạn còn 195 triệu
> Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng tỷ lệ 1/4 này lên?
Phần 2: Đầu cơ hay Đầu tư
Hãy nhớ rằng 100% các cổ phiều đều có thuộc tính ĐẦU CƠ. Bạn thường
được nghe những câu nói kiểu: “tôi là nhà đầu tư dài hạn, tôi chỉ mua và
nắm giữ dài hạn”, “giá xuống thi kệ đi, tôi đầu tư dài hạn cơ mà, kiểu gì cuối
năm giá chả lên” … Hãy xem một ví dụ về giá cổ phiếu TDH cách đây 8
tháng và giá hiện tại hoặc giá của VTC cách đây 15 tháng và giá hiện nay
(chưa kể chuyện bạn bị lỗ mà vốn liếng của bạn còn bị chôn vùi tại đó và bỏ
qua vô số cơ hội kiếm lời khác trên thị trường). Có thể bạn vẫn nghe thấy:
“đầu tư là phải dài hạn, phải 5 tới 10 năm mới thu lợi nhuận về” Hãy nhìn
vào các doanh nghiệp cổ phần lớn của Việt Nam cách đây 5 - 10 năm: Đong
Nam Mobile, Thiên Nam Computer, 3C Computer…
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe định nghĩa sau về nhà đầu tư và đầu cơ nếu
lấy đúng từ gốc latinh của 2 từ này:
+ Nhà đầu tư là một con bạc khát nước nhất, họ đặt hết tiền vào một cửa và
theo đuổi – hy vọng vào cửa đó đến cùng!
+ Nhà đầu cơ là người luôn theo sát và quan sát diễn biến của thị trường, họ
luôn quyết định có lợi nhất cho bản thân, họ mặc kệ thị trường nghĩ gì.

Cách giải thích này có vẻ trái ngược với những gì chúng ta vẫn nghĩ, vì mọi
người trên thị trường luôn tự nhận mình là “nhà đầu tư” theo ý nghĩa tốt đẹp
và có ý muốn chối bỏ mình là “nhà đầu cơ”, có lẽ nền kinh tế XHCN 50 năm
đã làm cho người ta kinh sợ từ “đầu cơ” này.
Hãy tạm quen 2 từ đầu tư và đầu cơ để đến với khái niệm “dài hạn”, một
khai niệm có vẻ không thực tế đối với những người trẻ tuổi đang có vô số
nhu cầu cần đáp ứng trong ngắn hạn như tôi và các bạn. Hãy để cho các tổ
chức khổng lồ ôm cái danh hiệu đó và họ luôn chỉ đạt được các mức lợi
nhuận tệ hại dưới 20%/năm (PRUB1 là một ví dụ).
Hãy luôn bán cổ phiếu ra khi nó chạm ngưỡng thua lỗ -7%, đừng trở thành
“nhà đầu tư chân chính bất đắc dĩ”. Các cơ hội khác còn nhiều ở phía trước
hơn bạn tưởng. Mới chỉ có hơn 200 DN niêm yết/ 350,000 DN tại VN.
Hãy luôn hiện thực hóa lợi nhuận khi đạt kỳ vọng từ 21% trở lên. Nếu một
năm bạn quyết định đúng 2 lần đầu tư liên tiếp bạn đã có thể đạt mức lợi
nhuận cỡ 50% /vốn bỏ ra rồi.
Phần 3: “Đa phần mọi người thua lỗ vì không biết cách bán cổ phiếu
đúng thời điểm”
Khi giáo sư viết những dòng này lên bảng, cả nhóm chúng tôi cùng ồ lên với
sự ngỡ ngàng thật sự vì với chúng tôi, mua và chọn cổ phiếu tốt là quan
trọng nhất, còn việc bán ra thi ai cũng có thể làm được, miễn là có lãi.
Nhưng khi phân tích sâu hơn những vụ đầu tư của cá nhân tôi, tôi thấy rằng:
sự đầu tư yếu kém của mình hoàn toàn là do không biết bán cổ phiếu ra đúng
thời điểm.
Tháng 2/2007 tôi đầu cơ vào các cổ phiếu giá thấp và đang lên cơn sốt như
PTS và ICF với giá 49 và 34. Sau đó 10 ngày, giá PTS chạm ngưỡng 71, giá
ICF lên đến 59. Do không biết cách bán những cổ phiếu này khi nó đạt đỉnh,
tôi đành ngồi nhìn lợi nhuận của mình bị cơn lũ “tháng tư đen tối” cuốn
phăng đi. Thật may mắn là tôi vẫn bán CUT LOSS kịp thời để có thể thu hồi
vốn.
Tại sao tôi lại đưa bài học này lên trước? Phần vi từ những kinh nghiệm

xương máu của tôi, phần vì thị trường hiện nay có những hiện tượng đúng
với những gì trong quá khứ tôi đã từng trải qua. Thị trường đang trong giai
đoạn mà những người mới tham gia (NB) không thể mua tiếp cổ phiếu vào
trong ngắn hạn.

×