Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống cá ông tiên (pterophyllum altum pellegrin, 1903) tại vinpearl land – khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 50 trang )

i

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được nhiều sự
giúp đỡ từ mọi người. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, các Thầy, Cô giáo khoa Nuôi
trồng Thủy Sản đã cung cấp cho tôi những kiến thức nền tảng để tôi có thể thực
hiện đề tài.
- Công ty Vinpearl Land, các anh, chị trong Bộ phận Thủy Cung đã tạo điều
kiện cho tôi học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Hà Lê Thị Lộc và T.S Lục
Minh Diệp đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã lo lắng
giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Nha Trang, tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thúy Diễm







ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁ HÌNH . v
DANH MỤC CÁC BẢNG . vi
KÍ HIỆU VIẾT TẮT. vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
1.1 Hiện trạng và triển vọng phát triển của nghề nuôi cá cảnh ở Việt Nam 3
1.2 Sơ lược một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá ông tiên (Pterophyllum
altum) 5
1.2.1 Vị trí phân loại . 5
1.2.2 Phân bố 6
1.2.3 Đặc điểm hình thái . 6
1.2.4 Đặc điểm sinh thái 7
1.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng . 7
1.2.6 Đặc điểm sinh sản 7
1.3 Một số kết quả nghiên cứu lai tạo giống cá ông tiên .8
Phần 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 10
2.1.1 Thời gian 10
2.1.2 Địa điểm . 10
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 10
2.2 Nội dung nghiên cứu . 10
2.3 Phương pháp nghiên cứu . 11
2.3.1 Phương pháp nuôi dưỡng cá bố mẹ và cho đẻ 11
2.3.1.1 Xác định số lượng trứng . 11
2.3.1.2 Xác định tỷ lệ thụ tinh . 11
2.3.1.3 Xác định tỷ lệ nở . 11

iii

2.3.1.4 Xác định tỷ lệ sống 12
2.3.1.5 Xác định tốc độ tăng trưởng của cá thông qua chỉ tiêu chiều dài,
chiều cao và khối lượng cơ thể 12
2.3.2 Phương pháp theo dõi quá trình phát triển phôi và cá mới nở đến hai
tháng tuổi. 12
2.3.2.1 Phương pháp thu mẫu 12
2.3.2.2 Theo dõi quá trình biến thái của phôi 12
2.3.2.3 Theo dõi quá trình phát triển của cá mới nở đến hai tháng tuổi . 12
2.3.3 Phương pháp kỹ thuật ương nuôi cá mới nở đến đến hai tháng tuổi 13
2.3.4 Phương pháp thu thập các thông số môi trường 13
2.4 Phương pháp xử lý số liệu . 13
Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 14
3.1 Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và cho cá đẻ 14
3.1.1 Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ 14
3.1.2 Kỹ thuật cho cá đẻ 17
3.2 Ấp nở trứng . 18
3.2.1Quá trình ấp trứng cá ông tiên 18
3.2.2 Quá trình phát triển phôi . 20
3.3 Ương nuôi cá con từ lúc mới nở đến hai tháng tuổi 23
3.3.1 Quản lý và chăm sóc cá con từ khi mới nở đến khi đạt hai tháng tuổi 23
3.3.1.1 Thức ăn và cách cho ăn. 23
3.3.1.2 Quản lý môi trường bể nuôi 24
3.3.2 Quá trình phát triển và tốc độ tăng trưởng của cá con từ mới lúc nở đến hai
tháng tuổi. 27
3.3.2.1 Quá trình phát triển của cá con từ khi mới nở đến hai tháng tuổi 27
3.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng của cá ông tiên từ 1 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi 32
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 35
4.1 Kết luận 35

4.1.1 Kỹ thuật nuôi dưỡng cá ông tiên bố mẹ 35
iv

4.1.2 Quá trình phát triển phôi cá 35
4.1.3 Quá trình phát triển cá con sau khi nở đến hai tháng tuổi . 35
4.1.4 Quản lý và chăm sóc cá con sau khi nở đến hai tháng tuổi . 36
4.2 Ý kiến đề xuất 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 38
PHỤ LỤC














v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu 10
Hình 3.1: Cá ông tiên bố (phải), mẹ (trái). 15
Hình 3.2: Thức ăn trùn chỉ sống 15
Hình 3.3: Thức ăn trùn chỉ đông lạnh. 15

Hình 3.4: Hình dạng và vị trí đặt giá thể 17
Hình 3.5: Hoạt động đẻ của cá ông tiên bố mẹ 17
Hình 3.6 Trứng cá ông tiên vừa đẻ xong 19
Hình 3.7: Trứng bị nấm và nguyên sinh động vật bám 19
Hình 3.8: Các giai đoạn phát triển của phôi cá ông tiên . 22
Hình 3.9: Trứng Atermia và vợt cho ăn. 24
Hình 3.10: Bể ương nuôi cá ông tiên 24
Hình 3.11: Biểu đồ biến động nhiệt độ bể ương 25
Hình 3.12: Biểu đồ biến động pH bể ương 26
Hình 3.13: Cá ông tiên từ 1 đến 60 ngày tuổi 31
Hình 3.14: Sự tăng trưởng theo chiều dài và chiều cao. 33
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Dụng cụ và thời điểm xác định các thông số môi trường 13
Bảng 3.1: Số lượng và khối lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ 15
Bảng 3.2: Kết quả chỉ tiêu sinh sản của cá ông tiên 19
Bảng 3.3: Các giai đoạn phát triển phôi của cá ông tiên 20
Bảng 3.4: Các yếu tố môi trường trong bể ương. 25
Bảng 3.5: Quá trình phát triển cá ông tiên mới nở đến hai tháng tuổi 27
Bảng 3.6: Tốc độ sinh trưởng của cá ông tiên. 32


























vii

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
V: Thể tích
ml: Mililít
ppt: Past per thousand
g: Gram
mg: Miligram
cm: Centimet
ha: Hecta
Clo: Chlorine
mm: Milimet



















