Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MỘT SỐ THẮC MẮC KHI ÁP DỤNG ĐỆM LÓT SINH THÁI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.2 KB, 7 trang )

MỘT SỐ THẮC MẮC KHI ÁP DỤNG ĐỆM LÓT SINH THÁI
1. Cách xác định đệm lót cần phải thay mới và cách thay mới?
- Đệm lót sinh thái sau thời gian sử dụng khoảng một năm, thì ta nên tiến
hành thay mới lớp đệm, việc thay mới lớp đệm cũng như số lần thay mới được
quyết định bởi nhiều yếu tố như chất xơ của lớp đệm quá thấp, quá mịn, mật độ
nuôi quá lớn sẽ gây nên tình trạng quá tải đối với lớp đệm. Vì vậy, thời gian thay
mới và số lần thay mới lớp đệm nên tùy vào từng trường hợp cụ thể để áp dụng
cho hiệu quả.
- Đối với trại gà: lần 1:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 15-20cm, và bổ sung
lớp đệm mới khoảng 20-25cm; Lần 2 Ta thay mới hoàn toàn.
- Đối với trại heo: Lần 1:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 10-15cm, và bổ
sung lớp đệm mới khoảng 12-18cm; Lần 2:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 20-
30cm, và bổ sung lớp đệm mới khoảng 25-35cm. Lần 3: Ta thay mới hoàn toàn.
Về thời gian thay mới, ta tùy vào loại hình trại nuôi(gà,heo) để xác
định thời gian thích hợp.
2. Dùng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo có đòi hỏi gì về vị trí
xây chuồng trại không?
- Vị trí để làm trại nuôi bằng đệm lót sinh thái trên cơ bản cũng giống như
trại nuôi thông thường, nhưng cũng có vài điểm cần lưu ý khi chọn vị trí xây
trại:
+ Nên chọn vị trí có giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, không có
nguồn ô nhiễm công nghiệp, nơi có mặt bằng rộng rãi, nếu có thể đặt ở ví trí
hướng Bắc quay về hường Nam thì càng tốt.
+ Đối với vùng đất trũng, nên chọn kiểu đệm lót nằm trên mặt đất. Ngược lại thì
ta có thể chọn kiểu nửa trên nửa dưới hoặc hoàn toàn dưới đất.
+ Về chiều cao của chuồng nuôi, từ mái hiên xuống mặt nền ít nhất phải cao từ
2,5m trở lên nhằm đảm bảo trao đổi không khí trong mùa hè oi bức.
3. Cách duy trì cân bằng cho nấm vi sinh trong lớp đệm
- Về vấn đề này, ngoài việc duy trì bằng cách bổ sung nước, ta có thể
dựa vào mùi(hoặc độ PH của lớp đệm, độ PH tốt nhất là vào khoảng 5, vì độ PH
của phân heo vào khoảng 8.5) để đánh giá xem lớp đệm có hoạt động bình


thường hay không.
Với lớp đệm hoạt đồng bình thường thì ta có thể ngưởi thấy mùi
hương nhẹ hoặc có mùi của nguyên liệu làm đệm lót(mùn cưa, dăm bào,trấu
v.v ), nhưng khi sử dụng một thời gian thì mùi của nguyên liệu sẽ giảm đi và
dần được thay thế bởi mùi của phân khi bị phân hủy, nhưng không hôi thối.
Trường hợp khi ngưởi thấy mùi của amoniac hoặc mùi hôi nhẹ, thì chứng tỏ
phân chưa được phân hủy hoàn toàn, hoặc lượng phân và nước tiểu vượt quá khả
năng phân hủy của nấm vi sinh, trong trường hợp này ta có thể tiến hành những
bước sau đây: 1. Tăng thêm độ dày cho lớp đệm, nhất là vào mùa lạnh, hoặc
những ngày thời tiết chuyển lạnh(áp thấp) và tăng thêm một lượng nhỏ cám bắp.
2. Tăng thêm men vi sinh. 3. Xới cho tơi xốp lớp đệm để tăng thêm lượng ôxy,
tăng khả năng lên men. Cách làm này thường dùng khi lớp đệm có tình trạng
vón cục hoặc thành phần nước quá cao. 4. Giảm mật độ nuôi. 5. Tăng thêm
nguyên liệu cho lớp đệm bằng dăm bào(vì có kích thước lớn hơn mùn cưa) như
vậy lớp đệm sẽ trở nên tơi xốp hơn.
4. Cách quản lý thành phần nước trong lớp đệm
- Vào mùa xuân hoặc mùa mưa có độ ẩm cao, cứ 10-15 ngày là ta có
thể tiến hành bổ sung nước cho lớp đệm, chú ý không nên bổ sung nước vào
những ngày có nhiệt độ quá thấp.
Vào mùa giá rét, ta nên dựa vào độ ẩm của bề mặt lớp đệm để quyết
định bổ sung nước, thông thường cứ 5-7 ngày một lần.
Nói chung chỉ cần đảm bảo độ ẩm nhất định cho bề mặt lớp đệm là
được, hoặc ta có thể quan xác bằng mắt thường với hàm lượng nước vào khoảng
30%, lớp đệm có độ xốp và không vón cục là tốt nhất. Với độ ẩm này sẽ không
gây ảnh hưởng xấu và cũng không tạo cảm giác quá mát đối với vật nuôi(như
gà,heo), ngược lại sẽ rất có ích đối với lớp da của heo. Như ta thường thấy với
chuồng nuôi bằng nền xi măng truyền thống, trên lớp da của con heo thường có
các đốm đỏ như Đậu, nhưng khi nuôi trên đệm lót sinh thái với một độ ẩm thích
hợp thì hầu như không thấy xuất hiện tình trạng này, ngược lại còn tạo cho ta
một cảm giác thoải mái khi chăn nuôi.