1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong đời sống tinh thần của con người, một trong những thú tiêu khiển được
cho là tao nhã đó là thú nuôi cá cảnh. Nghề nuôi cá cảnh đã có lịch sử rất lâu đời.
Từ hàng ngàn năm trước, các vua chúa Trung Hoa đã nuôi giữ cá chép và cá vàng
làm cảnh (Vũ Cẩm Lương, 2008). Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều đối tượng được đưa vào nuôi làm cảnh,
thu hút nhiều sự quan tâm của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ngày nay, cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, khi mà đời sống về vật chất đã đảm bảo, thì nhu
cầu hưởng thụ về mặt tinh thần được nâng cao. Để thỏa mãn nhu cầu đó, đã có
nhiều người tìm đến cá cảnh như là một sự lựa chọn.
Thú chơi cá cảnh hiện đã được phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới dẫn đến sự

hình thành, phát triển thị trường cá cảnh. Việc giao lưu, trao đổi thương mại cá cảnh
đã vượt khỏi khuôn khổ quốc gia và ngày càng mở rộng. Theo ước tính của FAO,
năm 1996, giá trị xuất khẩu cá cảnh trên thế giới đạt trên 200 triệu USD và hứa hẹn
sẽ ngày càng phát triển trong tương lai. Trong các loài cá cảnh nuôi phổ biến hiện
nay thì cá cảnh nước ngọt chiếm đến 90%. Sự hấp dẫn của cá cảnh nước ngọt đối
với người nuôi không chỉ bởi tính thuận tiện về điều kiện nuôi dưỡng, mà còn bởi
sự hấp dẫn về hình dạng ngộ nghĩnh và đặc biệt là sự đa dạng về màu sắc.
Cá ông tiên là một trong những loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới được ưa chuộng
nhất. Nó xuất hiện trong thế giới cá cảnh từ đầu thế kỷ XX. Trước đây, cá ông tiên
thuộc quý hiếm bậc nhất trong danh sách cá cảnh thế giới, do khó thuần dưỡng nên
nguồn cung cấp chủ yếu dựa vào khai thác từ tự nhiên. Khi trưởng thành, cá có
kích thước lớn (18 – 20cm) cùng với màu sắc nổi bật nên giá trị trên thị trường
khoảng 250 – 500 USD/con. Hiện nay, một vài nơi trên thế giới đã sản xuất được
giống nhân tạo, nên giá rẻ hơn, chỉ 50 – 100 USD/con kích thước 3 – 5cm.
Cá ông tiên được nhập vào nước ta khoảng nửa thế kỷ nay. Hiện nay, loài
Pterophyllum altum đã được nuôi thuần với điều kiện khí hậu ở nước ta. Tuy nhiên,
2

sự hiểu biết và nghiên cứu về việc sản xuất giống loài cá này chưa được quan tâm
đến.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường tiêu thụ, tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài tốt nghiệp “Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống cá Ông Tiên (Pterophyllum
altum Pellegrin, 1903) tại Vinpearl Land – Khánh Hòa”.
 Nội dung nghiên cứu:
- Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và cho đẻ.
- Theo dõi quá trình phát triển phôi và ấu trùng.
- Tìm hiểu kỹ thuật ương ấu trùng cá ông tiên.
 Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học qua đó
học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn đã tiếp thu được tại

trường.
- Nắm được kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá ông tiên.
Do thời gian thực tập có giới hạn và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế
nên không tránh khỏi những thiếu xót trong luận văn. Vì vậy, tôi rất mong quí thầy
cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.






3

PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ NUÔI CÁ
CẢNH Ở VIỆT NAM
Trước năm 1975, thành phố Hồ Chí Minh và một vài nơi khác đã từng xuất khẩu
cá cảnh đi các nước châu Âu nhưng đã bị thất bại hoàn toàn vì chưa có kinh nghiệm
trong kỹ thuật nuôi và vận chuyển cá cảnh. Năm 1985, sau khi có đường bay trực
tiếp từ TP. Hồ Chí Minh đi Pháp, cá cảnh bắt đầu được xuất khẩu thường xuyên
hàng tuần. Chỉ hai năm sau, việc xuất khẩu cá bị gián đoạn. Đến năm 1990, một vài
công ty Đài Loan sang TP. Hồ Chí Minh thành lập công ty để mua và xuất khẩu cá
cảnh, tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau đó việc kinh doanh bị dừng lại vì không
hiệu quả. Vào đầu những năm 90, cá cảnh biển bắt đầu được xuất khẩu. Từ đó đến
nay, trải qua nhiều bước thăng trầm, nghề nuôi và sản xuất cá cảnh bắt đầu có
những bước tiến rõ rệt [13].
Năm 1995, xuất khẩu cá cảnh nước ngọt, có cơ sở phát triển mạnh sau sự kiện
một nghệ nhân Việt Nam đem 8 con cá dĩa đi dự triển lãm và hội thi AQUARAMA
95 từ ngày 25/5 – 31/5, đạt 7 huy chương trong tổng số 13 giải thưởng. Tại hội thi,

nghệ nhân đã để lại tất cả cá đoạt giải cho một trại cá ở Singapore. Một nghệ nhân
khác ở TP. Hồ Chí Minh đã mua lại toàn bộ các cặp cá bố mẹ sản sinh 8 con cá dĩa
này ngay trong tháng 6/1995. Sau đó, khá nhiều người nuôi cá ở Singapore, Hồng
Kông, Thái Lan,… đến TP. Hồ Chí Minh tìm mua giống cá dĩa này do có màu sắc
rất đẹp và có kích thước đặc biệt lớn chưa từng gặp trên thế giới (chiều dài: 25cm,
chiều cao: 20cm kể cả vây lưng, trong khi tất cả mọi tài liệu khác có chiều dài 15 –
16cm). Chỉ trong năm 1995, giống cá này đã được nhân ra trên 2000 con, trong đó
có 1000 con được xuất đi Anh Quốc, số còn lại giao cho trại cá của một Việt Kiều
Mỹ ở Hóc Môn [13].
Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu cá cảnh đạt khoảng 3 triệu USD (trong đó có
một phần là cá cảnh biển) sang châu Âu, Mỹ, Nhật và các nước trong khu vực châu
Á để tái xuất đi các thị trường khác. So với các nước trong khu vực như Hồng
4

Kông, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore,… giá trị xuất khẩu cá
cảnh Việt Nam còn rất nhỏ (chỉ riêng Singapore cá cảnh xuất khẩu đạt hàng trăm
triệu USD). Để đạt được kết quả kinh doanh như hiện nay, nước ta cũng đã từng
bước cải tiến và hoàn thiện nghề nuôi cá cảnh [13].
Các loài cá cảnh được nuôi hiện nay đều từ nhiều nước khác nhau trên thế giới
theo con đường nhập khẩu, chẳng hạn như cá chọi xiêm (Betta splendens) còn gọi là
cá xiêm có nguồn gốc ở Thái Lan, cá dĩa ở vùng Nam Mỹ nơi các con sông nước
ngọt, hoặc các loại cá rồng như kim long, ngân long cũng có nơi ở là những con
sông khu vực rừng rậm Brazil. Riêng cá vàng thì ở Trung Hoa và một số loại cá
vàng khác như loại cá vàng đuôi dài, cá vàng mắt lồi đều qua bàn tay chọn lọc và lai
tạo của con người mà ra. Vì vậy, từ những năm đầu thập kỷ 1990, nghề nuôi cá
cảnh ở Việt Nam phát triển rất mạnh [16].
Một lý do khác khiến cho việc chơi cá cảnh ngày càng được ưa chuộng đó là
điều kiện nuôi phù hợp và kỹ thuật chăm sóc đơn giản. Thú chơi cá cảnh tăng lên
kéo theo nghề nuôi cá phát triển nhanh chóng. Điển hình ở một vài tỉnh, thành phố
trong cả nước như:

+ Thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 100 hộ dân làm nghề nuôi cá cảnh, trong
đó có những người đã gắn bó với nghề 15 năm, cơ ngơi ngày càng phát triển [13].
+ Từ khi nền kinh tế thị trường phát triển, nghề nuôi cá cảnh ở Long An có
điều kiện khôi phục trở lại, tuy nhiên vẫn mang tính tự phát. Đến năm 2005, qua
theo dõi thông tin báo đài, mạng internet, đi tham quan tìm hiểu thị trường, và các
cơ sở nuôi cá cảnh ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn, những người nuôi cá cảnh tụ
họp lại rồi xúc tiến thành lập chi hội cá cảnh Long An. Hiện tại, ở Long An ước tính
khoảng 30 cơ sở sản xuất và kinh doanh cá cảnh. Đến năm 2008 – 2009, do ảnh
hưởng suy thoái kinh tế thế giới sản phẩm xuất khẩu có gặp khó khăn. Tuy nhiên,
đây cũng là cơ hội để các cơ sở kinh doanh cá cảnh sắp xếp lại sản xuất, rèn luyện
tay nghề, từ đó sẽ đẩy mạnh sản suất trong giai đoạn tới [12].
Hiện nay, diện tích ao nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng 3 ha,
số hồ kiếng nuôi cá là 2.000 hồ. Mô hình nuôi kết hợp nhiều loài cá cảnh trong ao,
5

hồ tự nhiên có tổng diện tích lên đến gần 20 ha. Các trại cá mang tính công nhiệp có
trên 4.000 hồ kiểng. Trong đó, các hộ cá nhân có từ vài chục hồ bố trí theo kệ tầng
phù hợp với diện tích sử dụng [12].
Các giống cá cảnh quý hiện có phần lớn trong tay các nghệ nhân nuôi cá cảnh ở
TP. Hồ Chí Minh như cá dĩa (Simphysodon discus), cá ông tiên (Pterophyllum
scalaine) và vài loài cá khác. Cá dĩa gồm có các dòng như cá dĩa bông xanh dương
(blue turquoise), pigeon blood, cá dĩa bông xanh lá (green turquoise), cá dĩa xanh
dương (blue discus), cá dĩa xanh lá (green discus), cá dĩa bông đỏ (red discus). Và
một vài dòng cá dĩa có trên thế giới hiện nay không còn thấy ở nước ta như cá dĩa
nâu (brown discus), cá dĩa ma (ghost discus) [13]. Đối với cá ông tiên, có các dòng
như cá ông tiên vàng, cá ông tiên bạc, cá ông tiên cẩm thạch đơn điệu. Cùng với
một số giống trước kia nay đã mai một dần như cá ông tiên ma, cá ông tiên trắng
đen, cá ông tiên đen tuyền [13]. Bên cạnh đó, loài cá thuộc họ Tetraodontidae, số
lượng chỉ còn một số ít so với trước kia. Các loài cá chép nhật thì cá giống đủ tiêu
chuẩn để nuôi làm cá cảnh rất hiếm. Các loại cá xiêm, phướng (Betta splendent) chỉ

còn một số ít màu sắc thua kém rất xa so với các nước trong khu vực. Cá bảy màu
guppy, cá kiếm các loại, cá phượng hoàng, các loài thuộc họ cá sặc là loại rất phổ
biến nay cũng không còn nhiều [13].
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ ÔNG TIÊN (Pterophyllum altum)
1.2.1 Vị trí phân loại:
Theo G. Y. Lindberg, 1971, cá ông tiên được sắp xếp trong hệ thống phân
loại như sau (trích theo [1]):
Ngành Vertebrata
Lớp Teleostomi
Bộ Perciformes
Phân bộ Percoidei
Họ Cichlidae
Giống Pterophyllum
Loài Pterophyllum altum Pellegrin, 1903
6

Tên tiếng Việt: Cá ông tiên hay cá thần tiên [1].
Tên tiếng Anh: Freshwater angelfish [1].