5.Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo có yêu cầu gì đối với
thức ăn không?
- Về cơ bản, thức ăn cho heo khi chúng ta nuôi trên đệm lót sinh thái
không khác biệt gí so với cách nuôi thông thường. Chúng ta có thể dùng hoàn
toàn bằng cám công nghiệp hoặc cám tự phối trộn đều được.
6. Chuồng nuôi bằng đệm lót sinh thái có thể tiến hành tiêu trùng khử
độc không?
- Dĩ nhiên là được. Nhưng bạn sẽ tự hỏi: Đệm lót sinh thái hoạt động
bằng nấm vi sinh, nếu ta tiến hành tiêu trùng khử độc thì chẳng phải sẽ diệt cả
nấm vi sinh? Đúng vậy, khi tiến hành tiêu trùng khử độc thì một lượng nhỏ nấm
vi sinh trên bề mặt lớp đệm sẽ bị diệt, nhưng lượng nấm vi sinh bên trong lớp
đệm vẫn hoạt động, và sau một thời gian ngắn lượng nấm lại phát triển bình
thường nhờ vào quá trình phân hủy chất thải từ vật nuôi.
7. Tốc độ sinh trưởng của heo nuôi trên đệm lót sinh thái có nhanh
hơn so với cách nuôi thông thường không?
- Về cơ bản thì heo nuôi trên đệm lót sinh thái thường tăng trọng
nhanh hơn so với cách nuôi thông thường do môi trường sinh sống được cải
thiện, giảm thiểu một số dịch bệnh, và quan trọng hơn là có thể tiết kiệm được từ
5-10% lượng thức ăn cũng như nhân công vệ sinh.
8. Sự thay đổi của nhiệt độ bên trong lớp đệm như thế nào?
- Đa số chúng ta khi sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi đều rất
lo lắng khi bước vào mùa hè oi bức, lớp đệm sẽ không thể hoạt động bình
thường, chúng ta thường rất sợ nhiệt độ của lớp đệm tăng quá cao sẽ dẫn đến các
ảnh hưởng xấu cho vật nuôi. Trên thực tế chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng
đến vấn đề này.
Qua quá trình sử dụng thực tế đã chứng minh, những thay đổi của
nhiệt độ trong lớp đệm như sau:
Giai đoạn đầu khi ta phối trộn nguyên liệu cho nền chuồng(chưa cho
vật nuôi vào nuôi) thì nhiệt độ thường từ 35-50 độ C, chủ yếu là nhiệt độ của bột
ngô trong quá trình lên men. Sau khi nhiệt lượng của bột ngô đã tiêu hao hết,