1.2.2 Phân bố
Cá ông tiên có nguồn từ các vùng biển Rio Orinoco của Venezuela ở Nam
Mỹ, chủ yếu ở một số phụ lưu sông Amazon và sông Orinoco [1].
1.2.3 Đặc điểm hình thái
Cá có thân mỏng, dẹp hai bên, có dáng tròn như cái đĩa, các vây lẻ (vây lưng,
vây hậu môn, vây đuôi) rất to, các vây chẵn (vây bụng, vây ngực) các tia vây ngắn
hơn. Riêng ở vây bụng, một vài tia vây kéo dài thành một sợi mảnh. Không kể vây,
chiều dài thân chỉ lớn hơn 1/3 chiều cao thân. Nếu kể cả vây, chiều cao tất cả đạt
khoảng 25cm [1].
Cá ông tiên có rất nhiều loài nên màu sắc cá thay đổi tùy loài. Đối với loài
Pterophyllum altum, đôi mắt có màu đỏ máu, hông cá màu trắng bạc và có vân màu
nâu, điểm thêm 4 vạch ngang màu đen khá rõ. Vạch thứ nhất tạo thành một đường
cong đi qua mắt và đến đỉnh của vây bụng. Vạch thứ hai đi từ phần trước của vây
lưng đến hết cơ thể. Vạch thứ ba, rộng nhất, nối liền điểm cuối của vây lưng với gốc
7

vây hậu môn. Vạch thứ tư là vạch cuối, nằm trên phần đuôi, chỗ nối liền với thân cá
[1].
Tuy hai bên thân cá không có màu sắc sặc sỡ. Nhưng nhờ có sự phối trí của
các vây như vây lưng, vây ngực, vây bụng quá dài, nên khi di chuyển, cá tạo được
sự mềm mại, thướt tha và uyển chuyển [6].
1.2.4 Đặc điểm sinh thái
Môi trường sống thích hợp nhất của cá ở pH 6,5 – 7,0; nhiệt độ từ 26 –
30
o
C. Hàm lượng oxy trên 4 mgO
2
/lít. Độ cứng từ 20 – 150 mgCaCO
3
/lít [11].

Tầng nước ở: mọi tầng nước.
1.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn của cá là những loại mồi nhỏ như ấu trùng muỗi, trùn chỉ, bo bo
(Moina), thức ăn viên. Sauk hi nở, cá sống bằng khối noãn hoàng trong thời gian từ
4 – 5 ngày, thức ăn tiếp theo là bo bo hoặc Artemia. Từ 1 tháng tuổi trở đi, thức ăn
chủ yếu là trùn chỉ, thức ăn viên, thịt bò băm nhỏ [15].
1.2.6 Đặc điểm sinh học sinh sản
- Phân biệt đực cái: Cá ông tiên rất khó phân biệt cá đực và cá cái nếu chỉ
dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài, chỉ khi cá trưởng thành mới có sự khác nhau
về bề ngoài. Cá cái có thân tròn, khoảng cách giữa vây bụng và vây hậu môn lớn
hơn khoảng cách tương tự ở cá đực [5]. Thường cá đực có trán vồ, lườn bụng lõm,
mình dày [15].
- Tuổi thành thục: Tuổi sinh sản thường từ 8 – 12 tháng tuổi [15].
- Sức sinh sản: Sức sinh sản trung bình từ 300 – 500 trứng/cá cái ở lần đẻ
đầu, lần đẻ tiếp theo tăng dần lên 800 – 1000 trứng/cá cái. Thời gian tái thành thục
từ 15 - 20 ngày và lệ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường. Trong đó, yếu tố
nhiệt độ và dinh dưỡng là ảnh hưởng nhiều nhất [15].
- Mùa vụ sinh sản: Cá đẻ quanh năm, nhưng tập trung nhất từ tháng 4 – 8
dương lịch. Những tháng lạnh cá đẻ ít hoặc ngưng đẻ [1].
8

- Tập tính sinh sản: Khi thành thục, bụng cá cái to và bơi chậm chạp. Lúc
này, cá đực đi theo cá cái để ve vãn. Nhờ vào hoạt động này của chúng mà ta mới
tách được từng cặp cá đực cá cái nuôi riêng cho sinh sản [6].
+ Thể tích hồ kiếng dành riêng cho cá ông tiên đẻ phải ≥ 60 lít. Đây là
loài cá đẻ trứng dính nên khi cho cá đẻ cần đặt giá thể vào bể đẻ. Sử dụng các loại
giá thể như rong, gạch ống dựng đứng, tô hoặc chén dưới đáy hồ để làm ổ đẻ cho
cá. Đầu trên giá thể cách xa mặt nước hồ ≥ 10cm để tạo không gian cho cá đực và
cá cái hoạt động sinh sản [1].
+ Đến thời kì sinh sản, khi có giá thể trong hồ, cá đực đến gần cá cái và

quấn quít với nhau. Trước hết, cá đực rưới lên giá thể một chất nhờn. Sau đó, cá cái
đẻ trứng lên giá thể có chất nhờn đó[1]. Cá thường đẻ vào ban ngày [15].
+ Tuy sức sinh sản cá ông tiên tương đối lớn, nhưng để cá bố mẹ chăm
sóc trứng thì số lượng cá nở ra không nhiều do cá mẹ lẫn cá bố thích ăn dần con của
chúng [1].
1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LAI TẠO GIỐNG CÁ ÔNG TIÊN
Vào khoảng những năm 50, cá ông tiên đen đầu tiên được lai từ cặp bố mẹ có
màu pha đen. Những con cá này mang hai tính trạng di truyền cho màu đen được
gọi là “true black”, trong khi cặp bố mẹ chỉ có một tính trạng. Toàn thân cá “true
black” có các sọc mờ, lóng lánh dưới ánh đèn flash [11].
Cho đến tận cuối những năm 60, sau sự xuất hiện của ông tiên cẩm thạch
(marble), một loại tiên ông đen khác mới đã được tạo ra. Loài này mang một tính
trạng đen và một tính trạng cẩm thạch thể hiện kiểu hình đó là hoa văn cẩm thạch
đen trên một nền xám sẫm. Chúng sẽ trở nên cực kỳ rực rỡ khi trưởng thành. Yếu tố
gen di truyền cho màu sẫm và cẩm thạch được gọi là gen đẳng vị [11]. Cũng vào
khoảng thời gian này, loài ông tiên đen thứ ba xuất hiện mang một tính trạng sẫm và
một tính trạng “vàng sẫm” cũng là một kiểu đẳng vị của màu sẫm và cẩm thạch. Cá
ông tiên đen mang tính di truyền sẫm - vàng sẽ có thân màu đồng thau, sọc thẳng
đứng và rõ nét.
9

Sau đó, loài ông tiên đen đẹp nhất và mới nhất được gọi là "nhung đen" (Black
Velvet). Ông tiên nhung đen có màu nhung đen mượt và không có sọc. Loài này
mang hai tính trạng sọc (làm chúng ửng hồng), một tính trạng sẫm và một tính trạng
vàng. Xét về di truyền loại đen nhung cũng giống như “true black ” nhưng có thêm
tính trạng vàng [9].
"True black" có thể trạng yếu, chậm lớn, tỉ lệ chết khá cao so với các dòng khác.
Chính vì vậy, "true black" cần được thay thế bằng 1 dòng cá có màu đen khoẻ hơn,
chỉ mang 1 tính trạng di truyền màu sẫm. Cặp bố mẹ mang gen sẫm - cẩm thạch sẽ
cho ra đời đàn con với tỉ lệ là 1 "true black"; 2 "black" (mang gen di truyền sẫm -

cẩm thạch); 1 mang 2 tính trạng cẩm thạch. Loại "true black" và loại mang 2 tính
trạng cẩm thạch rất chậm lớn, tỉ lệ chết cao. Quá trình lai tạo này đã cho ra đời thế
hệ mang tính trạng di truyền sẫm – cẩm thạch được ưa chuộng. Sử dụng cặp bố mẹ
mang gen sẫm – vàng sẽ cho ra đàn con với tỉ lệ 1 "true black", 2 đen (mang gen
sẫm – vàng) và 1 vàng. Như vậy, qua hai phương pháp lai ta chỉ chọn được 50%
đàn cá khoẻ mạnh.
Để thu nhận được 1 kết quả khả quan hơn, cho ra đời 100% loại đen khoẻ mạnh
(mang 1 tính trạng sẫm, 1 tính trạng vàng), tiến hành lai 2 loại đó là vàng và "true
black". Ta có thể thu nhận được tỉ lệ 1 vàng : 1 đen (mang gen sẫm – vàng) khi cho
lai cá thể vàng với loại đen mang gen sẫm – vàng [11]. Có sự bất lợi với loại đen
mang gen sẫm - vàng là chúng có màu đồng thau thay vì sẫm - đen và còn xuất hiện
sọc trên thân nữa. Lợi thế của phương pháp này là chỉ cần giữ lại 1 dòng con giống.
Khi cho lai loại vàng ửng hồng (mang 2 tính trạng vàng, 2 tính trạng không sọc) với
loại nhung đen (2 tính trạng không sọc, 1 tính trạng sẫm, 1 tính trạng vàng) sẽ cho
ra 50% nhung đen, 50% vàng ửng hồng. Sự ra đời 2 loại này cho phép tiếp tục lai
tạo các thế hệ sau bằng cách luôn kết hợp chúng với nhau. Để tránh đồng huyết
dòng nhung đen, ta nên lai tạo ra dòng vàng ửng hồng từ nguồn gốc khác [11].
10

PHẦN 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Bộ phận Thủy Cung – Công ty Vinpearl Land – Khánh Hòa.
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 21/2/2011 đến 4/6/2011.
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu
Cá ông tiên (Pterophyllum altum
Pellegrin, 1903)
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU







Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu.