trong lớp đệm không còn thức ăn cần thiết cho nấm, lúc đó đàn nấm sẽ tồn tại ở
dạng ngủ đông(không sinh nhiệt) và sẽ tái sinh nhiệt một khi được cung cấp
thêm thức ăn cần thiết như phân heo, phân gà, nhưng số lượng phân này sẽ
không thể giúp cho lớp đệm sinh nhiệt một cách toàn diện như giai đoạn đầu khi
lên men, và nhiệt độ sẽ không thể cao hơn khi lên men bằng bột ngô, vì vậy bên
trong lớp đệm luôn luôn có nhiệt(chủ yếu là do đàn nấm bên trong lớp đệm gặp
phải nguồn thức ăn từ phân của heo,gà). Và nhiệt độ thường sẽ như sau:
Số ngày
sử dụng lớp
đệm
Nhiệt độ
trong lớp
đệm ℃
Diễn giải
1-
7
30-50 Khi nhiệt độ ở giữa lớp đệm
dưới 35 ℃ thì ta có thể cho heo vào
nuôi.
8-
60
40-28 Thường thì nhiệt độ sẽ duy trì ở
khoảng 30℃ sau 20 ngày
Sau
60
22-33 Cho dù nhiệt độ ngoài tự nhiên
xuống thấp dưới 10℃ thì nhiệt độ bên
trong vẫn sẽ đạt đến khoảng 25℃.
Ghi chú: Ta lấy nhiệt độ lớp đệm ở độ sâu 30cm, vá cứ càng sâu thì nhiệt độ sẽ
càng cao.

9. Những vấn đề quan trọng nào cần chú ý khi sử dụng đệm lót sinh
thái?
Tuy rằng mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái có nhiều ưu điểm
cũng như lơi ích hơn so với cách nuôi truyền thống, nhưng cũng cần chú ý đến
một số vấn đề quan trọng như sau:
1. Khi bắt đầu bước vào mùa hè oi bức, nền chuồng tối kỵ nhất là lót
quá dày, thường thì độ dày chỉ nên lót từ 30-40cm, nếu lớp độn chuồng quá dày
thì trong quá trình lên men cộng với nhiệt độ ngoài tự nhiên sẽ dẫn đến nhiệt độ
trong chuồng nuôi tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của vật nuôi.
2. Hàm lượng nước trong đệm lót sinh thái rất quan trọng, một đệm lót
đạt chuẩn thì khi đào xuống giữa lớp độn mà không thấy nấm trắng là được,
ngoài ra, lớp đệm phải luôn luôn duy trì độ ẩm thích hợp, nghĩa là không gây
bụi bẩm trong chuồng nuôi. Trường hợp hàm lượng nước không đủ sẽ gây ra
một số hậu quả như sau:1. Đệm lót không thể hoạt động bình thường.
2. Vào mùa hè vật nuôi không thể yên nghỉ trên lớp đệm. 3. Khi vật nuôi
hít phải hạt bụi từ chất độn chuồng sẽ gây ra một số bệnh về đường hô hấp, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khả năng tăng trọng.
3. Tránh tình trạng phân heo hoặc nước tiểu ủ đóng, nguyên nhân do
heo có thói quen thải phân và nước tiểu ở một khu cố định, gây nên tình trạng
phân dồn cục bộ, mặt nền quá ướt, vì vậy cần có sự can thiệp kịp thời.
4. Tuy áp dụng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh thái, nhưng các
quy trình về chủng ngừa vaccine tuyệt đối phải nghiêm chỉnh chấp hành.
8. Công việc hàng ngày khi nuôi heo trên đệm lót sinh thái
- Vào buổi sáng khi cho heo ăn, ta kiểm tra xem có phân heo trên bề mặt
đệm lót hay không, nếu có, ta chôn số phân đó vào giữa lớp đệm để nấm vi sinh
tiến hành phân hủy, nếu đệm lót có tình trạng vón cục thì ta đánh cho tơi ra là
được.
- Vệ sinh máng ăn cho sạch sẽ trước khi cho ăn, đồng thời kiểm tra xem
đàn heo có ăn uống bình thường không, nếu có ta dùng những biện pháp tương
ứng để khắc phục. Nếu cần thiết thì cứ 3 đến 5 ngày ta tiến hành tiêu độc một

lần.
- Sau 10-15 ngày ta kiểm tra xem độ ẩm của lớp đệm có đạt chuẩn
không(nắm một lớp mùn cưa trên thì và thổi nhẹ, nếu mùn cưa tản ra thì chứng
tỏ lớp đệm quá khô cần bổ sung nước), cần chú ý là nếu nhiệt độ thấp hơn 25 độ
c thì không nên bổ sung nước.

×