Kỹ thuật
nuôi vỗ cá
bố mẹ và
cho cá đẻ
Kỹ thuật
ương
nuôi ấu
thể
Ấp nở
trứng
Kỹ thuật
nuôi vỗ
cá bố mẹ
Cho cá
ông tiên
đẻ
Mô tả
hình thái
ấu thể và
tốc độ
tăng
trưởng

ấu thể
Quản lý
và chăm
sóc ấu
thể
Quan sát
và mô tả
quá trình
phát triển
phôi
Quá
trình ấp
trứng
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá
ông tiên
Kết luận và đề xuất ý kiến
11

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp nuôi dưỡng cá bố mẹ và cho cá đẻ
Cá bố mẹ được nuôi dưỡng trong bể thủy tinh với thể tích V = 180 lít. Mực
nước cấp vào bể là 50cm. Nhiệt độ nuớc trong bể 24 – 26
o
C, pH = 6,0 – 7,0. Sục khí
24/24 và ánh sáng đầy đủ.
Nguồn nước cấp là nước máy đã được xử lý hết Clo.
Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày từ 3 – 5% khối lượng thân. Thức ăn được
cho ăn 2 lần/ngày và vào giỏ. Thức ăn cho cá ông tiên trong giai đoạn nuôi vỗ là
cung quăng, trùn chỉ sống, trùn chỉ đông lạnh…tốt nhất là trùn chỉ sống.
Định kỳ 3 – 5 ngày thay nước một lần, lượng nước thay từ 30 – 50% lượng nước

trong bể, thay nước vào lúc sáng, cung cấp nước mới và oxy cho cá. Vệ sinh, siphon
đáy hồ cho sạch, cho cá ăn sau khi thay nước vào buổi sáng.
2.3.1.1 Xác định số lượng trứng
Số lượng trứng cá được xác định theo hai cách như sau:
- Ta đếm trong 1cm
2
trên giá thể ở 3 vị trí khác nhau sau đó lấy trung
bình được bao nhiêu trứng rồi nhân diện tích mà trứng dính trên bề mặt giá thể đó.
- Sau khi trứng được đẻ ra dính trên giá thể, ta chụp ảnh rồi phóng to
ảnh để đếm số trứng cá đã đẻ ra.
2.3.1.2 Xác định tỷ lệ thụ tinh
Trứng không được thụ tinh sẽ có màu trắng đục, ta đếm số trứng không
thụ tinh và tính tỷ lệ thụ tinh theo công thức:
TLTT (%) =
A
A
0
x 100
Trong đó: A
o
: số trứng thụ tinh
A: tổng số trứng
2.3.1.3 Xác định tỷ lệ nở
Khi cá nở thì xác định thời gian nở, đồng thời, tiến hành định lượng cá
bột mới nở bằng cách đếm số lượng cá nở ra dính trên giá thể và tính tỷ lệ nở như
sau:
12

TLN (%) =
0

1
A
A
x 100
Trong đó: A
0
: Số trứng thụ tinh
A
1
: Số cá bột nở ra
2.1.1.4 Xác định tỷ lệ sống
Định kỳ 15 ngày tổng kết số cá chết trong bể, từ đó tính được tỷ lệ sống
của cá.
TLS (%) =
0
1
N
N
x 100
Trong đó: N
0
: Số cá thả ban đầu
N
1
: Số cá còn lại
2.3.2 Phương pháp theo dõi quá trình phát triển phôi và cá mới nở đến hai
tháng tuổi
2.3.2.1 Phương pháp thu mẫu
Mẫu phôi và mẫu cá con được thu hàng ngày trong các bể nuôi tại bộ
phận Thủy Cung – Vinpearl Land.

Cân, đo, quan sát dưới kính hiển vi tại phòng thí nghiệm.
2.3.2.2 Theo dõi quá trình biến thái phôi
Cá sau khi đẻ được thu thập trứng hàng ngày và theo dõi quá trình biến
thái của phôi. Xác định thời điểm của các giai đoạn phân cắt trứng, quá trình hình
thành các cơ quan, đếm nhịp đập của tim phôi. Dựa vào các mô tả của Allen (1972),
và của Ajith Kumar (2009), minh họa bằng hình chụp mẫu tươi.
2.3.2.3 Theo dõi quá trình phát triển của cá mới nở đến hai tháng tuổi
Theo dõi sự phát triển của cá con, thu mẫu 2 ngày/lần, đo chiều dài toàn
thân, chiều cao, cân khối lượng của cá 1 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi. Số lượng mỗi
lần thu là 5 cá thể. Quan sát sự biến thái về hình dạng, sự thay đổi vầ màu sắc và tập
tính sống của cá con. Mô tả lại bằng hình ảnh minh họa.


13

2.3.3 Phương pháp ương nuôi cá mới nở đến đến hai tháng tuổi
- Các yếu tố môi trường trong bể ương: nhiệt độ khoảng 26 – 29
o
C; pH từ 6 –
7; sục khí: 24/24, ánh sáng đầy đủ.
- Quản lý và chăm sóc cá con:
+ Thức ăn: Artemia bung dù, nauplii Artemia, trùn chỉ sống, trùn chỉ
đông lạnh.
+ Cách cho ăn: phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cá.
+ Vệ sinh bể sạch trong quá trình ương và quản lý tốt các yếu tố môi
trường trong bể.
- Xác định tốc độ tăng trưởng thông qua chỉ tiêu chiều dài và chiều cao
+ Xác định chiều dài bằng thước kẻ có độ chính xác 1mm.
+ Định kỳ đo chiều dài 2 ngày/lần.
- Xác định tốc độ tăng trưởng thông qua chỉ tiêu theo khối lượng

+ Xác định khối lượng bằng máy cân điện tử Electronic Balance.
+ Định kỳ cân cá 2 ngày/lần.
2.3.4 Phương pháp thu thập các thông số môi trường
Các thông số môi trường được xác định bằng những dụng cụ đo đạc chính
xác và theo thời gian quy định.
Bảng 2.1 Dụng cụ và thời điểm xác định các thông số môi trường.
Yếu tố Dụng cụ đo Đơn vị Độ chính xác Thời điểm xác định
Nhiệt độ Nhiệt kế
o
C 1
o
C 8 giờ và 14 giờ
pH Test đo pH 0,5 8 giờ và 14 giờ

2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm
Microsoft Excel với độ tin cậy 95%.


14

PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kỹ thuật nuôi vỗ cá ông tiên bố mẹ và cho cá đẻ
3.1.1 Kỹ thuật nuôi vỗ cá ông tiên bố mẹ
- Điều kiện bể nuôi dưỡng cá bố mẹ
Thực tế tại trại, việc nuôi dưỡng cá bố mẹ được tiến hành trong bể thủy
tinh với thể tích 180 lít. Mực nước cấp vào bể là 50 cm. Nhiệt độ nuớc trong bể 26 –
29
o

C; pH khoảng 6 – 7. Trong bể luôn đặt sục khí và ánh sáng đầy đủ.
Diện tích bể rộng hay hẹp cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của cá.
Đây là một trong những nguyên nhân gây nên sự thay đổi của các yếu tố môi trường
bể nuôi. Bể có diện tích lớn các yếu tố môi trường ít thay đổi, cá hoạt động tốt
nhưng khó khăn cho quản lý và chăm sóc. Ngược lại, nếu bể nhỏ các yếu tố môi
trường thay đổi lớn, phạm vi hoạt động của cá hẹp, nhưng dễ chăm sóc. Do đó,
trong quá trình nuôi dưỡng cá bố mẹ cần phải xác định diện tích bể phù hợp với các
đối tượng nuôi [4].
Theo tác giả khác, đây là bể nuôi cá cảnh với loài cá kích thước nhỏ nên
thể tích bể không lớn khoảng 60 lít, độ sâu trung bình 40 – 50 cm. Nhiệt độ bể 26 –
30
o
C; pH từ 6,5 – 7,0 [6].
- Nguồn nước cấp
Nguồn nước máy được xem là nguồn nước sạch cho các loài cá cảnh
nước ngọt, nhưng trong nước máy chứa nhiều dư lượng Clo. Do đó, nước cần được
bơm ra bể chứa cho sục khí trong vòng 2 – 3 ngày để hết dư lượng Clo trước khi
đưa vào sử dụng. Như vậy, nguồn nước sẽ đảm bảo sức khỏe cho cá bố mẹ và chất
lượng đàn cá con.
- Tuyển chọn cá bố mẹ vào nuôi vỗ
Trong quá trình thực tập, việc tuyển chọn đã được thực hiện và cho đẻ
nhiều lần trước đó. Nên cá bố mẹ tiếp tục được nuôi dưỡng để cho đẻ. Cá bố mẹ
được chọn đưa vào nuôi vỗ phải khỏe mạnh, không bị sây xát, màu sắc sáng, toàn
thân trơn nhẵn, không dị hình và hoạt động nhanh nhẹn [4].
15

Ở mỗi loài cá có tuổi thành thục khác nhau, khi chọn đàn cá có tuổi thành
thục phù hợp sẽ tạo ra đàn cá giống tốt và có hiệu quả trong quá trình sản xuất. Nếu
cá bố mẹ chưa thành thục sẽ sinh sản không tốt, nhưng nếu quá thành thục cho đẻ
cũng không hiệu quả [4].










Hình 3.1: Cá ông tiên bố (phải), mẹ (trái).
Bảng 3.1 Số lượng và khối lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ.













Hình 3.2: Thức ăn trùn chỉ sống. Hình 3.3: Thức ăn trùn chỉ đông lạnh
Khối lượng cá (g)
Số cặp
Cá cái Cá đực
Cặp 1 40 50
Cặp 2 20 45

Cặp 3 20 40
16

- Quản lý, chăm sóc đàn cá bố mẹ
Việc quản lý môi trường và chăm sóc tốt cá bố mẹ cũng ảnh hưởng nhiều
đến sức sinh sản của cá. Trong đó, chất lượng thức ăn, chế độ cho ăn và khẩu phần
ăn rất quan trọng. Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày từ 3 – 5% khối lượng thân.
Thức ăn được cho vào giỏ cho ăn và đặt ở một góc bể nhằm mục đích kiểm tra việc
sử dụng thức ăn của cá và thuận tiện cho việc làm vệ sinh nơi cá ăn. Cho cá ăn 2
lần/ngày, vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Đối với việc quản lý môi trường thì thay nước
định kỳ 3 – 5 ngày/lần, lượng nước thay từ 30 – 50% lượng nước trong bể và thay
nước vào lúc sáng là tốt nhất. Việc thay nước nhằm cung cấp thêm oxy và nước mới
cho cá. Vệ sinh, siphon đáy hồ cho sạch, cho cá ăn sau khi thay nước vào buổi sáng.
Thức ăn cho cá trong giai đoạn nuôi vỗ là trùn chỉ sống (hình 3.1), trùn chỉ đông
lạnh (hình 3.2), tốt nhất là trùn chỉ sống.
Trùn chỉ là loại trùn có thân mình nhỏ như sợi chỉ và ngắn độ 3 – 4cm,
màu đỏ như màu huyết. Trùn chỉ là loại thức ăn giàu đạm, hầu như tất cả giống cá
kiểng đều thích ăn. Sau khi mua về, trùn chỉ được ngâm trong thau nước sạch để
lóng bớt hết tạp chất rồi mới cho ăn. Nếu mua với số lượng nhiều dùng để cho ăn
vài ngày thì hằng ngày cần thay nước và đổ bỏ trùn chỉ chết. Vì khi chúng chết có
mùi rất thối, nếu không vệ sinh sạch trùn chỉ sống sẽ làm cho mùi thối vẫn còn dẫn
đến chất lượng thức ăn giảm [2].
Trong quá trình chăm sóc cá bố mẹ cho thấy, cá đẻ lại sau 15 ngày.
Trong quá trình nuôi dưỡng cá bố mẹ, thức ăn không những là nguồn vật chất cho
sự sinh trưởng, năng lượng cho sự trao đổi chất mà còn là nguyên liệu tạo noãn
hoàng và tinh sào. Những cá đói do thiếu thức ăn sẽ có hệ số thành thục thấp hoặc
không thành thục mặc dù cá yếu tố môi trường thuận lợi [3].
Theo nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng protein đến sự sinh sản
của cá ông tiên (Pterophyllum scalare) trên tạp chí nghiên cứu khoa học, đã thí
nghiệm với bốn loại thức ăn chế biến có cùng mức năng lượng nhưng hàm lượng

protein thô khác nhau chứa 20, 30, 40, 50% protein thô (CP), được cho ăn 2% khối
lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày. Chu kỳ tái phát dục ở cá cho ăn 50% CP là ngắn
17

nhất ( 8 – 12 ngày). Thời gian tái phát dục càng giảm ở những lần sinh sản kế tiếp.
Trong khi đó, chu kỳ tái phát dục ở cá cho ăn 20% CP thì cao nhất (17 – 20 ngày).
Tỷ lệ thụ tinh trứng cá cho ăn thức ăn chứa 50% CP (79,5%) cao hơn cá cho ăn thức
ăn 20% CP (29,3%). Khi cho ăn thức ăn ở 20% CP, trứng nở sau khi đẻ khoảng 70
– 78 giờ; 50% CP khoảng 73 – 76 giờ. Thời gian nở, chiều dài cá mới nở và khối
lượng cá mới nở có xu hướng tăng nhanh hơn tăng khi hàm lượng protein [18].
Qua đó, thấy được trùn chỉ cũng là một trong những loại thức ăn có hàm lượng dinh
dưỡng cao, có thể dùng làm thức ăn nuôi với cá ông tiên bố mẹ, đặc biệt trong nuôi
cá cảnh.
3.1.2 Kỹ thuật cho cá ông tiên đẻ
Sau thời gian nuôi vỗ, tuyển chọn những con cá cái bụng to, mềm, màu sắc
sặc sỡ. Cá đực khỏe mạnh, hoạt động mạnh, màu đẹp, vây dài. Tốt nhất là để cá có
hiện tượng bắt cặp thì dùng vợt tách những cặp cá riêng ra [9].








Hình 3.4: Hình dạng và vị trí đặt giá thể. Hình 3.5: Hoạt động đẻ của cá.
Sau khi tách cá ra nuôi riêng cần phải đặt ngay giá thể vào bể. Giá thể đặt
nghiêng có hình dạng mái nhà, đặt giá thể ở giữa bể và bề mặt giá thể hướng ra phía
trước để dễ quan sát trong quá trình cá đẻ và chăm sóc (Hình 3.4).
Khi cá chuẩn bị đẻ, gai sinh dục cá đực và cá cái đều lồi ra. Lúc này, cá đực

và cá cái sẽ dễ nhận biết hơn. Cá đực thì hậu môn ngắn hơn và hơi lõm vào ở phần
trước gai sinh dục nhọn và hơi chếch về phía trước còn cá cái thì gai sinh dục tù và
hơi ngã về phía sau. Trước khi đẻ, cá dùng gai sinh dục để làm sạch tổ đẻ. Hiện
18

tượng này thường xảy ra khoảng 1 – 2 ngày trước khi đẻ, sau đó cá cái lướt nhẹ 1 –
2 lần trên giá thể rồi phóng trứng. Cá đực tiến đến tưới tinh lên trứng. Hành động
này được lặp lại nhiều lần đến khi cá cái phóng hết trứng (khoảng 400 – 500 trứng)
trong thời gian 25 – 30 phút (Hình 3.5). Sau khi đẻ xong, cá ông tiên bố mẹ trở nên
hung dữ. Chúng có thể tấn công những vật lạ khi cho vào trong bể.
3.2 Ấp nở trứng
3.2.1 Quá trình ấp trứng cá ông tiên
Ấp trứng là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cá bột trong sinh sản nhân
tạo. Nhưng thực tế, nếu kỹ thuật này không được chú ý, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả
của một đợt sản xuất cá giống. Muốn có hiệu quả cao phải nắm được quá trình phát
triển phôi và mối quan hệ của quá trình phát triển này với môi trường [2].
Trứng cá khi đẻ ra có màu vàng nhạt và bám trên giá thể (Hình 3.6). Sau khi
cá đẻ trứng xong, ta có hai cách ấp:
- Cách 1: Ấp trứng ngay trong bể cá bố mẹ vừa đẻ xong để cá bố mẹ
chăm sóc.
- Cách 2: Chuyển trứng sang bể ấp riêng không để cá bố mẹ chăm sóc.
Ấp trứng ngay trong bể đẻ hay chuyển sang nơi khác tùy theo điều kiện.
Trong quá trình ấp nở trứng cá ông tiên, chọn và tiến hành cả hai cách ấp trên.
Trong đó, cặp 1 được ấp theo cách 1, hai cặp cá còn lại ấp theo cách 2.
Sục khí liên tục, thay nước mỗi ngày 2 lần. Theo dõi thường xuyên nhiệt độ nước,
tốt nhất là ở 26 – 30
o
C, nếu thấp hơn trứng dễ bị nấm đặc biệt ở 24
o
C. Nên thường

xuyên gắp những trứng không thụ tinh hay trứng hư ra tránh làm nấm phát triển làm
hư cả những trứng lân cận (hình 3.7).
Trong quá trình thực tập, trứng cá bị nấm nhưng không có sử dụng hóa chất
để phòng bệnh. Theo Võ Văn Chí, ông đã dùng Xanhmethyllene pha vào bể ấp
trứng theo liều lượng định sẵn, để tránh trứng bị hư do nhiễm nấm [1].
Sau khi ấp được 68 giờ, trứng cá ông tiên bắt đầu nở.


×